INTERESTING TIMES
POWER
OF THE PEN
by George Packer
What a journalist in Burma
could
teach Politico.
Quyền năng của cây viết
Một ký giả ở Miến Điện có thể
dậy Bộ Chính Trị điều gì
Tối nay, 27
Tháng Tư, 2010 Văn Bút sẽ vinh danh Nay Phone Latt, một blogger trẻ
người Miến điện, đang chịu cái án tù 12 năm tại một nhà tù xa xăm hẻo
lánh và thật
dữ dằn,
vì đã sử dụng blog của mình và những quán cà phê internet ở Rangoon mà
anh làm
chủ để loan tải những tin tức về những cuộc biểu tình đã thách đố một
cách hòa
bình nhà quân quyền quân sự Miến Điện vào năm 2007.
Tôi muốn gặp
anh khi du lịch tới Miến Điện vào đầu năm 2008, nhưng anh đã bị bắt
giữ. Tôi gặp
những bloggers trẻ, nhà báo, và những nhà hoạt động đã từng
biết
anh. Lý tưởng, hăm hở, trong đau thương, nhức nhối, họ tin rằng phong
trào của họ,
bởi vì có thể nói, gần như không có người lãnh đạo, và không tập trung
vào một đầu
mối, một trung tâm, như web,
cho nên sẽ kéo dài, thật khó đè bẹp so với
những phong trào dân chủ khác trước nó. Họ có nghe tới Foucault, và một
blogger
có nói tới sự chống đối mang tính hậu hiện đại. Kể từ đó, rất nhiều
những người
Miến Điện trẻ tuổi này bị đi tù, hàng năm, có khi hàng chục năm; những
người khác
bỏ chạy ra nước ngoài.
Foucault hóa ra cũng chẳng giúp gì được cho đám
thanh niên
Miến bị vây khổn, so với những người trước ông ta.
Thật tuyệt, và
thật đúng, chuyện PEN vinh danh Nay Phone Latt, và qua anh, vinh
danh tất cả
những Nay Phone Latts ở Miến Điện....
*
Đây là 1 cái còm của độc giả:
I agree with Packer that we are becoming far too reliant
on anodyne, self-censored, self-promoting sound bites found in today's
"powerful" blogs. We should be honoring real journalists who risk
their lives and sacrifice their creature comforts to bring us their
reports. A
Burmese blogger with high ideals had to pay dearly for his honesty and
factual
reporting and we can only stand by helplessly and hope that one day,
without
heavy political or military intervention, his voice will be liberated
and so
will the suffering of his people.
Posted 4/28/2010, 11:04:56am by burmesejewel
Trong số báo Time, viết về 100
nhà cách
mạng, lãnh đạo của thế kỷ 20, bài viết về Gorbachov, được trao cho nữ
văn sĩ
Nga, Tolstaya. Bà cho rằng, ông Thánh Khùng này là 'thiên sứ' mà nhân
dân Nga
chờ đợi. Khi ông xuất hiện, là họa CS tiêu.
Quả đúng như thế. Nhưng làm sao nhận ra ông Thánh Khùng?
Bà nhà văn cho biết, trên trán [?] của Gorbachov có một vết son [?] đặc
biệt, để
cho nhân dân Nga nhận ra ông, và để phân biệt với thiên sứ giả.
Nghe nói có ông đầu sói mới xuất hiện ở Việt Nam,
Gấu thật mừng, tự hỏi, hay là ông này là Gorbachov của Việt Nam?
Bác có anecdotes chi - Phục Bác
Gấu sát
đất về các anecdotes quái dị của Bác - về cái đói khát, túng thiếu..
tác động
lên tâm hồn con người.
Bác thì kinh nghiệm đầy mình!
Một độc giả.
Phúc đáp:
Muôn vàn cảm tạ. Quả có thế. Gấu còn cả một bồ (1) kinh nghiệm, thời
gian sau
1975, tính để bụng mang đi, nay được lời như cởi tấm lòng, xổ ra hết,
đi cho
nhẹ cái thân!
Trân trọng. NQT
(1) Bồ, theo nghĩa chữ của Cao Bá Quát.
Source
…. nhưng
Cách Mạng Nga phải chờ đợi trên 70 năm, mới
"phát", mới "kết tụ" nổi, một ông thánh khùng, liệu quá sớm
chăng, khi mong mỏi một điều tương tự, tại Việt Nam?
Source
Bài viết nhẹ nhàng mà xúc
động. Gợi nhiều suy nghĩ.
Lịch sử không
phải là tất yếu mà là các chọn lựa.
Mất thêm ba mươi năm để thoát ra khỏi một wrong way,
cũng không phải là dài.
Cám ơn chị Lê Minh Hà.
NĐT.
Source
Bạn
đọc liên kết những mẩu trên đây, thì ra cái nghĩa
của chúng:
Cứ đợi hoài, đợi hoài, thì có hết!
Đợi thêm, mất thêm 35 năm nữa
là có một Thánh Khùng Mít, cứu Mít.
Thơ Mít khỏi đợi.
Có rồi!
NQT
Burmese blogger with high
ideals had to pay dearly for his honesty and
factual reporting and we can only stand by helplessly and hope that one
day,
without heavy political or military intervention, his voice will be
liberated
and so will the suffering of his people.
*
Biélinski, trong
thư gửi Gogol, 1846, viết: … Sự cứu chuộc nước Nga hệ tại không phải
nhờ chủ
nghĩa thần bí, khổ hạnh, thuyết kiên tính, nhưng mà là trong những
thành công
của văn minh, học vấn, nhân ái. Điều cần cho nước Nga, thì không phải
là những
buổi thuyết giáo [thuyết giáo nhiều quá rồi!], những lời cầu nguyện
[cũng nhiều
quá rồi], mà là làm trỗi dậy ở trong dân chúng tình cảm về nhân phẩm,
le
sentiment de la dignité humaine, đã bị chôn vùi quá sâu, quá lâu, hàng
bao thế
kỷ, ở trong vũng lầy, đống phân, và trong sự áp dụng, càng sớm bao
nhiêu càng
tốt bấy nhiêu, được bao nhiêu tốt bấy nhiêu, những luật lệ và những
quyền lợi
phù hợp không phải với Nhà Thờ, Luật Chúa, mà là với lương tri và công
lý.
Thay vì như thế, thì là quang cảnh ghê rợn của một xứ sở, nơi con người
lao vào
những thương vụ béo bổ: buôn bán con người, cũng đâu thua gì đám chủ
đồn điền
Mẽo, khi họ tuyên bố, người da đen không phải là người; khi con người
được biết
tới không phải bằng cái tên mà bằng những biệt danh ti tiện: Vanka,
Vaska, Stechka,
Palachka; một quang cảnh, và sau cùng, một đất nước, nơi không còn một
chút đảm
bảo về sự toàn vẹn của cá nhân con người và những của cải của họ, một
đất nước
ở đó, trật tự công chúng thì không được đảm bảo bởi cảnh sát; thay vì
vậy,
người ta chỉ thấy những tập đoàn khổng lồ những tên ăn trộm, ăn cướp,
tham nhũng
đóng vai công nhân viên chức. Những vấn đề quốc gia nóng bỏng của nước
Nga lúc
này là: bãi bỏ quyền sở hữu nông nô, huỷ bỏ những hình phạt về thể xác,
và trong
chừng mực có thể của nó, cố gắng áp dụng triệt để luật pháp. Nhà cầm
quyền không
phải không biết như vậy, và vì thế, họ đưa ra những luật lệ nửa vời,
chẳng đi
đến đâu, chỉ để vỗ về đám nhân dân ‘đen một nửa’, demi-nègres, của họ.
Trên đây, là những
dòng của nhà đại phê bình Nga, Biélinski, viết từ năm 1846, trong thư
gửi Gogol, vẫn còn đúng y
chang, về một nước Mít hiện tại.
Sở dĩ Nabokov trích dẫn, như là một khai mở
cho thiên thuyết giảng trước sinh viên Mẽo của ông về nhà văn thiên tài
Dos của Nga, là
để phạng thiên tài túi bụi, thuyết giảng nhiều quá rồi, cầu nguyện cũng
quá tải
rồi, kiên định đợi chờ sung rụng cũng mỏi cổ quá rồi, và bây giờ điều
cần làm,
việc phải làm ngay, là:
Làm trỗi dậy ở
trong dân chúng tình cảm về nhân phẩm, le sentiment de la dignité
humaine, đã
bị chôn vùi quá sâu, quá lâu, hàng bao thế kỷ, ở trong vũng lầy, đống
phân, và
trong sự áp dụng, càng sớm bao nhiêu càng tốt bấy nhiêu, được bao nhiêu
tốt bấy
nhiêu, những luật lệ và những quyền lợi phù hợp không phải với Nhà Thờ,
Luật
Chúa, mà là với lương tri và công lý.
Mít chúng ta,
chỉ cần thay Nhà
Thờ bằng
Đảng, là xong!
Thảo nào ông Đông B thù Ky tô giáo Mít khủng khiếp đến như thế!
Nay
Phone Latt
Imprisoned voice of a
generation
BY SALMAN RUSHDIE
THERE
ARE TWO PHOTOS OF Nay
Phone Latt that I love. In the first one, he's in a vacant lot flying a
kite.
In the other, he's standing in front of a wall-size King Kong vs.
Godzilla
poster, Godzilla lunging for his right ear.
Looking at these, it takes no
great leap to guess what he is: a poet and blogger. And since he lives
in Burma,
you can
guess what else he is: a prisoner.
The recipient of this year's
PEN/Barbara Goldsmith Freedom to Write Award, Nay Phone Latt, 29, is
the voice of
a generation of Burmese who are finding ways around an aging regime's
desperate
censorship. When the junta there cracked down on Buddhist-monk-led
demonstrations
in 2007 and restricted press coverage, Nay Phone Latt's blog was a
go-to source
for international journalists. For this, he was arrested and is serving
12
years.
As Burma
charts its future in this
crucial year, what it really needs is kite flyers who stand up to
giants. Will
the generals let him go free?
RUSHDIE is a novelist
*
Malalai
Joya
Fighting oppression in Afghanistan
BY AYAAN HIRSI ALI
TO BE A
WOMAN GROWING UP IN
AFGHANISTAN UNDER THE Taliban and to survive is in itself a major feat.
To be
so lucky as to become literate in a place where girls are shrouded and
denied
even fresh air is close to a miracle. To start underground schools and
educate
girls under the noses of turbaned, self-appointed defenders of virtue
and
forbidders of vice is truly extraordinary.
But to get a seat in
parliament and refuse to be silent in the face of the Taliban and
warlord
zealots shows true fiber. When Malalai Joya did this, her opponents
responded
in the usual way: expulsion from parliament, warnings, intimidation and
attempts to cut her life short. She has survived all of it.
Malalai, 31, is a leader. I
hope in time she comes to see the U.S. and NATO forces in her
country
as her allies. She must use her notoriety, her demonstrated wit and her
resilience to get the troops on her side instead of out of her country.
The
road to freedom is long and arduous and needs every hand.
HIRSI ALI, author of Infidel, has a book, Nomad,
out this month
Time,
May 10, 2010. 100 nhân
vật có ảnh hưởng nhất trên thế giới.
TV giới thiệu 2, thay cho 2
Mít.
Tùy bạn chọn: Lê Thị
Công Nhân, Nguyễn Tiến Trung, Lê Công Định…
Quyền năng
của cây viết
Nay
Phone Latt
Imprisoned voice of a
generation
BY SALMAN RUSHDIE
Tiếng nói bị cầm tù của một
thế hệ
Có hai
bức hình của Nay Phone
Latt mà tôi thật mê. Trong hình thứ nhất, anh đang thả diều tại một
khoảng đất
trống. Trong cái kia, cậu đứng trước cái poster, King Kong đấu với
Godzilla.
Godzilla đưa cái tai trái của nó ra. Nhìn những bức hình này, thật dễ
đoán ngay
ra, anh ta là một thi sĩ và một blogger. Và bởi vì, anh sống ở Miến
điện, bạn còn
có thể ‘đoán ngay ra’, anh ta là một tù nhân!
Nay Phone Latt, 29, người được
tấm bằng của PEN năm nay, là tiếng nói của thế hệ Miến điện đang cố tìm
ra những
con đường của họ, để vượt qua rào cản của kiểm duyệt tuyệt vọng của chế
độ quân
sự già nua của Miến điện. Khi nhà cầm quyền quân sự dập tắt những cuộc
biểu tình
do các vì sư sãi dẫn đầu vào năm 2007, và ngăn chặn báo chí tường
thuật, blog của
Nat Phone Latt là nguồn đi tới những nguồn của báo chí thế giới. Vì
điều này,
anh bị bắt và bị kết án 12 năm tù.
Như Miến điện đang mò mẫm tìm
ra tương lai của nó, trong cái năm ‘hơi bị căng’ này, điều
thực sự cần là những anh chàng thả diều dám đứng lên chống lại những
ông khổng
lồ.
Liệu đám tướng tha cho anh
ta?
RUSHDIE is a novelist
Note:
Gửi tới mấy tay thả diều
Mít, đang bị VC đưa ra tòa!
Mấy tay thả diều được
nhà nước y án. NQT
Mike Allen and Nay Phone Latt
Posted
by George Packer
Tối nay, 27 Tháng Tư, 2010 Văn
Bút sẽ vinh danh Nay Phone
Latt, một blogger trẻ người Miến điện, đang chịu cái án tù 12 năm tại
một nhà
tù xa xăm hẻo lánh và thật dữ dằn, vì đã sử dụng blog của mình và những
quán cà
phê internet ở Rangoon mà anh làm chủ để loan tải những tin tức về
những cuộc
biểu tình đã thách đố một cách hòa bình nhà quân quyền quân sự Miến
Điện vào
năm 2007.
Tôi muốn gặp anh khi du lịch tới Miến Điện vào đầu năm 2008, nhưng anh
đã bị
bắt giữ. Tôi gặp những bloggers trẻ, nhà báo, và những nhà hoạt động đã
từng
biết anh. Lý tưởng, hăm hở, trong đau thương, nhức nhối, họ tin rằng
phong trào
của họ, bởi vì có thể nói, gần như không có người lãnh đạo, và không
tập trung
vào một đầu mối, một trung tâm, như web, cho nên sẽ kéo dài, thật khó
đè bẹp so
với những phong trào dân chủ khác trước nó. Họ có nghe tới Foucault, và
một
blogger có nói tới sự chống đối mang tính hậu hiện đại. Kể từ đó, rất
nhiều
những người Miến Điện trẻ tuổi này bị đi tù, hàng năm, có khi hàng chục
năm;
những người khác bỏ chạy ra nước ngoài.
Foucault hóa ra cũng chẳng giúp gì được cho đám thanh niên Miến bị vây
khổn, so
với những người trước ông ta.
Thật tuyệt, và thật đúng, chuyện PEN vinh danh Nay Phone Latt, và qua
anh, vinh
danh tất cả những Nay Phone Latts ở Miến Điện. Sau này, may mà họ sống sót, thoát khỏi những
tội nhà nước vu cho họ, và
biết đâu, họ trở thành những nhà lãnh đạo Miến điện, họ sẽ nói, họ biết
ơn PEN vô
cùng, vì đã nhớ đến họ, đã nhận ra họ, trong những năm tháng đen tối
nhất của họ
đó. Đã từng xẩy ra như vậy,với những Havel, Mandela, khi họ xuất hiện
giữa những
vòng hào quang, nhận giải thưởng, đọc diễn văn, viết sách, đi du lịch
đây đó.
Nhưng đêm nay, Nay Phone Latts không có ở New
York để nhận giải thưởng của PEN. Và lúc này là
những
năm tháng đen tối nhất của đối lập Miến điện.
Chuyện đó thì mắc mớ gì đến
tôi?
Yiyun
Li, trong Ngàn năm kinh
kệ, kể câu chuyện mà bà nói, chuyện thực. Đó là năm 1968. Cô gái 19
tuổi, bí thư
Thành Đoàn tại một trường trung học tỉnh Hồ Nam, thành phố quê hương
của Chủ tịch
Mao, vị cha già, ông Trời, và vị độc tài của chúng tôi. Cô gái, vào năm
1968 đó
đã chứng kiến nhiều người, đàn ông đàn bà, bị đánh đập, tới chết, bởi
Hồng Vệ
Binh, cô tỏ ra nghi ngờ vị chủ tịch và cuộc cách mạng văn hóa khởi động
trước đó
hai năm, trong một bức thư gửi bạn trai, một sĩ quan phục
vụ trong
quân đội. Anh này đưa cái thư cho thủ trưởng. Vị này gửi ngay một bức
điện tín
tới Uỷ ban Cách mạng thành phố Hồ Nam. Ba ngày sau, cô gái bị
bắt, bị
kết án tù 10 năm, trong thời gian ở tù, cô gái viết thư cho đủ thứ viên
chức từ
nhỏ tới lớn để kêu oan, và những bức thư đưa đến kết luận, cô gái không
học tập
cải tạo tốt, và án tù đổi thành án tử. Cô bị xử tử vào mùa xuân năm
1978, hai năm
sau khi chủ tịch Mao mất. Hàng trăm người tụ tập tại quảng trường thành
phố,
tham dự cuộc xử bắn. Một viên đạn kết thúc cuộc đời của cô.
Nhưng câu chuyện mà tôi đang
kể, chưa hết.
Bởi vì tôi quên, chưa kể
chuyện xẩy ra ngay ở đoạn chót. Chỉ vài phút trước khi viên chỉ huy đội
hành
quyết ra lệnh, bắn, thì một xe cứu thương lao vùn vụt tới quảng trường,
và một
vài người mặc áo choàng trắng, những công nhân viên y tế từ trong xe ùa
ra, tôi
gọi họ là công nhân viên y tế, vì không biết có phải họ là những vị bác
sĩ hay
là không, nhưng tất cả đều tỏ ra rất rành nghề, rất có năng lực. Thật
nhanh nhẹn
để không làm chậm trễ cuộc hành hình, họ lấy ra khỏi thân thể cô gái
trái thận.
Không cần thuốc mê. Viên đạn vô não cô gái sau khi trái thận được lấy
ra. Bộ não
của cô có tội. Thận không có tội, và được đưa liền lên phi cơ trực
thăng, trực
thẳng bệnh viện, và được cấp tốc thay thế cho trái thận già nua hết còn
hoạt động
của vị cha già của Uỷ ban Cách Mạng thành phố. Trái thận sống lâu hơn
cô gái, tôi
không biết được bao nhiêu năm.
Câu chuyện của tôi kể
cho các
bạn chưa chấm dứt, khi bộ não phản cách mạng của cô gái bị trừng trị.
*
Đến với văn
chương một cách rất đơn giản, Yiyun Li cũng quan niệm rất giản dị về
văn
chương: "Với tôi, văn chương không giải quyết bất cứ điều gì cả. Nó
khiến
độc giả phải suy nghĩ. Nó đặt ra các vấn đề để người ta phải quan tâm.
Chỉ vậy
thôi".
Hà Linh eVăn
Văn chương, củaYiyun Li, như trên, là thứ ‘"…không
giải quyết bất cứ điều gì cả. Nó khiến độc
giả phải suy nghĩ. Nó đặt ra các vấn đề để người ta phải quan tâm. Chỉ
vậy
thôi"?
Chúng tôi hô khẩu
hiệu khi đạn vô sọ anh ta.
Yiyun
Li: A
thousand years of good prayers
Trang Yiyn Li
Malalai Joya: Chống áp bức tại Afghanistan
AYAAN HIRSI ALI
Là một
phụ nữ lớn lên tại Afghanistan dưới
chế độ Taliban và sống sót, sự kiện này tự thân nó, đã là một chiến
công lớn.
May mắn có vài con chữ lận lưng, ở một nơi chốn những cô gái phải mang
mạng che
mặt, và bị từ chối ngay cả một chút khí trời mát mẻ thì đúng là xém
thua phép lạ
một tí!
Mở ra những ngôi trường dưới hầm, và dậy dỗ thiếu nữ ngay dưới
mũi đám
người thành thị tự coi họ là những kẻ bảo vệ đức hạnh, và cấm đoán cái
ác, thì
quả là khác thường.
Nhưng có một cái ghế tại hạ
viện và từ chối tự bịt miệng mình trước đám Taliban và những ông lãnh
chúa cuồng
tín, thế mới ghê!
Và khi
Malalai Joya làm được điều
này, những đối thủ của bà đáp ứng bằng cách đuổi bà ra khỏi hạ viện,
cảnh cáo,
hăm dọa, và toan tính làm thịt bà.
Bà đã sống sót tất cả những điều
đó.
Malalai, 31, là một nhà lãnh đạo.
Tôi hy vọng bà sẽ có được thời của bà và tới Mẽo, và gặp những đồng
minh NATO của
xứ sở của bà. Bà phải sử dụng sự nổi tiếng, tính thông minh đã từng
được thử thách,
và sự khôn khéo mềm mỏng của bà để có được những đạo quân ở kế bên,
thay vì ra
khỏi xứ sở. Con đường đi tới tự do thì dài, gian khổ và cần mọi bàn
tay..
HIRSI ALI, tác giả Infidel. Cuốn mới, Nomad,
ra mắt tháng này
Time,
May 10, 2010. 100 nhân
vật có ảnh hưởng nhất trên thế giới.
TV giới
thiệu 2, thay cho 2
Mít.
Tùy bạn chọn: Lê Thị
Công Nhân, Nguyễn Tiến Trung, Lê Công Định…