Thế giới con
người trong Cát Bụi Chân Ai, lạ thay, là đảo ngược thế giới loài vật Tô
Hoài mô
tả, những ngày trước Mùa Thu. Những con vật của ông "người" hơn, so
với những con người sau này (so với cách ông miêu tả con người sau
này). Vẫn theo
bài viết của Levi, từ tiếng nhạc dế có thể suy ra khí hậu của môi
trường sống.
Người ta còn nhận ra một điều: dưới những điều kiện thiên nhiên bình
thường, dế
đực và dế cái cùng một nhiệt độ, nhưng nếu thân nhiệt của dế đực (thí
dụ vậy)
tăng lên chỉ một hay hai độ, tiếng nhạc của nó tăng lên bán-cung, và
bạn lòng
của nó sẽ không trả lời: con cái không còn nhận ra dục tính ở con đực.
Môi trường
thay đổi chút xíu, thế là có một "thảm họa", một bất toàn, một khiếm
khuyết,
một bất xứng đôi, nẩy sinh: phải chăng chúng ta có một mầm (germ) tiểu
thuyết ở
đây? Levi tự hỏi.
Nguyễn Tuân buông một câu: Không hiểu sao, tôi cứ loay hoay tìm cách
giải thích
"vấn nạn này", và đành phải mượn Levi, mượn Kim Dung. Bằng một cách
nào đó, Nguyễn Tuân đã giữ thân nhiệt của mình không bị môi trường Mùa
Thu làm
thay đổi. Và nếu ông nghĩ đến Két, thực ra là (còn) nghĩ đến bạn mình.
Ở đây,
ta lại thấy vị thiền sư xén tóc, và anh chàng võ sĩ dế mèn hăm hở với
giấc mơ
trừ hết ác ôn tề nguỵ. Và cái câu "Cứ đến ngồi đây..." đâu có khác gì
hành động của vị sư già chuyên việc quét dọn Tàng Kinh Các, khi thấy
hai ông sư
giả cầy Mộ Dung Bác, Tiêu Viễn Sơn xào xáo lung tung kinh kệ tìm cho đủ
72
tuyệt kỹ võ công Thiếu Lâm, đã cố nhét những kinh Phật xen vô, để hy
vọng cải
hóa...
Một
chuyến đi
Đoạn
trên, trích từ một bài
tạp ghi cũ, trên tờ Văn Học, khi GNV còn là một anh làm công cho ông
chủ NMG!
Đó là bài bye bye cái chức làm công, cái mục tạp ghi do Gấu phụ trách,
nhưng
đúng ra, là một viết tạm biệt hai ông bạn nhà văn mà Gấu rất quí trọng,
của
băng đảng Văn Học, là Trúc Chi và Tạ Chí Đại Trường.
Phải đến mãi sau này, khi đọc Grass, nhất là sau cái cú ông thú nhận đã
từng
tình nguyện tham gia “thành đoàn Nazi”, đọc Sebald, đọc… rồi tới khi
đọc Ba Người Khác, thì Gấu mới nhìn ra, một cách
đọc khác, Tô Hoài.
Chẳng khác gì Grass và đồng bọn, ông tự nhận, ông có ‘ăn có’ trong cái
ác làm
nên Lò Cải Tạo, từ cái thuở cải cách ruộng đất, tạm tính từ thời điểm
đó.
Rồi tới khi đọc Chuyện Kể Năm 2000,
thì Gấu lại thấy ra một cái mặt khác của Cái Ác Bắc Kít. Nhất là khi
đọc những
lời sám hối của tác giả của nó, khi bị nhà nước cho đi tù, nhờ đó viết
được Chuyện
Kể Năm 2000: Nếu không có cái chính sách “pha lê hóa” đó, thì làm
sao lấy
được Miền Nam?
(1)
Ngay trong bài tạp ghi trên, GNV đã băn khoăn về cái chuyện làm sao
Nguyễn Tuân
thoát được Cái Ác Bắc Kít, làm thế nào ông giữ được sự điều hòa của
thân nhiệt.
Một số vấn nạn, nhân bài viết Việt Nam
một xã hội bị lưu manh hóa của LDD:
Tại làm sao mà xã hội Việt Nam
lại bị lưu manh hóa đến mức ghê rợn như thế?
Tại VC ư?
Tất nhiên rồi. Tuy nhiên, ngay cả khi khẳng định thì vẫn còn tra hỏi:
Tại sao VC, ngày nào tốt như thế, đến nhân loại nằm ngủ, mơ, chỉ mong
sáng thấy
mình biến thành VC, mà bây giờ tệ như thế?
NQT
(1)
Tôi
viết về những người cam chịu
lịch sử
Đây là
thứ lịch
sử "của đám đông" mà Cao Hành Kiện rất tởm.
*
Cái vụ đạo đức
băng hoại mà cái diễn đàn blog gì gì đó đang bàn tới, và đang cố tìm ra
nguyên
nhân của nó, làm Gấu nhớ tới cái vụ nhà văn Phi châu da đen Chinua
Achebe chửi
Conrad là một tên thực dân khốn kiếp, một tên phân biệt sắc tộc
[racist], do
cái cách mà ông ta mô tả người Phi Châu: như những con vật!
Mấy đấng Yankee
mũi tẹt hải ngoại, khi viết về chuyện băng hoại đạo đức ở trong nước,
cứ làm
như đang mô tả về một xứ sở đếch có mấy đấng đó ở trong đó.
Cái đó cũng làm Gấu
tởm!
Sao ghét talawas
*
Ha
Jin khởi sự nghề văn [viết
một cách nghiêm túc] sau cú Thiên An Môn, 1989, mà ông gọi là sự bắt
đầu cuộc đời
của ông như là một nhà văn, ‘nguồn của mọi nhiễu nhương’ [‘source of
all
the trouble’]. Tác phẩm đầu tay bằng tiếng Anh của ông là một bài thơ,
“The
Dead
Soldier’s Talk”, cuộc nói của người lính chết, cho một xưởng thơ,
poetry
workshop, ở Brandeis. Ông thầy, thi sĩ Frank Bidart, đưa bài thơ cho
Jonathan
Galassi, lúc đó là tay chủ biên thơ của tờ The Paris Review. Ông này vồ
ngay lấy,
in liền tút suỵt! Với sự hối thúc của Bidart, Jin xin gia nhập chương
trình
MFA, học viết giả tưởng, của Đại học Boston.
Tốt nghiệp, đi dậy ở Emory University ở Atlanta, vừa dậy học vừa viết
truyện ngắn,
tiểu thuyết, được mấy cái giải thưởng, PEN/Faulkner Award, the Flannery
O’Connor
Award dành cho truyện ngắn, một cái Guggenheim fellowship, và The
National Book
Award.
Vào cái thời ông sống dưới chế
độ CS, ông có cảm thấy ngột ngạt không?
Không. Tôi cũng bị tẩy não vậy.
Làm thế nào mà trở
thành không còn bị tẩy não?
[How did you become un-brainwashed?]
Đó là một tiến trình dài. Thoạt
đầu, tôi không thể tưởng tượng thế giới quá biên giới TQ: như hầu hết
những người
TQ trẻ, tôi trở thành rất ái quốc và tin tưởng ở cái phải, cái đúng của
cách mạng
và của đảng. Nhưng, trong khi tôi theo học tại Đại học Shandong, tôi
bắt đầu đọc
một lố văn học Mỹ từ nguyên tác, và dần dần nhận ra có rất nhiều đường
hướng
giao tiếp, thông cảm, và có những dân tộc sống khác hẳn [người TQ]. Và,
viết bằng
một ngôn ngữ khác thay đổi tôi.
Tại sao những cuốn sách
của ông
lại bị biếm [banned]?
Tôi viết về những đề tài cấm
kỵ: Tibet,
Cuộc Chiến Korean, Cách Mạng Văn Hóa, cú Thiên An Môn. Sau cú TAM, tôi
trở thành
một gã lớn họng, a outspoken…. Tôi chẳng hề muốn dính đến chính trị,
nhưng những
nhân vật của tôi chạy trời không khỏi nắng [my characters exist in the
fabric
of politics]. Nói vậy để thấy rằng, thật vô phương tránh né chính trị,
nhất là ở
TQ.
*
Sự thực mà nói, Gấu chưa hề đọc
được bất cứ một nhà văn Mít, Bắc Kít, trong nước cũng như hải ngoại,
dám nhìn lại
chính họ, như những Đại Hán, thí dụ, Ha Jin, Ma Jian… và
nhất là Cao Hành Kiện.
Có lần Gấu đành phải
phán thật khốn nạn, miệng họ đều có mùi chiến lợi phẩm ["phẩn" cũng
được!], thành thử không làm sao
cất lên tiếng nói, hay viết ra như những đấng Đại Hán trên, là vậy!
*
Giấc mơ giải
phóng Miền Nam thống nhất đất
nước là giấc mơ tuyệt vời nhất của Miền Bắc, và nó càng thêm tuyệt vời
khi rong
ruổi với giấc mơ Mác Xít về một con người hoàn toàn, l’homme total, con
người
mới xã hội chủ nghĩa. Nhưng nằm dưới đáy sâu lịch sử của một miền đất,
nằm nơi
đáy sâu của bất cứ một con người Miền Bắc, vừa đẻ ra là đã có rồi, kể
từ khi có
Đàng Trong, còn là con thú săn mồi sống mà nhân loại có từ thời ăn lông
ở lỗ,
và cùng với con thú đó, là cơn đói khát, ao ước được thoả mãn, thành
thử
rong ruổi với cái tốt, còn là cái xấu, cái đại ác của một miền đất, quá
cằn cỗi
vì thiên nhiên khắc nghiệt ảnh hưởng tới lòng người hà khắc, chai đá.
Tới thời điểm 30 Tháng Tư, thì
cái tốt mất hết, chỉ còn cái xấu, con thú xổ
chuồng, khi đẩy được Miền Nam vào thế bại trận, biến cả một miền đất
thành
chiến lợi phẩm. Đó là sự thực về cuộc chiến, theo Gấu.
Câu nói của DVM, chúng tôi chờ
mấy ông để bàn giao, và hành động trước
đó, đuổi
Mỹ ra khỏi Miền Nam trong vòng 24 tiếng, bắt VNCH bỏ súng, nói lên tấm
lòng của
người Miền Nam, nhưng câu nói của Bùi Tín, cũng nói lên "tấm lòng"
của người Miền Bắc. Sự thực của cuộc chiến, chỉ cần hai câu nói, là quá
đầy đủ!
Gấu này tin rằng, ngay trong
đám tinh anh
của sĩ phu Bắc Hà cũng không nhận ra cái phần đẹp nhất của giấc mơ giải
phóng
Miền Nam của Yankee mũi tẹt, chính vì vậy mà DTH cho rằng, đây là cuộc
chiến
ngu xuẩn nhất của dân Mít.
Bạn phải nhìn ra cái phần đẹp nhất của nó, thì mới có thể tưởng niệm
những liệt
sĩ của Miền Bắc, như nữ thi sĩ Xuân Quí, như Đặng Thùy Trâm được. Và, ở
bên kia
thế giới, họ mới bớt đau lòng.
Giấc mơ đẹp biến thành hiện thực khủng khiếp, chính là do Cái Độc Cái
Ác của
một miền đất mà ra.
Chính Cái Độc, Cái Ác này đã đẩy họ vô chiến trường, như chính họ thú
nhận
trong nhật ký. Họ quá tởm nó, mà bỏ Đất Bắc, một phần.
Sở dĩ Lời Dối Trá được muôn người một một tin theo, ấy chính là vì nó
hợp với
giấc mơ của muôn người
Gấu đã mường tượng điều này, khi viết về bài
thơ Điện Biên của Tố Hữu:
"Balzac mô tả cái nón, là bởi vì có người đang đội nó" (3). Đằng sau
những loa dậy đất, đèn đuốc đỏ rực bản làng, có một giấc mơ - cái thật
trong
tương lai - mà cả một miền đất muốn vươn tới, muốn sở hữu. Chúng ta
phải hiểu
như vậy, thì mới giải thích được, dù chỉ một người ngã xuống ở mảnh đất
Điện
Biên.
Như chúng ta đều biết, giấc mơ đã không trở thành hiện thực, và đó là
những cay
đắng giấu kín đằng sau nụ cười hiền như Phật của Tố Hữu.
PXA, đến giờ chót, đi không
được, là cũng vì giấc mơ thất bại đó, chắc hẳn?
Đỉnh
Cao Chói Lọi
Sao ghét talawas
Cái sự bành
trướng về phía Nam
là số phần của giống dân quần tụ tại đồng bằng sông Hồng, lúc nào cũng
nơm nớp
hai hiểm họa, giặc Bắc và lũ lụt. An Nam nhất thốn thổ, mảnh đất sông
Hồng nhỏ
quá, người cứ đẻ mãi ra, đất thì chỉ có thế, ruộng thì càng ngày càng
co lại vì
bờ nhiều hơn ruộng, ruộng thì ngày càng cằn cỗi vì con đê sông Hồng
chặn hết
mọi phù sa mầu mỡ, nước sông ngày càng đục ngầu, mầu như mầu máu. Kể từ
khi có
Đàng Trong, là toàn thể cộng đồng Bắc Hà nhìn về nó, như là Miền Đất
Hứa. Thành
ra giải phóng Miền Nam
thống nhất đất nước, hai miền chan hòa, là giấc mơ đẹp nhất của xứ Bắc
Kít.
Nhưng không ai có thể ngờ được, nằm bên dưới giấc mơ đẹp nhất, là Cái
Độc, Cái
Ác của một miền đất.
Chỉ đến khi lấy được Miền Nam
thì Cái Ác mới lộ diện.
Phải đầu hàng, không có bàn giao bàn giếc mẹ cái gì hết! Bố khỉ!
Mày phải đầu hàng, vì tao là kẻ chiến thắng, đất đai của mày, nhà của
mày, vợ
con của mày, của cải của mày, căn cước của mày… tất tất của tao, của
chúng ông,
tất tất đều chiến lợi phẩm. Hiểu chưa, chú gà tồ Big Minh!