*

Diary
















*


*


Như hạt mưa trên núi
Tơi tả dưới lá cỏ, sắc như dao
Nơi chẳng quyền lực nào thắng
Công lý trốn chạy cũng không


Một ngày nào ta sẽ thành chim
Giành cái sống từ cái không sống
Đôi cánh của ta cháy lâu chừng nào
Thì ta càng gần sự thực chừng đó

Thứ sự thực từ tro than trỗi dậy
Darwish
*

Tuột dốc té nhào trên hẻm núi
Chết điếng toàn thân trong giây lâu
Mưa rơi nhẹ hạt, mưa phơi phới
Chiều đang tàn hiu quạnh rừng sâu
TTT


Gấu có nhớ nhà không?

Tứ Tấu Khúc về Lan Hương và Sài Gòn

 

 

Lan Hương
Thời Gian

Khu Rừng Trong Đêm

Mùa Hè Miền Nam




Tứ Tấu Khúc Alexandria
Alexandria Quartet
So we, learning to suffer and not condemn
Và chúng ta học đau khổ, không học kết tội
No single imagination can truly own a city
Chẳng có một tưởng tượng đơn độc nào có thể sở hữu một thành phố.
Sài Gòn đâu của chi riêng mi, mà còn của BHD.


*

*

Đọc vậy đủ rồi. Viết đi. Chẳng cần đọc nữa.
Nhớ, những ngày mới qua xứ lạnh, gặp lại cô bạn, và nghe cô ra lệnh.
-Viết về 'chúng ta'? Chữ sao quá chậm ? (1)
(1) Tôi viết kể từ khi em đọc,
Ôi chữ sao quá chậm, so với cuộc tình của chúng ta.

J'écris depuis que tu me lis,
Les mots sont en retard sur nos vies.

Cầm Dương Xanh

Nhưng, nhắc tới Durrell, mà làm sao bỏ qua bạn của ông, Henry Miller?
Số TLS đã dẫn quả là còn một bài nhìn lại Henry Miller, bằng cách đọc "Những Tân Thánh Kinh", New Bibles, tức tác phẩm của Miller, của Anais Nin, bạn gái của ông, bà này sợ còn dzâm hơn cả Miller, và của Durrell.
Henry Miller viết trong Thế giới của Sex, những xen huê tình, erotic scenes, trong những cuốn sách của ông, tương tự như những phép lạ của Chúa Ky Tô, trong Thánh Kinh.
Nin có một câu Gấu rất mê, và đã từng chép, để tặng Gấu Cái:
Mi giống như một con Gấu: Tất cả sự êm ái dịu dàng được bọc bằng một cái vỏ cứng cỏi, cùng với sự sần sùi tuyệt vời của nó, khiến ta chảy tan ra. Ta thật là buồn vì nhà ngươi chẳng bao giờ chịu khó hiểu ta thêm một chút. Tại sao mi không cố hiểu thêm về ta, mà cứ thế ngưng lại, dậm chân tại chỗ?
Chiều hôm qua, ta tự hỏi, làm thế nào, để ta có thể chứng tỏ cho mi thấy, là ta yêu thương mi biết là chừng nào. Làm sao chứng tỏ cho mi biết, bằng một phương tiện cho dù mắc mỏ cỡ nào đối với ta, rằng ta thương mi?
Và ta chỉ tìm ra được một phương tiện, đó là gửi tiền cho mi, để mi đi chơi với con mụ đàn bà nào đó.
Gấu Cái.
Thư của Anais Nin, bồ của Henry Miller, có sửa đổi chút đỉnh, cho hợp với tình cảnh vợ chồng Gấu!
[Tu es comme l'ours, Henry: tout de douceur dans une enveloppe de dureté, avec une délicieuse rugosité suave qui me fait fondre...]
* 

You only live twice
Or so it seems.
One life for yourself
One for your dream

Bạn chỉ sống hai phùa
Một phùa sống
Một phùa mơ
Gấu nhà văn
 



The top 100 books of all time
Full list of the 100 best works of fiction, alphabetically by author, as determined from a vote by 100 noted writers from 54 countries as released by the Norwegian Book Clubs. Don Quixote was named as the top book in history but otherwise no ranking was provided.
100 cuốn tiểu thuyết hay nhất của mọi thời, xếp theo vần abc tên tác giả. Don Quixote được coi là cuốn số 1 trong lịch sử.

Lèm bèm một tí, về sự chọn lựa. Albert Camus, France, (1913-1960), The Stranger. Kẻ Xa Lạ. Nhưng có nhiều người cũng thích Dịch Hạch. Conrad: Nostromo. Hơi lạ. Cuốn nổi cộm của ông, là Trái tim của bóng đen. Dickens: Great Expectations. Cũng được. Nhưng Gấu thích cuốn khác, thí dụ Oliver Twist, hay David Copperfield. Cuốn sau, phải học, khi còn học Trung học!Samuel Beckett, Ireland, (1906-1989), Trilogy: Molloy, Malone Dies, The Unnamable. Cũng lạ. Nhiều người thích Trong khi chờ Godot. William Faulkner, United States, (1897-1962), Absalom, Absalom; The Sound and the Fury Tuyệt. Đúng ý Gấu. Nói chung, tuyệt. Lúc nào rảnh đi một đường dài hơn!



Dọn

Ai cũng về, nhưng ít ai sung sướng mà về, ngay cả mấy tên bỏ chạy, bợ đít VC, Gấu nghĩ, chúng cũng chẳng sung sướng gì về cái chuyện chẳng có cái nhà nhớn, chẳng hề có dân chủ tự do, đạo đức sa đọa như ở trong nước hiện nay.
Nhưng cái sự trở về của mấy anh nhà văn Miền Nam trước 1975 sao nó quái đản quá. Về, đi tua văn học, bái tụng lẫn nhau, lấy cái sự bỏ nước ra đi, đến có thể mất mạng trên biển cả, để có cho được tự do viết, tự do sống, có được một cuộc sống đầy đủ ở nước người, và sau đó bò về, tìm đủ mọi cách để xuất bản tác phẩm ở trong nước! Phủ nhận tất cả, kể cả quá khứ đã từng vượt biển ra đi tìm tự do của mình. Quái đản quá! 

For thirty years I have nurtured
My love for my native land,
And I shall neither expect
Nor miss your leniency
Trong ba chục năm ta nuôi nấng
Tình yêu của ta cho đất mẹ
Nhưng ta chẳng hề chờ mong
Và cũng chẳng nhớ nhung sự khoan dung của mi.
Solz kết thúc Tập I Quần đảo ngục tù bằng những dòng thơ trên, và viết tiếp:
Chúng tao đếch cần sự khoan dung của mi.
Chúng tôi héo hon tiều tụy vì tù đầy, nhưng chúng tôi rất tự hào vì nó.
*
Chúng ta, ở nơi nước người sống đầy đủ, tự do, nhưng chúng ta cũng héo hon tiều tụy vì nhớ quê nhà, và chúng ta thật là tự hào vì nó, và chúng ta cũng đếch cần đến lòng khoan dung của VC.
Ai cũng trở về, nhưng cái sự trở về của họ, có vẻ như chửi bố tất cả những gì mà họ viết ra.
*
Nhân nói chuyện lưu vong, trên tờ TLS số 22 & 29 August 2008 có một bài gãi đúng chỗ ngứa mấy anh Yankee gốc Mít:

The exiles who wowed America

How exiled European artists reacted to the energy and freedom of theUS
Lưu vong mê mẩn Mẽo: Nghệ sĩ Âu Châu phản ứng ra sao trước nghị lực và tự do của Mẽo?
Thì xin hồi chánh!
*
Thử thì thử, tha hồ thử thử!

-Này không thấy tụi mình đang ở Little Sài Gòn hay sao? Hãy nói tiếng Bắc Kỳ!
[Mô phỏng: Otto Preminger, nghe đám bạn di dân nói tiếng Hung, cảnh cáo: Này, không thấy tụi mình đang ở Hollywood sao? Hãy nói tiếng Đức!]
Nhưng cảm tạ nước Mẽo đã chứa chấp mình, mà như tay này, Dvorak, mà chẳng bảnh sao: Bản giao hưởng của ông ta, chẳng chỉ để ngợi ca nước Mẽo đẹp, mà còn để tri ân nước Mẽo đã nhận ông.
There was a trend towards
America anyway. Market forces did their stuff, and even if there had been no wars and revolutions there would have been a transfer of creative power. Horowitz is right to feature Dvorak prominently at the beginning of his line-up of the musicians. In the late nineteenth century, Europe wasn't trying all that hard to drive Dvorak out, but he could see how America was trying to pull him in. His symphony "From the New World" was written not just out of appreciation for America's plantation melodies and rolling landscapes, but out of gratitude for America's readiness to employ him. Mahler, too, went to America for the job opportunities. Caruso could have stayed in Europe, but he wanted to sing at the Met, correctly estimating that it was the centre of his world.
Mấy anh Mít Miền Nam, cảm tạ bằng cách lấy tiền WJC, và ca ngợi VC! Cũng lạ!


Không phải niềm vui lớn

NQL:  Libido vs Marxism

NQL, một cách nào đó, giống VP, khi hết còn tin vào con vai rớt Cách Mạng Mác Xịt, bèn tìm lại cái l… ngày nào, đã từng ám ảnh ông suốt một thời thơ ấu…, "một ngày mà không nói tục thì nhạt miệng lắm", là vậy!


Sơn Nam: Phu Loi's survivor

Hải ngoại viết về Sơn Nam từ khuya, và không hề coi ông là VC nằm vùng, bởi vì đa số không hề biết chuyện đó, cho tới 30 Tháng Tư.
Câu này tối nghĩa dễ sợ. Văn chương hải ngoại chỉ bắt đầu sau khi có dân tị nạn , nghĩa là sau 30/4 . Mà từ 30/4 thì ai cũng biết chuyện đó và ai cũng cho ông ấy là VC. Vậy thì viết từ khuya là từ lúc nào ?
Phúc đáp:
Từ khuya, là sau 30 Tháng Tư. Dù biết Sơn Nam là VC, nhưng văn chương của SN đâu có tính Việt Cộng. Chính vì thế, trong nước không hề coi trọng SN, so với những ông miệt vườn khác, như Anh Đức, Nguyễn Trương Thiên Lý, Bảo Định Giang, Nguyễn Quang Sáng. Cũng chính vì thế, khi ông chết, trong nước không dám viết, chỉ lèo tèo một hai bài vô thưởng vô phạt, để chờ Đảng bật đèn xanh.
Câu trả lời của Tin Văn hơi tối, vì là phúc đáp cho một lá thư khác, của độc giả của art2all (1), cho rằng, hải ngoại coi SN là VC nên không thèm nhắc tới.
(1) Theo toi biet va biet mot cach chac chan, so di bai tu trong nuoc o^` a.t gui ra nhu vay la vi ho tha^'y hai ngoai da la~nh da.m voi nha van Son Nam. Theo ho^` so+ cua an ninh VNCH thi Son Nam (SN) la ca'n bo^. tri' va^.n SaiGon-Cho Lo+'n do VC ga`i lai sau HD Geneve cu`ng voi Kie^n Giang Ha Huy Ha`, Vu~ Ha.nh; soan gia cai luong Mo^.c Linh (te^n that Nguyen Hiep Duye^n), Va^n So+n Phan My~ Tru'c (bao Dong Phuong)...., Sau 75  d'am nay cung chung so phan voi Mat tran GPMN, bi bo? que^n; so^'y la^y la^'t tho^i.



Tản mạn với Nhà Văn Thảo Trường -
“Những Miểng Vụn của tiểu thuyết” hay những miểng vụn của số phận!

Tuesday, August 26, 2008
*
Chuyện tình ở đầm lầy

*

Buổi ra mắt sách “Những Miểng Vụn Của Tiểu Thuyết” của nhà văn Thảo Trường
Tuesday, August 26, 2008 

Kính mời quý vị tham dự buổi ra mắt sách “Những Miểng Vụn Của Tiểu Thuyết” của nhà văn Thảo Trường sẽ được tổ chức tại:
Phòng Sinh Hoạt Nhật Báo Người Việt
14771 Moran St., Westminster, CA 92683
Từ 1 giờ trưa đến 4 giờ chiều Chủ Nhật, ngày 31 Tháng Tám năm 2008.
Các diễn giả tham dự:
Nhà thơ Trần Dạ Từ
Nhà văn Ðặng Thơ Thơ
Nhà văn Huy Phương
Nhà thơ Ðỗ Quý Toàn

Trong buổi ra mắt sách, sẽ trình chiếu cuộc phỏng vấn nhà văn Thảo Trường do nhà báo Phạm Phú Minh thực hiện
Ngoài ra còn có chương trình phụ diễn âm nhạc với Huy Trâm và bạn bè.

Ban Tổ Chức trân trọng kính mời.

*
Miểng