*
Notes

















Russia Against Napoleon: The Battle for Europe, 1807 to 1814. Nga chống Nã Phá Luân. By Dominic Lieven. Allen Lane; 672 pages; £30. To be published in America by Viking in April 2010
Mr Lieven’s work will transform your view of 1812, especially if you have been relying on “War and Peace”. A landmark book, elegantly written.
Đây là một trong những sách mà tờ Người Kinh Tế chọn, trong mục Sách của Năm, Books of the Year.
Trên tờ Điểm Sách London, số 3 Tháng Chạp 2009, có bài điểm cuốn trên.
Đọc, có vẻ như là từ trước tới nay, mọi người đều hiểu sai về cuộc chiến đó, đúng như Người Kinh Tế viết, cuốn sách thay đổi cái nhìn của chúng ta về năm 1812, nhất là nếu chúng ta dựa vào cuốn Chiến Tranh và Hoà Bình.

Còn một cuốn nữa được Người Kinh Tế chọn, cũng thú vị:
The Secret Lives of Somerset Maugham. Những cuộc đời bí mật của Maugham. By Selina Hastings. John Murray; 624 pages; £25.
To be published in America by Random House in May 2010
William Somerset Maugham was an unhappy man and is today a derided figure—unfashionable, unpopular and widely regarded as unpleasant. But he is still one of the finest short-story stylists Britain has ever produced.
Gấu hồi nhỏ mê Maugham lắm. Sau, mới hết mê, vì còn mê những ông hiện sinh hiện xiếc, và mê những cuốn sách 'đọc mà không hiểu gì cả', của nhà Minuit.

Cậu mua chúng về để loè thiên hạ hử?
Trần Phong Giao đã từng hất hàm hỏi Gấu như vậy, khi thấy Gấu cầm Lịch Sử và Ý Thức Giai Cấp của Lukacs.
Gấu nhỏ nhẹ nói, thì cứ mua, đọc được chữ nào hay chữ đó!
Ông nghĩ Gấu tính làm nhà văn làm dáng. Còn Gấu, nghĩ, phải đọc chúng, hôm nay không đọc được, thì ngày mai, ngày mốt đọc được.
Nhờ vậy, mà đọc nhiều tác giả rất sớm. Toàn thứ dữ: Lukacs, Lefebvre, Lucien Goldmann, Sartre, Camus, Beckett, Genette, Barthes..

Già rồi người ta tha cho, tha hồ mà bốc phét!
*
Trần Phong Giao rất khó chơi, rất khó chịu, đúng như Trần Doãn Nho viết, trên Da Mầu:
Như nhiều bạn văn đã đề cập, kinh nghiệm lần đầu gặp ông thư ký tòa soạn này là một kinh nghiệm khó quên: một con người khô khan, lạnh lùng, nếu không nói là …bất lịch sự, trái hẳn với những lời nhắn tin đầy “tình thân” trên Văn hay trong những lá thư gửi riêng cho người viết. Bước vào tòa soạn – thực ra, chỉ là một cái phòng nhỏ nằm sát lề đường, bề bộn giấy tờ, sách báo -tôi gặp một người đàn ông đang chăm chú nhìn lên cái bàn máy chữ nhỏ, gõ lọc cọc. Nghe tiếng tôi chào, người đàn ông vẫn cắm cúi làm việc, dường như chẳng hề biết có người đang đứng sát bên. Khi nghe tôi hỏi xin được gặp ông thư ký tòa soạn, thì người đàn ông đáp, trong lúc vẫn không rời bàn máy chữ “Cậu cần gặp có việc gì?”. Tôi nói tên, tưởng là ông sẽ ngừng đánh máy, quay đầu lui, chào hỏi, nhưng không, ông chỉ nói: “Thế à!” một cách dửng dưng và…vẫn tiếp tục làm việc. Chán nản và bối rối, tôi chào ra về. Lúc này, ông ta mới ngẩng mặt lên nói: “Khi nào rảnh, nhớ ghé chơi”. (Nguyễn Mộng Giác đã biến kinh nghiệm rất chung đó với Trần Phong Giao thành một cảnh tượng khá sống động trong “Mùa biển động” tập 4, chương 86.)
Tuy nhiên, như Gấu được biết, ông cũng có một số bạn văn, mà ông rất thân, nhưng ngoài ra, là hết.
TPG rất ghét nhà thơ TTT, chính là do cái vụ ông bị đá ra khỏi tờ Văn. Gấu rất rành vụ này, vì khi đó, Nguyễn Đình Vượng, sau khi bị TPG làm căng quá, đành tính kiếm người khác, mà ông rất trọng TTT, nên hỏi ý kiến TTT, về người kế vị TPG.
TTT đề nghị bạn quí của Gấu, ai thì mọi người đều biết!
Thành thử Gấu không tin TPG lại quí ông bạn quí của Gấu!
Gấu vẫn còn nhớ, là TTT, trong một lần ngồi Quán Chùa, chỉ có hai anh em, ông đã cho Gấu biết, về chuyện trên, và Gấu nghĩ thầm, tại sao anh không đề nghị thằng em!
Đùa cho dzui, vì lúc đó Gấu cầy hai job, một Bưu Điện, một UPI, đâu còn thì giờ.
Những chuyện này, đúng ra cũng chẳng nên nói ra, nhưng, nghĩ lại, cũng nên nói ra, vì nó là sự thực.
Nhất là sau khi Gấu đọc bài viết của bạn quí về TPG, trên Blog VOA.
Đám nhà văn Miền Trung, sở dĩ TPG o bế, là vì, đó là nguồn nuôi sống báo Văn, chứ không phải TPG khoái gì mấy ông như Trần Doãn Nho!
Gấu rất rành, "lại rất rành", vụ này, vì đã từng bị chửi vì nó, khi giữ mục Tạp Ghi cho tờ Vấn Đề!
Ông thầy Vũ Khắc Khoan, nhận thư độc giả, phàn nàn mục Tạp Ghi, cáu quá, bèn kêu Mai Thảo, ra lệnh, anh biểu thằng học trò của tui, là thằng Gấu, mỗi kỳ viết, là phải đi một đường về những nhà văn Miền Trung!
Gấu nghe, buồn quá, phàn nàn với TTT. Ông nói với Mai Thảo, thà giới thiệu Roland Barthes còn hơn viết về câu thơ thi xã, thi văn đoàn Mũi Né, Cần Giờ… !
Hà, hà!
Cái chuyện Gấu viết cho Văn, là do NDT đích thân đề nghị, chứ TPG không ưa văn của Gấu. Khi Gấu in cuốn đầu tay, “năn nỉ” Nguyễn Đình Vượng in giùm, TPG ra lệnh, không. Ông còn nói thẳng với Gấu, ai thèm đọc! Gấu bỏ tiền túi in, đem đi chào hàng, ông Sống Mới lấy liền 300 cuốn, trả tiền liền, gần như đủ vốn in. Kể cho TPG nghe, ông trợn mắt, không tin. Đó cũng là nhờ một tay nhà văn lính, rất ăn khách lúc đó, cũng có mặt tại Sống Mới. Anh ta nói vô một câu, là xong!
*
Cuốn truyện đầu tay của tôi là cuốn mở đầu nhà xuất bản Đêm Trắng do anh chủ trương. Thoạt tiên "gạ" ông Nguyễn Đình Vượng, nhưng gặp Trần Phong Giao cản đường. Của đáng tội, thư ký tòa soạn báo Văn không tin cuốn sách sẽ bán được. Tác giả cuốn sách cũng nghĩ vậy. Huỳnh Phan Anh "xúi", thì bỏ tiền ra in, tao làm nhà xuất bản. Anh nhờ Nguyễn Đồng làm bìa. In 2000, đến nhà phát hành Sống Mới, gặp ngay Nguyên Vũ, hình như đang là tác giả có sách bán chạy nhất lúc đó. Anh nói vô, ông chủ mua cho 300 cuốn. Còn lại bán lai rai, cũng thu đủ vốn. Khi đọc tên tác giả, tác phẩm: đứng hàng thứ bẩy, trong danh sách 12 nhà văn phản động đồi truỵ, trên báo Tin Sáng, ngay sau khi Việt Cộng vào Sài-gòn, (đây là danh sách đầu tiên, sau được bổ sung thêm, thành 19, rồi cả Miền Nam, trừ mấy anh nằm vùng, tất nhiên), tôi sợ, (có), hãnh diện, (có), nhưng thật sự ngạc nhiên. Bởi vì tôi không thể tin, cuốn sách được mấy ổng chiếu cố kỹ đến như vậy. Tôi không tin cuốn sách còn, nếu có chăng, may ra ở trong thư viện.
Đã bao lần tôi cầu mong nó quên tôi, như tôi quên đã quên nó.
Chợ Đũi, HPA và Gấu
*
Gấu tiện tay, vớ thêm tờ này, của tay Cựu Trùm Maurice Nadeau. Mới đây TLS đi một đường cảm hoài, ông bạn đồng hành tiếng Tây này, cũng xưa rồi Diễm ơi, như ổng! 
Có bài ngắn, tuyệt: Ai là Herta Muller? Post sau đây.
Bạn chắc còn nhớ, ai là Muller?

*

QUI EST HERTA MULLER?
LAURENT MARGANTIN

Stupeur à l'annonce du prix Nobel de littéraature 2009 : on s'attendait au couronnement d'une célébrité - un des favoris étant une nouvelle fois l'Américain Philip Roth -, et ce fut, dix ans après Günter Grass et cinq ans après Elfriede Jelinek, une femme de langue allemande née en 1953, inconnue du grand public, à peine connue dans son propre pays, car elle est issue d'une minorité souabe (venue du sud de l'Allemagne) vivant en Roumanie. Les membres du comité Nobel ont donc choisi de livrer une énigme au public, autant pour les lecteurs allemands que pour ceux, nombreux en France, à qui les traductions de seulement trois ouvrages de cet auteur avaient échappé.
Bien sûr, on connaît en Allemagne l'existence de ces minorités d'origine allemande disséminées en Europe centrale. Mais parce qu'elles furent souvent accusées d'avoir soutenu des dictatures complices du Troisième Reich pendant la Seconde Guerre mondiale, on a préféré les oublier et les abandormer à leur sort. Herta Müller est une rescapée de cette histoire qu'elle dut porter personnellement, puisque son père était membre des Waffen-SS. Sous le régime communiste, sa mère fut envoyée en camp de travail en Russie.
Après avoir étudié la littérature à Timisoara, Herta Müller a travaillé comme traductrice dans une usine de machines. C'est sur cette expérience qu'elle est revenue dans un long texte paru dans le journal Die Zeit le 23 juillet dernier. À partir d'un dossier de la Securitate (police secrète roumaine) retrouvé par des chercheurs en 2004, dossier de 914 pages composé de trois volumes et intitulé « Christina », Müller raconte comment, pendant de nombreuses années, elle a été persécutée, jusqu'à son départ pour l'Allemagne de l'Ouest en 1987. Elle rétablit surtout la vérité, car le SRI (“Service Roumain d'Information”), qui a remplacé la Securitate de Ceaucescu et repris 40 % des employés de l'ancienne police secrète, a effacé de nombreuses traces compromettantes et s'est encore occupé de l'espionner lors de ses récents séjours en Roumanie à l'invitation du New Europe College (NEC).
Dans ce texte intitulé « La Securitate est encore en service », Herta Müller évoque les vexations et les menaces qu'elle dut subir après avoir refusé de travailler comme agente (ou plutôt moucharde) pour la police secrète. « On te noiera dans le fleuve », lui fut-il annoncé. Le lendemain de ce refus, elle trouva le dictionnaire dont elle se servait devant la porte de son bureau occupé par quelqu'un d'autre. Ne voulant pas démissionner, elle travailla plusieurs jours dans les escaliers, et lorsqu'elle se rendit dans les ateliers pour se renseigner auprès des ouvriers sur un terme technique qu'elle devait traduire, elle entendit des collègues la traiter de moucharde, la Securitate s'étant chargée d'organiser une cabale contre elle au sein même de l' entreprise où elle travaillait. « De passer pour une moucharde parce que j'avais refusé d'en être une était encore pire que la proposition de m'enroler et la menace de mort », écrit-elle. C'est pendant cette période éprouvante lors de laquelle son père mourut que Müller écrivit son premier livre, Niederungen (qu'on peut traduire par « Bas-fonds» ou “Dépressions”), afin, écrit-elle, de « s'assurer de sa propre existence sur terre ».
Elle finit par démissionner, mais dut subir des interrogatoires lors desquels on l'accusa de se livrer, faute de travail, à la prostitution, et d'être un« parasite ». Les années qui suivirent, Müller fut toujours l'objet de filatures, notamment lorsqu'elle organisa un rendez-vous dans les Carpates avec la lectrice des éditions Rowohlt en Allemagne de l'Ouest où devait paraître son premier livre. Son mari, l'écrivain Richard Wagner, partit tout seul à Bucarest avec le manuscrit, elle le rejoignit plus tard. À la gare de Brassov, deux hommes l'attendaient qui lui confisquèrent son billet de train et ses papiers. Elle monta finalement dans le train où elle retrouva les deux hommes, et ne ferma pas l'œil de la nuit, craignant d'être jetée du train.
En 1984, lorsque parut son premier livre, Niederungen, où elle évoque les conditions de vie misérables dans son village natal du Banat, un critique du Spiegel, Friedrich Christian Delius, compara l'écriture de Herta Müller à celle du Mexicain Juan Rulfo, écriture à la fois extrêmement précise, capable d'évoquer les émotions de l'enfance les plus enfouies, et d'une qualité poétique rare. Dans son dernier livre, Atemschaukel (à paraître en français chez Gallimard d'ici la fin de l'année sous le titre provisoire de Balançoire du souffle), le nouveau prix Nobel de littérature évoque les années de camp du poète allemand Oskar Pastior disparu en 2006, et présente ainsi sa démarche dans un entretien récent: « Il faut aller si loin dans la narrration que les faits se brisent, car ils ne peuvent être décrits que dans leurs éléments les plus petits, dans les détails. Un traumatisme doit être décomposé dans les unités qui l'ont provoqué. »+

Sinh thời, S. Maugham là nhà văn thành công nhất trong thế giới tiếng Anh, the Anglophone world. Vào lúc ông chín bó, 80 triệu ấn bản những tác phẩm của ông được bán ra; ông rất mức nổi tiếng trong quần chúng, [a media celebrity] và rất ư là giầu. Ông cũng sống khá nhiều cuộc đời của mình, theo kiểu ‘under cover’, chìm, theo Selina Hastings, tác giả cuốn tiểu sử về ông, Những cuộc sống bí ẩn của Somerset Maugham. Ông mầy mò, tìm đủ mọi cách, để xóa bỏ, erase, chứng cớ về cuộc đời riêng tư, tiêu huỷ một cách hệ thống những giấy tờ cá nhân, yêu cầu bạn bè đốt bỏ những thư từ, và ra lệnh cho những người thực hiện di chúc của mình phải làm nản lòng đám tiểu sử gia - phê bình gia dởm nữa - lăm le tìm hiểu, có mấy thằng cha Maugham!
Giữa đám người này kẻ nọ, – ít ra là ở khoảng đời trung niên của ông – ông sống như là một tay xa lánh, ở ẩn, đếch ưa một ai: "Một thằng cha khó chịu", ‘an unpleasant man’, P.G. Wodehouse trả lời phỏng vấn, về Maugham, vào những 1970.
Hasting xì ra một điều, “bạn quí”, firm friendship, của Maugham, là Kenneth Clark, và miêu tả Maugham, ‘một nhân vật cực kỳ bí ẩn’. Christopher Isherwood gán ông với "cái bị Gladstone": Chỉ có Thượng Đế mới biết được bên trong có cái gì”.
(Maugham nói y chang như vậy về Isherwood).
Ngược hẳn lại với những toan tính như trên, trong khi viết, ông lại tự mình tố cáo mình!
Và đây là một thứ bịnh ghiền, ở nơi ông, đúng như ông thú nhận: “Hầu hết các nhà văn, viết cái điều từ thua cho đến thua: tự thuật” (1)

Miranda Carter điểm cuốn The Secret Lives of Somerset Maugham trên tờ Điểm Sách London, 17 Dec 2009

(1)
Nguyên văn hơi khác, câu mà Gấu phóng tác, trên, cho hợp với tình cảnh "Gấu nhà văn":
Most of what one writes is to greater or lesser degree autobiographical: Hầu hết điều mà nhà văn viết, thì đều mang tính tự thuật, ít hoặc nhiều.
Về "vấn nạn" này, ý của William Trevor,
người Ái nhĩ lan, chuyên gia viết truyện ngắn, bảnh nhất, theo Gấu:
"They are my memories too, but I am not the character in the story", Những hồi ức là của tôi, nhưng tôi không phải là nhân vật trong truyện, William Trevor, nhà văn Ái-nhĩ-lan nhận xét về nghệ thuật giả tưởng.
Viết, theo ông, là nghiệp (a professional activity), tuy nhiên thành phẩm - giả tưởng khi chín mùi - bắt buộc phải là của riêng.
Khi dấn vào nghiệp, bạn đừng mong trốn thoát cái kẻ là bạn đó, cho dù bạn không hề có ý định tra hỏi về chính mình, cho dù bản năng cho bạn biết, rằng, đừng để dấu tay của bạn lên trang sách chừng nào, tốt chừng đó.
Mọi giả tưởng đều mang mầm tự thuật...
Nhập một, con người (với những hồi ức như thế), với nhà văn, là nghiệp viết.
Ấu thời