*

Diary
















Phố cũ, thu xưa, [2006]
Tala tai
Do vi phạm qui định vệ sinh, và do xú uế cú hậu hiện đại, cửa hàng bán cá tại Chợ Cá "Bơ Linh" tại Đức Quốc của dân Mít đã bị nhà chức trách sở tại dẹp bỏ.
Nguồn

Trường hợp Thiên Sứ, theo Gấu, tương tự những bài thơ phổ nhạc của PD, như có lần Gấu đã lèm bèm về ông nhạc sĩ tài hoa này. Võ học gọi là mượn sức, sức mình không tới, bèn mượn tí sức ở bên ngoài. Thể tháo gọi là doping, chắc hẳn! Văn học gọi là ‘chôm chĩa, mô phỏng, ăn cắp, đạo văn… “ tuỳ “nặng nhẹ” mà gia giảm, mà định tội!
J.H. Chase, nhà văn Mẽo chuyên viết tiểu thuyết đen, série noire, đã từng tới Sài Gòn và viết một cuốn đen về những cú đảo chánh xẩy ra như cơm bữa của Miền Nam một thời, Gấu đã từng dịch cho nhà xb của tay Quyên Di, hiện nay ở Mẽo, truyện đã sắp chữ, đã in bản kẽm, chỉ còn chờ dịp tung ra thị trường thì đứt phim. Cuốn này dựa theo một trong những cuốn bảnh nhất của ông, Không hoa Orchids cho cô Blandish nhưng thay vì Orchid, thì là Bông Hồng Đen, thay vì cô Blandish, thì là Phượng, trùng tên với nhân vật trong Người Mỹ trầm lặng. Ông có hai cuốn thật bảnh, một, cuốn trên, và một, Eva, cả hai đều đã được Hoàng Hải Thuỷ phóng tác. Bảnh đến nỗi Tây phải đưa qua loại bìa trắng, tức văn chương "thứ thiệt", thay vì bìa đen.
*
PXN là một người có nhiều bạn, như lần Gấu về Hà Nội lần đầu, vào năm 2000 hay 2001, nhận thấy. Nhưng Gấu không hiểu, anh có hiểu, có bao nhiêu bạn là có bằng đó… kẻ thù?
Gấu ngộ ra điều trên, khi về già, sau bao đau thương cay đắng. Bạn quý chừng nào kẻ thù dữ dằn, thâm hiểm chừng đó.
Và chúng xúm lại đánh PXN tơi bời, trên ta là gì, ngày nào, say sưa đến nỗi bà chủ quán cá phải ra lệnh, thôi đủ rồi, tha cho nó!
Về cái lệnh “tha cho nó”, thì cũng chẳng tốt lành gì. Gấu sợ, bà chủ quán cá, trước khi ra lệnh, cũng đã ra dấu riêng với đám đệ tử đàn em rồi: Chúng mày tha hồ đánh, cho tới lúc ta ra lệnh ngưng, để tạo tí ân tình với nhà phê bình đầu bạc, biết đâu sau này cần tới!
Thời gian anh bị đánh, Gấu cũng ái ngại, bèn mail hỏi thăm đám bạn VC ở Hà Nội. Nhận được mail trả lời, tất cả OK, trừ PXN, nhưng chuyện này thì anh rành hơn tụi này mà!
Ui chao, Gấu làm sao rành hơn được tụi này?
Nhưng chỉ đến mãi sau này, Gấu mới hiểu ra ý nghĩa ngầm của cái mail: Bà chủ quán đã từng chiếu cố đến anh, cũng đâu có thua gì PXN!
*
Từ giã một thành công! Bảnh thật!
Gấu để ý, đám Yankee mũi tẹt ra được hải ngoại, chưa tay nào nói được một câu nào cho ra hồn về dân Mít miền Nam phải bỏ chạy, về văn học hải ngoại, về tình đồng bào hai miền. Ông thì hất hàm, ra ý ngạc nhiên, có cái văn học hải ngoại thật ư? Bà thì đanh đá "ngửi khói hàng xóm đủ no". Toàn một giọng vô giáo dục, mục hạ vô nhân trong khi hải ngoại hồ hởi đón nhận, phải có mấy anh mấy chị thì VHHN mới có trọn vẹn linh hồn. Gấu bỗng nhớ đám Miền Nam dự hoà đàm Paris, vừa ký xong một cái là vội vàng đi kiếm nửa linh hồn còn lại của họ, là phái đoàn Miền Bắc, ôm hôn thắm thiết, xong rồi, ba mươi năm mới có ngày hôm nay, [vui sao nước mắt lại trào thì phải chờ đến ngày 30 Tháng Tư mới thấm thía!].
Tuy nhiên, trường hợp DTH, thái độ, ngôn ngữ của bà, khi nói về nhà nước VC, không mắc mớ gì đến chuyện vô học, đá cá lăn dưa. Gấu này sẽ phân tích trường hợp của DTH sau, vì không thể để bà lẫn với cái đám Yankee mũi tẹt này được. Một người phụ nữ đã tin hết mình, dâng hết đời mình cho chủ nghĩa CS, cho độc lập, thống nhất, và bị phản bội, tha hồ nói, bằng bất cứ ngôn ngữ gì, về chế độ đó, không phải chỉ vì bà mà còn vì ba triệu con người đã thiệt mạng ở cả hai miền. (1)
Có lần, Gấu này được đọc một bài viết của Bùi Tín, ông sám hối về những hành động trong quá khứ, về cái phần đóng góp của ông vào cuộc chiến khốn nạn đó. Đành lại phải bắt chước ông nhà văn Mai Thảo, đi một đường gật gù, được, được!
(1)
“I had nothing but hate in me, but I had enough for everyone.”
Chỉ có hận thù trong tôi, nhưng tôi có đủ cho mọi người. Một nhân vật của Nam Lê nói
NY Times đọc The Boat
*
Một cánh én không làm nổi Mùa Xuân, một Sến Cô Nương không làm sao tạo ra được cả một thời tổ tả, nếu không có tinh thần "ê kíp", tức sự a dua, hỗ trợ, thổi ống đu đủ, tranh giành nhau đội dĩa...  của đám đệ tử lâu la cả ở trong lẫn ngoài nước.
Không chỉ đám này, mà còn mấy anh Yankee mũi tẹt làm cho Đài ngoại này, ngoại đài nọ, chỉ chờ dịp bà chủ quán hắt hơi xỉ mũi là xin vấn an, xin phỏng vấn, trong khi chẳng thèm nhắc nhở gì đến đám Mít Miền Nam, thí dụ Gấu chẳng hạn! Cũng quê chứ bộ! Chúng viết lách, đăng đàn diễn thuyết về hậu hiện đại mà không thèm nhắc đến những vị tổ sư Hậu sản Mít là không thể bỏ qua!
*

£60,000 Dylan Thomas prize goes to globetrotting debut author
The chairman of the judges, Peter Florence, hailed Le as a "winner worthy of Dylan Thomas".'
'A clear eye, focused intelligence and wonderful use of words'
Thật xứng đáng với Dylan Thomas và giải thưởng mang tên ông.
Một cái nhìn trong sáng, một sự thông minh xoáy vào [đề tài], và một sự sử dụng tuyệt vời những con chữ.
*
Thuyền Viễn Xứ

*

Off-course 

HIRSH SA WHNEY 

Nam Le THE BOAT 288pp. Canon gate. £12. 9781847671608 

"Ethnic literature's hot. And important too", remarks a character in The Boat. Nam Le, an Australian who was born in Vietnam and studied writing in the US, moves beyond the confines of that kind of cultural stereotyping. His first short story collection takes readers to a variety of places, including Tehran, Japan in the Second World War and Manhattan's Carnegie Hall, some of which he has never visited.
Ron, the protagonist of a story called "Cartagena", lives in Medellin, Colombia, a city ravaged by drug lords and guerrillas. An adolescent assassin armed with Glocks and grenades, he is in hiding because he has failed to carry out his most recent job - the murder of Hernando, a former partner in crime who has gone to work with "gringo-led programs" that "are known to combat violence and drugs and poverty". It is a gripping, intricately woven piece of crime fiction, and Le's attempt to imagine the boy's world only falls short when it comes to politics. The division between the do-gooder gringos and the Colombian drug lords lacks complexity. Another story, "Tehran Calling", is hindered by its tendency to simplify. Sarah, a corporate lawyer from Oregon, visits her friend, Parvin, a women's rights activist in Iran. Seen from the vantage point of Sarah, a typical American, the arguments between mulllahs, secularists and those in between seem formulaic. The story is redeemed, however, by its depiction of the women's friendship.
Psychological insight is a hallmark of Le' s work, but he also has a facility for a kind of dark humour. In "Meeting Elise", the narrator Henry Luff, a neurotic, ageing New York artist, is about to meet up with his estranged daughter, but first he must see his gastroenterologist. His day doesn't go quite as planned: he is told he has cancer, and his daughter refuses to see him. Luffs life, like the lives of many here, is blighted by disease and death and dislocated love. But it is not morose plot twists that give this book cohesion. The Boat is most compelling when a mother's enduring battle with MS, or the human effects of racial violence, are part of the background, while teenage romance and betrayal deliver the drama.
Le uses carefully imagined details to conjure up distant worlds and individuals, most poignantly in the collection's title story. Mai, a young Vietnamese teenager, has been sent away from her war torn home to seek a new life abroad. For days she hides in rat-infested boats, where she wakes "to the sound of wood tapping hollowly against wood". She makes it to the open ocean on a broken-down vessel, but a storm pushes the boat off course, and as supplies diminish, the dead passengers are eaten by sharks. The voyage ends on a note of hope conveyed with the severity that marks this collection. Stories like this demonstrate Nam Le's ability to use sensory experiences to evoke the most distant situations and show that he has a considerable talent.
TLS 10.Oct. 2008 đọc "Thuyền Viễn Xứ" của Nam Lê. Khen.


Thiên sứ: Le Dernier des Justes?

André Schwartz-Bart
The Last of The Just

This powerful and austere novel tells the story of Ernie Levy, the last of the just, who was killed at Auschwitz in 1943.
In every generation, according to Jewish tradition, thirty-six 'just men’, the Lamed-waf, are born to take the burden of the world's suffering upon themselves. At York in 1185, the 'jus man' was Rabbi Yom Tov Levy, who, besieged in a watchtower, sacrificed himself and many hundreds of the faitful. Rabbi Yom Tov's anguish so touched God that he grace to his descendants the grace of one Lamed-waf to each generation.
The centuries which divide the lives of these two men witnessed the terrible and catastrophic history of the Jewish people - victims of pogroms and massacres, discrimination and violence.
'An outstanding achievement, of an altogether different order from even the best of earlier novels which have attempted this theme' -John Gross in the Sunday Telegraph
Winner of the Prix Goncourt
[Lời giới thiệu bìa sau cuốn Kẻ Công Chính Cuối Cùng]


The century of Claude Lévi-Strauss
Thế kỷ Claude Lévi-Strauss
Levi-Strauss sees in the invention of melody 'a key to the supreme mystery' of man - a clue, could we but follow it, to the singular structure and genius of the species.
Lévi-Strauss nhìn thấy, ở trong phát minh ra giai điệu, như là một "chìa khóa để tới với sự bí ẩn tối thượng" của con người.
G. Steiner: A Death of Kings
Claude Levi-Strauss cũng là một trong những vị thầy tư tưởng của Gấu này, khi tập tành đọc và tập tành viết. Cuốn tuyệt nhất của ông, theo Gấu, là Nhiệt đới buồn hiu. Có thể qui cả học thuyết của ông vào cái kiềng ba chân, hay tam giác bếp núc. Thoạt kỳ thuỷ, con người trần trụi, ăn sống như loài vật, hít mật ong và hỗn như... Gấu. Khi phát minh ra lửa, bèn ăn nướng, ăn thui, dùng lửa để đuổi nước ra khỏi sống. Cộng thêm nước thì biến thành thiu, thối, ủng, nhão, bốc mùi Hà Lội Lụt.
Sống - Chín - Thúi. Đến Thúi là chấm dứt một chu kỳ văn minh, cũng như từ mật ong đến tàn thuốc.
Gấu cũng đã từng sử dụng hình ảnh cái "tam giác trân quí" này để viết về Hà Nội.
*
Văn minh nhân loại, theo C. Lévi-Strauss, chỉ luẩn quẩn quanh xó bếp. Trước tiên là sống. Cái thuở loài người ăn uống như thú vật. Rồi chín, khi Prométhée ăn cắp giùm lửa. Chín là trạng thái trừ khử nước, trong sống. Cộng thêm nước, thành rữa, thúi. Đó là ba đỉnh cái kiềng ba chân của C. Lévi- Strauss. Phiền một nỗi, trong khi nướng, thui... con người bỗng mê "khói", bởi vậy văn minh nhân loại cũng chỉ là một đường thẳng, đi từ mật ong, tới tàn thuốc. Thoạt kỳ thuỷ, ăn mật ong, "hỗn như gấu", tới khi hít khói thuốc, là tàn một chu kỳ văn minh.
Bắt chước Vũ Hoàng Chương, C. Lévi-Strauss, tôi cũng tưởng tượng ra một thế chân vạc của Hà-nội. Ở đây, không có nguyên bản, cứ coi như vậy. Chỉ có dịch bản. Một Hà-nội, của những người di cư, 1954. Một, của những người ra đi từ miền Bắc. Và một của những người tù cải tạo, chưa bao giờ biết tới Hà-nội, như của Nguyễn Chí Kham, trong lần ghé ngang, trên chuyến tầu trở về với gia đình.
"Treo đầu dê, bán thịt chó". Quả thế thật. Khi viết Những ngày ở Sài-gòn, là lúc tôi quá nhớ Hà-nội. Mới lớn, vừa mới kịp yêu mến cái cột đèn, cái Hồ Gươm, cái Tháp Rùa, đùng một cái, phải bỏ hết. Vào Nam, cố biến nó thành hiện thực, qua hình ảnh một cô bé Hà-nội. Mối tình tan vỡ, chỉ vì người nghe kể, là một cô bé miền Nam: "Mai, để anh kể cho em nghe, về một thành phố thỉnh thoảng buổi sáng có sương mù...".
Bếp Lửa trong Văn Chương

*

Ghi chú của người dịch.
Kể từ khi cuốn sách được xb vào năm 1955, nó trở thành nổi tiếng trên thế giới dưới cái tít Tây, thành thử - và cũng theo lời yêu cầu của M. Lévi-Strauss – chúng tôi giữ nguyên tên của nó. Những “Sad Tropics”, “The Sadness of the Tropics”, “Tragic Tropics”… đều không chuyển được ý nghĩa, và hàm ngụ của “Nhiệt đới buồn thỉu buồn thiu”: “Tristes Tropiques”, vừa đọc lên là đã thấy tếu tếu và thơ thơ, ironical and poetic, bởi sự lập đi lập lại của âm đầu, bởi nhịp điệu căng thẳng (- U U – U), bởi  giả dụ về một “Hỡi ơi, Nhiệt đới buồn”, “Alas for the Tropiques”.



Like the Coleridge hero who wakes to find himself holding the rose of his dreams, I knew these objects were not of the second world, which had brought me so much contentment as a child, but of a real world that matched my memories
Orhan Pamuk
Như nhân vật của Coleridge thức giấc thấy mình cầm khư khư trong tay bông hồng đen của giấc mộng, tôi biết, tất cả những gì ở trong
Tứ khúc thì không phải là từ thế giới tưởng tượng bước ra, chúng thuộc cuộc đời này. Và chúng là một, với hồi ức của tôi, những ngày ở Sài Gòn.


Trước 1975, giả như Gấu không làm thêm cái job phụ là dịch sách, thì làm sao có được một độc giả cứu tinh, là cái tay chuyên lo việc khám xét đồ thăm nuôi của trại viên tại nông trường Đỗ Hòa? Anh này rất mê Cronin, nhà văn y sĩ Hồng Mao, và cuốn Khách Lạ Ở Thiên Đường, do Gấu dịch. Nhờ vậy, khi Gấu Cái lên thăm nuôi lần đầu, đúng lúc Gấu đang ở tù trong tù, tức ở Tổ Trừng Giới, do cái tội đào trại, và đang đi lao động, anh ta ra hiện trường dắt Gấu về Nhà Hội, và trên đường đi, anh ta dặn cặn kẽ, có mấy trăm ở trong bị gạo, anh dím liền, đồ ăn chin, cố ăn được nhiều chừng nào hay chừng đó, bởi vì đám cai tù tổ trừng giới sẽ làm sạch sau khi anh về tổ cất đồ, và trở ra hiện trường lao động tiếp.