Tạp Ghi
I
Dọn
Lưu
vong và Sáng Tạo
Về Kinh Bắc
Tâm Tài Mỹ
Istanbul_Saigon
Cultivating_loneliness
Nam Lê File
Camus Pantheon
Tô Hoài by VTN
Romain Gary
Kadaré
Milosz
Kỷ Niệm Tin Văn
Tin Văn số 552 VHNT
29.Sept,
2002
Koestler 1
Koestler
2
Noel 09 và Thơ
Salvation or Ruin?
Camus by Llosa
Book of the Year
Thế nào là
văn chương hiện
thực?
Phu nhân Somerset
Nguyễn Tôn Hiệt
& Tin Văn
Tự do của nhà văn
PTVA vs VTN
Witness to Horror
Salinger
mất
talawas tái xuất
giang hồ
Tết
nhớ Bác
Playful
Valentine's
Dien
Bien Phu
Gặp
tại Sài Gòn
Ngôn ngữ bội phản
Ông Cà Bi
Virus phi nhân
Net VS Dân chủ
Celan by Coetzee
Vietnam lưu manh hóa
30.4.2010
Trần Văn Toàn
Balan_Katyn
Figures
DTL
vs GNV
Tân
Định
Rose-Rose-Rose
Vụ
án
Pen Power
Dưới mắt Đông phương
Mother
Paris Review Xuân
2010
Hồi
Ký Tô Hoài
River
run through him
Nhịp thời gian
|
Năm nhà văn nữ dưới mắt họa
sĩ Chóe
Đúng rồi, số báo này có bài của
Gấu. Bạn quí, thư ký tòa soạn order. Bài đăng lên, bị thiến mất mấy
chữ, Gấu cằn
nhằn, bạn quí sorry, nói, tao mà không thiến mấy dòng đó, mấy bà đó đi
gặp mày,
thiến luôn của quí của mày!
Thời gian
này, Gấu
có báo riêng. Tờ Tập San Văn Chương.
Nguyễn Tường Giang bác sĩ, ông chủ
lo tiền
bạc, quản lý báo, nghe, bực quá, ra lệnh post lại trên báo nhà, nguyên
con.
Gấu vốn tính cả nể, “chẳng
dám
đụng ai”, bèn nói, thôi, bỏ đi.
Cũng rét chứ bộ.
Còn nhớ một ý, hách lắm,
nhân
Tuý Hồng mới cho ra lò “Tôi nhìn tôi trên vách”, đại khái:
Mấy bà viết văn, thì thường
là
viết tiểu thuyết xã hội, [ý nói, đái không qua ngọn cỏ!], và lấy ngay
cuộc sống gia đình làm đề tài.
Đàn ông viết
truyện, đàn bà viết tự truyện.
Đàn ông đẻ ra nhân vật, mấy
bà chẳng cần đẻ, bệ
ngay ông chồng của mình vô.
Mấy ông đi từ cái bếp lên tủ
sách [ý nói, ăn uống
xong xuôi, bèn viết], mấy bà bê mẹ tủ sách xuống bếp, vừa viết văn vừa
thổi cơm.
Đang nhặt sạn gạo,
bèn lấy mẹ
một hột sạn thay cho dấu chấm trên chữ i!
*
Gấu nhớ là, bài viết
của Gấu
có chôm mấy ý trong một bài viết của Virginia Woolf.
Cái hình ảnh, lấy hột
gạo/hạt sạn thay cho dấu chấm trên chữ i, là của Woolf ?
Hẳn thế.
Gấu, sức mấy mà nghĩ ra một
hình
ảnh, lấy ra từ "tam giác bếp núc", của Levi-Strauss, đẹp đến như thế!
(1)
Bạn có liên tưởng ra,
hình ảnh
một cái hột… khác, không?
(1) Văn minh nhân loại, theo C.
Lévi-Strauss, chỉ
luẩn
quẩn quanh xó bếp. Trước tiên là sống. Cái thuở loài người ăn uống như
thú vật.
Rồi chín, khi Prométhée ăn cắp giùm lửa. Chín là trạng thái trừ khử
nước, trong
sống. Cộng thêm nước, thành rữa, thúi. Đó là ba đỉnh cái kiềng ba chân
của C.
Lévi- Strauss.
Phiền một nỗi, trong khi
nướng, thui... con người bỗng mê
"khói", bởi vậy văn minh nhân loại cũng chỉ là một đường thẳng, đi từ
mật ong, tới tàn thuốc. Thoạt kỳ thuỷ, ăn mật ong, "hỗn như gấu", tới
khi hít khói thuốc, là tàn một chu kỳ văn minh.
*
Gấu nhớ ra cái tít của bài
viết
rồi, nhà văn nữ và tiểu thuyết xã hội. Được “lạng lách” [được gợi
hứng], từ một
bài của Woolf, qua đó, bà cho rằng, tiểu thuyết là thứ mạt hạng trong
các thể
loại văn học, và tiểu thuyết xã hội là "mạt hạng của mạt hạng", và
nhà văn nữ,
do tạng của họ, chỉ hợp với thứ này!
Hà, hà!
Đúng là "danh bất hư truyền": Một tên 'sa đích văn nghệ'!
Gấu
cũng nhớ ra mấy câu ông
bạn quí delete rồi, đại ý:
Những nhà văn nữ Việt nam đi từ thành công tới
thất bại, biến tiểu thuyết thành tự truyện, biến những nhân vật tiểu
thuyết
thành những người thân trong gia đình!
Đi từ
thành công tới thất bại!
Đểu thật!
Nhưng, so với cái tít cuốn tiểu thuyết của Tuý Hồng, thì cũng chẳng
thấm vào đâu.
Như muối bỏ bể!
*
TTT rất quí Tuý Hồng, ông rất
phục, đúng hơn, cái tài sử dụng chữ Mít của Tuý Hồng. Ông có nói điều
này với Gấu,
trong một
lần ngồi Quán Chùa, nhắc tới Thanh Nam, và những ngày làm tờ Nghệ Thuật.
“Tôi
nhìn tôi trên vách” quá tuyệt.
Chắc là cái tít bật ra khi nhìn
bản mặt ông chồng, thấy chán như cơm nếp nát, hẳn thế?
Gấu gặp
Tuý Hồng, độc nhất một
lần, khi còn ở building Cửu Long [?], sau khi ông bê bà về đây ít lâu.
Khi ông còn độc thân, có ghé
vài lần, có lần xách theo ông anh vợ hụt [ông anh BHD] cùng chai Remy,
của một
anh lính Mẽo già, mua cho một cô nữ điện thoại viên ở trên Đài, từ PX
của Mẽo.
Anh già này mua nhiều thứ lắm, toàn Gấu được hưởng, như Pall Mall, Remy.
Cô nữ điện thoại viên mà anh
lính già mê, Gấu cũng mê!
Ông trưởng đài lại càng mê.
Hai người bồ bịch với nhau, chẳng ai biết, chỉ đến khi ông trưởng đài
bị mìn VC
cùng với Gấu, tại nhà hàng nổi Mỹ Cảnh, cô thương quá, sợ ông chết, bật
khóc nức
nở, thế là bể chuyện.
Ui chao chuyện về em này cũng
tuyệt lắm. Bữa nào rảnh kể tiếp. Gấu gọi em là Dì Tám, bởi vì mê cháu
của bà, là
cái cô Mai, trong
Những
ngày ở Sài
Gòn:
Mai, Mai, để anh kể cho em
nghe về một thành phố mà anh vừa biết yêu nó thì phải rời bỏ, một quãng
đời của
anh, bây giờ nhớ lại thấy đâu đó trong quá khứ những trái sấu vàng
vương vãi,
tiếng lá vàng xào xạc, tiếng còi mười giờ chạy dọc theo con phố Tràng
Tiền.
Mai,
Mai… để anh kể cho em
nghe về một thành phố thỉnh thoảng buổi sáng có sương mù…
Mai
thôi làm việc. Khi chúng
tôi chia tay nhau tại cầu thang, trong khi chờ thang máy, đột nhiên
nàng nói:
"Tôi sợ, tôi sợ lắm", nàng nói câu đó bằng tiếng Pháp. Tôi mở cửa
thang máy cho nàng và bỗng chợt nhớ câu tôi hỏi vị bác sĩ người Pháp
chữa trị
cho tôi, khi còn nằm trong nhà thương Grall:
Như vậy là chiến tranh đã chấm dứt
đối với tôi? (Est-ce que la guerre est finie pour moi?).
*
Năm nhà văn nữ, mỗi bà có một,
hoặc hai thương hiệu. Thuỵ Vũ, “lao và lửa”, Trùng Dương, ‘mưa không
ướt đất’,
‘em lên anh nhé’, Tuý Hồng, ‘vết thương dậy thì’, Nguyễn Thị Hoàng,
‘vòng tay học
trò’. Ngoài ra, còn Nhã Ca, Trần thị NGH, Lệ Hằng, Ngọc Minh, nhiều lắm.
Trong Văn Học Tổng Quan Võ
Phiến giải thích hiện tượng âm tính của cõi văn Mít Miền Nam, giọng văn
trước,
‘ồm ồm’, sau, ‘eo eó’, là do đàn ông đi lính hết!
Nhảm thế đấy.
Trong
cuộc trò chuyện giữa
Volkov và Brodsky, khi được hỏi, tại sao cả trăm năm, từ Karolina
Pavlov tới
Mira Lokhvitskaya, đàn bà chỉ đứng khép nép bên chiếu thơ, thế rồi, bất
thình
lình, cùng một lúc, chúng ta có hai tài năng khổng lồ, là Tsvetaeva và
Akhmatova, đứng ngang hàng với những nhà thơ khổng lồ trên thế giới,
Brodsky
cho rằng,
vấn đề này không liên quan tới thời
gian. Nhưng, có thể, chính là vấn đề thời gian [Then, again, maybe it
has].
Vấn
đề theo tôi [Brodsky], là, đàn bà rất mẫn cảm với trà đạp đạo
đức, với vô đạo đức, về mặt tâm lý của như về mặt tinh thần. Và vô
đạo đức thì phổ cập, tràn lan, thế kỷ khốn kiếp của chúng ta chẳng hề
thiếu!
Thành thử, sự nổi lên của
các nhà văn nữ Miền Nam vào thời kỳ đó, không phải là do đàn ông đi
lính
hết, các
bà tha hồ múa may quay cuồng, mà chính là vì sự hung bạo, tàn khốc
của cuộc chiến,
và nói quá đi một chút, có thể các bà đã ngửi ra cái mùi dã man từ
những trại cải
tạo sắp tới, cũng nên!
|