Diary
|
Merry Christmas
& Happy New Year 2009
Hồ & Sương mù & Tuyết và Gấu
Cu Sang, cháu nội, đứng phía sau, Cu Tia, cháu ngoại Gấu
Vientiane 22.12.08
Đêm
Thánh Vô Cùng
Đêm Giáng Sinh, làm
sao Chúa bỏ quên lũ chúng tôi! Người cũng không quên
mấy đứa nhỏ: tụi nó đã sửa soạn lễ Giáng Sinh cùng với mẹ, ngay từ đầu
tháng,
bằng cách cặm cụi làm côngfetti, không phải để ném lên đầu nhau, mà là
để bán
cho người dân Sài Gòn, đông nghẹt quảng trường Kennedy, đêm Chúa ra
đời. Nếu
khát nước, bạn có thể vừa mua côngfetti, vừa uống ly nước trà của bà mẹ
chúng,
trên chiếc bàn dã chiến, di động chung quanh tượng Đức Mẹ, có khi tới
tận Nhà
Hát Lớn trên đường Tự Do.
Vĩnh Biệt
Bạn Cờ
Việc
đánh cờ có ba điều kỵ: khai cuộc khi cờ chưa định, kỵ ở sự tham; vào
đến giữa
cuộc, sát khí đang vượng, kỵ ở chữ đấu; đến lúc cờ tàn, cái thế lớn đã
đi rồi,
kỵ ở ham được. Nay tiên sinh với ta đã cùng đường, miễn cưỡng cầm cự
còn mong
giữ được mình, hà tất phải mưu đồ gì chứ?”
“Thứ
lỗi cho Tra mỗ thẳng lời, ván cờ vừa nãy thấy tiên sinh, sức cờ thiếu
căng,
trong lúc ứng đối lộ vẻ trì trệ. Tôi e rằng trong người tiên sinh có
tật bệnh,
mong hãy chữa trị sớm.”
[Đàm
Ca: Tuyệt Kỳ]
Nếu
đi hết biển
*
Trong
những ván cờ nổi tiếng,
có ván cờ Hư Trúc, quái dị nhất, ấy là vì khi Hư Trức đi nước cờ, chỉ
để cứu người,
thay vì mong thắng bại.
Có lần Gấu này đi một đường lèm
bèm về nó, và đây là bài Tạp Ghi đầu tiên của Gấu ở hải ngoại, đăng
trên báo Văn
Học của NMG, thời gian chưa hầu dưới trướng của Người. Gấu có ví von
cuộc cờ trên,
với cuộc chiến Quốc Cộng của dân Mít. Sau này ngẫm nghĩ lại, mới hiểu
ra, cái nước
cờ chết người đó, chính là, để cho Miền Bắc làm thịt Miền Nam, xong
xuôi, thì cửa
sinh mới hé ra được. Tuy nhiên, đây là do “lòng Trời”, chứ không do
lòng người,
ấy là vì Mít, đông như thế, hùng như thế… không thể có được một tay,
nhập cuộc
cờ, là để cứu… Mít.
Nước Cờ Của Hư Trúc
Vĩnh Biệt Kỳ Vương
Kim
Dung có nhiều xen, xen
nào cũng ly kỳ, về kỳ [cờ]. Ván cờ Hư Trúc, khỏi nói.
Ván cờ, chưa đánh, chỉ mới vẽ
bàn cờ, mà đã mở ra một trường tình trường, và một trường tai kiếp:
cuộc gặp gỡ
giữa Côn Luân Tam Thánh, trước, với Quách Tường, và sau, với nhà sư già
gánh
nước đổ vô giếng, trên Thiếu Lâm Tự. Ván cờ thổ huyết mở cõi tù cho
Nhậm Ngã
Hành...
Ván cờ Fischer vs Spassky được coi là ván cờ của thế kỷ.
*
Một trong những yêu cầu của cờ liên quan tới trí nhớ của con người. Và
cái sự
nhớ đó, cũng rất ly kỳ, mỗi thiên tài có một kiểu nhớ khác nhau.
Gấu còn nhớ, có đọc một bài báo, nói về trí nhớ của vua cờ Kasparov.
Truớc một
trận đấu, ông coi lại một số trận đấu lừng danh trên chốn giang hồ, và
bộ não
của ông chụp [copy] chúng, khi gặp nước cờ tương tự, là cả bàn cờ lộ
ra, cùng
với sự thắng bại của nó.
Cũng trong bài viết, còn nhắc tới một diễn viên, nhớ, và nhập vai,
trong một vở
tuồng, xong, là xóa sạch, để nạp cái mới.
Ván cờ trên núi Thiếu Thất. Khi hứng cờ nổi lên, Côn Luân Tam Thánh vận
nội
lực, dùng chỉ lực vẽ bàn cờ, Giác Viễn thiền sư nghĩ tay này muốn so
tài, bèn
vận nội lực vô bàn chân, đi từng bước, xóa sạch: Cửu Dương thần công
lần đầu
tiên dương oai.
Ván cờ không xẩy ra, nhưng trước đó, Côn Luân Tam Thánh, ngồi buồn, tự
vẽ bàn
cờ, hai tay là hai địch thủ, phân thua thắng bại, Quách Tường đứng
ngoài, mách
nước, sao không bỏ Trung Nguyên lấy Tây Vực, giang hồ kể như đã phân
định.
*
Nhưng, như Steiner viết, nhân
vật B. trong Người Chơi Cờ, cũng đã trải qua tai kiếp, khi bị Gestapo
giam
lỏng, bằng cách tưởng tượng ra mình, trong hai vai, đen và trắng....
His rival turns out to be a Viennese doctor whom the Gestapo held in
solitary
confinement. An old book on chess was the prisoner's sole link with the
outside
world (a cunning symbolic inversion of the usual role of chess). Dr B.
knows
all its hundred and fifty games by heart, replaying them mentally a
thousand
times over. In the process, he has split his own ego into black and
white.
Địch thủ của anh Cu Sài, bộ đội Cụ Hồ, “đả biến thiên hạ vô địch thủ”,
“con lừa
Balaam”, là một vị bác sĩ thành Viên, đã từng bị Gestapo giam lỏng, và
một cẩm
nang cũ kỹ dậy đánh cờ là mối liên hệ độc nhất với thế giới bên ngoài.
Vị bác
sĩ thuộc lòng một trăm năm chục cuộc cờ, và chơi đi chơi hoài, hàng
trăm hàng
ngàn lần, ở trong cái đầu của mình, và trong những cuộc cờ như vậy, ông
phân thân
làm hai, lúc là mình, lúc kế tiếp, là địch thủ của mình.
Oui sait de quoi hier sera
fait?
A l'est de l'ancien rideau de
fer
Oublier le communisme?
Par Sophie Cœuré
Le système communiste avait
confisqué le passé. Redoutable épreuve, pour les nouvelles démocraties,
que de
renouer le fil de l'histoire, sans rouvrir les plaies ni céder à la
tentation
de l'amnésie.
VC tịch thu quá khứ!
Thử thách mới đáng sợ làm
sao: Làm sao nối lại được sợi dây lịch sử, mà không cần mở banh những
vết thương,
và không lạc vào vườn quên lãng?
Đỉnh
cao chói lọi
The Portage to
San Cristobal of A.H. (Cuộc di chuyển A.H. tới San
Cristobal),
tiểu thuyết của Steiner, viết về một toán biệt kích Do Thái, 30 năm sau
khi Đệ
Nhị Thế Chiến chấm dứt, đã bắt được một ông già trong rừng sâu ở
Amazone. Ông
già này chính là Adolf Hitler. Họ thông báo về Jerusalem bằng mật mã
dựa trên
Cựu Ước; nhưng ở những thành phố lớn trên thế giới như London, Paris,
Hoa Thịnh
Đốn, Moscow đã bắt được tín hiệu, và giải mã được thông điệp. Trong khi
cả thế
giới đổ dồn về San Cristobal, toán biệt kích đã trải qua một cuộc hành
trình
gian nan, khắc khoải, nhằm đưa được Đệ Nhất Ác Nhân ra khỏi rừng sâu,
về với
thế giới văn minh đang nóng nẩy đợi chờ, và đưa ông ta ra tòa vì những
tội ác của
ông.
*
Khi
"nghe" loáng
thoáng trên net, DTH sẽ viết về HCM, Gấu đã mường tượng ra một cú như
thế,
mường tượng ra một nữ luật sư của Quỉ, hay gì gì
đó, đại loại, nhưng
tẽn
tò.
*
Chương
chót của
cuốn The Portage, một cú của
bậc thầy của sự căng thẳng về đạo hạnh và về văn
phong, of great ethical and stylistic tension, Hitler [của Steiner] đã
tự bào
chữa bằng những luận cứ dựa trên nghịch lý của viên Phán
Quan trong Anh em nhà Karamazov của
Dos. Trong cuốn tiểu thuyết của Dos, viên Phán Quan tuyên bố, giả như
Chúa Ky Tô trở lại, thì Nhà Thờ bắt buộc
phải trừ
khử, để bảo vệ lý thuyết Ky Tô [In Dos’s novel the Inquisitor
declares that,
if Christ were to come back, the Church would be forced to suppress him
in defense
of Christian doctrine].
Trong
cuốn The Portage, của
Steiner, Hitler coi [claim] ông như là Thiên sứ, người đã làm cho sự
ra đời của
nhà nước Israel
trở thành khả thể, thông qua [through] Tế Thiêu [Shoah].
*
DTH bỏ ra muời năm để viết về Bác Hồ. Như trên đã viết, Gấu cứ nghĩ, nó
sẽ là một tác phẩm văn học [10 năm rồi lại 10 năm nữa], nằm trong dòng
của những Lâu Đài ở trong Rừng, hay Les
Bienveìlantes, hay Một nửa của Hitler. Nhưng không phải. Chất văn
học
của Đỉnh cao chói lọi quá
yếu, và đây là nhược điểm của nhà văn DTH, mà
người đọc tinh ý đã nhận ra từ những tác phẩm trước. Ngoài ra, còn ám
ảnh chính trị, nào là tố cáo, nào là trả thù, nào là đưa ra một HCM
đích
thực, một đỉnh cao chói lọi.
Nhưng đâu phải chỉ riêng DTH.
Ở TQ, ngay cả giới trẻ, khi chụp hình, cái nền phải là chân dung Bác
Mao, như dưới đây.
*
Qui sait de quoi
hier sera fait ?
Le vrai Mao reste inconnu dans
son pays
Chinois, si vous saviez!
Par
Jean-Luc Domenach
L'infirmité
de la mémoire historique sur le communisme
national, ses erreurs et ses horreurs, est largement responsable du
mépris populaire
pour tout ce qui est politique
Người Quan Sát Mới,
số đặc biệt "Lịch sử ra tòa" [L'histoire en
procès], tháng 10/11. 2008
*
Sự què quặt của hồi ức lịch sử, về chủ nghĩa CS quốc gia, những lầm lẫn
và những ghê rợn, những kinh hoàng của nó,chúng dẫn tới sự khinh bỉ đối
với tất cả những gì liên quan tới chính trị.
Nhận xét như thế thì thật quá đúng đối với không chỉ TQ. Nhưng với xứ
Mít, cái sự khinh miệt chính trị có tí khác, và là do những lời dối trá
về cuộc chiến thần thánh.
*
Chính trị mới là đỉnh
cao của… văn chương. Tây có câu, “cái còn lại là văn chương”, là để
miệt thị thứ
văn chương bỏ qua nỗi đau, nỗi khổ của người đương thời, mà chỉ đắm
đuối trong
cõi mộng, trong cõi chân thiện mỹ. Naipaul chửi Borges là cũng ý đó,
ông ta lôi
chữ “bất tử” ra, và cứ thế đùa nghịch với nó, quên mẹ mọi chuyện.
Steiner phán,
những người khóc khi coi truyện tình lãng mạn "Werther" hay nghe nhạc
Chopin đâu có biết rằng, họ đi qua địa ngục thực.
Đọc
blog trong nước, của những
nhà văn thứ thiệt, than thở, đừng nói chuyện chính trị, chán lắm, là
cũng nghĩa
đó.
Nên
nhớ, vẫn nên nhớ, chẳng cần đến Steiner, văn
học quốc tế, dân Mít ngày xưa, học TQ, cũng đã biết được ‘tu thân, tề
gia, bình
thiên hạ’.
Tribute to Harold Pinter
Ta La Tai
Có
một sự thất vọng nặng nề
về sự vô dụng của một diễn đàn mà đa số là những cây viết ra đi từ Miền
Bắc, và
cùng với nó, là sự thất vọng về tài năng, về tri thức, về trí thức, về
sự đóng
góp của họ, so với những người ra đi từ những nước CS khác, thí dụ từ
Đông Âu,
thí dụ những nhà văn như Milosz, như Kundera, như Manea
Chúng đưa đến kết luận về một
miền đất: Tại làm sao mà nó nghèo nàn, khô kiệt đến như thế?
Đã nghèo nàn, mà lại ưa cấu
xé lẫn nhau. Kẻ ra được bên ngoài, ngoái cổ lại chửi những người ngày
nào còn
là bạn của họ.
Trong
quá khứ quán cá chưa hề
có một bài viết nào về DTH. NHT có, nhưng chê, thí dụ bài của DT, và
Gấu phải
nhẩy vô ‘phản biện’, như đã từng "phản biện", trong những trường hợp
liên quan tới HNH, PTVA, PHT…
Sự thực, Gấu này chẳng hề có
hiềm khích gì với bà chủ quán cá. Ngay cả việc gọi như vậy, cũng chẳng
hề cảm
thấy mình hạ tiện, mà cũng chỉ là theo kiểu của Đặng Tiến, dzui thôi
mà. Nhưng,
chính là nỗi thất vọng, sao bao hoài vọng, mà đành phải lên tiếng, đòi
cho được
một nửa linh hồn của mình.
Một khi còn thiếu một nửa
linh hồn, thì vẫn không phải là.. linh hồn, nói theo kiểu, một nửa mẩu
bánh mì
thì OK lúc đói lòng, nhưng một nửa sự thực thì là một lời dối trá.
Cô con gái, con ông chủ nhà
xuất bản trong truyện Eva của J.H. Chase, trước khi chết, đã nói với
anh chồng
của mình: Một người viết một tác phẩm như thế, không thể hành xử như
thế. Tôi
lầm rồi, anh không phải là người viết cuốn sách đó.
Gấu cũng nghĩ như thế về bà
chủ quán cá.
Và xin chấm dứt bài viết về
Ta La Tai. NQT
Nguyễn
Chí Kham
Hà Nội
Buổi
sáng mùa đông ngây ngất, trưa còn xa.
Tôi
nhớ vừa rồi đi cạnh tôi trên vỉa hè nhiều lá vàng lăn chạy, Thanh rất
đẹp.
Bếp
Lửa
It
is a mistake
to think of Oliver
Twist as a
realistic story: only late in his career
did Dickens learn how to write realistically of human beings; at the
beginning
he invented life... these characters in Oliver Twist are simply parts of
one huge invented scene, what Dickens in his own preface called "the
cold
wet shelterless midnight streets of London."
Graham
Greene: The Young Dickens
Thật
lầm lẫn khi coi Oilver Twist là một câu chuyện hiện thực. Chỉ muộn màng
trong nghề Dickens mới đành phải học, làm thế nào viết về những con
người một
cách hiện thực; lúc thoạt vào nghề, ông phịa ra cuộc đời... những nhân
vật
trong
Oliver Twist giản dị chỉ là
những phần của một khung cảnh
lớn được bịa đặt ra, mà, trong lời mở đầu của chính tác giả, ông gọi là
"những con phố nửa đêm không nơi trú ẩn, ướt, lạnh của London".
G.
Greene: Dickens trẻ
Tôi
tin rằng, những người Hà Nội bây giờ, đọc Bếp Lửa, sẽ nghĩ, đây là một
chuyện phịa, theo nghĩa, không hiện thực!
*
Đoạn
văn tả cuộc nói chuyện giữa ông Chính
và Tâm, và nói rộng ra, toàn thể chương I của Bếp Lửa, đã tiên đoán,
sửa soạn
cho mọi biến động diễn ra sau đó. Tất cả những nhân vật quan trọng đều
xuất
hiện, và nhất là, hồn ma của một bà mẹ, cũng xuất hiện. Nhưng không thể
thiếu
nhân vật, tuy thứ yếu, nhưng đóng vai xúc tác, không có là phản ứng hóa
học
không thể xẩy ra. Nhân vật xuất hiện chỉ một lần rồi bỏ đi vĩnh viễn,
bởi đã
hoàn tất phần số của nó: Mưa.
Mưa
Hà Nội.
Tác
giả, miêu tả những xúc động của hai nhân vật, hai thế hệ "gần nhau
nhất cũng không thể hiểu nhau", bằng âm thanh, cường độ của trận mưa.
Chi
tiết là Thượng Đế ở trong văn chương
là như vậy.
Bạn
nào đã từng xem phim OK Corral,
chắc là còn nhớ, trước khi xẩy ra trận
thanh toán, nhân vật chính ra thăm thú nơi mình có thể chết. Như tình
cờ, anh
ta châm ngọn đèn dầu trên chiếc xe. Khi trận đấu súng xẩy ra, anh ta
bắn vô cây
đèn, chiếc xe bốc cháy, đám người ẩn sau nó phải chạy ra.
Trong
phim Shane, hình ảnh con chó
từ từ rời khỏi chỗ, nhường sàn gỗ cho
hai tay đấu súng.
Mưa
trong Giã Từ Vũ Khí của
Hemingway.
Bùn
trong Bẩy Hiệp Sĩ, Seven Samourai...
Với
bậc thầy, cái sự sửa soạn mới là cần
thiết, mới là quan trọng.
Trong
Kim Dung, Lãnh Nguyệt Bảo Đao,
cuộc gặp gỡ thứ nhất giữa Miêu Nhược Lan
và Hồ Phỉ, xẩy ra, khi ông bố Miêu Nhân Phượng bế con gái chạy theo vợ,
bỏ đi
theo trai, đuổi kịp tại Thương Gia Bảo khi tất cả mọi người bị cơn mưa
cầm
chân. Cô bé khát sữa mẹ, khóc ngất, bà mẹ rời tình nhân, đi vài bước
tới tính
cho con bú, nhưng tàn nhẫn quay ngược lại, ngồi xuống kế bên đống lửa,
kế bên
anh bồ đẹp trai. Thằng oắt Hồ Phỉ cáu quá, chạy ra mắng, tại sao lại có
người
đàn bà tàn nhẫn như thế, Miêu Nhân Phượng nhìn, nản quá, bèn bế con trở
về, tha
cho cả hai.
Sau
đó, trong lần gặp sau cùng, cô nói với anh:
Tôi sẽ không như mẹ tôi
đâu.
Như
thể, cô nhìn thấy và còn nhớ hoài, cảnh tượng lần đầu gặp nhau tại TGB.
Cuộc
gặp gỡ giữa cô bé còn nằm trong nôi, với người yêu còn là thằng nhóc tì
làm Hai Lúa nhớ đến bài ca dao sau đây.
Sao Vua chín cái nằm
kề,
Thương Em từ thuở Mẹ
về với Cha.
Sao Cày ba cái nằm
ngang,
Thương Em từ thuở Mẹ
mang trong lòng.
Sao Vua chín cái nằm
chồng,
Thương Em từ thuở Mẹ
bồng trên tay.
Sao Cày ba cái nằm
xoay,
Thương Em từ thuở Em
hay khóc nhè.
Và nhớ luôn cả vẻ
mặt của ông bạn thân, và còn là người đưa thư, khi thấy thằng
bạn mình mê BHĐ:
-Làm
sao mà mày có thể mê nó? Tao đã từng thấy nó ỉa đùn, từ trên đầu cầu
thang
chảy xuống tới mãi mấy bực bên dưới hồi nhà nó còn ở đường PĐP!
Bếp
Lửa_Hà Nội
*
Bà vợ của Đả Biến
Thiên Hạ Vô Địch Thủ Kim Diện Phật Miêu Nhân Phượng, sở dĩ tàn nhẫn đến
mức như
vậy, là cũng có lý do.
Độc
giả Kim Dung thường
chỉ mê những tác phẩm nổi cộm của ông, nhưng với riêng Gấu này -
và chắc
chắn, còn khá đông độc giả - cuốn tuyệt nhất của ông phải là câu chuyện
về chú bé Hồ Phỉ, tức Tuyết Sơn Phi
Hồ.
Nếu
Bích
Huyết Kiếm
được coi là một
trong Tân Lục Tài Tử, thì Tuyết Sơn Phi Hồ sợ còn xứng đáng hơn nó
nhiều.
Thời
gian ở tù tại
nông trường cải tạo Đỗ Hoà, bổng lộc ngoại của Gấu, ngoài thăm nuôi mỗi
tháng một
lần của gia đình, là do kể chuyện chưởng mà có được. Và bổng lộc ngoại
này
mới thật là tuyệt vời, thuờng là trà, thuốc lào, và đồ ăn mặn, thí dụ,
mắm cá
linh, ba khía.
Kỷ niệm đẹp nhất trong đời viết văn
Dọn
Hiếp
Gấu, trong khi lướt net, đọc được
một lời bàn của một độc giả, tại một diễn đàn, độc giả này khen, truyện
ngắn Hiếp
của Đặng Thân hay hơn Bóng Đè của Đỗ Hoàng Diệu rất nhiều. Tò mò, Gấu
đọc thử, và thấy không
phải như vậy.
Đã tính viết một bài phân tích, nhưng quên đi, và nay, Hiếp được
xb thành sách, và được ca ngợi hết mực.
Gấu, lúc đầu đọc Bóng Đè, cũng
không thích, và có đi một đường về truyện ngắn này, trên Tin Văn. Nhưng
đây là vấn
đề khiếu thưởng ngoạn. Gấu không mê truyện sex, nhất là thứ sex
văn
học. Giả như cần đọc sex, là phải đọc
thứ thật thô, thật tục, thật hạ cấp, để "cân bằng" với những, nào
Steiner, nào
Benjamin, nào Lukacs… Nếu không là thể nào cũng tẩu hoả nhập ma!
[Lại tự sướng!]
*
-Tư
tưởng trừu
tượng chắc hẳn bị đám đông quần chúng trên đường phố rù quyến, một cách
nghịch
thường, có lẽ vậy?
-Nói như vậy, chỉ là để cho rằng, có sự khát
khao hành
động, nhập vào bùn nhơ, từ trên chót vót của trừu tượng, trong cuộc
sống trí
thức tuyệt đối thuần túy. Có thể nó chỉ là tiềm thức, nhưng hầu như
tuyệt vọng.
A. J. Ayer cho rằng, ông chỉ hạnh phúc khi coi đá banh (fooball); với
Wittgenstein,
thì là phim cao bồi Viễn Tây: cứ mỗi xuất trưa, là ông phải mò đi coi,
vẫn một
phim cao bồi này, hay là một phim trinh thám khác. Chỉ để nghỉ, tôi
nghĩ vậy,
chỉ để xả hơi. Và nghỉ xả hơi là có thể trở thành Nazism; hay như trong
trường
hợp của Sartre, trở thành tất cả những lời dối trá Stalinist; với
Plato, là bạo
chúa Dionysus mà ba lần Plato mong mỏi được làm thủ tướng. Nghỉ xả hơi
kiểu đó
thật là quá đắt, nhưng tôi nghĩ họ chẳng có một cách nào khác.
Phỏng
vấn Steiner
*
Trích dẫn trong ngày
….
với một tác giả hải ngoại, viết, là viết cho độc giả ở trong nước đọc,
như đã có lần Hai Lúa viết. Nếu không, cái viết của bạn cũng thuộc loại
cứt đái.
"Debauchery is perhaps an act of despair in the face of infinity."
Edmond De
Goncourt (1822-1896) and Jules De Goncourt (1830-1870). French writers.
The Goncourt Journals (1888-1896).
[Phóng tác: Hiện tượng Bóng Đè chắc là do chán ngán trước vô cùng.
Debauchery: Trác táng, trụy lạc, ưa khoe hàng…]
Tin Văn trích danh ngôn trên, thời gian đọc Bóng Đè. Quên luôn. Tình cờ
lướt net, thấy có một vị sử dụng câu trên để giới thiệu một truyện ngắn
"thật cao tay, hơn hẳn Bóng Đè", theo vị này, [trên
website ttvn]:
Truyện này tác giả viết thật cao tay. Xin bàn zô hôm khác. Zì bi zờ
phải nàm việc dồi. Trước khi tạm piệt xin tặng đôi dòng nầy của cụ
Nguyễn Quốc Trụ trên tanvien.net:
"Debauchery is perhaps an
act of despair in the face of infinity."
*
Truyện này, thật cao tay, là Hiếp,
của Đặng Thân, trên tienve.org. Đọc, thấy câu này:
Bạch Trĩ đã thấy kinh lần
đầu ngay trước lễ tốt nghiệp đại học rực màu cờ đỏ và các loại cờ đèn
kèn trống.
*
Ui chao, Cụ Trụ!
*
Hiếp không cao
tay hơn Bóng Đè. Đúng ra phải
nói, chúng không cùng một thể loại, tuy đều là về "debauchery"!
Thứ văn chương như Hiếp, đầy
rẫy trong xã hội Mít. Cái cảnh làm tình trên chiếc giường dưới chân bàn
thờ và mặc khải về lá cờ, và nhờ nó mà có kinh đúng ngày lễ ra trường
rợp bóng cờ, tưởng giống mà khác hẳn nhau.
Nguồn
*
Đè
*
Rồi ông được giao làm những
thước phim đầu tiên cho truyền hình Sài Gòn. Hồi ấy chưa có đài phát,
phải phát
từ máy bay bay quanh thành phố.
Nguồn
Không
hẳn như vậy.
Lúc
đó, cũng chưa có Đài số 9
của VNCH. Trong khi chờ đợi xây cột ăng ten, quân đội Mẽo phát hình từ
máy bay cho quân nhân Mẽo coi.
Tay NTT này, bài viết nào
cũng có lỗi. Tên người, tên địa chỉ, và cái này là do tính cẩu thả của
người
viết, và còn do thái độ coi thường chính mình, và độc giả của mình. Bởi
vì vào
cái thời google, bạn thật dễ kiểm tra những sai sót như thế.
Tuy nhiên cú này thì thực
không thể tha thứ được.
Trên trang Hội Ngộ Văn Chương
của thi sĩ, có post một bài dịch, của một tay nào đó. Dịch một bài
phỏng vấn
Murakami, trên tờ Time. Murakami cho biết, hồi còn thanh niên, ông thật
mê cuốn
The Great Gatsby của nhà văn Mẽo, F. Scott Fitzgerald. Nhưng ông thú
thực nội
lực tiếng Anh của ông khi đó chưa đủ, mãi sau này, mới dám đụng vô. Cái
tay
dịch bèn đổi trắng thay đen, để vô miệng ông Nhật này lòng say đắm Liên
Xô của
ông ta, và thay The Great Gasby bằng Ruồi Trâu.
Khốn nạn thật.
Gấu thấy bất nhẫn quá, bèn đã
hai lần lên tiếng, cả ở Tin Văn lẫn trên trang web của ông thi sĩ. (1)
Nhưng ông thi sĩ coi như pha!
Những chuyện nho nhỏ như thế
liên quan đến danh dự của cả một đất nước. Thử hỏi, có một ông Mít nào
đọc, rồi
nói cho Murakami biết, thì sẽ ra sao. Nên nhớ tay nhà văn này rất "đau
đáu" với cuộc chiến Việt Nam.
Khi còn trẻ, ông tin rằng, người Nhật có thể tìm ra giải pháp cho cuộc
chiến.
(1) Cuốn tiểu thuyết mà M.
tính dịch, khi còn trẻ, không phải Ruồi Trâu. Tôi đã lưu ý nhà thơ NTT
một lần
rồi, trên trang Tin Văn của tôi, nhưng chắc là thi sĩ không để ý. Xin
coi bài
dịch của eVăn, cũng bài trên tờ Time về Murakami.
http://evan.vnexpress.net/News/chan-dung/2008/11/3B9AE192/
Một lầm lẫn như thế này, đúng
ra là không nên có, và không thể hiểu nổi. NQT
Viết bởi NQT |11/11/2008,
01:05
*
Nên nhớ, Murakami mặc khải là
nhà văn vào tháng tư, 1978. Vài năm trước đó, như một số sinh viên
Nhật, ông
tin rằng người Nhật có thể đem lại một giải pháp hòa bình cho Việt Nam.
Nguồn
*
Đọc bài viết về thời
gian nhà
đạo diễn Lê Hoàng Hoa bị tù VC về cái tội vượt biên, và ‘sống sót’, nhờ
tài vẽ
của ông, Gấu lại nhớ đến những ngày ở tù Đỗ Hòa, và cũng ‘sống sót’,
nhờ cái tài
viết của Gấu.
Like
the Coleridge hero who
wakes to find himself holding the rose of his dreams, I knew these
objects were
not of the second world, which had brought me so much contentment as a
child,
but of a real world that matched my memories.
Như nhân vật của
Coleridge thức giấc thấy mình cầm khư khư trong tay bông hồng đen của
giấc mộng, tôi biết, tất cả những gì ở trong Tứ
Khúc thì không
phải là từ thế giới tưởng tượng bước ra, chúng thuộc cuộc đời này. Và
chúng là một, với hồi ức của tôi, những ngày ở Sài Gòn.
Salman Rushdie
Những
đứa con giờ Tý
Chương
1
Miếng
vải đục lỗ
Ngày
xửa ngày xưa… tôi sinh
ra tại thành phố Bombay.
Ô, như vậy không được, có nơi sinh nhưng thiếu ngày tháng. Tôi sinh ra
tại bảo
sanh viện của bác sĩ Narlikar ngày 15 tháng Tám, 1947. Ô, vẫn không
được, sinh
vào giờ nào? Sinh ra nhằm giờ nào là một
điều rất quan trọng. Nếu vậy, thì, tôi sinh ra vào lúc ban đêm. Vẫn
chưa được.
Như vậy thì nói lại, tôi sinh ra đúng vào lúc nửa đêm, chuông đồng hồ
đổ muời
hai tiếng, và hai cây kim, như hai cánh tay bắt tay nhau, trân trọng
chào mừng
tôi ra đời. Và điều này mới thật là quan trọng: Vào đúng 12 giờ đêm
ngày 15
Tháng Tám năm 1947, Ấn độ tuyên bố độc lập, và tôi lóp ngóp ra đời. Có
những
tiếng hào hển. Và ngoài kia, bên ngoài cửa sổ, là tưng bừng sặc sỡ
những pháo
bông, là lũ lượt những dòng người. Vài phút sau, cha tôi té bể mũi.
Nhưng một
biến cố như thế thì thật quá nhỏ nhoi, so với điều xẩy ra cho tôi vào
giây phút
khuya khoắt trọng đại đó: Bởi vì nhờ ở tính bạo chúa thần bí của những
chiếc
đồng hồ, trong dáng điệu hai cây kim bắt chéo tay nhau trân trọng chào
mừng như
thế, tôi như được trói chặt tay, trao cho lịch sử, và số mệnh tôi cũng
bị xiềng
chặt với số mệnh xứ sở tôi. Trong ba thập kỷ kế tiếp đó, thật vô phương
đào
tẩu. Những ông thầy bà thầy tiên tri về tôi, báo chí chào mừng tôi ra
đời,
chính trị gia phê chuẩn sự xác thực của tôi. Tôi chẳng có tiếng nói về
những sự
kiện như vậy. Tôi, Saleem Sinai, với những cái nick tiếp nối theo sau, Thằng thò lò mũi
xanh, thằng mặt dơ, thằng
trụi lông, thằng sụt sịt
mũi, Ông Phật, và, chưa hết, Mẩu mặt
trăng, tất
cả những biệt danh
như thế cũng theo tôi mà tưng bừng can thiệp vào với Số mệnh – và ngay
cả ở
thời điểm đẹp đẽ nhất, thì vẫn là một sự can thiệp rất ư là nguy nàn.
Nguy nàn
đến nỗi, tôi chẳng có lấy một phút, để mà lau cái mũi thò lò của mình.
Hỡi
ơi, bây giờ, vào giờ này,
quỹ thời gian kể như cạn kiệt đối với tôi, và nếu như chưa cạn kiệt,
thì tôi
cũng chẳng biết làm gì với nó, hoặc ngược lại, nó cũng chẳng biết dùng
tôi vào
việc gì. Chẳng mấy nả, tôi ba mươi mốt tuổi trời. Có thể. Nếu cái thân
thể rệu
rạo này cho phép. Nhưng tôi chẳng có chút hy vọng chi về cái chuyện
dành dụm
đời mình, và tôi cũng chẳng trông mong gì có được một ngàn lẻ một đêm
bầy ra
trước mắt. Tôi phải làm việc, cật lực làm việc, như người đẹp
Scheherazade, nếu
tôi muốn hiểu ra một điều gì đó, đúng như vậy. Điều mà tôi sợ nhất, đó
là sự
phi lý.
Và
có rất nhiều điều để kể,
quá nhiều, biết bao cuộc đời, biến động, phép lạ, nơi chốn, điều này
tiếng kia,
những dây mơ rễ má như thế quyện vào nhau, dầy đặc, tạo thành thiên la
địa võng
của những chuyện đâu đâu và trần tục. Tôi là kẻ nuốt chửng hằng hà sa
số những
cuộc đời, và để hiểu, chỉ tôi thôi, bạn cũng sẽ phải nuốt chửng hằng hà
sa số
những cuộc đời. Một con số khổng lồ những cuộc đời như vậy được nuốt
vô, được
tiêu hóa, chúng xô đẩy, chen lấn, kèn cựa nhau, cố vạch ra một lối đi ở
bên
trong tôi, được dẫn dắt bởi hồi ức của một miếng vải, được sử dụng làm
một tấm
khăn trải giường lớn, mầu trắng, với một cái lỗ tròn tròn, chừng bẩy
inches ở
giữa, và, như được móc vào giấc mơ về một miếng vải hình vuông, đục lỗ,
bị cắt
ra thành nhiều mảnh - miếng vải này chính là bùa chú, là ‘hạt vừng kia,
hãy mở
ra” của tôi – tôi phải bắt đầu tạo dựng lại cuộc đời của mình, từ điểm
nó thực
sự bắt đầu, ba mươi hai năm trước đó, cũng sờ sờ, cũng hiển nhiên trước
mắt,
như là sự ra đời của tôi, dính tí máu tội ác, và bị chi phối bởi những
chiếc
đồng hồ.
(Nhân
tiện, xin nói thêm,
miếng vải trải giường cũng dính ba giọt máu đỏ, cũ xì, từ đời thuở nào.
Như kinh
Koran phán: Hãy
cầu nguyện, nhân danh Đức
Sáng Tạo, Người đã tạo ra con người, từ
một cục máu).
Vào
một buổi sáng, ở Kashmir, vào đầu
mùa Xuân năm 1015, ông tôi, Aadam Aziz
đập cái mũi của ông vào mặt đất cứng như đá vì giá lạnh, trong lúc tính
cầu nguyện.
Ba giọt máu, khô quánh liền sau khi từ lỗ mũi bên trái chảy ra bên
ngoài khí
trời giá lạnh, nằm lăn lóc trước mắt ông tôi trên tấm thảm cầu nguyện,
và biến
thành ba hòn bi ve. Ông tôi cố gượng dậy, rồi cố quì trở lại, và một
khi đầu
ngửng cao, ông nhận ra mình đã khóc, và những giọt nước mắt thì cũng đã
khô
quánh lại. Vào đúng thời điểm đó, trong lúc gỡ những viên kim cương ra
khỏi
lông mi, ông quyết định cho chính mình, là sẽ chẳng bao giờ hôn mặt
đất, vì bất
cứ ai, thần thánh cũng không, và người trần thì cũng không. Một quyết
định như
thế, hỡi ơi, cũng tạo một lỗ hổng ở trong ông tôi, một sự trống vắng, ở
một
phần thiết yếu, sống động, ở bên trong con người của ông, khiến ông trở
nên rất
dễ bị tổn thương, bởi những người đàn bà, và lịch sử. Lúc đầu, ông
không nhận
ra sự kiện này, và cũng chẳng thèm bận tâm, và, mặc dù vừa hoàn tất môn
học y
khoa, ông đứng dậy, cuộn tấm thảm lại, trông chẳng khác gì một điếu xì
gà khổng
lồ, kẹp nó ở bên dưới cánh tay phải, và ông ngắm nhìn thung lũng bằng
cặp mắt
trong sáng, đã được giải thoát những hòn bi ve nước mắt.
Thế
giới lại trở nên mới. Sau
thời kỳ thai nghén mùa đông, thung lũng nở tung ra, giống như một chú
chim non
dùng mỏ phá vỡ cái vỏ băng, và nhập vào vùng không gian mở rộng, ẩm ướt
và vàng
tươi. Một đời cỏ mới chờ đợi giờ của nó ở bên dưới mặt đất. Những ngọn
núi lui
mình về phiá trên cao, trả lại thế giới cho một mùa ấm áp. (Vào mùa
đông, khi
thung lũng khép mình lại vì giá lạnh, những ngọn núi ùa xuống, xúm lại,
và gầm
rú, bằng những chiếc hàm giận dữ của chúng, bên trên thành phố bên hồ).
Vào
những ngày đó, cột phát
tín đài phát thanh chưa được xây cất, và ngôi đền Sankara Acharya, một
cái vòm
nho nhỏ mầu đen ở trên đồi mầu xanh kaki, vẫn còn ngự trị ở bên trên
những
đường phố và con hồ Srinagar. Vào những ngày đó, chưa có trại lính ở
bên cạnh
hồ, chưa có những con rắn dài ngoằng ngoẵng, là những đoàn công voa xe
cam
nhông, xe díp nhà binh ngụy trang nối đuôi nhau trên những con đường
ngoằn
ngoèo bên sườn núi, chưa có những binh lính ẩn mình ở những chỏm núi
quá
Baramulla và Gulmarg. Vào những ngày đó, khách du lịch chưa bị bắn bỏ
như là
những gián điệp nếu họ có lỡ chụp hình những cây cầu, và, ngoại trừ
những chiếc
thuyền được sử dụng như những căn nhà để ở của người Anh ở trên mặt hồ,
thung
lũng gần như chẳng thay đổi chi nhiều, kể từ thời Đế quốc Mông cổ, cùng
với
không gian, thời tiết thay đổi, trở thành mới tinh cùng với mỗi lần mùa
xuân
trở lại; nhưng đôi mắt của ông tôi, như tất cả những gì còn lại của
ông, một
người hai mươi lăm tuổi – nhìn sự vật một cách khác… và cái mũi của ông
bắt đầu
ngọ ngoạy.
Hãy
bật mí, sự bí mật làm
thay đổi cái nhìn của ông tôi: ông trải qua năm năm, năm mùa xuân, xa
nhà. (Dúm
đất quyết định, mặc dù nó hiện diện một cách ngẫu nhiên ở bên dưới tấm
thảm cầu
nguyện mà ông tôi đã quỳ lên, tác động của nó, ở vào lúc thoạt kỳ thuỷ,
thì
cũng chẳng khác gì một chất xúc tác). Bây giờ, trở về nhà, ông nhìn
cảnh vật
qua con mắt của một kẻ du lịch. Thay vì cái thung lũng nhỏ bé, xinh
xắn, được
bao bọc bởi những chiếc răng của một tên khổng lồ, ông cảm nhận sự chật
hẹp của
nó, và sự gần gụi của đường chân trời: trở về nhà, bị giam cầm trong
không gian
tù túng, chật hẹp, ông thấy buồn bã. Ông còn cảm thấy – và điều này
không làm
sao giải thích được – nơi chốn cũ, căn nhà xưa trách cứ ông, và sự trở
về như
là một con người có học, cùng với cái ống chẩn bệnh. Dưới cái lạnh giá
của mùa
đông, xứ sở ông có vẻ lạnh lùng dửng dưng, nhưng, không hồ nghi gì hết,
những
năm tháng du học tại Đức đã biến ông trở thành thù nghịch với môi
trường quê hương
cũ. Nhiều năm sau đó, khi cái lỗ hổng ở bên trong ông được lấp đầy bằng
hận
thù, ông tới dâng mình trước bàn thờ vị thần đá đen, trong ngôi đền
trên đỉnh
đồi, và ông mơ màng nhớ lại những mùa xuân thiên đàng thời thơ ấu của
ông,
trước khi cuộc du lịch, miếng đất, và những chiếc xe tăng nhà binh làm
tan tành
tất cả.
Vào
buổi sáng khi thung lũng
như được vo tròn lại thành chiếc thảm cầu nguyện, và, giống như chiếc
găng tay,
nện cho ông tôi một cú vào mũi, đó là lúc ông đang cố gắng tưởng tượng,
hay làm
ra vẻ chẳng có gì xẩy ra. Và thế là ông nhỏm dậy, trong cái buốt giá 2
độ 5,
tắm rửa, kỳ cọ thân mình đúng như được chỉ dẫn, ăn vận chỉnh tề, đội
lên đầu
chiếc mũ astrakhan của cha ông, sau đó, ông ôm chiếc thảm cầu nguyện
được cuộn
tròn như điếu xì gà khổng lồ, và đi vô khu vườn nhỏ ở bên hồ ở phía
trước căn
nhà u ám, cũ kỹ của gia đình và trải nó ra miếng đất đang chờ đợi. Mặt
đất mềm
mại dưới chân làm ông thất vọng, như thể bị đánh lừa, và điều này khiến
ông có
cảm giác bất an, ngần ngại. “Nhân danh Thượng Đế, Thương Xót Chúng
Sinh, Từ
Bi…” - đoạn mào đầu, và cái kiểu vòng hai tay khẩn cầu, nói như một
cuốn sách
đang mở ra, làm sống lại một phần người của ông, nhưng lại làm cho phần
còn lại
lớn lao hơn nhiều kia cảm thấy khó chịu. “Vinh Danh Chúa Allah, Chúa Tể
Sáng
Tạo….” – nhưng đúng vào lúc đó, Heidelberg xâm nhập đầu ông; đây là
Ingrid, hay
ngắn gọn, Ingrid của ông, với bộ mặt khinh bỉ, chế nhạo, mi là con vẹt
đang làm
xàm, láp báp, với cái đầu hướng về Đất Thánh Mecca, đây là những bạn bè
của họ,
Oskar và Ilse Lubin, những tên vô chính phủ, chúng chế nhạo lời cầu
nguyện của
ông với chủ trương bài bác ý thức hệ của chúng – “Thượng Đế Đầy Thương
Xót,
Trắc Ẩn, Đấng Từ Bi, Chúa Tể của Phán Xét Cuối Cùng!...” – Heidelberg
là nơi qua
đó, cùng với môn học y khoa và chính trị, ông hiểu ra rằng Ấn độ - như
phóng xạ
- đã được những người Âu châu “khám phá”ra; ngay cả Oskar cũng trầm trồ
ngưỡng
mộ Vasco da Gama, và điều làm ông tách ra khỏi đám bạn bè, đó là niềm
tin của
họ, qua đó, ông, một cách nào đó là một phát minh của những tổ tiên của
ông – ‘Hãy
chiêm ngưỡng, thờ phụng Mi, và chỉ Mi là người mà chúng ta cầu cứu sự
hỗ trợ” –
và, ông, vào lúc này, mặc dù sự hiện diện của họ ở trong đầu, cố tái
hợp với
cái tôi trước đây của ông, khi chưa bị họ ảnh hưởng, nhưng hiểu biết
tất cả mọi
điều cần phải hiểu biết, thí dụ như về sự phục tùng, về điều mà ông
đang làm
vào lúc này, trong khi hai tay múa may theo sự dẫn dắt của hồi ức, ngón
tay cái
đè vào tai, mấy ngón tay kia xoè ra, thân hình ông khuỵ xuống theo hai
đầu gối
– “Xin dẫn dắt chúng con đi trên con đưòng ngay thẳng, chân chính, con
đường mà
Người đã lựa chọn cho họ”.. – nhưng, như vậy đâu có được, ông bị chết
cứng ở
giữa hai dòng nước, giữa niềm tin và sự báng bổ, và tất cả cái trò này
nói cho
cùng chỉ là trò chơi, trò đố chữ - “ Không phải những người khiến Người
phẫn
nộ, Không phải những người lầm đường, lạc lối.” Ông tôi cúi rạp mình
đưa cái
trán chạm đất, và đất, được phủ bởi tấm thảm cầu nguyện cuộn tròn, phủ
lên ông
tôi. Và đó là khoảnh khắc xẩy ra sự “dúm đất”. Như là một sự quở trách,
bất
thình lình, nào là lse-Oskar-Ingrid-Heidelberg, nào là thung
lũng-và-Thượng Đế,
chúng nhất tề đấm cho ông tôi một cú vào sống mũi. Ba giọt máu rớt
xuống. Những
viên hồng ngọc, kim cương. Và ông tôi, lập tức ngồi thắng người. Đứng
dậy. Cuộn
chiếc thảm cầu nguyện. Nhìn qua phiá bên kia hồ. Và, như chết sững ở
giữa hai
dòng nước, ông tôi không thể nào cầu nguyện Thượng Đế mà ông không còn
tin vào
sự hiện hữu của Người. Một sự thay đổi chung quyết, hằng hằng, mãi mãi:
một lỗ
hổng.
Vị
bác sĩ trẻ, vừa mới tốt
nghiệp, Dr Aadam cứ thế ngồi chết sững, nhìn đăm đăm ra mặt hồ mùa
xuân, hửi
hửi mùi vị của sự thay đổi; trong khi ông đưa cái lưng (ông ngồi cứng
đơ) hướng
về những sự thay đổi khác. Cha của ông bị tim quật trong khi ông ở nước
ngoài,
mẹ ông không báo tin cho ông, coi đó là một bí mật, ‘việc học của con
rất quan
trọng, con trai của mẹ’, bà thì thầm nói, bằng giọng khắc kỷ. Bà mẹ của
ông,
suốt đời quanh quẩn lo việc trong nhà, với tấm khăn che mặt, bỗng nhiên
tỏ ra
là một con người thật mạnh mẽ, ra ngoài xã hội, trông lo công chuyện
làm ăn của
gia đình (một tiệm nhỏ bán đá quí, đồi mồi, hồng ngọc, kim cương), nhờ
vậy Aadam
có thể học xong y khoa, cùng với sự trợ giúp của một học bổng, và khi
ông trở
về thì trật tự gia đình tưởng chừng như chẳng bao giờ thay đổi, đã lộn
tùng
phèo hết trơn, bà mẹ của ông thì ra ngoài làm việc, trong khi ông bố,
ẩn náu
đằng sau một tấm màn, bộ não tê liệt sau cú sốc tim, trên một chiếc ghế
gỗ,
trong một căn phòng tối, và gây ra những tiếng động giống như chim.
Chừng ba
chục loài chim khác nhau tới thăm ông, đậu trên thành cửa sổ có chấn
song.
Chúng ríu ra ríu rít nói chuyện với ông, và, ông tỏ ra khá hạnh phúc.
(…
Và tôi như nhìn ra sự lập
đi lập lại bắt đầu, bởi vì bà tôi chẳng phải to lớn, rềnh ràng hay sao…
cú sốc
tim đâu phải độc nhất… và Con Khỉ bằng Đồng đã có những con chim… lời
nguyền
rủa đã xẩy ra, vậy mà chúng ta chẳng hay biết gì hết).
Hồ
nước không còn đóng băng.
Mùa băng tan tới thật nhanh, như thường lệ, rất nhiều thuyền nhỏ,
shakaras, ngỡ
ngàng vì băng tan, chuyện này thì cũng bình thường, trong khi những
chiếc
thuyền đại lãn này được kéo lên mặt đất khô, và đang ngủ, ngáy khò khò
bên cạnh
chủ, chiếc thuyền già nua nhất thì đã cựa quậy, như những người già cả
thường
vẫn như vậy, và đó là chiếc thuyền đầu tiên di chuyển trên mặt hồ hết
còn đóng
băng. Chiếc shikara của Tai… và chuyện này thì cũng là thường lệ.
Hãy
nhìn chủ thuyền, ông già
Tai đứng nghiêng nghiêng sau mạn thuyền, thoải mái di chuyển trên mặt
hồ xuyên
qua làn nước mù sương. Cái mái chèo bằng lõi cây ở đầu cây gậy mầu vàng
tung
tăng giữa đám cỏ, ông già đứng trong khi chèo thuyền, và đó là một
trong những
lý do người ở đây nghĩ, ông già lắm rồi. Ông Tai cần gặp Dr. Aziz vì
một trường
hợp khẩn cấp và ông có vẻ như đã sẵn sàng làm cho lịch sử chuyển động…
trong
khi Aadam nhìn xuống làn nước, nhớ lại điều ông già Tai dậy ông nhiều
năm trước
đó: “Băng luôn luôn đợi ngay ở bên dưới mặt nước, chú bé Aadam biết
không?”
Aadam có cặp mắt mầu xanh trong, một mầu xanh trong đến ngỡ ngàng của
bầu trời
vùng núi, vốn có thói quen lặn vào mắt những người đàn ông Kashmir: Họ
chưa
quên họ
như thế nào, ôi chao, ở đây, tại vùng này, họ như bóng ma, ngay ở bên
dưới mặt
nước hồ Lake Da! - một miền thanh nhã, những đường nét không mầu sắc
đan quyện nhau
như một mớ bòng bong, những nguồn mạch lạnh giá của tương lai đang chờ
đợi.
Những năm tháng ở Đức làm mờ đi mọi chuyện, nhưng không làm mất cái
nhìn tài
năng của ông. Quà tặng của Tai. Ông nhìn lên, con thuyền hình chữ V của
Tai tiến
lại gần, và giơ tay vẫy chào. Tai giơ tay – nhưng đó là một mệnh lệnh.
“Hãy
đợi!” Ông tôi đợi, và, lợi dụng thời khắc gián đoạn này, trong khi ông
tôi trải
qua sự bình an cuối cùng của cuộc đời của ông, một thứ bình an lầy lội,
hắc ám,
tôi mô tả ông tôi.
Hãy bỏ ra ngoài sự thèm muốn
của một người đàn ông xấu xí, khi đứng trước một cái đẹp gây ấn tượng,
và nếu
như thế, tôi có thể nói, ông tôi là một người cao lớn. Đứng thẳng
người, ép sát
vào bức tường nhà, chiều cao của ông tôi đo được hai muơi lăm hòn gạch
[một hòn
gạch cho mỗi năm của đời ông], hay, đúng “sáu phút hai”. Ông tôi còn là
một
người đàn ông mạnh mẽ. Bộ râu của ông thì rậm và mầu đỏ - nó làm mẹ ông
bực
bội. Bà nói, chỉ những Hajis, tức là những người đi hành hương tới Đất
Thánh
Mecca thì hãy nên để râu đỏ. Tuy nhiên tóc ông mầu tối đậm. Mắt của ông
xanh
trong mầu trời, điều này thì bạn biết rồi. Ingrid nói: “Họ trở nên
khùng về mầu
sắc, khi họ làm ra khuôn mặt anh”. Nhưng nét chủ chốt về tướng vị học,
hay cơ
thể học của ông tôi, thì không liên quan tới râu, hay tóc hay chiều
cao, hay
sức mạnh, hay cái lưng thẳng: Phản chiếu từ mặt nước, trông ông tôi như
có một
tầu lá chuối khùng, phất phơ ở ngay giữa mặt… Aadam, trong khi chờ đợi
Tai,
ngắm nghiá cái mũi rợn sóng của mình. Ngắm nghía bộ mặt của một người
khác thì
thấy đỡ thê thảm hơn là ngắm nghía bộ mặt của chính mình. Nhưng đâu
phải chỉ
một mình ông cảm thấy thê thảm như vậy: Ngay bạn bè, lần đầu tiên ngó
mặt ông,
là nhớ đời. “Một cái mũi cyranose,” Ilse Lubin nói, và Oskar nói thêm,
“Một cái
mũi voi”, còn Ingrid thì thông báo, “Bạn có thể băng qua sông nhờ một
cái mũi
như vậy.” (Cái cầu của nó thì rộng).
Cái
mũi của ông tôi:
Lỗ mũi
tròn, loe ra như mấy người nhẩy múa. Giữa hai lỗ mũi, là cái sống mũi,
trông
giống như một khải hoàn môn chiến thắng, trước hết hiên ngang vọt lên
mãi, và
bung ra, rồi sau đó, hạ xuống và lặn vào, chạm môi trên của ông, bằng
một cú
phất tuyệt vời, và, vào lúc này, đỏ hon hỏn. Đúng là một cái mũi dễ hít
đất!
Tôi thật muốn đăng ký lòng biết ơn của tôi, đối với một cái mũi đáng nể
vì như
vậy - nếu không có nó, làm sao thiên hạ biết được, tôi thực sự là con
trai của
má tôi, và là cháu trai của ông tôi? Cái mũi vĩ đại, khổng lồ đó chẳng
phải là
cũng nằm trong quyền lợi của tôi, từ khi mở mắt chào đời? Cái mũi của
Bác sĩ
Aziz - chỉ có thể so sánh được với nó, và thật xứng đáng để so sánh với
nó, là
cái vòi của Ganesh, vị thần đầu voi. Và
chính vì có một cái mũi như thế, mà chẳng ai có thể tranh cãi, hoặc
nghi ngờ,
quyền của ông, thế giá của ông, là của một vì trưởng lão, một bố già.
Và chính
là Tai đã dậy ông biết điều này. Khi thằng bé Aadam vừa mới qua tuổi
dậy thì,
ông già chèo thuyền xơ xác tiên tri: “Đây là một cái mũi mà dựa trên
nó, người
ta có thể tạo dựng nên cả một gia đình, hoàng tử nhỏ của tôi ơi. Chẳng
thể nào
có sự lầm lẫn, về chuyện, những bầy đoàn cùng máu
mủ, từ cái mũi đó mà sinh sôi nẩy nở mãi ra, sẽ nhiều như thế nào.
Những vị
hoàng đế Mông cổ sẽ rất ư là bằng lòng, nếu phải đổi bàn tay phải của
họ lấy
một cái mũi như vậy. Ở bên trong cái mũi đó, là biết bao triều đại đế
vương
đang chờ đợi… “, và tới đây, thì ông già chèo thuyền Tai trở lại với sự
thô lỗ
của mình, “
|
|