Thế nào là văn chương hiện thực?
Chí Phèo vs Julien Sorel
[Đỏ và Đen] vs Tâm
[Bếp Lửa]
Loạt bài tiểu luận đầu tay của
Gấu từ thời còn ‘ở truồng’, viết vào thập niên 1960, trên tờ Nghệ
Thuật, có tên
là
Thế nào là văn chương dấn thân?
Dấn thân, thì bây giờ lỗi thời
rồi. Phải hậu hiện đại cơ. Nhưng có lẽ cũng nên thanh toán cái dòng văn
chương
hiện thực trước đã, rồi tới hiện thực xạo hết chỗ nói, rồi mới có thể
nói về hậu
vệ được.
Bởi vì có vẻ như mấy ông Trùm
ở đó mù tịt về chúng!
Cũng là một cách tưởng niệm ông
Trùm phê bình Mác Xít G. Lukacs
Trong số báo văn học Pháp, Le
Magazine Littéraire, Avril 2005, dành cho Stendhal, Yves Ansel, trong
bài Người
‘đẻ ra’ tiểu thuyết hiện thực [Le fondateur du roman réaliste] viết:
Với Đỏ và
Đen, Stendhal thực sự phát minh ra tiểu thuyết hiện thực: một câu
chuyện mà
không một hành động, không một tư tưởng
nào mà không bị quyết định bởi trò chơi xã hội: Julien Sorel phải, bằng
mọi
cách, kiếm được miếng ăn, ‘gagner son pain’.
Nhìn như thế, thì Nam Cao,
với Chí Phèo quả là người thực sự phát minh ra tiểu thuyết hiện thực
của Mít chúng
ta.
Đọc Đỏ và Đen, đọc song song
với nghiên cứu Mác xít về ‘fétichisme de la marchandise’, về "vật
hóa", la réification, rồi đọc Lukacs, Lý thuyết tiểu thuyết, thì chúng
ta
mới nhận ra vị trí của Chí Phèo của Nam Cao.
Những dòng sau đây, về Sorel, mà chẳng đúng với
Chí Phèo sao:
... nhân vật đầu tiên '
nghiêm túc', được trả luơng, nhân vật thứ nhất nhìn ra, giá trị của
mình tùy
thuộc 'rất căng', vào giá cả trên thị trường; không một tư tưởng, không
một
chiến thuật, không một hành động nào mà thoát ra khỏi nhu cần tối cần
thiết, là
kiếm được miếng ăn [với Chí Phèo, bắt buộc phải có cút rượu kèm theo!]
… le premier héros « sérieux»
salarié, le premier héros qui voit sa valeur dépendre étroitement de
son prix
sur le marché du travail est Julien Sorel, dont pas une des pensées,
pas une
des stratégies, pas une des actions n'est totalement étrangère à la
nécessité
de « gagner son pain ». Tels sont quelques-uns des « petits faits
vrais» qui
ont fait du Rouge une « chronique» qui a sa place dans l'histoire du
roman
réaliste européen.
Cái từ ‘chronique’, trên, làm
nhớ tới định nghĩa của Lukacs, về tiểu thuyết, áp dụng thật đúng y
chang vào
Chí Phèo, và sau này, vào nhân vật chính trong Bếp Lửa:
Để có tiểu thuyết, là phải có
sự đối nghịch căn bản giữa con người và thế giới, giữa cá nhân và xã
hội.
Il faut, pour qu’il y ait
roman, une opposition radicale entre l’homme et le monde, entre
l’individu et
la société.
Tiểu thuyết là một hình thức
tiểu sử tối hảo, une forme biographique par excellence,
và cùng lúc, một ký sự xã hội, trong chiều hướng
mà cuộc tìm kiếm xẩy ra ở trong lòng xã hội đó [une chronique sociale
dans la
mesure où cette recherche se déroule à l’intérieur d’une société donnée]
Cái xã hội Miền Bắc của Chí
Phèo, mà anh ta, khi muốn tìm lại mình, thì đành chết, và của nhân vật,
Tâm,
trong Bếp Lửa, đành bỏ đi, là y chang!
Ngoài thơ ra, tôi trải qua
hai giai đoạn đánh dấu bằng hai tác phẩm văn xuôi. Cuốn đầu, Bếp Lửa,
1954,
miêu tả không khí Hà-nội trước 1954; đi và ở đều là những chọn lựa miễn
cưỡng,
chia lìa hoặc cái chết. Lập tức có phản ứng của những nhà văn cách
mạng. Trong
một bài điểm sách trên Văn Nghệ, một nhà phê bình hỏi tôi: "Trong khi
nhân
dân miền Bắc đất nước ra công xây dựng xã hội chủ nghĩa, nhân vật trong
Bếp Lửa
đi đâu?". Tôi trả lời: "Anh ta đi đến sự huỷ diệt của lịch sử,"
mỗi nhà văn là một kẻ sống sót.
Tác phẩm thứ nhì của tôi, Ung
Thư (1970) có thể coi như tiếp nối Bếp Lửa. Ung Thư là chấp nhận giữa
vô thường
và chút hơi ấm của nỗi chết Cuốn sách
chẳng bao giờ được in ra.
TTT
Tiểu thuyết, một thế giới về
chiều [le monde dégradé], nhân vật chính mang trong người căn bệnh siêu
hình [
le mal ontologique] - nhân vật chính trong Bếp Lửa cũng mang một con
sâu ở giữa
tim, giữa hồn, giữa não - một căn bệnh vô phương cứu chữa: và chỉ thoát
ra bằng
sự thất bại. Thất bại ở đây có nghĩa, như là sự chia lìa không sao hàn
gắn,
giữa nhân vật chính và thế giới bên ngoài, sự thụ động ù lì của gã, chỉ
vì ý
thức của gã quá rộng, trong khi thế giới quá bảo thủ, uớc lệ, không sao
thỏa
mãn nổi. Đấy là nội dung của tiểu thuyết. Về hình thức: Tiểu thuyết bắt
buộc
vừa là một truyện ký [biographie] - tiểu sử, cuộc sống của anh chàng
tên là Tâm
ở trong Bếp Lửa, vừa là một ký sự xã hội [chronique sociale] - xã hội
Miền Bắc,
thành phố Hà Nội đúng hơn, trong cơn xao động của lịch sử.
Và sau cùng, biểu lộ tình
cảm, "Anh yêu quê hương vô cùng, yêu em vô cùng", kết thúc Bếp Lửa,
là một điểm vượt [le dépassement], khi đó, tác giả
- tiểu thuyết gia - rời khỏi thế giới về
chiều, thế giới mộng ảo của tiểu thuyết, và trở lại đời sống thực [Lưu
Nguyễn
về trần]. Đó là lúc ý thức tiểu thuyết gia, vượt ý thức nhân vật, để
tìm lại
cái chính, cái thực [l'authenticité], Lucien Goldmann, diễn ý Lukacs,
gọi đó là
sự chuyển hoá [la conversion], từ thế giới tiểu thuyết qua thế giới
thực, là
đời sống mất đi tìm thấy lại.
Bếp Lửa trong văn chương
Bếp Lửa trong văn chương
[Bản scan bài viết 1973]
Bếp
lửa trong VC
[Ui
choa, khi viết bài này,
mới huyễn hoặc làm sao!
Y chang cả Miền Nam,
những ngày 30 Tháng Tư 1975: Vui sao nước mắt lại trào!]
Sự thực của nhà văn không
phải sự thực của nhà phê bình. Sự thực đời sống [sự thực của những
người đã
chết truyền lưu cho kẻ sống sót. Bếp Lửa, Tựa, lần xuất bản thứ hai,
1965] lại
càng không phải sự thực văn chương. Valéry gọi, đây là ảo tưởng hiện
thực, lòng
tin ngây thơ, văn chương có thể ghi lại thực tại. Nhà văn là một kẻ
"sống
sót", thời gian dùng vào việc viết là một thời gian xác định, nhưng tác
phẩm chỉ sống sót khi vẫn còn là một tác phẩm văn chương - vẫn còn tham
dự vào
dòng thời gian vô định của trí nhớ, của hồi tưởng và của sự đọc.
Bếp Lửa trong văn chương.
Văn, số đặc biệt về TTT [1973].
Những dòng trên, bây giờ
nhìn
lại, nhận ra, chúng được viết dưới ánh sáng của tiểu thuyết mới, của
Barthes,
chứng tỏ Gấu hoàn toàn hồi phục, sau cú đánh của Lukacs, của dòng văn
chương
dấn thân, của dòng văn chương ý thức hệ.
Bây giờ thì tha hồ mà viết,
chẳng cần tại sao viết, viết cho ai, viết để làm gì.
Chỉ là, viết thế nào?
Cái sự gen đột biến, biến
thành ruồi, tay tổ sư Mác Xít Lukasc đã tiên đoán ra được, và gọi là
"vật
hóa", la réification, nhưng ông đổ tội cho tư bản chủ nghĩa, có khuynh
hướng biến con người thành đồ vật, và chỉ có ý thức giai cấp vô sản mới
đảm bảo
cho con người thoát khỏi sự trù ẻo này.
Bài giới thiệu Lukacs, cũng
thường thôi, phần lớn đều là những chuyện được nhiều người biết, tuy
nhiên, sự
kiện, nhà xã hội học Joseph Gabel, trong tác phẩm Ngụy Ý Thức, tìm ra
mắc mớ
giữa lý thuyết “ruồi hóa” của Lukacs, và chứng bịnh thần kinh phân
liệt, thì
quả là quá thú vị!
*