Trong
cuốn tạp bút “Cuối
Cùng” xuất bản năm 2009, nhà văn Võ Phiến hạ bút viết một câu mà khi
đọc tôi
phải giật mình. Ông bảo, “Chuyện sáng tác có gì đáng nói?”
Một nhà văn với tuổi đời như
ông, lừng lẫy với sự nghiệp văn học đồ sộ trên dưới năm mươi tác phẩm
để lại
cho đời sau, nói câu nói như thế, thoạt nghe qua tưởng như có cái gì
khinh bạc,
nghịch lí nằm bên trong. Nó như tiếng sấm nổ giữa đồng không mông quạnh.
Chưa hết, ông bảo tiếp, “Tôi
e những món thơ thẩn với tuỳ bút nọ kia đều phải xếp về phía đồ chơi.
Những cái
mình miệt mài mãi bấy lâu, khi đầu bạc nhìn lại là đồ chơi cả. Không
riêng
mình, bao nhiêu người miệt mài vẽ tranh, soạn nhạc, hát xướng, bao
nhiêu hình
vẽ ở các hang động tiền sử, các tranh dân gian (nào gà lợn, nào đô vật,
nào
đánh đu), các câu ca dao, hát ví, quan họ . . . một thời, các món nghệ
thuật là
cùng chơi thôi.”
Nhưng có thật đấy chỉ là lời
nói suông của một Cristoforo Colombo, sau khi khám phá ra Tân Thế giới,
nhún
vai, bĩu môi, bảo kẻ thán phục đứng bên cạnh, “Hey, man. It's no big
deal”? (1)
TYT
*
Về già, hết còn chơi được, mà
còn ngộ ra văn chương chỉ là đồ chơi thôi, quả là tiếng sấm nổ giữa
đồng không
mông quạnh thật!
Nhưng đọc kỹ, Võ Phiến hình như muốn
nói, văn chương, thì cũng chỉ cuộc chơi, trò chơi, trò đùa cả!
Ông
không định
nói, "chỉ là đồ chơi"!
"về phía đồ chơi", khác "chỉ là đồ chơi"?
Viết
mới chả lách!
No big deal!
NQT
(1) Thú thực, chuyện khám phá
Mỹ Châu thì ăn nhậu gì ở đây? Từ VP qua Kha Luân Bố, rồi trở về với em
nhí ngồi
thả thuyền khóc nức nở vì mất cả thơ, đúng là 'tẩu hoả nhập ma' mất rồi!
Không ‘chơi’ được thì đừng có
cố!
*
Năm hổ, nói
chuyện
hổ.
Bất giác Gấu nhớ
một câu chuyện trong Liêu Trai, về một ông hổ, một bữa buồn quá, hóa
thành một
anh học trò, và gặp một danh sĩ. Ông hổ này được nghe những lời vàng
ngọc, mê
quá, cứ lẽo đẽo theo hầu, cho tới một bữa, danh sĩ gặp bạn, hình như
tại... Blog Voilà gì đó!
Thế là một bàn tiệc được bầy ra, thi nhau mà nhả ngọc phun châu, ông hổ
nghe
một hai câu, còn cố chịu được, nhưng nghe mãi hết chịu nổi, bèn năn nỉ,
thôi,
thôi, đủ rồi. Mấy thằng khùng kia, nhất định không chịu thôi viết, thôi
dịch,
thôi diệt. Ông hổ phát điên lên, thế là bèn rùng mình một cái, biến lại
thành
hổ, làm sạch đám khùng, rồi cúi lạy danh sĩ nhảy vọt vô rừng!
*
Gấu chưa được đọc
Cuối Cùng của
Võ Phiến, nhưng qua trích dẫn, có vẻ như ông đã ngộ ra, một sự thực về
cõi văn
của ông, sau những thăng trầm của nó, từ khởi
đầu, với những truyện ngắn chấn động cả hai
miền đất Trung Kỳ và Nam Kỳ của nước Mít,
cho đến khi bị lu mờ vì cuộc chiến, rồi, ra hải ngoại, lại sáng rực lên
như ngọn
hải đăng, để cho đám Mít lưu vong nhìn về phía ngọn Thái Sơn Bắc Đẩu,
thấy mình vẫn
còn, nền
văn chương Miền Nam vẫn còn.
Một bạn
văn, khi đọc những gì
Gấu viết về Võ Phiến, nhận xét, Gấu viết chậm quá, giá sớm hơn một
chút, có
lẽ Võ
Phiến hiểu ra được, và có thể, trả lời.
Đúng như thế.
Nhất là sau khi Gấu đọc bài của Trùng Dương, viết về lần mới ghé thăm
vợ chồng ông trên Blog VOA.
Cũng qua anh bạn cho biết,
khi VP dọn về Tiểu Cali, và khi thấy Gấu qua vùng này thăm bạn bè, đã
nhắn anh,
mời Gấu ghé nhà ông chơi, nhưng do ham chơi quá, Gấu quên mất.
Phải viết ra chi tiết này, khi VP chưa
đi xa, để cho thấy, chính ông không hề giận Gấu, hay nghĩ Gấu này có gì
thù
hằn ông.
Trong VHTQ ông nhắc tới Gấu rất
đàng hoàng. Chẳng có lý do gì để mà Gấu 'mạ lỵ' ông.
Nhưng thà viết về
ông khi ông
còn sống.
Khi ông đã mất, không làm sao viết ra được
nữa!
*
Gấu ra hải ngoại, đọc lại Võ Phiến, lần thứ nhất, qua
một bài viết trên tờ Làng Văn. Ông rao giảng về bài “hành” nổi tiếng,
"Đưa
người ta không đưa qua sông", với người bạn văn của ông là Nguyễn Hữu
Nhật, và nhân đó, bàn về dịch thuật, mà theo ông, thơ bất khả dịch. Một
độc giả
có đưa ra một ý riêng gì đó, về bài thơ, và về dịch, và xin được chỉ
giáo.
Chỉ có thế, mà ông bực lắm, rõ ràng là như vậy, gắt
ngậu lên, mi không biết gì thì câm đi, để yên cho ta và bạn ta bàn về
thơ!
Tất nhiên, lâu ngày quá, không nhớ rõ, nguyên văn câu của ông, nhưng ý
thì rõ
như vậy. Gấu đã từng nhắc tới chuyện này một lần rồi, nay nhắc lại, chỉ
để lấy
đà viết tiếp.
Viết về tập truyện mới xb bản
của Primo Levi, A Tranquil Star:
Unpublished
Stories, [Ngôi sao trầm lặng:
Những chuyện
chưa xb], của Primo Levi, dịch từ tiếng Ý, Anita Desai tự hỏi, liệu có
thể dùng
từ "playful" [dzui thôi mà] để nói về những tác phẩm của Primo Levi,
như Sống sót Lò Thiêu, Liệu đây có phải một người ?, về cuộc
đời mà ông
đã trải qua, nhưng không thể nào, chẳng bao giờ bỏ lại phía sau mình.
Và bà trả lời, playful, đúng là cái tính từ "ấn tượng",
"chót", mà một nhà phê bình có thể nghĩ ra được, khi "đọc" Lò
Thiêu, khi đang đi trên Đại Lộ Kinh Hoàng, khi đang hứng những trận mưa
hỏa tiễn
của VC giáng xuống đầu dân Sài Gòn…, bởi vì, đọc tập truyện, quả là bà
chỉ
nghĩ đến "một góc trời chỉ biết rong chơi", của TCS!
Tất cả những truyện ngắn trong
đó đều gợi nên cái sự rong chơi, vui đùa, cười
cợt!
Ấn tượng thật!
What if, liệu, nếu, giả như,
chú chuột giảo thử tối nay đi dự dạ tiệc? Liệu,
nếu, giả
như cuộc vui tối nay là một cuộc tử chiến giữa người và xe hơi?
*
Thật sự mà nói, Primo Levi có quá ít, để được những nhà chuyên săn
tìm tiểu sử chú ý tới. Ông sống một cuộc đời "nhà nghề" chẳng có gì đặc
biệt (một chuyên viên ngành hóa), một cuộc sống riêng tư "một mầu".
Ông sử dụng những cuốn sách của ông để kể và miêu tả cuộc đời mà ông
đeo đuổi
đó. Nếu bạn muốn biết ông đã làm gì, nghĩ gì, ông cảm nghĩ ra sao, bạn
chỉ phải
đọc ông. Như một hậu quả, bất cứ một kể lại (retelling) "cuộc đời và
tác
phẩm" sẽ chịu rủi ro: một cố gắng thất bại tự thân (self-defeating
effort)
nhằm tái sắp xếp và đảo qua đảo lại (paraphrase) những bản viết của
ông. Và
theo Tony Judt, trên tờ The New York Review of Books (May, 20, 1999),
đây là thất
bại của Bi kịch của một người lạc quan, cuốn tiểu sử mới nhất về Levi
của Myriam
Anissimov (bản Anh ngữ, dịch từ tiếng Pháp, của Steve Cox, nhà xb
Overlook, 452
trang, $37.95). So với bản tiếng Pháp, hoặc tiếng Ý, bản tiếng Anh đã
sửa lại
cho đúng, một số sự kiện, và tuy không hấp dẫn, nhưng đọc được và chứa
đựng nhiều
thông tin hơn. Điều tai hại ở đây là, tác giả cuốn sách đã thất bại
không giải
thích cho độc giả hiểu được một điều: tại sao Primo Levi lại hào hứng
hấp dẫn đến
như thế? Nhưng ít nhiều bà đã cho người đọc nhận ra, Primo Levi "đứng
được"
với "thời gian", như là một thế giá văn chương và hồi ức về Lò Thiêu: Một
người diễu cợt (ironist) và hài hước (humorist) đã
đi đi lại - như là một
cách chơi - qua những nấc thang âm thanh, đề tài, giọng điệu... Primo
Levi được
trình bầy ở đây: như là một con người lạc quan, một Do-thái đã hội nhập
vào một
người Ý trong cơn đọa đầy ở Auschwitz.
Có thể so sánh với Dante, bằng cách diễn tả Ulysses - một hình tượng
văn chương
mà Levi ưa thích, và cũng là một hóa thân của ông - như một người lính
già trên
đường qui cố hương kể lại một vài vấn đề khi rong chơi nơi Lò Thiêu.
Đây có phải một người
*
… cuộc đời gần
như trò chơi nghịch ngợm, cười mũi vào những khuôn mặt ngơ ngác của
chúng tôi.
Chúng tôi trưởng thành, với vị đắng nơi đầu lưỡi.
*
Tôi
đọc Võ Phiến rất sớm, một phần là do ông anh rể, Nguyễn Hoạt. Ông lúc
đó cùng bạn
bè chủ trương tờ nhật báo Tự Do, và sau đó, còn làm nhà xuất bản, nơi
đã từng
in cuốn Kể Trong Đêm Khuya (?) của Võ Phiến. Tôi đọc VP trước đó ít
lâu, khi
ông anh mang về nhà mấy tờ báo mỏng dính, in ấn lem nhem, như tự in
lấy, tờ Mùa
Lúa Mới, phát hành đâu từ miền Trung. Tôi chỉ nhớ cái thuở ban đầu
làm quen
những nhân vật của ông, không còn nhớ đã từng viết về ông, một phần là
do, thời
gian sau đó, tôi mải mê, ngấu nghiến đọc những tác giả, mà tôi hy vọng
họ giúp
tôi giải thích tại sao sinh ra, tại sao sống, tại sao chết, tại sao có
cuộc chiến
khốn khổ khốn nạn đó...
Nguồn