Về
Kinh Bắc
Điếm
canh đầu làng Thanh Trì,
quê hương Bắc Kít ngày nào của Gấu.
Có
thể nó vưỡn là cái điếm
canh từ ngày xửa ngày xưa chăng?
Từ
đó, có lối đi xuống làng.
Còn một lối xuống nữa, ở cuối làng, hai bên đường là rừng tre xanh phủ
ngập lối
đi, đi hết rừng tre, thì tới hai căn nhà, bên phải, là cái nhà gạch của
bố mẹ Cô
Hồng Con, bên trái, là cái ao, và nhà của ông chú của Gấu, Chú Trực,
con ông giáo
Dực, ông giáo làng của cả hai bố con Gấu.
Chú
Trực sau làm Việt Gian, mật
thám cho Tây, lần Gấu về có gặp lại, kể chuyện cũ, ông phân bua với mấy
người
ngồi cùng bàn, bữa tiệc đoàn tụ: Tôi đâu có nói sai đâu, hồi đó Lưu Hữu
Phước tính
nhận tôi làm đệ tử cắp cặp theo hầu ông, nhưng bố tôi không chịu.
Cái
ao bên ngoài, là nơi Cô Hồng
Con bò ra rồi gục chết ngay bên bờ ao.
Khi
Gấu về, cả làng chẳng còn
gì. Tre, ao gì cũng chẳng còn. Trưa nắng gắt. Gấu nhớ lại cái cảm giác,
một lần
đi chơi bời, gặp một em bạch bản, em nằm phơi trên giường, dưới ánh đèn
chói loà,
y chang cái cảnh bữa Gấu hội ngộ làng xưa.
Thảm
thật!
Khủng
khiếp thật, đúng hơn!
Cái làng của Gấu,
khi ra đi, Gấu mang theo cùng với mình, toàn là những hình ảnh tuyệt
vời về nó.
Trước hết, là
cái bãi cát bên sông, phía bên kia là Việt Trì, nơi ông via Gấu
làm hiệu trưởng trường tiểu học, nhiệm sở cuối cùng trước khi ông bị
một ông
học trò cho đi mò tôm, bằng cách lùa Thầy vô bẫy: Mời thầy dự tiệc tất
niên,
tối 30 Tết.
Bởi vì Thầy đã
cho học trò nghỉ học trước đó, và Thầy thì cũng đã rời Việt Trì,
qua sông, về làng quê ăn Tết. Thế là chúng bèn gửi cái thiệp mời cho bà
cụ, do
tham phiên chợ Tết ngày 30, ở nán lại. Bà cụ về đưa cái thiệp mời cho
ông
chồng, và ông chồng tất tả qua sông, dự tiệc!
Sau này, bà
nội Gấu bèn đổ cho con dâu cái tội giết chồng, sao mày ngu thế, tại
sao không xé cái thư đi mà lại đưa cho thằng chồng mày. Gấu nhớ, có
lần, bà cụ
cầm chổi nện cho bà mẹ Gấu một trận tơi bời. Suốt tuổi thơ, Gấu cứ băn
khoăn tự
hỏi chính mình, giá mà mẹ mình xé bỏ, hay đốt bỏ cái thư, không hiểu sự
tình sẽ
ra sao, chắc là số phận gia đình hoàn toàn đổi khác.
Lần về Bắc,
vào năm 2000, Gấu có đi gặp một bà cô, con ông chú làm trùm VC vùng
quê Gấu. Bà cô cho biết thêm nhiều chi tiết liên quan tới cái chết của
ông via,
Gấu mới vỡ ra, là, không thể nào tránh được. Cái bẫy giăng ra ‘bảnh’
quá, con
mồi vô phương thoát ra khỏi!
Nói rõ hơn,
chính con mồi tự động chui vô bẫy!
Y chang thằng
con sau này, cũng bị gài bẫy, và cũng cứ vô tư chui vô!
Ông cụ Gấu
chết vì cái bẫy 'yêu nước' do ông học trò giăng ra, y chang cả nước
sau này bị bẫy "Đường ra trận mùa này đẹp lắm"!
Ông con cũng
bị bẫy, nhưng là bẫy tình!
Bị chính Gấu
Cái gài, và tự động chui vô!
*
“My homeland
was a feeling, and that feeling was mortally wounded…What we swore
to uphold no longer exists… There was a world for which it was worth
living and
dying. That world is dead”.
Sándor Márai: The
Candles Burn Down (1)
Quê Bắc của tớ
là một cảm nghĩ, và cảm nghĩ này bị thương tổn trầm trọng… Điều
mà tớ quyết tâm gìn giữ cho bằng được, thì đếch còn nữa… Có một cõi Bắc
Kít
thật đáng sống, đáng chết vì nó. Cái cõi đó ngủm củ tỏi mất rồi. NQT
(1)
Cuốn này hình như trong nước đã dịch, và hình như có tranh chấp về dịch
giả?
Một trong
những hình ảnh khủng khiếp một cách tuyệt vời, hay tuyệt vời một cách
khủng khiếp, là về bãi cát ven sông làng Gấu, nó liên quan đến những
phiên
chợ
chính ở Việt Trì bên kia sông. Với người dân trong làng, đó là dịp để
họ mang
mớ rau, mớ tôm, mớ cá, con gà, con vịt... qua sông, bán kiếm tí tiền,
và mua
những vật dụng cần thiết cho cuộc sống hàng ngày.
Xế trưa,
chiều, về, bãi cát dài, nóng bỏng, vai gánh nặng, chân trần, người đàn
bà mang theo một tầu lá chuối, và chạy thật nhanh trên mặt cát, tới khi
bỏng
không thể chịu được nữa, ném tầu lá chuối xuống mặt cát, và đứng lên
trên đó,
thở.
Những ngày về
Hà Nội, được bà cô cho ăn học, được thưởng thức những món ăn
tuyệt vời, vì tuyệt vời và vì ăn lần thứ nhất trong đời, nào chiếc bánh
mì
đũa, nào thịt nguội hun khói, nào mứt [confiture], Gấu quên hẳn
làng của
Gấu, chỉ đến khi vào Nam, khi đi làm, sống cuộc đời một gã công chức
bậc trung,
kèm thêm job phụ, nhân viên UPI, cái làng của Gấu bắt đầu hành Gấu, và
mãi đến
năm 2000, trở về, Gấu mới có dịp thanh toán quá khứ.
Có thể nói,
những mối tình với bất cứ một cô gái Bắc, có thực, như BHD, hay
tưởng tượng, rất nhiều đều là tưởng tượng, có thể nói, gặp bất cứ một
cô gái
Bắc nào mà đều muốn mê, muốn yêu, chỉ để được gặp lại hình ảnh tuyệt
vời thê
lương kia, có thể biểu hiện khác đi, nhưng “yếu tính”, “bản chất” thì
đúng như
vậy!