*
Notes

















*

Từ trái sang phải: Carl Robinson, Richard Pyle, Horst Faas, lái xe, Peter Arnett và Neal Ulevich

*

Từ trái: Dirck Halstead, UPI/Time, Horst Faas AP, Hugh Van Us, UPI, người chụp bức hình di tản nổi tiếng bằng trực thăng trên nóc nhà CIA, nhưng thường bị nhìn lầm là Tòa Đại Sứ Mẽo, Bob Davis, phóng viên tự do. Hình chụp trước Continental.

*

Thirty Years at 300 Millimeters
by Hubert Van Es

Một nhóm phóng viên chiến trường nổi tiếng từng tham gia tường thuật cuộc chiến Việt Nam sẽ có cuộc hội tụ hy hữu ở TP HCM vào tháng Tư này nhân kỷ niệm 35 năm ngày kết thúc chiến tranh.
Được biết trong số họ có những tên tuổi như Peter Arnett (phóng viên AP, người đoạt giải Pulitzer năm 1965 về phóng sự); Horst Faas (AP, Pulitzer 1965 và 1972 về ảnh); Neal Ulevich (AP, Pulitzer 1977 về ảnh), Barry Hillenbrand (tạp chí Time); Tim Page (tạp chí Time); Don North ̣(hãng ABC); Ken Wagner (CBS); Jim Laurie (NBC); Carl Robinson (AP); Dirck Halstead (UPI và Time).
Ngoài ra, đại diện cho phóng viên nhiếp ảnh huyền thoại Larry Burrows, người đã tử trận năm 1971 ở Lào, là con trai ông - Russell Burrows.
Cuộc hội tụ có thể là lần cuối của các phóng viên lão làng và một triển lãm ảnh thời chiến tranh Việt Nam sẽ được tổ chức tại Khách sạn Caravelle, nơi mà trước kia các hãng CBS và NBC đã đặt trụ sở.
Ông Carl Robinson, phóng viên hãng Associated Press tại Sài Gòn từ 1968 tới 1975 cho biết: "Chúng tôi đã nghĩ rằng cuộc gặp gỡ 5 năm trước đây là cuộc cuối cùng".
“Tuy nhiên sau khi Hubert Van Es [người chụp bức hình di tản bằng trực thăng năm 1975] qua đời năm ngoái, danh sách trao đổi thư từ gồm 300 người của chúng tôi đã có ý kiến sẽ gặp nhau thêm lần nữa.”
Những người tham dự cuộc gặp sẽ một lần nữa thăm viếng những địa chỉ nổi tiếng tại nơi mà một thời được mệnh danh là Hòn ngọc Viễn Đông; những địa chỉ như Dinh Gia Long, tòa nhà Eden nơi có tiệm cà phê Girval...
Thời điểm chính xác của cuộc gặp và triển lãm ảnh sẽ được thông báo sau.
Nhân tiện, server cho biết về trang đặc biệt, hình như bằng tiếng Nhựt, về Henri Huet , nhân bài viết về anh trên TV:
Henri Huet

Nhật Ký TV

The Saigon Execution

Xử bắn


*

CBS's Cameraman & UPI's Radiophoto Operator
Đồng Nghiệp Thời Chiến

Gấu: Nhớ xừ luỷ không?
Nguyễn Ngọc An [CBS's Cameraman]:
Ẩn hả? Nhớ chứ. Bữa nào mà chẳng gặp ở Press Center.


Cao Bồi, Bạn Gấu Nhà Văn

Cựu chủ [Time] viết về nhân viên cũ.

(1) DIED. Pham Xuan An, 79, Viet Cong colonel who worked during the Vietnam War as a highly respected journalist for TIME while spying for the communists—a double life kept secret until the mid-'80s; in Ho Chi Minh City. The first Vietnamese to become a staff correspondent for a U.S. news outlet, An said he was an "honest reporter" who did not spread misinformation. From his unique perch at TIME's Saigon bureau, the popular, plugged-in An was able to achieve feats for both sides, alerting the Viet Cong to the impending buildup of U.S. troops in the mid-'60s and secretly arranging for the release of American journalist Robert Sam Anson, captured in Cambodia by the Khmer Rouge.

[Từ trần. Phạm Xuân Ẩn, 79 tuổi, đại tá Việt Cộng, trong chiến tranh Việt Nam, là một ký giả rất được kính trọng của tờ Time, cùng lúc còn làm công tác gián điệp cho Cộng Sản - một cuộc sống kép được giữ kín cho tới giữa thập niên 1980, tại Thành Phồ Hồ Chí Minh. Người Việt Nam đầu tiên trở thành nhân viên chính thức, cho một tờ báo lớn của Mỹ, tại một trụ sở ở nước ngoài của nó. Ẩn nói, ông phục vụ như là một "thông tín viên lương thiện", theo nghĩa, không phao tin dởm. Giống như một con cú, đậu chót vót trên cao, từ vị trí độc nhất của mình ở tòa soạn báo Time, con người bình dân, giao thiệp rộng rãi, nằm vùng là Ẩn đó có thể hoàn thành những kỳ công cho cả hai bên, trong đó có việc báo động cho VC về những cuộc điều động quân đội Hoa Kỳ trong thời gian giữa thập niên 1960, và, bí mật dàn xếp với lực lượng Khờ Me Đỏ, để họ thả ký giả Mỹ Robert Sam Anson, bị bắt tại Cambodia.]

Tẫu có câu:
Tiểu lượng phi quân tử
Vô độc bất trượng phu

(Lượng nhỏ chẳng thành người quân tử
Không độc sao nên đấng trượng phu)
Cú ngửa tay xin tiền bạn cũ của PXA phải nói là cú tối tối độc, bởi vì, với cái tội để mất Miền Nam, rồi để mất cả nước, rồi đẩy cả nước xuống biển, rồi đẩy cả nước vô cơn băng hoại không làm sao ra thoát [Gấu tin là vô phương!], biến cả thế giới thành bãi đánh hàng nữa chứ!, tất tất tật đổ vào đầu PXA, khi ông đánh bức điện mở cửa Sài Gòn: Yankee mũi lõ chạy có cờ rồi, chúng không có lý do nào để trở lại nữa, Yankee mũi tẹt vô mau lên!
Không có bức điện của PXA, có thể tình hình khác đi.
Hơn ai hết, là một tổ sư cớm nằm vùng, như con cú từ trên cao nhìn xuống, ông quá rành điều này, như Ngọa Long ngày nào nằm khểnh trong lều tranh, mà biết thiên hạ sẽ phân ba.
PXA biết, nhưng không biết, cái không thể nào biết: Ông xa Đất Bắc lâu quá, đã mấy đời rồi, ăn cơm Miền Nam, ị ra cứt Miền Nam cũng đã mấy đời rồi, trong cứt không còn một tí Bắc Kít nào hết, nhưng trái tim ông hoàn toàn là Bắt Kít, một thứ Bắc Kít tuyệt vời, từ đó, là cái chân lý tuyệt vời, thống nhất đất nước, biến cả nước thành một Miền Nam tuyệt vời.
Trong ông Cái Ác Bắc Kít kể như không còn.
Vào những giờ phút cuối cùng, ông đi không được, là vì những chuyện đó, chắc chắn như vậy.
*

Năm học Đệ Nhất Chu Văn An, ông thầy dậy sử của Gấu là Vũ Khắc Khoan. Học ban B. B8, ngay cổng ra vào, khi nhà trường còn nằm nhờ truờng Pétrus Ký, miếng đất sau trở thành Trung Tâm Học Liệu. Người hồi đó đi solex, rất nhiều khi tới cổng vẫy vẫy, ra ý, hôm nay Thầy bận, rồi đi. Nếu có vô lớp thì cũng ít khi nói về sử, mà thường là về kịch, về “chúng ta đã xuống thuyền”, và về…Hà Nội.
Có một lần ông kể chuyện, về mấy anh Tây mũi lõ, ở bên chánh quốc, thất nghiệp, đói rã họng, bèn kiếm cách xuống tầu tới Đông Dương, tới Hà Nội, không phải để kiếm việc làm, thiếu gì, nhưng mà là để làm “cái bang”, mỗi khi cần tí tiền, là ra nhà hàng Godard, lấy cái nón trên đầu xuống, lật lên, xin tiền đám Mít quí phái, và đám Tây Đầm.
Lũ Tây Đầm ngượng lắm, vừa thấy cái nón lật lên, là thẩy tiền liền. Thấy "đường được", là tếch. Nhất định không chịu kiếm việc làm. Thế mới thú.
Đám Mẽo làm hùng hục, chỉ mãi đến khi quá chán cuộc chiến Mít, mới nghĩ ra trò này: Ăn xin thay vì làm việc!

Liệu Cao Bồi biết kỳ tích đó, và anh sử dụng đòn ăn xin - không phải xin đám Bắc Bộ Phủ [mày cho tao bao nhiêu cho xứng công lao gian khổ “nằm Time [Tai, không phải Gai], nếm XO”, làm một tên cớm VC nằm vùng, bán đứng cả một miền đất đã từng cưu mang mấy đời họ Phạm, gốc Hải Dương, Bắc Kít - mà xin mấy anh bạn báo chí cũ, một công đôi ba việc: Tao xin tiền tụi bay, vì tao lỡ lừa tụi bay, và chỉ có cách xin tiền tụi bay, chịu nhục chịu nhã như thế, thì mới phần nào chuộc tội, với cả tụi mày, và cả đồng bào của tao.

Tuyệt chưa?
Thảo nào đã có thời đánh bạn với Gấu!

*

Saigon Streets © 2005 by Dirck Halstead
Dirck Halstead là Sếp UPI của Gấu. Sếp đầu tiên. Anh sau qua làm cho tờ Time, bây giờ làm chủ trang web
TheDigitalJournalist


*

Dirck's new book: "A Moment in Time," tells of his time in Vietnam from photographing the Marines landing at Danang, to his years as the UPI Bureau Chief in Saigon. For the 30 years following his tour in Saigon, Dirck was the White House Photographer for Time magazine. He is the founder, publisher and editor of The Digital Journalist, and leads the Platypus DV Workshops, turning news photographers into digital video journalists.[Cuốn sách mới của Dirck, "A Moment in Time," viết về thời của anh ở VN, từ chụp hình Mẽo đổ bộ Đà Nẵng, tới những ngày làm Trùm UPI tại Saigon, sau về làm cho Time].

From:
Date: Thursday, July 21, 2005 11:36:18 PM
To: Nguyen_Quoc_Tru
Subject: Re:

It's wonderful to hear from you Tru. How are you?
We missed you at the reunion in Saigon in May.
*
Cuộc hội ngộ vào tháng Năm, the reunion in Saigon in May, là vào năm 1985, khi VC kỷ niệm Mười Năm Đại Thắng Mùa Xuân. Mời mấy anh ký giả Mẽo tới, trong có Dirck.
Hai Lúa lúc đó ở trong Trại Bà Bèo, sau chuyến đi Vàm Láng thất bại, như đã kể sơ sơ trong một bài viết.
Khi về được Sài Gòn thì lễ lạc đã qua. Tình cờ gặp Tám, nhân viên phòng tối. Anh nói, thằng Dirck hỏi thăm mày, nhưng tao với nó phải đứng xa nhau cả mười mấy thước, ở ngay trước Tòa Đô Chính, chỗ bùng binh phun nước.
Sợ mấy ảnh, đầy đường lúc đó.
Tám nói, cũng là tình cờ tao nhìn thấy thằng Dirck từ đằng xa. Chính nó kêu tao.
Tám, nhân viên phòng tối, trốn lính, suốt ngày đêm đóng đô tại văn phòng UPI. Bữa đó, cuồng cẳng quá, mò ra ngoài, lang thang mấy snack bar kế bên văn phòng tại đường Ngô Đức Kế, phía đi ra Nguyễn Huệ, bị tóm liền.
Bữa sau, Hai Lúa xuống văn phòng, gặp Tư Râu, người chuyên đưa hình lên Đài cho HL chuyển đi. Anh nói, mở mấy ngăn kéo riêng của thằng Tám, thấy toàn xú chiêng, quần lót của bướm!
Dirck cũng từng đề nghị với Hai Lúa, mày có muốn đi làm tại văn phòng UPI Tokyo, tao lo cho. Đó là lúc cuộc chiến "hứa hẹn những điều khủng khiếp".
Lạ một điều, Hai Lúa chưa từng có ý định rời bỏ Sài Gòn, chờ cho cuộc chiến qua đi, rồi lại mò về. Đi tu nghiệp hai năm thì được. Nhưng do làm UPI, HL từ bỏ một hai cơ hội tu nghiệp Huê Kỳ. Nhớ lại, lúc đó, chỉ mong được đi Tây.

Cho Gấu tí Paris
Để Gấu làm thi sĩ!
Đại khái vậy!

Chuyến đi "liên can" tới lễ kỷ niệm 10 năm đại thắng Mùa Xuân, của những người CS. Người bạn đi cùng ông già mang theo những danh sách, những bản tin, những tài liệu về miền Nam sau mười năm, phóng sự về những sĩ quan đi học tập, tình cảnh vợ con ở nhà, và ... MIA.
Viết là Khiếp

 Gặp nhau tại Sài Gòn

*

Bà mẹ trong hình và ngoài đời

*
Sawada không chết vì cuộc chiến Việt Nam, nhưng sau đó, khi nó chuyển qua Kampuchia. Anh là người, có lúc tôi nghĩ, may mắn, vì luôn luôn có mặt trong những trận đánh lớn, và cứ nhè những khía cạnh cuộc chiến muốn giấu, để mà lột trần ra. Cái xấu, cái ác, có lẽ cũng là chuyện làm xàm, đôi khi chán ngắt, chính vì vậy Thần Chết muốn giấu, cũng nên! Thông thường đám phóng viên Tây-phương, cứ thấy xác chết là "mê", chụp hình lia lịa. Hình của Sawada là những gì hết đỗi tầm thường, nếu không muốn nói, nhàm chán, y hệt như nếu không có những xác người "bầy ra đấy", nó vẫn phải "xẩy ra": hình một người lính VNCH "chán đời", ngồi thừ, điếu thuốc gắn trên môi, "để đó". Có vẻ như anh không còn một chút hơi sức, chỉ để kéo một hơi thuốc. Có vẻ như anh chẳng vui gì mà hút thuốc, sau khi người bạn thân vừa tử trận. Hay là anh nghĩ, không biết con vợ "bay bướm" ở nhà có "buồn" vì anh vẫn còn sống... Bản chất ù lì, "tiêu cực" có khi cần thiết cho sáng tạo, hơn là sự hăm hở, sôi sục, muốn "viết", "chụp". Hình mấy mẹ con bơi qua sông chạy giặc: vẻ "trơ ra" của thiên nhiên. Vũ Ngọc Phan đã từng chê Nguyễn Tuân: muốn kéo thiên nhiên xuống cho vừa ý con người...
Tên của cuộc chiến