Notes
|
Trên số
Le Magazine Littéraire,
Tháng Chín, 2009, có một bàn tròn văn học, giữa một số nhà văn lưu
vong, do Tâm
Văn Thi thực hiện.
Có giai
thoại thú vị sau đây,
do Atiq Rahimi, Goncourt 2008, kể, về Nasro Dinh, một nhân vật huyền
hoặc của văn
học nước ông, Afghanistan:
Một
buổi tối, có người bắt gặp
Nasro Dinh cầm một ngọn đèn, loay hoay tìm kiếm chìa khoá nhà của ông;
người đó
bèn kiếm phụ, và bất giác hỏi, nhưng ông mất nó ở đây hả, và ông ta trả
lời, không
phải ở đây, mà ở gần nhà tôi; vậy sao lại kiếm ở đây; ở đó, làm gì có
đèn mà kiếm.
Câu
chuyện trên tương tự câu
của Adam Mickiewicz, Milosz trích dẫn, trong
Ghi chú về lưu vong:
Anh ta
không tìm thấy hạnh phúc, bởi vì làm gì
có hạnh phúc ở xứ sở của anh ta.
He did not find
happiness, for there was no happiness in his
country.
Adam
Mickiewicz. Milosz trích dẫn
Lưu vong: Cách sử dụng
Hãy coi lưu vong là số kiếp,
theo nghĩa một thứ bịnh không sao chữa lành, chỉ có cách đó mới giúp
chúng ta vứt bỏ vào thùng rác những hoang tưởng về mình.
Lưu Vong: Khuôn Mẫu
Anh ta biết nhiệm vụ của mình,
và nhân dân đang chờ đợi những lời nói của anh, nhưng anh bị cấm nói.
Bây giờ, ở nơi anh đang ở, anh tha hồ mà nói, nhưng chẳng ai thèm nghe,
vả chăng, anh quên mẹ những gì anh phải nói.
Lưu vong: Thích nghi
Sau nhiều năm lưu vong, chúng
mình bèn tưởng tượng đời mình như thế nào, nếu chẳng lưu vong.
Lưu Vong: Chán Chường
Cú đánh đầu
tiên
vào đầu một nhà văn lưu vong, đúng như Võ Phiến đã từng cảm nhận: Nhà
văn lưu
vong không đem theo được cùng với ông ta, độc giả thân thương của mình!
Như thế có nghĩa, cùng với sự mất tích độc giả, nhìn vào những trang
viết cũ cứ
như nhìn vào hư vô.. là chán chưòng, tuyệt vọng, là sợ đếch ai còn biết
đến tên
ta [loss of name], sợ thất bại, và những dằn vặt về đạo đức [moral
torment].
Nhà văn lưu vong đau khổ bởi vì anh ta lúc nào cũng phải bám vào ý
thức, thói
quen tập thể. Có lẽ, anh ta, nhà văn như thế đó, chưa hề bao giờ học
đứng bằng
đôi chân của chính mình.
Anh ta có thể thắng, nhưng chỉ khi nào, trước đó, anh ta bằng lòng thua
[He may win, but not before he agrees to lose]
Lưu
vong là lâm vào tình cảnh thật đáng ngờ, nếu nói về mặt đạo đức, bởi vì
nó bẻ gãy kết nối của một con người với đám đông, nói rõ hơn, nó
tách một cá nhân ra khỏi một nhóm, và cá nhân này ngưng không còn chia
sẻ kinh nghiệm của mình với những đồng nghiệp bị bỏ lại. Những dằn vặt
về đạo đức phản ảnh sự vấn vương của anh ta với một hình ảnh hào hùng
về chính mình, và anh ta phải, từng bước từng bước, đi tới một kết luận
thật thê lương thật đau đớn, là: thật khó mà làm được một việc có
giá trị về mặt đạo đức, và càng thật khó, giữ cho được một hình ảnh
không hề hoen ố về chính mình.
*
Lưu vong, thiên di,
dời đổi,
không liên quan tới ngày tháng, thống kê hay quota, nhưng tới những số
mệnh của
từng cá nhân con người.
Cuốn Nouvelles Odysées mở ra
bằng những dòng trên.
Đây là một “anthologie” gồm
những bản văn của nhiều tác giả ở Tây, toàn di dân, hay lưu vong, như
Tahar Ben
Jelloun, André Makine, Francois Cheng…
Trong lời tựa, Eduardo Manet
viết: “Có nhiều lưu vong, di dân như có nhiều cát ở bãi biển”
Và họ
đều ‘viết văn như hành
lạc trong đau đớn bất lực" cả, Gấu mượn lời nhà đại phê bình để nói về…
cát ở bãi biển!
*
Gấu này, 'trâu chậm uống nước đục'
[“Anh đi muộn quá, hết mùa biển động từ đời nào đời nào rồi”, một bà
bạn văn đi
trước, than thở giùm], và, muộn còn hơn không, và, cũng cố ‘hành lạc
trong bất
lực đau đớn’, được chừng ‘vài chục ngàn trang’ net, nắn gân tí tí Con
Quỉ Bắc Kít,
đi được một đường vĩnh biệt Bông Hồng Chẳng Hỏi Vì Sao, đi gặp kịp Con
K, và vưỡn
còn dư tí bonus “quĩ thời gian’, và tính sử dụng nó, vào việc 'trước
trác', tệ lắm
là ba cuốn tiểu thuyết, một, viết về cú trở về lại Đất Bắc, một, về Gấu
Nhà Văn,
và một, về Những Ngày Ở Thiên Đường Đỗ Hoà, nông trường cải tạo Vẹm!
Hà, hà!
Hồi
ức thủng lỗ
A free man, when he fails,
blames nobody.
(Được tự do rồi, thất bại, đừng ăn vạ ai)
(J. Brodsky, Phận lưu vong, The
Condition We Call Exile)
Of course, it's one hell of a
way to get from Petersburg to Stockholm;
but then for a man of my occupation the notion of a straight line being
the
shortest distance between two points has lost its attraction a long
time ago.
(Lẽ dĩ nhiên, đường từ Petersburg tới Stockholm đi qua địa ngục, nhưng
với một
người nghề ngỗng như tôi, ý niệm đường thẳng - là đường ngắn nhất giữa
hai điểm
- đã mất sự quyến rũ của nó từ lâu rồi.)
(Brodsky: Diễn văn nhận Nobel văn
chương)
Tôi không
là di dân, mà cũng chẳng bị tống xuất.
Thế giới bị
huỷ diệt không phải của tôi. Tôi chẳng hề biết nó.
(I neither
emigrated nor was deported.
The world
that was destroyed was not mine. I never knew it.
Henri
Raczymow, 'Memory Shot through with Holes').
Cuốn
Exile and Creativity, Gấu mua ngày 29 July, 1998, xưa rồi Diễm ơi, tại
tiệm
Britnell, xưa nhất Toronto.
Tiệm này nay biến thành quán cà phê. Khi nó chết, cả thành phố năn nỉ
đám con
cháu chủ tiệm đừng bán, đừng bán [đừng đốt, đừng đốt!], nhưng họ lắc
đầu, chán
sách quá rồi!
Tiệm
kế bên Toronto Reference Library. Đây
là thư viện đầu tiên Gấu được
cô giáo tại trung tâm tạm trú, shelter, đưa đi tham quan, liền sau ngay
khi tới
Toronto, từ trại tị nạn Thái Lan.
Một buổi tối, trong những ngày lạnh nhất kể từ 40 năm, như báo chí
mô tả.
Vừa tới phi trường, tối 18.1.
1994, là được đưa đi lãnh quần áo lạnh, giấy bốt, rồi được xe chở từ
phi trường,
xuyên qua bão tuyết mù trời, tối thui, tới shelter. Ngay liền sáng hôm
sau, bò
ra bên ngoài, kiếm tiệm phở, không hề biết, tiệm chỉ mở cửa vào lúc 11
trưa! Về,
chưa tới giờ làm việc, lại phải đứng ngoài trời tuyết, chờ nhân viên mở
cửa cho
vô!
Bất
giác nhớ ký giả Lô Răng, một
lần ngồi Quán Chùa, kể, lần ông đi Mẽo tu nghiệp, ở kế bên một bãi
biển, đêm nghe
tiếng sóng vỗ vào bờ, không hiểu sao, đều thành tiếng rao, Phở,
Phở!
Sau đó, được đi ăn phở, cũng vài
lần, rồi tới lần được cô bạn và ông chồng tới shelter thăm, chở đi ăn
phở. Cô bạn
cởi bao tay, bắt tay Gấu, tự nhiên như người văn minh, Gấu bắt tay, run
bần bật,
đúng như thế, khiến Gấu Cái “lại đâm bực”!
|
|