Albert Camus và
đạo đức học của những giới hạn
Hai
mươi năm trước
đây, Albert Camus là một tác giả thời thượng; những kịch phẩm, tiểu
luận và
tiểu thuyết của ông giúp những người trẻ tuổi, sống. Vào lúc đó, bị ảnh
hưởng Sartre,
say mê những tư tưởng của ông ta, tôi đọc Camus mới ngán ngẩm làm sao,
và nhiều
khi còn bực bội về cái gọi là chất trữ tình làm ra vẻ trí thức của ông!
Sau đó, khi tác phẩm di cảo của ông, Sổ Ghi [Notebooks], được
xb, vào
năm 1962 và 1964, tôi bèn đi vài đường tạp ghi, bằng một giọng văn tầm
phào, bố
lếu bố láo, phiến diện, tôi chụp cho cái xác của ông một cái nón mầu
‘xám chưa
đủ xám’[a ‘premature greyness’]. Dựa vào thái độ của ông trước thảm
kịch Algeria
- một vị trí mà tôi thật sự chẳng hiểu cái chó gì, hò theo những kẻ
thù, đối
thủ của ông, không chịu đọc thẳng ông, tôi tự cho phép mình vẽ ra một
hình ảnh
tiếu lâm về ông, một kẻ công chính, một ông bình vôi, the lay saint, mà
những
đệ tử của ông để lên bệ thờ và cứ thế xì xụp!
Tôi đếch thèm đọc ông, cho mãi tới mấy tháng trước đây, may mắn làm
sao, trong
khi theo dõi một vụ khủng bố tấn công ở Lima
[ở Sài Gòn, do tay khủng bố VC nằm vùng DH, cũng một đệ tử của ông,
thực hiện!
Hà, hà!]… . tôi lại mở ra Kẻ Nổi Loạn, một tiểu luận của ông về
bạo động
trong lịch sử mà tôi đã quên mẹ nó từ lâu (hay, chẳng bao giờ hiểu
được).
Ui chao, đúng là một mặc khải.
Cú tìm tòi, nghiên cứu của ông về những nguồn gốc triết học của khủng
bố, món
quà quí báu [đặc sản Nam Bộ của đám VC nằm vùng đem đến cho dân Miền
Nam, trong
có Gấu, đã từng xơi hai trái mìn cờ lê mo của DH hoặc bạn của ông!] của
lịch sử
đương thời, làm cho tôi kinh ngạc đến mất hết cả hồn vía, vì cái sự
sáng suốt,
cái sự xác đáng nóng bỏng của nó, cùng với nó là những câu trả lời cho
những hồ
nghi và sợ hãi mà tôi cảm thấy, về thực tại đất nước tôi. Tôi sướng
điên lên,
khi khám phá ra rằng, một số những nan đề về chính trị, lịch sử và văn
hóa, của
riêng tôi, sau bao nhiêu lần vấp ngã, sa sẩy, té lên té xuống, sau cùng
đã đi
đến những kết luận, những giải đáp y chang của ông Camus!
Trong mấy tháng sau đó, do tôi cứ thế đọc đi đọc lại ông, sau bao bất
đồng
không thể tránh khỏi, cuối cùng tôi thấm đòn, gật gà gật gù chịu ông,
và biết
ơn ông.
Sau đây, tôi sẽ đi vài đường, về cái hình ảnh mới mẻ mà tôi nhìn ra ở
nơi ông.
Để
hiểu tác giả Kẻ Xa Lạ, thì chớ bao giờ quên ba món đặc sản,
đúng ra
phải nói, ba cái cù lần của ông: một kẻ miệt vườn, một tên ven biên, và
một gã
thuộc cộng đồng thiểu số, a provincial, a man of the frontier, and a
member of
a minority. Cả ba món này, theo tôi, đã góp phần tạo nên cách cảm, cách
viết và
cách nghĩ của ông.
Camus là một gã miệt vườn theo đúng nghĩa thật nghiêm ngặt của cái từ
này, vì
ông sinh ra, được dậy dỗ và trưởng thành ở một nơi thật quá xa thành
phố, khu
thị tứ, chốn phồn hoa, ở một nơi thật xa nước Pháp: Algeria, Bắc Phi.
Khi ông
dời hộ khẩu thường trú vào Paris, ông vào lúc đó là đúng cái tuổi Cụ
Khổng gọi
là tam thập nhi lập, Llosa viết, yếu tính mà nói, thì ông đã là cái mà
ông sẽ
là suốt cuộc đời còn lại sau đó, he was already in essence what he
would be for
the rest of his life.
Với tất cả những sự kính trọng, chúng ta có thể phán, Camus là một anh
chàng
nhà quê, cù lần, miệt vườn, theo nghĩa tốt nhất, và tệ nhất của những
cái nón
này!
Thứ nhất, bởi vì, không như mấy thằng cha sống ở những thành phố lớn,
ông sống
trong một thế giới mà ‘quang cảnh quê ta’ thì luôn luôn tràn trề, chỉ
có nó, và
nó mới quyến rũ, mới quan trọng làm sao, làm sao xi măng, cát vữa, nhựa
đường…
so với nó cho được! Cái tình yêu thiên nhiên của Camus thì thường trực
ở trong
tác phẩm của ông. Trong những tác phẩm đầu tay – Beteween Yes and No
[Giữa
Ừ và Không Ừ], Noces [Hôn Lễ, Trần Thiện Đạo, trên báo Văn ngày
nào dịch
là Giao Cảm, nếu Gấu nhớ không lầm], Mùa Hè, Minotaure ou
halte
d’Oran [The Minotaur or the Shop in Oran] - mặt trời, biển, cây
cối, hoa
lá, đất cứng, và những đụn cát nóng bỏng của Algeria là chất liệu thô,
nguyên,
ròng, sẵn sàng chờ được miêu tả, và mở ra suy tưởng.
Chúng là những điểm qui chiếu bắt buộc của tiểu luận gia trẻ tuổi, khi
ông toan
tính định nghĩa cái đẹp, nâng bi cuộc sống, hay lèm bèm về ‘ngứa quá,
ngứa quá’
[thiên hướng nghệ thuật, artistic vocation]. Cái đẹp, cuộc đời, nghệ
thuật,
chúng đan dệt vào với nhau, ở trong những bản văn ngắn ngủi, chau
chuốt, tẩn
mẩn này, và biến thành một thứ tôn giáo tự nhiên, a sort of natural
religion,
một sự hợp nhất thật bí ẩn với đất, với đá, với những thành phần thiên
nhiên [Ngày
sau sỏi đá cũng cần có nhau, là cũng theo nghĩa này], một sự thánh
hoá
thiên nhiên khiến tôi [Llosa] nhớ tới José Maria Arguedas, trong những
cuốn
tiểu thuyết của tác giả này cũng xẩy ra tình trạng tương tự.
Ở
trong những tác phẩm sau này của Camus, phong cảnh – và trên tất
cả, phong cảnh quê ta, miền đất thiên đàng Địa Trung Hải của ông - vưỡn
hiện
diện, thường như là, một ham muốn tàn khốc, an atrocious desire, hay
một hoài
nhớ khủng khiếp, đến trở thành khốn khổ, khốn nạn, rất ư là hơi bị thảm
hại [y
chang Gấu, những ngày sắp lìa đời!], a terrible nostalgia: Marthe và bà
mẹ của
cô, những tên trộm cướp và những tên sát nhân trong Ngộ Nhận,
làm thịt
du khách trong quán trọ, để có một ngày, có đủ vốn liếng, tậu được một
căn nhà
bên bờ biển.
[Ui chao, chẳng lẽ đây là
giấc đại mộng của những anh nhà quê Bắc Kít, những anh Cu Sài, xẻ dọc
Trường
Sơn, hy vọng vô được nước Xề Gòn, kiếm tí chiến lợi phẩm, về làng cũ,
xây cái
nhà gạch nho nhỏ, sửa sang phần mộ cho ông cụ, cưới một em ở Xóm Đoài,
Xứ Đoài
mây trắng lắm?], và cái anh chàng Tướng Về Hưu, Jean Baptiste Clemence,
sau khi
xây dựng xong Địa Ngục, bèn đi vào miền Sa Đọa, The Fall, tên
một tác
phẩm của Camus, sám hối, và trong một khoảnh khắc trầm thống, rống lên
như một
con quỉ, Quỉ Bắc Kít, trong một cuộc độc thoại nội tâm:
“Ôi, mặt trời
Bắc Kịt,
ôi bãi biển Đồ Sơn, ôi những hòn đảo Hạ Long của những trận gió thương
mại, ôi
những hồi ức của thuở thanh niên, chúng mới làm cho đám Bắc Kít chúng
ta chán
chường làm sao!”
[‘Oh, sun, beaches, islands of trade winds, memories
of youth
that make us despair’].
Ở Camus, cái đẹp và cái ấm mà con người được
thừa hưởng
từ thiên nhiên không chỉ thỏa mãn nỗi thèm khát của cơ thể, mà còn là
một thứ
thánh dược thanh tẩy tâm hồn!
Suốt cuộc đời, Camus luôn tỏ ra trung thành với niềm tin, rằng con
người phải
hoàn chỉnh trọn vẹn chính mình, sống trọn với bản chất của mình,
khi mình
tương hợp với thế giới tự nhiên, khi cuộc ly dị giữa nó và thế giới tự
nhiên sẽ
cắt manh mún cuộc hiện hữu nhân sinh của nó. Có lẽ, đây là niềm tin,
kinh
nghiệm của một người lớn lên không nương tay nhờ sỏi, đá, bụi bặm, giọt
mưa,
sợi nắng, và, nó tách Camus ra khỏi cái đám đông khốn kiếp ở thành phố,
ở
Paris, và hơn thế nữa, tách ông ra khỏi cả một tầng lớp trí thức cùng
thế hệ
với ông. Tất cả lũ, nào Mác Xịt, nào Ky Tô, nào tự do, nào hiện sinh,
đều có
một điểm chung: chúng đều thần tượng hoá lịch sử. Sartre và
Merleau-Ponty,
Raymond Aron và Roger Garaudy, Emmanuel Mounier và Henri Lefebvre, ít
ra đều
đồng ý về một điểm: rằng con người là một con người xã hội, và, để hiểu
nỗi
khốn cùng, những khổ đau của nó, và đề ra giải pháp cho vấn đề của con
người,
việc đó chỉ thế xẩy ra, ở trong cái khung lịch sử. Kẻ thù ở bất cứ đâu
đâu, ở
bất cứ điều gì khác, nhưng đám này đều chia sẻ với nhau một giáo điều
rộng lớn
nhất trong mọi giáo điều của thời đại chúng ta: rằng lịch sử là chìa
khóa cho
câu hỏi nhân sinh [that history is the key to the human question], là
nơi chốn,
môi trường, ở đó, trọn số phận của con người được quyết định.
Camus không bao giờ chấp nhận cái sắc lệnh hiện đại này. Không hề chối
bỏ chiều
hướng lịch sử của con người, ông luôn luôn tin rằng, giải thích số phận
con
người hoàn toàn bằng kinh tế, xã hội hay ý thức hệ, là không đầy đủ, và
trên
đường dài, nguy hiểm. Trong Mùa Hè, 1948, ông viết: “Lịch sử
chẳng hề
giải thích vũ trụ tự nhiên, có trước nó, cũng như cái đẹp, ở trên nó”.
Cũng
trong bài tiểu luận, ông phản đối sự lãnh đạo của những đô thị, vì nó a
tòng
[associated: kết hợp] với tính tuyệt đối của lịch sử, và sau này, trong
Kẻ
Nổi Loạn, ông coi đây là những nguồn gốc đưa đến bi kịch chính trị
hiện
đại, thời của những chế độ độc tài, chúng tóm lấy [take] những đòi hỏi
lịch sử,
như là biện minh triết học của chúng.
Ngược hẳn con người thành thị mà những tư tưởng gia hiện đại coi chỉ là
một thứ
sản phẩm lịch sử, mà những ý thức hệ lột sạch máu thịt; con người trừu
tượng,
đô thị này, bị tách ra khỏi đất đá và mặt trời, chẳng còn tí cá nhân cá
nhiếc
gì hết, non-individualized, không còn đồng nhất với gốc gác miệt vườn,
với cánh
đồng bất tận [đất đá, mặt trời, sông nước, con người… là một], con
người đó
biến thành một quần đảo của những phạm trù tinh thần, Camus nói về con
người tự
nhiên, được nối kết với thế giới của những phần tử như đất, như đá, như
sông,
như nước… rất hãnh diện, tự hào về cái vẻ rắn chắc của cơ thể của mình,
yêu cơ
thể, thân xác của mình và cố gắng thoả mãn nó, làm cho nó hài lòng, con
người
tự nhiên này nhận ra một điều, sự hài hòa giữa khung cảnh và vật chất
[matter],
thì không chỉ là sự viên mãn của lạc thú, và còn là sự xác nhận tầm lớn
lao vĩ
đại của con người. Của anh ta. Con người này, thì elemental [có
tính
phần tử, nguyên tố…] không chỉ vì những lạc thú của anh ta đơn giản, và
trực
tiếp, mà còn vì, anh ta thiếu [lack] sự gọt rũa cho thành đẹp của xã
hội [social
refinement], thiếu trò ma mãnh, nghĩa là, anh ta chẳng kính trọng qui
ước, mù
tịt về thất vọng, chán chường, và tình tiết [intrigue], mù tịt về cái
gọi là
tinh thần thích ứng, gia nhập, [hội đoàn hội điệc, cộng đồng, cộng
điếc, thua,
đếch có tớ!], và lại càng chẳng có tí tham vọng quyền lực, vinh quang,
và của
cải tiền bạc!
Đó là những điều mà anh ta không thể khinh miệt, bởi vì đếch biết đến
chúng!
Những đức tính, hạnh kiểm của anh ta, là sự thẳng thắn, giản dị, hơi bị
tỏ ra
thích, một cuộc sống X-pác-tơ [a Spartan life], những đức hạnh như thế,
theo
truyền thống mà nói, hầu hết kết hợp với cuộc sống nhà quê, thôn dã,
tỉnh nhỏ,
và nói một cách khác, với thế giới tà giáo, a pagan world. Chuyện gì
xẩy ra khi
một ông nhà quê, cù lần, một con người của thiên nhiên, như thế, nổi
hứng lên,
đòi cho hắn ta cái quyền, có cái phần của mình, ở trong một thành phố?
Một thảm
kịch: Thành phố sẽ tóm lấy, bóp nghẹt, đè nát, hủy diệt anh ta. Đây là
đề tài
của cuốn tiểu thuyết đẹp nhất, bảnh nhất của Camus: Kẻ Xa Lạ, The
Outsider.
Từ lâu nay, người ta cứ lải nhải, lập đi lập lại, đây
là một cuốn tiếu
thuyết
về bất công trên thế gian, injustice in the world, và, trong cuộc sống,
in
life, một minh họa văn học về triết học của sự phi lý mà Camus cố gắng
miêu tả
trong Huyền thoại Sisyphe. Bây gờ đọc, nó xuất hiện, trên tất
cả, như là
một tranh luận, argument, chống lại sự độc tài của qui ước và dối trá,
mà cuộc
sống xã hội dựa trên đó. Meursault, một cách nào đó, là một kẻ tử đạo
sự thực,
a martyr to truth. Điều dẫn tới cầm tù, kết án, và sau cùng, xử tử anh,
là sự
‘không thể mang tính bản thể’, his ontological inability, để che đậy
những cảm
nghĩ của mình, để làm điều người khác làm: chơi cuộc chơi, play a part.
Thật là
vô phương, đối với anh ta, thí dụ, làm ra vẻ quá đau đớn khi dự đám
tang của mẹ
mình; anh ta cũng đau, chắc hẳn, nhưng không thể ‘làm ra vẻ’ quá đau,
hay thốt ra
những lời lẽ đúng qui ước của xã hội. Anh ta cũng không thể bầy ra,
trước ông toà,
sự ăn năn, sám hối, vì tội giết người, như là ông toà và mọi người đòi
hỏi. Anh
ta bị trừng phạt vì những điều này, chứ không phải vì tội ác mà anh ta
phạm.
Từ
một điểm đứng khác, có thể coi, cuốn tiểu thuyết là một tuyên ngôn, coi
đời sống
thì bảnh, không có gì quí hơn nó, so với mọi thứ khác, a declaration in
favor
of the superiority of this life above any other. Meursault – con người
nhân tố,
the elemental man – thì có học, ăn nói gọn gàng, vừa đủ, cư xử hòa nhã
(cái tội
ác của anh ta, thực sự ra mà nói, nó đúng là một thứ công việc của sự
tình cờ,
a work of chance], và anh ta chỉ mất tự chủ, và trở thành khó chịu, cáu
kỉnh,
khi mọi người nói với anh ta về Thượng Đế, khi một người nào đó – như
ông tòa,
hay vị thầy tu nhà tù - từ chối không kính trọng niềm tin vô thần của
anh ta,
his atheism (đúng hơn, niềm tin tà giáo của anh ta, his paganism), cùng
một đường
hướng, như là anh ta kính trọng niềm tin của những người khác.
Những thái độ tra hỏi theo kiểu giáo lý, bè phái, trấn áp… làm anh ta
bực, ‘lại
đâm bực’. Tại sao? Bởi vì tất cả, mọi thứ mà anh ta yêu, và hiểu, thì
tràn đầy
ra đấy, bầy ra trước mắt: biển cả, mặt trời, những buổi hoàng
hôn, làn da
mịn màng, trẻ măng, thơm như múi mít của em Maria [the young flesh of
Maria]. Với
cùng một vẻ dửng dưng thú vật mà với nó, anh ta trau giồi, gặt hái
những cảm
quan của mình, Meursault nói lên sự thực: điều này khiến những người
chung
quanh anh nghĩ anh là một con quái vật. Bởi vì sự thực, cái sự thực tự
nhiên
thoát ra khỏi miệng của anh ta, thì cũng giống như mồi hôi toát ra từ
làn da
của Maria, và cái đó thì thật là kỳ kỳ với ba trò thuần lý làm nên cuộc
sống xã
hội, cộng đồng con người trong lịch sử.
Meursault, trong rất nhiều
đường hướng,
là một hóa thân, an alter ego, của Camus: ông cũng yêu cuộc đời này một
cách
hăm hở, cuồng nhiệt, tới chỉ, như những kẻ thần bí yêu một thế giới
khác, [khác
cái thế giới của chúng ta, hẳn thế!], ông cũng có cái thói xấu, là nói
ra sự
thực, và ông cũng là người, nhân danh sự thực – trên tất cả, trong
chính trị -
không ngần ngại lăng mạ những qui ước của thời của ông. Chỉ một người
"kẻ
ở miền xa" [tên một bản nhạc sến], không quen với những show trình diễn
[như trên eVăn] những mẫu mã, những hàng độc mới ra lò [last fashions],
tỉnh bơ
trước trò đểu cáng, nô dịch của thành phố, như Camus, thì mới có thể, ở
trên
đỉnh cao của niềm tin vào hệ thống, bảo vệ luận đề, rằng, những ý thức
hệ, chạy
trời không khỏi nắng, chỉ đưa đến nô lệ và tội ác, [Không biết Llosa
muốn nói
nhắc tới một câu mà Gấu, đọc, mê quá, bèn chôm liền, đưa vào bài viết
về… Võ
Phiến, nhà văn Bình Định: Những con đường đưa cá nhân đến tội ác / đưa
xã hội
đến cách mạng, là như nhau. Camus, Thèse sur Dostoevsky: Les mêmes
chemins qui
mènent l’individu au crime mènent la société à la révolution)], và
khẳng định,
đạo đức là một đòi hỏi cao, chính trị phải cúi đầu trước nó. Ông còn
muốn trở
thành nhà vô địch, ở trong hai môn chơi, mà thiên hạ hồi đó, chỉ nội
nghe nhắc
đến tên, là đã bật cười một cách khả ố: Tự Do, và Cái Đẹp.
Văn
phong của Camus thì có vẻ lạc thời, lỗi điệu [anachronic], trang
trọng
[solemn] và kiểu cách [mannered]. Nó làm chúng ta nhớ tới một trong mấy
anh
chàng nhà quê, tỉnh lẻ, mỗi sáng Chủ nhật, đánh bóng đôi giầy, diện bộ
đồ viá,
đi dạo công viên, nghe ban nhạc trình diễn. Văn xuôi của ông chứng tỏ
một sự
giả bộ thường hằng, a constant affectation, theo một nghĩa đẹp nhất của
từ này.
Sự trầm trọng, hoàn toàn thiếu vắng tính u mặc [humor], vẻ cứng nhắc
của nó,
tất cả đều rất ư là mưa đêm tỉnh lẻ, đúng chất sến của đám Mít Nam Bộ
chúng ta,
trong có Gấu, tất nhiên!
Những câu văn thường là ngắn của Camus được ông chau chuốt, tinh chế,
gọt rũa
đến tận xương tuỷ, to the essential, và mọi câu như thế thì đều tuyệt
hảo như
một viên đá quí. Nhưng chuyển động hay tiềm lực của nó, như là một toàn
thể, as
a whole, thì thường yếu xìu. Đây là một thứ văn phong uy nghi, đẹp như
một bức
tượng, và - ngoại trừ tính hàm súc, và sự hiệu quả mà qua nó, một ý
tưởng được
biểu tỏ – nó có vẻ ngây ngô thế nào ấy, naïf,: đây là thứ văn phong
ngột ngạt,
cổ lỗ, có mùi hồ [hồ, như trong có bột mới gột nên hồ]. Quả là một
nghịch lý,
một nhà văn hiện đại, kẻ vinh danh cuộc sống tự nhiên, trực tiếp, với
những lập
luận quyến rũ nhất, thuyết phục nhất; cũng chính người này, bằng tản
văn của mình,
lại là một trong những nhà viết văn xuôi ‘nghệ thuật’ nhất, most
‘artistic’,
[vừa chạm trổ, gọt rũa, vừa giả tạo, mất hẳn vẻ tự nhiên, artificial]
vào bậc
thầy của thời của mình.
Ngoài những quan tâm về văn học, cũng còn có những giá trị mà Camus
trau giồi
và bảo vệ, chúng đã bị lưu vong ra khỏi thành phố: Những giá trị về
danh dự, và
tình bạn, từ một thế giới của sự cô đơn, và của những con người đểu giả
[cynical people]. Đó là những giá trị cá nhân, do định nghĩa, chúng
cưỡng lại
một quan niệm hoàn toàn có tính xã hội về con người. Ở trong những giá
trị này,
Camus nhìn ra hai hình thức của cứu chuộc cho thứ chủng loại là giống
người,
một đường lối để tái phục hồi [regeneratre] xã hội, và một ‘tình người,
tình
bạn’, thứ ‘bạn quí’, thật hách xì xằng, và thật đặc quyền đặc vị [a
superior
and privileged type of human relationship].
Camus
là một con người của vùng biên cương, ông sinh ra và sống tại một
vùng
ven căng thẳng, dữ dằn, giữa Âu Châu và Phi Châu, Tây Phương và Hồi
Giáo, một
xã hội kỹ nghệ hóa và kém mở mang. Kinh nghiệm ngoại vi, ngoại biên này
đem đến
cho ông, như một gã Âu Châu, một cái nhìn đa dạng, rối rắm [a complex
view] về
thế giới của riêng ông. Một mặt, ông thấy mình dễ dàng nhập vô văn hóa
đó, hơn
những kẻ sống ở trung tâm, không thể phán đoán, và đánh giá
[appreciate], ý
nghĩa của văn hoá mà họ thuộc về nó. Mặt khác, ông cảm thấy mình xốn
xang hơn,
hục hặc hơn, ngửi ra sự hiểm nguy, và, quan tâm tới sự yếu ớt của hạ
tầng cơ sở
của xã hội hơn, so một người nào khác.
Tôi không buộc tội Camus, về chủ nghĩa vị chủng tộc của ông, về chuyện
ông
không màng tới những nền văn hóa còn lại của thế giới, bởi vì ông quá
Âu Châu
[he was profoundly European] theo một nghĩa phổ cập của từ này. Sự thực
là, Âu
Châu và những vấn đề của Âu Châu ở trung tâm những tác phẩm của ông,
điều này
không giảm trừ, nhưng đóng khung, khoanh vùng chúng, trong những giới
hạn rõ
rệt, chính xác.
Khi Camus để mình vướng vào những vấn đề của Thế Giới
Thứ Ba –
như những khổ đau của người Kabyles, hay là đàn áp dân thuộc địa tại
Madagascar
– ông làm như thế trong viễn tượng đại lục, a continental perspective.
Ông tố
cáo những sự kiện – và đây là lời tố cáo nặng nề nhất mà ông đã từng – làm
ô
nhục Âu Châu. Âu Châu mà Camus chống đỡ, bảo vệ, một Âu Châu mà ông
muốn
gìn giữ, làm tăng sinh lực, và dâng hiến, như là một khuôn mẫu cho thế
giới, là
Âu Châu của một kẻ tà đạo hiện đại, và phía Nam [the Europe of a modern
and
southern pagan], một kẻ cảm thấy rằng, nó được thừa hưởng và bảo vệ
những giá
trị thoát thai từ một Hy Lạp cổ đại: Sự thờ phụng cái đẹp nghệ thuật
[artistic
beauty], và cuộc thoại với thiên nhiên; tiết chế, bao dung, và đa dạng
xã hội,
social diversity; cân bằng giữa cá nhân và xã hội; một dàn xếp dân chủ,
a
democratic arrangement, cho cả hai, những yếu tố hữu lý và phi lý,
trong cuộc
sống, và một sự kính trọng nghiêm ngặt cho tự do. Ky tô giáo và chủ
nghĩa Marx
bị gạt bỏ [banish], khỏi thế giới không tưởng tương đối này [this
relative
utopia, chữ của Camus]. Camus luôn chống đối cả hai, bởi vì, theo cách
nhìn của
ông, cả hai, vì những lý do khác nhau, làm giảm phẩm giá con người.
Nói,
Camus là một nhà dân chủ, một gã tự do, một tay cải tổ, thì chẳng đi
đến đâu,
mà có khi còn phản tác dụng […would not be very useful, rather, it
would be
counter-productive], bởi vì những quan niệm này – và ở đây, chúng ta
phải nhận
rằng, là một trong những chiến thắng vĩ đại nhất của những ý thức hệ
toàn trị -
sẽ đưa đến định nghĩa, về mặt tốt nhất, sự ngây thơ chính trị, và, về
mặt tệ
nhất, những mặt nạ giả đạo đức của những kẻ phản động và những kẻ bóc
lột. Tốt
hơn hết, là cố gắng định nghĩa, những quan điểm đó, có nghĩa gì, đối
với Camus.
Cơ
bản mà nói, Camus thẩy hết cả chủ nghĩa toàn trị vào thùng rác, khi coi
nó như
là một hệ thống xã hội trong đó con người không còn là một cứu cánh mà
chỉ là
một dụng cụ. Đạo đức học của những giới hạn là một hoàn cảnh, tình
trạng [a
state], khi đó, sự đối lập, tương phản, the antagonism, giữa phương
tiện và cứu
cánh biến mất, ở đó, phương tiện biện minh cứu cánh, chứ không phải
ngược lại.
Đề
tài - về chủ nghĩa toàn trị, quyền lực toàn trị, những cực điểm của
khùng điên,
có thể sẽ xẩy ra [to be reached: sẽ đạt tới], khi con người vi phạm
[violate:
hiếp đáp], đạo đức học của những giới hạn này - đã ám ảnh Camus suốt
cuộc đời
của ông. Nó là nguồn hứng khởi để ông viết ra ba vở kịch, Caligula,
State of
Siege, Tình trạng vây hãm, và The Just Assassins, Những kẻ công chính,
tiểu
luận đẹp nhất, The Rebel, Kẻ nổi loạn, và cuốn tiểu thuyết của ông, The
Plague,
Dịch hạch. Chỉ cần nhìn vào thực tại hôm nay, là bèn nhận ra rằng, ám
ảnh của
Camus, về khủng bố quốc gia, độc tài nhà nước hiện đại, đã được chứng
nghiệm,
justified, và nó mới tiên tri ra làm sao, tới cỡ nào!
Những
tác phẩm này, chúng bổ túc cho nhau, miêu tả và giải đáp những khía
cạnh khác
nhau của cùng một hiện tượng.
[Còn
gì chứng nghiệm hơn, tiên tri hơn, là sự kiện, nhà khủng bố VC nằm
vùng, DH,
một tay cầm cuốn Những kẻ công chính - mà ông ta là một trong những kẻ
đó, một
tên sát nhân chính trực -, một tay lái xe Honda, túi thủ trái bom, tới
trạm gác
Ngụy, bỏ cuốn sách của Camus vào giỏ xe phía trước, lấy trái bom ra,
liệng vô
trạm gác, và tà tà chạy xe tiếp. Ông này chẳng đã từng phán, tớ đọc
Camus rồi
đi làm cách mạng, đâu có đọc Marx!]
Nhưng
thật bất công, khi cho rằng, chủ trương cải tổ, reformism, của Camus,
thì cũng
như tiếng nói sa mạc, đi biển gọi thầm, trong nỗ lực đòi hỏi tự do
chính trị,
kính trọng nhân quyền [ở đây, quyền cá nhân, rights of the individual],
quên đi
rằng, con người còn là nạn nhân của những ‘dịch hạch’ khác, ghê rợn, dữ
dằn như
đàn áp, oppression, và có khi còn khốc liệt hơn nhiều. Camus biết, bạo
lực có
nhiều bộ mặt, rằng, nó gây thương tổn, inflict, độc địa nhất, tàn nhẫn
nhất,
qua đói khát, bóc lột, vô học, ngu si đần độn, ignorance; rằng tự do
chính trị,
thì là cái chó gì [worth little: có giá tí ti] đối với một người sống
trong
nghèo đói, không văn hóa, without culture, và làm việc như một con vật.
Và ông
biết tất cả những điều này, qua kinh nghiệm riêng tư, cá nhân, vì là
một thành
viên trong một cộng đồng thiểu số, như tôi đã từng nói.
Ông
sinh ra, như là một tên chân đen,
a pied noir, một trong một
triệu
người Âu
Châu, họp thành một thiểu số đặc quyền giữa bẩy triệu người Ả Rập
Algerian.
Nhưng cộng đồng thiểu số đặc quyền người Âu Châu này thì không đồng
nhất. Có
những người giầu có, trung lưu, và nghèo khổ, và Camus thuộc thứ tệ
nhất, thấp
nhất trong thiểu số này. Cái thế giới của tuổi thơ và tuổi mới lớn của
ông thì
quá nghèo khổ. Cha ông là một công nhân, và khi ông chết, bà mẹ phải
làm nghề
đầy tớ. Ông chú, người bảo hộ ông, người
đầu tiên dậy ông đọc, là một tên đồ tể cuồng tín. Ông học hành nhờ học
bổng, và
khi bị bịnh lao, vô nhà thương thí. Những từ như ‘nghèo đói’, ‘bất lực
không
làm sao chống đỡ, tự bảo vệ, ‘defenceless’, ‘bóc lột’, đối với ông,
không phải
là từ những cuốn cẩm nang cách mạng, như mấy tay trí thức, học sinh,
sinh viên
của Miền Nam Việt Nam, đám bợ đít VC, nhưng mà là từ kinh nghiệm hàng
ngày. Vì
lý do đó, thật là hoàn toàn lầm lẫn khi buộc tội ông là vô cảm trước
những vấn
đề xã hội, insensible to social problems.
Con
người ký giả ở trong ông, trong rất nhiều dịp, đã tố cáo sự bất công
kinh tế,
tệ phân biệt, và thiên kiến xã hội, cũng bằng một cái nhìn trong sáng
mà con
người tiểu luận ở nơi ông sử dụng, để chiến đấu chống lại khủng bố của
đám
quyền chức. Đây là điều ông viết, vào năm 1939, trong Sự khốn cùng ở
Kabylia,
tố cáo hoàn cảnh khủng khiếp của những người kabilas ở Algeria, vì bài viết
mà ông bị
trục xuất ra khỏi xứ sở. Trong tư tưởng của Camus, bóc lột kinh tế con
người
thì cũng bị kết án y hệt như đàn áp chính trị. Và cũng cùng lý do đó,
xuyên qua
niềm tin nhân bản của ông, là, cá nhân con người là cứu cánh, không
phải phương
tiện, kẻ thù của con người thì không phải chỉ là cái thằng đàn áp nó,
mà
còn là
tên khốn kiếp đã bóc lột nó, để hưởng lợi; ngoài cái tên VC tống nó vô
trại tập
trung cải tạo, còn có tên 'tư bản', đỏ cũng có nữa, biến nó thành cái
máy sản
xuất. Nhưng, sự thực là, một khi định cư tại Pháp, Camus tập trung vào
đàn áp
chính trị, và đạo đức hơn là kinh tế. Thứ nhất, do nó nóng bỏng ở nơi
ông [ông
ta, như tôi đã nói, là một gã Âu Châu, mà điểm qui chiếu chính với ông,
lẽ dĩ
nhiên, là thực tại Âu Châu], vào giai đoạn mà ông sống [ở đó]. Vào
những năm
hậu chiến, khi, đối đầu với nạn triều cường là chủ nghĩa Marx, sử tính,
ý thức
hệ, tất cả đều nỗ lực giản trừ con người về một vấn đề xã hội, tác phẩm
của
Camus càng trở nên quan trọng, thúc bách, như là một đối trọng, chúng
nhấn mạnh
đến một điều mà cả lũ kia vờ đi: đạo đức.
Nhưng
chúng ta phải nhớ một điều là, kẻ phê phán nặng nề cách mạng, nhân danh
ý thức
hệ, thì chính anh ta cũng là một kẻ nổi loạn, và, tư tưởng của anh ta,
trên nền
tảng đạo đức, biện minh cái quyền của con người chống lại sự bất công.
Điều
khác biệt ở đây là giữa cách mạng và nổi loạn, rebellion. Liệu cả hai
đều dẫn
tới bạo động, và không thể tránh?
Bởi
vì với Camus, cách mạng là một kẻ đặt con người dưới sự sai khiến của
những tư
tưởng [the revolutionary is a person who places man at the service of
ideas],
một kẻ được sửa soạn để hy sinh con người đang sống cho con người sắp
tới [who
is to come], kẻ đẩy đạo đức vào trong một tiến trình được điều khiển,
được cai
trị bởi chính trị, kẻ chọn công lý thay vì đời sống, [who prefers
justice to
life], kẻ tin tưởng vào cái quyền được nói dối, và quyền giết người, vì
lý
tưởng. Một kẻ nổi loạn có thể nói dối, có thể giết người, nhưng anh ta
biết,
anh ta không có quyền làm như thế, và nếu, một khi anh ta xử sự như
thế, là anh
ta đe dọa nghĩa cả của anh ta [he threatens his cause]. Anh ta không
thể đồng
ý, ngày mai ca hát vì ngày hôm nay chưa thấy ca hát! [Anh ta không đồng
ý, ngày
mai hơn ngày hôm nay, he does not agree that tomorrow should take
preference
over today]; anh ta biện minh cứu cánh bằng phương tiện, và anh để
chính trị
phục vụ một nghĩa cả, cao hơn nó – và đó là đạo đức.
Liệu
cái món “không tưởng tương đối” này, của Camus, quá tầm tay chúng ta?
Có thể
thế, nhưng cũng đáng thòm thèm [desirable] vậy, và chắc chắn, nó bảnh
hơn, đáng
kính hơn so với mấy thứ đang ăn khách, it is more honorable than other
models
of current action. Sự kiện, mấy kiểu mẫu đang ăn khách kia thành công
mau lẹ
không có nghĩa chúng ưu việt hơn món hàng “không tưởng tương đối” của
Camus,
bởi vì sự thực về nỗ lực của con người thì không thể đo lường được bằng
hiệu
quả mà nó đạt được, [như Mít nói, không thành công thì thành nhân, thí
dụ vậy].
Nhưng nếu có ai đó thắc mắc về giới hạn rõ rệt, mà Camus đặt ra, về
hành động
nổi loạn, thì người đó không thể chối cãi được một điều, trong lý
thuyết cũng
như trong thực hành, Camus không phải là cái thứ người chịu thần phục,
he was
an nonconformist, ông là một đối thủ của “định mệnh đã an bài”, ông
chống lại
điều gọi là “cái nước mình nó như thế”! [he was an opponent of the
established
order]."
Tôi
muốn chấm dứt bài viết bằng cách nhắc tới một khía cạnh của Camus mà
tôi rất ư
là đồng điệu. Thời này là thời của nhà nước, và con quái vật này lấn
chiếm hết
mọi xứ sở, miền đất, cả những vùng trước nay coi như an toàn, được bảo
vệ, xoá
nhòa biên giới, sự khác biệt, tạo ra một sự đồng đều giả hiệu [trừ khử
những
cách biệt, như Caligula], và con quái vật cũng tác động [affecting] tới
giới
văn nghệ sĩ khiến họ qụy ngã trước bổng lộc, đời sống vật chất và trở
thành
nhân viên bàn giấy, tay chân của quyền lực. Tôi muốn nói tới liên hệ
giữa người
sáng tạo, creator, và những nguyên lý cai quản những xã hội [the
principles
that govern societies]. Như Breton và Bataille, Camus cảnh báo, vào lúc
chung
cuộc, sẽ có một vực thẳm không làm sao bắc cầu, giữa hai thế lực trên,
bởi vì,
phận sự của kẻ sáng tạo, là lo điều hòa, sửa sai, và tạo đối lực giữa
những thế
lực ở trong xã hội. Quyền lực, bất cứ quyền lực nào, thì đều chứa trong
nó
những mầm mống của điều gọi là ‘muôn năm trường trị’,
self-perpetuation, và,
nếu không được kiểm tra, nó sẽ phát triển giống như căn bệnh ung thư,
và dẫn
tới chuyên chế, độc tài. Trong thời hiện đại, với sự phát triển của
khoa học và
kỹ thuật, đây là một nguy hiểm đạo đức: thời đại của chúng ta là thời
đại tuyệt
hảo của những chế độ độc tài, của cảnh sát trị, của những chiếc PC, và
những
nhà phân tâm học, bịnh lý học. Chống lại sự đe dọa này - nó là kẻ nội
thù, ở
trong mọi cơ cấu quyền lực - là một địch thủ, tuy nhỏ bé, nhưng cương
quyết,
bướng bỉnh, lỳ lợm, đứng ngáng đường, giống như David chống lại
Goliath: người
sáng tạo, the creator. Với anh ta, bởi vì tính của anh ta là như thế,
bởi cái
sở hụi của anh ta là như vậy [by the very nature of his office], cái
chuyện
chống giữ, bảo vệ tự do, vừa là bổn phận đạo đức, vừa là còn do, nếu
không
chống, thì sẽ chết vì “ngứa quá” chịu không nổi, [chôm chữ của nhà đại
phê bình
để dịch cụm từ a “physical need”, ở đây]. Hơn thế nữa, tự do là một đòi
hỏi
mang chất yếu tính, của thiên hướng của anh ta, nghĩa là, của cuộc đời
của anh
ta. Trong “The Banishment of Helen”, Sự bãi bỏ Helen, Camus viết: "Tinh
thần lịch sử, và nghệ sĩ, mỗi đứa mỗi bên, bằng đường hướng riêng của
nó, đều
muốn làm lại, remake, thế giới. Thằng cha nghệ sĩ, do bản chất của nó,
hiểu
được những giới hạn mà tinh thần lịch sử đếch làm sao hiểu được. Chính
thế mà,
cái thằng sau [tinh thần lịch sử] chấm dứt bằng bạo tàn, bạo chúa, bạo
lực,
bằng VC độc tài, độc đảng, [đúng như thế, vì đảng CS Mít, đúng “từ khi
chưa có
nó”, từ khi chỉ có thằng Tây mũi lõ, cho đến khi ăn cướp được Miền Nam,
là biến
thành Con Quỉ Bắc Kít!]. Còn thằng nghệ sĩ, niềm đam mê của nó, là đam
mê tự
do. Tất cả đám này, chiến đấu cho tự do, xong, bèn chiến đấu cho cái
đẹp.”
Vào
năm 1948, trong một cuộc nói chuyện ở Salle Pleyel, Camus lập lại: “Vào
một
thời đại mà kẻ chiến thắng, chinh phục, bằng luận lý của thái độ của
anh ta [by
the logic of his attitude], trở thành một tên hành quyết, an
executioner, hay
một tên cảnh sát, một gã công an, thì chàng nghệ sĩ bắt buộc phải là
một gã
cứng đầu cứng cổ, một tên ngoan cố, [a recalcitrant]. Trước xã hội
chính trị
đương thời, thái độ bảnh nhất và độc nhất, của người nghệ sĩ, ngoại trừ
anh ta
tính từ bỏ nghệ thuật của mình, là đếch thèm chơi với chế độ, không
điều kiện
điều kiếc, không biên tập biên tiếc gì hết, [In the face of
contemporary
political society, the only coherent attitude of the artist, unless he
prefers
to renounce his art, is unconditional rejection.]”. Tôi tin tưởng rằng
bây giờ,
tại Mỹ Châu La Tinh, tại đây, xứ sở của chính tôi, thật khó khăn nhưng
bắt buộc
phải như vậy, là, bất cứ kẻ nào vẽ, viết, hay soạn [nhạc, kịch...], kẻ
đó phải
hiểu rằng, tự do là điều kiện chính của sự hiện hữu của anh ta, và anh
ta phải
gìn giữ cho được sự độc lập của mình, và nhắc nhở đám cầm quyền, ở bất
cứ thời
điểm nào, bằng bất cứ phương tiện gì, về đạo đức học của những giới hạn.
Có
thể, tiếng nói đó, của Camus, một tiếng nói của lẽ phải, reason, điều
độ,
moderation, bao dung, tolerance, thận trọng, prudence, nhưng còn là của
can
đảm, tự do, cái đẹp, và lạc thú, thì không kích thích, stimulating, và
cũng
không quyến rũ, đối với những người trẻ tuổi, so với của những nhà tiên
tri của
phiêu lưu bạo động, hay của từ chối mang tính khải huyền, apocalyptical
denial,
như Che Guevara, hay Frantz Fanon, chúng làm cho đám trẻ trở nên khích
động,
tạo hứng khởi cho họ, khiến họ sướng điên lên! [to such a degree]. Tôi
nghĩ,
điều này thì thực là không đúng, unjust. Như sự đời hiện nay, as things
are
today in the world, những giá trị và những tư tưởng – ít nhất là rất
nhiều
trong số này – mà Camus đề xuất, và hỗ trợ, đã trở nên cần thiết, cho
cuộc
sống, để mà sống được, for life to be livable, cho xã hội, để cho nó là
một xã
hội thực sự người, cũng cần thiết như là những giá trị mà Che và Fanon
biến
chúng thành tôn giáo, và cả hai từ bỏ cuộc sống của họ vì nó.
Kinh
nghiệm hiện đại cho chúng ta thấy, tách biệt sự chiến đấu
chống lại cái đói, sự bóc lột, và chủ nghĩa thực dân thuộc địa, ra khỏi
cuộc
chiến đấu cho tự do, và phẩm giá của cá nhân con người, thì thật đúng
là tự
sát, phi lý, cũng như tách rời ý nghĩ về tự do ra khỏi ý nghĩ về công
lý thứ
thiệt, true justice, và chuyện này xung khắc, incompatible, với chuyện
phân
chia không đúng [unjust distribution] của cải và quyền lực. Ôm tất cả
mớ đó,
gom chung thành một cục, đưa vào một hành động chung, cho chỉ một mục
tiêu, a
single goal, thì, lẽ dĩ nhiên rất khó khăn, và là một cuộc phiêu lưu
đầy rủi
ro, nhưng chỉ qua một cuộc phiêu lưu như vậy, xã hội mới có ngày biến
thế gian
thành thiên đàng, thứ thiên đàng mà những tín đồ tôn giáo tin tưởng,
cho một
kiếp sau, trong một thế giới khác. Như Camus viết: “Đời sống thì tự do
cho mọi
người và đúng là cho tất cả” [“Life is free for everyone and just for
all”],
một khi mà chúng ta đăng nhập vào cuộc chiến đấu này, và đeo đuổi nó
cho tới
khi chiến thắng, kệ mẹ ai nói gì thì nói, thù nghịch gì cũng kệ cha,
thì khi
đó, đọc đi đọc lại Camus, mới càng thấy quí giá vô vàn đối với chúng ta.
Mario Varga Llosa
Lima,
18 May,
1975
NQT chuyển ngữ