*
Notes


















Nguyễn Tôn Hiệt trả lời Tin Văn

Hôm nay, tôi giở lại một cuốn sách cũ, cuốn An Embarassment of Tyrannies (do W.L. Webb và Rose Bell biên tập, và nhà xuất bản Victor Gollancz ấn hành năm 1997 tại London). Đó là một tuyển tập gồm những bài viết đánh dấu 25 năm hoạt động của tạp chí Index on Censorship, một tạp chí có chủ đích xiển dương sự tự do tư tưởng, và chống lại sự kiểm duyệt. Lật qua cuốn sách, tôi dừng lại với một bài viết của Nadine Gordimer (1923~), nhà văn Nam Phi đầu tiên đoạt giải Nobel (1991). Nhan đề của bài viết đập vào mắt tôi: “A Writer's Freedom”. Đây là một bài viết rất hay, nhưng vì chưa có thì giờ để dịch trọn vẹn cả bài, tôi xin tạm dịch và đăng vào mục Đối Thoại này vài đoạn mà tôi thích.

SỰ TỰ DO CỦA MỘT NHÀ VĂN
Nadine Gordimer

Sự tự do của một nhà văn là gì?
Theo tôi, đó là quyền duy trì, và công bố trước thế giới, một quan điểm riêng, mạnh mẽ và sâu sắc, về tình trạng xã hội của anh ta như chính anh ta chứng kiến. [...]
Nẩy sinh ngay trong lúc, ngay tại nơi, và ngay trong công việc chúng ta làm, chữ “tự do” xuất hiện trong trí óc chúng ta như một khái niệm hoàn toàn mang tính chính trị — và khi người ta nghĩ đến sự tự do cho nhà văn, thì họ lập tức hình dung ra một đống to tướng những cuốn sách bị đốt, bị thu hồi và bị cấm đoán mà nền văn minh của chúng ta đã chất chồng thêm cho càng lúc càng to tướng hơn; một cái giàn hoả thiêu mà chính đất nước chúng ta đã và đang đóng góp vào đó. Cái quyền được để yên cho viết những gì mình muốn viết thì không phải là một đề tài mang tính hàn lâm đối với chúng ta. [...] Cái quan điểm riêng đã luôn luôn và sẽ luôn luôn là một nguồn lo sợ và giận dữ cho những kẻ đề ra một lối sống mà chúng ta không thể chịu đựng nổi, [...] trừ khi chúng ta nhìn nó dưới ánh sáng của một thứ giáo điều tự biện minh đặc biệt nào đó.
Tất cả những gì nhà văn có thể làm, như một nhà văn, là tiếp tục viết ra cái sự thật như chính anh ta nhìn thấy. Đó là cái mà tôi gọi là “quan điểm riêng” về những sự kiện, cho dù là những sự kiện lớn của đại chúng như những cuộc chiến tranh và những cuộc cách mạng, hay là những sự kiện cá nhân và thân mật của đời sống thường nhật.
Nguyễn Tôn Hiệt

Những đoạn mà nhà thơ thích, theo Gấu, cũng chẳng có gì là ghê gớm, chẳng thấy đập vào mắt chi hết!
Tuy nhiên có một câu Gấu đọc, thấy lạ quá, và thử mò coi nguyên tác nó ra làm sao.

Đó là câu sau đây:
Tất cả những gì nhà văn có thể làm, như một nhà văn, là tiếp tục viết ra cái sự thật như chính anh ta nhìn thấy.
Gấu đọc, và tự hỏi, “sự thực như chính anh ta nhìn thấy”, OK, thế còn mấy cái "sự thực chính anh ta ngửi thấy, sờ thấy vv và vv…", thì sao?
Những câu trích dẫn thật là ngớ ngẩn, nhưng ngớ ngẩn đến mức bật cười, chính là câu trên!
Lâu lâu, nhà thơ kiêm dịch giả lại xón ra một cục, không tròn, mà lại vuông, thế mới bực đại nhảm!
Đọc, Gấu có cảm tưởng, ông này không đọc nổi bài viết của Gordimer, và, lâu lâu, "đọc", như anh mù sờ voi, thấy [mù mà vẫn thấy!] “sự thực chính anh ta nhìn thấy”, bèn dịch đại [có thằng nào biết nguyên tác đâu mà lo!]
Cũng tính bịp thiên hạ!
Gấu bèn gõ Google; đây là một bản văn không cho đọc free, nhưng nhà xb có tóm tắt ý nghĩa của nó, như sau đây:
Paper Summary:
The paper discusses how Nadine Gordimer, in her work "A Writer's Freedom", recognizes that any form of communication including writing is never completely free from some form of censorship, restriction or even suppression. The paper examines how, despite this, Gordimer asserts in her work that writers have an obligation and duty to present not only what is truthful and honest, but also their representation of that which occurs in society. The paper further analyzes how, in doing so, according to Gordimer, the writer is set free, free from control, suppression and censorship. The paper concludes that the writer is the one person perhaps in a categorized and segregated society with the power to set himself free and express himself liberally, even facing the political constraints of race segregation and suppression.
[Tạm dịch: Trong tác phẩm “Tự do của nhà văn”, Gordimer thừa nhận, bất cứ một hình thức truyền đạt, trong có cái chuyện viết, chẳng bao giờ hoàn toàn tự do, thoát ra khỏi một thể thức nào đó của kiểm duyệt, hạn chế, ngay cả thu hồi, huỷ bỏ.
Mặc dù như vậy, bằng tác phẩm của mình, nhà văn có bổn phận và trách nhiệm trình bầy, không chỉ những điều chân thật, lương thiện, mà còn cả điều xẩy ra trong xã hội. Nhà văn có lẽ là thứ người trong một xã hội bị phân loại, bị tách bi
ệt, với quyền năng tự tháo cũi xổ lồng, tự do nói về mình, dù đối diện những cưỡng ép chính trị về phân biệt sắc tộc hay đàn áp, huỷ diệt.]
From the Paper:
"Writers have no need according to Gordimer to impose self-limiting censors or suppress their thoughts and concerns. By nature their very work is liberating. The freedom that comes with writing however is not without consequence. Gordimer's assertions regarding the freedom's afforded writers and others in the communication arts comes after a stay in South Africa during the years of Apartheid, where censorship and suppression of freedoms and beliefs were commonplace." [
Nhà văn không cần phải tự mình kiểm duyệt mình, hay huỷ bỏ những tư tưởng, những ý nghĩ của mình. Bằng bản chất, cái gọi là tác phẩm rất ư là tác phẩm của người đó, là tự do. Tuy nhiên, tự do viết là có hậu quả…]
Nguồn
*
Trên Tiền Vệ, có bài trả lời của nhà thơ Nguyễn Tôn Hiệt. Xin post lại nguyên văn, và thành thực xin lỗi nhà thơ. Trong trường hợp này, quả NQT mới đúng là anh mù sờ voi, vì không có trong tay nguyên tác!
*

Hôm nay tôi dạo trên Google để tìm một số tài liệu liên quan đến Nadine Gordimer, thì tình cờ thấy có một trang web tiếng Việt đăng lại văn bản tôi đã trích dịch bài “A writer's freedom” của Nadine Gordimer. Tôi bấm vào xem, thì thấy đó là trang nhà Tin Văn của ông Nguyễn Quốc Trụ.
Sau khi đăng lại bản dịch của tôi, ông ta bình phẩm như sau:
Những đoạn mà nhà thơ thích, theo Gấu, cũng chẳng có gì là ghê gớm, chẳng thấy đập vào mắt chi hết!
Tuy nhiên có một câu Gấu đọc, thấy lạ quá, và thử mò coi nguyên tác nó ra làm sao.
Đó là câu sau đây:
Tất cả những gì nhà văn có thể làm, như một nhà văn, là tiếp tục viết ra cái sự thật như chính anh ta nhìn thấy.
Gấu đọc, và tự hỏi, “sự thực như chính anh ta nhìn thấy”, OK, thế còn mấy cái “sự thực chính anh ta ngửi thấy, sờ thấy vv và vv…”, thì sao?
Những câu trích dẫn thật là ngớ ngẩn, nhưng ngớ ngẩn đến mức bật cười, chính là câu trên!
Lâu lâu, nhà thơ kiêm dịch giả lại xón ra một cục, không tròn, mà lại vuông, thế mới bực đại nhảm!
Đọc, Gấu có cảm tưởng, ông này không đọc nổi bài viết của Gordimer, và, lâu lâu, “đọc”, như anh mù sờ voi, thấy [mù mà vẫn thấy!] “sự thực chính anh ta nhìn thấy”, bèn dịch đại [có thằng nào biết nguyên tác đâu mà lo!]
Cũng tính bịp thiên hạ!
Tôi không hiểu tại sao ông Nguyễn Quốc Trụ lại thoá mạ tôi là “dịch đại”“bịp thiên hạ”.
Đây là nguyên văn câu của Nadine Gordimer trong bài “A Writer's Freedom”, trong cuốn An Embarassment of Tyrannies (W.L. Webb và Rose Bell biên tập, nxb Victor Gollancz, 1997, London, trang 57):
All that the writer can do, as a writer, is to go on writing the truth as he sees it. [những chữ xiên “truth as he sees it” do Nadine Gordimer nhấn mạnh]
Tôi dịch:
Tất cả những gì nhà văn có thể làm, như một nhà văn, là tiếp tục viết ra cái sự thật như chính anh ta nhìn thấy.
Tôi dịch như thế thì “dịch đại” ở chỗ nào và “bịp thiên hạ” ở chỗ nào?
Trong tay của ông Nguyễn Quốc Trụ không hề có văn bản nguyên tác của Nadine Gordimer, thì ông ta căn cứ vào cái gì mà lại thoá mạ tôi bằng những lời như vậy?
Không có nguyên tác trong tay, ông Nguyễn Quốc Trụ đã làm những việc mà ông tự miêu tả như sau:
Gấu bèn gõ Google; đây là một bản văn không cho đọc free, nhưng nhà xb có tóm tắt ý nghĩa của nó, như sau đây:
Paper Summary:
The paper discusses how Nadine Gordimer, in her work “A Writer's Freedom”, recognizes that any form of communication including writing is never completely free from some form of censorship, restriction or even suppression. The paper examines how, despite this, Gordimer asserts in her work that writers have an obligation and duty to present not only what is truthful and honest, but also their representation of that which occurs in society. The paper further analyzes how, in doing so, according to Gordimer, the writer is set free, free from control, suppression and censorship. The paper concludes that the writer is the one person perhaps in a categorized and segregated society with the power to set himself free and express himself liberally, even facing the political constraints of race segregation and suppression.
[Tạm dịch: Trong tác phẩm “Tự do của nhà văn”, Gordimer thừa nhận, bất cứ một hình thức truyền đạt, trong có cái chuyện viết, chẳng bao giờ hoàn toàn tự do, thoát ra khỏi một thể thức nào đó của kiểm duyệt, hạn chế, ngay cả thu hồi, huỷ bỏ.
Mặc dù như vậy, bằng tác phẩm của mình, nhà văn có bổn phận và trách nhiệm trình bầy, không chỉ những điều chân thật, lương thiện, mà còn cả điều xẩy ra trong xã hội. Nhà văn có lẽ là thứ người trong một xã hội bị phân loại, bị tách biệt, với quyền năng tự tháo cũi xổ lồng, tự do nói về mình, dù đối diện những cưỡng ép chính trị về phân biệt sắc tộc hay đàn áp, huỷ diệt.]
From the Paper:
“Writers have no need according to Gordimer to impose self-limiting censors or suppress their thoughts and concerns. By nature their very work is liberating. The freedom that comes with writing however is not without consequence. Gordimer's assertions regarding the freedom's afforded writers and others in the communication arts comes after a stay in South Africa during the years of Apartheid, where censorship and suppression of freedoms and beliefs were commonplace.” [Nhà văn không cần phải tự mình kiểm duyệt mình, hay huỷ bỏ những tư tưởng, những ý nghĩ của mình. Bằng bản chất, cái gọi là tác phẩm rất ư là tác phẩm của người đó, là tự do. Tuy nhiên, tự do viết là có hậu quả…]
Nguồn

Cái “Paper Summary” và “From the Paper” mà ông Nguyễn Quốc Trụ vớ được trên đây không phải là đoạn văn do “nxb tóm tắt ý nghĩa” như ông ta lầm tưởng, mà chỉ là một đoạn yếu lược (130 chữ) và một đoạn trích (70 chữ) từ một bài luận ngắn (1,746 chữ) do công ty AcaDemon viết ra theo lối tóm tắt kiến thức để bán (với giá cắt cổ, $56.95 / 1,746 chữ) cho các học sinh có tiền mà lười đọc. Học sinh đem về dựa theo đó mà làm bài cho nhanh, thậm chí chép nguyên xi những đoạn thích hợp vào bài luận của mình, để kịp thời hạn nộp bài, mà lại đỡ mất thì giờ đọc sách! Đối với các thầy cô đang dạy học ở các nước nói tiếng Anh, những công ty như AcaDemon, Cheathouse, v.v. (nên lưu ý chữ “Demon” và “Cheat”!) là những cái ổ giúp học sinh làm bài gian lận! [Xem bài “Cheating Your Way through the Ethics Class” của Rushworth M. Kidder trên tuần báo Ethics Newsline]
Trong cái “Paper Summary” và “From the Paper” này, gồm vỏn vẹn 200 chữ, hoàn toàn không có một câu văn nào của Nadine Gordimer, mà chỉ là những câu do công ty AcaDemon viết ra.
Ông Nguyễn Quốc Trụ, trong tay không có nguyên tác của Nadine Gordimer, chỉ đọc lóm 200 chữ của công ty AcaDemon, rồi đoán mò, mà đã dám ngang nhiên thoá mạ tôi là “ngớ ngẩn”, “đại nhảm”, “không đọc nổi bài viết của Gordimer”, “anh mù sờ voi”, “dịch đại”, “bịp thiên hạ”!
Nếu ông Nguyễn Quốc Trụ còn một chút lòng tự trọng thì ông hãy tự hỏi: trong trường hợp này, ai mới đúng là kẻ “ngớ ngẩn”, “đại nhảm”, “không đọc nổi bài viết của Gordimer”, “anh mù sờ voi”, “dịch đại”, “bịp thiên hạ”?
Một con người còn một chút lòng tự trọng thì không thể thoá mạ một người khác một cách vô căn cứ, vô lý và thiếu lương thiện như vậy được.
*
Nhưng, tốt nhất, là nhà thơ dịch hết bài viết của Gordimer, sau đó NQT tôi, và có thể, luôn cả độc giả, có chút tài liệu, để mà nhận xét về những đoạn mà nhà thơ thích được!
Trân trọng. NQT

Note: Đây có lẽ là bài viết đầu tiên, rất mức đàng hoàng, từ cái trang web mà Gấu gọi là Hậu Vệ. (1)
Tôn trọng người viết, và để làm nhẹ bớt phần nào lỗi của NQT, nay xin tách riêng bài viết ra khỏi mục Dọn.
NQT
(1)
Khi một con người không còn biết tự trọng.
[TƯ CÁCH NHÀ VĂN] ...
Thì cũng đành phải chịu đòn này, vậy! NQT
*
Ở đây, tôi chỉ xin giới thiệu một bài thơ viết nhân ngày Lê Công Định và Nguyễn Tiến Trung bị bắt và sau đó, xuất hiện trên màn ảnh truyền hình với lời nhận tội và xin khoan hồng.Về sự kiện ấy, rất nhiều người đã lên tiếng. Người thì thông cảm, cho họ bị công an lừa gạt hoặc gây sức ép. Người thì thất vọng, cho là họ quá nhẹ dạ và yếu đuối.
Tôi thích nhất là thái độ của nhà thơ Nguyễn Tôn Hiệt. Trong bài “Tôi biết ơn những người vấp ngã”, ông đưa ra một cái nhìn nhân hậu và nhân bản, bày tỏ sự trân trọng đối với những người từng dũng cảm lên tiếng chống lại tội ác ngay cả những khi họ bị vấp ngã.
NHQ Blog VOA

Những đoạn của Gordimer nhà thơ Nguyễn Tôn Hiệt thích, và dịch, xuất hiện cũng đã lâu rồi. Sở dĩ Gấu đến bây giờ dám ‘đụng’ tới nó, là vì bài thơ ‘Tôi biết ơn những người vấp ngã’ được nhà đại phê bình mang ra thổi vung vít, khiến Gấu ‘lại đâm bực’!
Hãy thử tưởng tượng, gia đình LCD đang ló sốt vó, không biết ông có bị VC đem ra làm vật tế thần hay không, mà phải đọc những tình cảm nhân hậu và nhân bản dành cho người yếu đuối, quá nhẹ dạ, và vấp ngã, thì có điên lên không?
Gấu này, người ngoài cuộc, đọc, mà còn giận điên lên, và như người ta nói, giận mất khôn, mất luôn cả 'tư cách nhà văn', mất luôn 'lòng tự trọng', là như vậy.
Dù sao, cũng xin lỗi thi sĩ, một lần nữa.
NQT

Những đoạn của Gordimer nhà thơ Nguyễn Tôn Hiệt thích, và dịch, xuất hiện cũng đã lâu rồi. Sở dĩ Gấu đến bây giờ dám ‘đụng’ tới nó, là vì bài thơ ‘Tôi biết ơn những người vấp ngã’ được nhà đại phê bình mang ra thổi vung vít, khiến Gấu ‘lại đâm bực’!
Hãy thử tưởng tượng, gia đình LCD đang ló sốt vó, không biết ông có bị VC đem ra làm vật tế thần hay không, mà phải đọc những tình cảm nhân hậu và nhân bản dành cho người yếu đuối, quá nhẹ dạ, và vấp ngã, thì có điên lên không?
Gấu này, người ngoài cuộc, đọc, mà còn giận điên lên, và như người ta nói, giận mất khôn, mất luôn cả 'tư cách nhà văn', mất luôn 'lòng tự trọng', là như vậy.
Dù sao, cũng xin lỗi thi sĩ, một lần nữa.
NQT
Chán thật. Vừa cảnh cáo nhà phê bình qua đệ tử của Người, coi chừng cắn phải lưỡi, thì cắn ngay lưỡi của chính mình!
NQT
*
Bài thơ của Nguyễn Tôn Hiệt, Gấu mầy mò tìm lại xuất xứ, hóa ra là được gợi hứng từ bài thơ của Trần Tiến Dũng, và cái từ “vấp ngã”, là của TTD.
Nhà thơ TTD sử dụng từ này, thì OK, ấy là bởi vì, ông không thể sử dụng một từ khác. Trong tinh thần bài thơ của ông hình ảnh ‘vấp ngã’ thật đẹp, vì nó không nhắm thẳng vào những cá nhân như LCD, NTT, mà chỉ khiến người đọc nhìn ra, và nhập vào khổ nạn của tất cả những người như họ, được tượng trưng bằng một số nhân vật trong bài thơ (1)
Cũng theo cái dòng đó, mà bài thơ của Nguyễn Tôn Hiệt đi tiếp. (2).
Nói rõ hơn, nhà thơ NTH không sử dụng bài thơ của ông, để chỉ đích danh, và để nhớ ơn, những LCD, NTT. Thành thử bài viết của NHQ, với cái tít: Một bài thơ cho Lê Công Định và Nguyễn Tiến Trung, là sai.
Đây là đòn "mượn hoa hiến Phật", "của người phúc ta", khiến Gấu bị mắc hỡm!

Bởi vì, Nguyễn Tôn Hiệt không hề làm bài thơ cho LCD và NTT.
[Không hiểu, ở những chỗ khác, ông có ghi là "tặng và nhớ ơn LCD, NTT vì vấp ngã" hay không.]
Khi đọc cái tít, trên, khi đọc những dòng sau đây, của NHQ, tôi, NQT đã bị lầm.

Ở đây, tôi chỉ xin giới thiệu một bài thơ viết nhân ngày Lê Công Định và Nguyễn Tiến Trung bị bắt [Note: Nếu sự kiện chỉ có thế, thì không thể ‘giật cái tít’ như trên được. NQT], và sau đó, xuất hiện trên màn ảnh truyền hình với lời nhận tội và xin khoan hồng. Về sự kiện ấy, rất nhiều người đã lên tiếng. Người thì thông cảm, cho họ bị công an lừa gạt hoặc gây sức ép. Người thì thất vọng, cho là họ quá nhẹ dạ và yếu đuối.
Tôi thích nhất là thái độ của nhà thơ Nguyễn Tôn Hiệt. Trong bài “Tôi biết ơn những người vấp ngã”, ông đưa ra một cái nhìn nhân hậu và nhân bản, bày tỏ sự trân trọng đối với những người từng dũng cảm lên tiếng chống lại tội ác ngay cả những khi họ bị vấp ngã.
Về phương diện nghệ thuật, đây cũng là một bài thơ hay. Xin mời quý bạn đọc thưởng thức.
NHQ
. Blog VOA

Từ cũng, "đắt" thật!
NQT
*
Hôm qua, 06.01.2010, sau khi viết xong bài “Khi một con người không còn biết tự trọng” (trong đó, tại hạ phê phán việc ông Nguyễn Quốc Trụ thoá mạ tại hạ một cách vô căn cứ, vô cớ và thiếu lương thiện về một bài trích dịch Nadine Gordimer)…
NTH 


Tôi, NQT, sợ rằng, “thiếu lương thiện”, đúng ra phải áp dụng cho nhà thơ!
Ông có nguyên tác trong tay, ông giấu biệt, lâu lâu "xón" ra một câu dịch rất đỗi tức cười, NQT đọc, nghi quá, mới gõ Google, ra được cái bản tóm tắt. So nó với những đoạn ông đã dịch, thì nghĩ trong bụng, nhà thơ không đọc nổi bản văn của Gordimer, từ đó mới xổ ra một số từ khá nặng nề, bởi thế, khi ông lên tiếng, phải nhận lỗi về mình.
Câu văn “All that the writer can do, as a writer, is to go on writing the truth as he sees it”, có thể nằm trong nội dung bài viết, thì hiểu được, nhưng vì tách ra, nên NQT mới bị lầm, và cũng đã nhận lỗi.
Giả như ông NTH để nguyên văn tiếng Anh, kèm câu dịch, thì đâu có chuyện.
Chính vì sợ ‘thiếu luơng thiện’ mà Tin Văn mỗi khi dịch, cố gắng kèm nguyên tác, vậy mà cũng bị hiểu lầm là coi thường độc giả.
Trường hợp “thiếu lương thiện” đã từng xẩy ra trên Hậu Vệ, với một dịch giả nổi tiếng. Tin Văn đã khui ra, không tiện  nhắc lại.
Cách tốt nhất, là, đề nghị NTH dịch toàn bài, sau đó mới có thể nói chuyện tiếp được, về những “dịch đại, dịch nhảm”…
V/v Summary, tôi NQT chỉ cần có vậy, nên “đoán ẩu” là của nhà xb, không đúng như sự thực, của
AcaDemon, như NTH sửa lại.
Tks, anyway. NQT

V/v bài viết mới, của Nguyễn Tôn Hiệt, Nguyễn Quốc Trụ tôi không có ý kiến, và xin chấp dứt ở đây. NQT


Tưởng lọc được viên đá quí, hóa ra cũng đồ dởm!
"Tư cách nhà văn" thì làm cái chó gì ở đây?
Một thằng chưa từng có tác phẩm, viết mấy bài thơ dởm, vậy mà giở giọng đòi hỏi “tư cách” của một thằng viết cả đời người, sắp xuống lỗ, có thấy lố bịch không?
Một thằng con nít " ừ thì anh" với ông Trùm Sáng Tạo, "anh tiên chỉ đâu, ra đây tớ biểu", là quá tởm rồi!

Thế rồi, sau khi tôi công bố bài “Khi một con người không còn biết tự trọng” lên trang Tiền Vệ, ông Nguyễn Quốc Trụ bắt đầu đổi giọng.

Ông là thằng nào, ghê gớm cỡ nào mà khiến một kẻ viết văn từ khi ông có thể chưa mở mắt chào đời (1) phải đổi giọng?
Có mắc chứng vĩ cuồng không đấy?
NQT
(1) Một bạn văn mail cho NQT biết, NTH là bút danh của một người cũng đã từng đụng độ với NQT, dưới một bút danh khác.
Tưởng là ai, vẫn thứ đó! NQT

Dịch như “kít”, yêu cầu trưng nguyên tác, thì lại giở giọng vi phạm luật bản quyền!
Trang Tin Văn này làm công tâm, non-profit, ăn cướp, ăn trộm, ăn cắp, đủ thứ tài liệu của thiên hạ, để dịch, chủ yếu là cho trong nước đọc, để mà nghĩ, để mà thay đổi, để mà mong đất nước có ngày lại mở mặt với thế giới, nếu sợ thì đừng có dịch; dịch, khi có người hỏi tính xác thực, là phải trưng nguyên tác. Đó là sự lương thiện của người viết.
Còn cái chuyện bài vở trên Tin Văn, nó như rừng, là sự thực, vì một người làm, không rành kỹ thuật, không có search device, thì nó như thế. Công luận là do mình quyết định, do cái tâm của mình quyết định. Nếu không có tà ý, thì sợ thằng chó nào?
Xin chấm dứt nói chuyện với NTH!

NQT

Đã tưởng, có thể cho đám hủi này một 'dịp may thứ nhì', hoá ra lại hỏng! NQT
*
Ngay lúc tôi và những người bạn tôi rơi sâu vào thất vọng vì chuyện “thú tội” của luật sư Lê Công Định và Nguyễn Tiến Trung, thì tôi nhớ rằng qua mail anh Nguyễn Tôn Hiệt có viết một câu giúp chúng tôi bừng tỉnh. Câu đó như sau:

“Chỉ bằng việc các anh ấy đã đi được một đoạn đường, chúng ta phải biết ơn các anh ấy!”
Và xin nói để ông Nguyễn Quốc Trụ được rõ, từ câu nói đó của Nguyễn Tôn Hiệt, tôi đã viết bài thơ “Ở cùng một nơi với những người vấp ngã”.
Bây giờ thì không cần nói thêm chắc ông Nguyễn Quốc Trụ đã biết động lực, và diễn biến đem lại cái từ khoá để tôi viết bài thơ trên là từ đâu.
Một bài thơ đến với độc giả thông qua văn bản bao giờ cũng rất rõ ràng, nhưng không gian của tác giả trước khi giọng thơ nổ ra thì khác. Về hai bài thơ của tôi và Nguyễn Tôn Hiệt, thì ông chỉ là một độc giả, ông có quyền thẩm định nghệ thuật. Thế nhưng, thay vì ông nhận đủ ánh sáng từ hai bài thơ hoàn chỉnh, ông lại phán xét, nhăn nhíu mày, cho bên này sáng là nhờ bên kia, và như vậy ông tự dành sự thiệt thòi cho ông.
Trần Tiến Dũng

Trả lời:
Cám ơn nhà thơ đã góp ý làm sáng rõ nguồn của hai từ ‘vấp ngã’.
Tôi không hề nhăn nhíu mày, và chẳng hề tự dành cho mình sự thiệt thòi, nhưng chỉ hiểu lầm ý nghĩ của nhà thơ về vụ luật sư LCD.
Tôi nghĩ, LCD chắc cũng chẳng thú vị gì khi được ở cùng một nơi với nhà thơ!
Tôi tự hỏi, không hiểu LCD có bao giờ để ý đến lòng biết ơn của nhà thơ và bạn bè của ông không ? (1)
NQT
(1)
Bất giác nhớ tới 'ông anh' của nhà đại phê bình.
Bữa đó, Gấu ngồi Quán Chùa với nhà thơ TTT, Mai Thảo. Bỗng một đấng lạ hoắc, ở đâu xà tới, tự động kéo ghế ngồi, "ừ thì anh" với cả lũ. Mai Thảo lên tiếng:
-Xin lỗi, anh có quen một trong bất cứ ba thằng này không?
Anh kia lắc đầu.
Mai Thảo nói tiếp:
-Vậy thì đi chỗ khác chơi!

Ui chao, đúng tình cảnh 'biết ơn' của mấy đấng nhà văn nhà thơ đối với LCD.
Gấu nghe ông, ngồi trong nhà tù VC, nói vọng ra:
-Đi chỗ khác chơi!
Hình như thấy đám khốn kiếp còn trần trừ, ông văng tục:
-Tao đéo cần lòng biết ơn của tụi bay!
Hà, hà!

Cái đám Tự Lực Văn Đoàn cũng đã từng bị chửi y chang lũ khốn này, vì cái tội đứng ở trên cao nhìn xuống, thương hại [biết ơn!] dân chúng lao động, người dân quê nghèo khổ của Miền Bắc, và VC thừa cơ hội xúm vô ‘tam cùng’ với họ, thế là đi đời cả một miền đất!
Mi là cái đéo gì mà tỏ ra biết ơn những người như LCD?
Một khi ông, và những người như ông lâm vào vòng tù tội, gia đình ông ngày đêm lo lắng, lòng biết ơn sâu xa nhất, là sự im lặng, cùng đau với họ, đâu có cái trò dơ bẩn,
“Chỉ bằng việc các anh ấy đã đi được một đoạn đường, chúng ta phải biết ơn các anh ấy!”
Biết ơn vì họ "vấp ngã"!