*
Notes
















*


Trên số báo The Paris Review mới nhất, Mùa Xuân 2010, có mấy bài thú vị.
Thú và lạ, là bài phỏng vấn [encounter] có tựa đề ở ngoài bìa là Gunman for Buddha [Sát thủ của Đức Phật!], ở trong: The Monk’s Tale, câu chuyện của vị tu sĩ Phật giáo.
Tuyệt. Nó làm GNV nhớ đến “sát thủ” Văn Cao, đến Cửa tùng đôi cánh gài của Nhất Hạnh.
Nhân chuyện đôi uyên ương kiếm phật, có lẽ cũng thú vị, nếu giới thiệu sát thủ của Đức Phật tới độc giả TV.
*
Bài phỏng vấn Ray Bradbury cũng tuyệt. Ông là tác giả cuốn Fahrenheit 451 nổi tiếng.
Bật mí một câu hỏi/đáp ở đây.
Phỏng vấn gia:
Một trong những câu chuyện phổ thông nhất trong cuốn sách [The Martian Chronicles] là “There Will Come Soft Rains”, về một ngôi nhà cơ khí hoá, a mechanized house, vẫn tiếp tục hoạt động sau khi ăn bom nguyên tử. Không có người ở trong đó. Ông moi đâu ra cái ý tưởng đó?
Bradbury:
Sau cú Hiroshima, tôi nhìn thấy một tấm hình một căn nhà trên tường in bóng những người bị cháy cùng lúc bị nén lên tường. Người thì đi rồi, bóng còn ở lại, tôi 'ấn tượng quá', bèn chôm liền!
*

William Dalrymple: The Monk’s Tale

Phỏng vấn viên:
Làm sao có thể vừa là thầy tu vừa là chiến sĩ?
Tashi Passang:
Một khi là tu sĩ, thật khó giết người. Nhưng đôi khi đó là nhiệm vụ. Tôi biết, nếu tu ở chùa, dưới chế độ TQ, thì không có cách chi để thành tu sĩ. Họ không cho tôi tu. Bởi vậy, để bảo vệ Phật giáo, to protect the ways of Lord Buddha, the Buddhist dharma, tôi quyết định chiến đấu.
Không bạo động phải chăng là khía cạnh cơ bản để trở thành tu sĩ,
Isn’t nonviolent an essential aspect of being a monk?

Đúng như thế, bất bạo động là cơ bản của dharma. Điều này đặc biệt đúng đối với một tu sĩ.