*
Notes

















Tết này nhớ Bác!

*


Nhà xb Gallimard. Tủ sách Découvertes. 1999

*

Tây Du.
Lúc này anh không còn lấy tên là anh “Ba”, mà là Paul Tất Thành.
Cái nhìn tự tin, dáng dấp đúng điệu công tử Paris, anh đang dạo chơi trên cầu Alexandre III
Đơn xin vô học trường thuộc địa như một nội trú của anh Paul

*

Trường thuộc địa hồi đầu thế kỷ

*

Ông già Bác

*

Ông anh Bác

Trong cuốn sách & hình ảnh về Bác Hồ của anh Tây mũi lõ Daniel Hémery, cú đầu độc tù Phú Lợi xẩy ra vào ngày 1 Tháng Chạp [1958?], nhưng anh Tây gọi là "tàn sát", "massacre"; cùng với luật tố cộng 10/59 của Ngô Đình Diệm, hai sự kiện trên đưa đến sự hình thành của Mặt Trận Giải Phóng, Tháng Ba, 1958.

Thành thực mà nói, đảng Cộng sản Việt Nam có nhiều công lớn đối với dân tộc. Lớn nhất là họ đã giành được độc lập vào năm 1945; sau đó, chiến thắng thực dân Pháp, chấm dứt ách đô hộ kéo dài gần một thế kỷ của Pháp; cuối cùng, mặc dù phải trả một giá rất đắt bằng mạng sống của cả mấy triệu người qua cuộc nội chiến kéo dài gần 20 năm, đã thống nhất đất nước vào năm 1975.
Hai công đầu, lịch sử đã ghi nhận. Công thứ ba, do còn quá mới, khi vết thương của nhiều người chưa lành hẳn, nên dễ bị nghi vấn hoặc phản đối, cần thêm thời gian để khẳng định.
Nhưng bên cạnh đó, đảng Cộng sản đã vấp phải vô số sai lầm. Nhiều sai lầm đã trở thành tội ác.
NHQ VOA.

Nếu công nhận cái chuyện "thành thực mà nói", như trên, thì VC chẳng có tí tội nào cả, và nếu có, cho dù là tội ác đi nữa, thì cũng chẳng cần phải xin lỗi!
Cách hiểu lịch sử như tác giả NHQ này hiểu, chứng tỏ, ông không phải là một sử gia, không thực sự quan tâm đến những biến cố trọng đại của lịch sử Việt Nam.
1945 giành độc lập ?
Đâu phải công lao của Việt Cộng, mà của cả dân tộc, và của rất nhiều đảng phái quốc gia, sau bị CS thủ tiêu tất tật. Giả như họ không thủ tiêu các đảng phái, thì sức mấy mà thằng Pháp quay lại được, khiến cuộc chiến thứ nhất bùng nổ, đưa đến hiệp định Genève chia đôi đất nước….
Hiểu kiểu của ông NHQ là cách hiểu của VC, theo tôi, thành thử họ chẳng cần xin lỗi, là vậy!
*
Ngay cả cuộc chiến thứ nhất, nếu khôn khéo, cũng có thể tránh khỏi, nhưng đây là một chuyện khác, và do đứng ở tương lai, nhìn lại quá khứ, thì mới thấy được.
Hình như Võ Phiến có một bài viết về chuyện này, khi so sánh VN với một số nước khác, không cần gây chiến mà vẫn giành được độc lập…
NQT

Hiểu lịch sử kiểu này, thì thằng Tây mới cần phải xin lỗi dân Việt: Giả như ngày ấy, nó nhận cho anh Paul Tất Thành vô Trường thuộc địa thì làm gì có chiến tranh!
*
… Xét rằng, đã có dấu hiệu chứng tỏ sự chuyển biến tư tuởng....
… Thể hiện lòng nhân đạo, chủ trương lớn đại đoàn kết dân tộc….
Nay đề nghị nhà nước bãi bỏ án ‘lại không được về’ đối với đương sự!
Đóng dấu TV
Ký tên Gấu
*

Trong phim Xử Án Tại Nuremberg, những nhà trí thức Nazi, khi được hỏi về Lò Thiêu, đã trả lời, "Chúng tôi không biết". Toà nói, các ông phải biết, bắt buộc phải biết, vì các ông là những nhà trí thức của chế độ đó.
Tôi cũng tưởng tượng ra một vụ Xử Án Lò Cải Tạo, và một ông HNH đã được gọi ra để làm nhân chứng.
Thay vì nói, "Tôi Không Biết",
Ông nói: "Tôi Xin Lỗi".
Đó là tinh thần bài viết của ông, theo tôi.
*
Bài viết post lên, NTV đọc, thú quá, khen um lên, nhất là cái câu “Tôi xin lỗi”, của HNH, mà Gấu phịa ra. Anh nói, đại ý:
Phải đẩy ‘họ’ vô cái thế, không thể nói ngược lại, nghĩa là không làm sao phản biện được!
Ui chao, giá có một tên, chỉ một tên Yankee mũi tẹt, thực sự thốt lên câu đó, thì cũng đỡ tủi công lao Gấu làm trang Tin Văn trên 10 năm trời!

Bất giác lại nhớ đến câu chuyện “Cuộc phiêu lưu trên lưng ngỗng” của Selma Lagerlof, trong có xen mô tả anh cu Nils lạc vô một thành phố bị Trời đọa đầy, vì ăn chơi sa đọa, với lời nguyền, chỉ một khi có một người bỏ tiền ra mua, một món đồ, do bất cứ một cư dân thành phố, do lao động mà làm ra, thì khi đó, lời nguyền của Ta mới hết hiệu lực.
Giả sử có một tên Yankee mũi tẹt ân hận nói lên,“Tôi xin lỗi”, thì số phận Mít sẽ đổi khác!
Sướng chưa!

Chỉ một tên thôi, mà còn chưa có, vậy mà đề nghị Đảng CS 'xin nỗi' dân Mít
Nghèo mà ham!
*
Hơn nữa, đằng sau Bác và Đảng đâu phải là dân tộc Mít, mà là Đế Quốc Đỏ. Giữa anh Tây mũi lõ tư bản, và CS quốc tế, chọn Quỉ Đỏ mới khốn khổ.
*

*

Hơn thế nữa ngay cả cái Đảng CS bây giờ cũng không như ngày nào mà dân tộc Việt Nam trông mong và gửi gấm tương lai đất nước. Nó đã biến chất trở thành một Đảng Mafia rồi. Không hiểu ông NHQ kêu gọi Đảng nào xin lỗi dân Việt?

Tin Văn hiện đang cố gắng giới thiệu bài viết Một trường hợp tự diệt của Khờ Me Đỏ, của Simon Leys, cũng như là một cách cảnh cáo Mafia CS Mít: Coi chừng, mất mẹ nước Mít, do tham nhũng, băng hoại, đạo đức sa đọa!
Cái nước Mít chưa mất nhưng bao nhiêu cái đẹp của nó, thì chẳng còn.

Tin Văn hiện đang cố gắng giới thiệu bài viết Một trường hợp tự diệt của Khờ Me Đỏ, của Simon Leys, cũng như là một cách cảnh cáo Mafia CS Mít: Coi chừng, mất mẹ nước Mít, do tham nhũng, băng hoại, đạo đức sa đọa!
Cái nước Mít chưa mất nhưng bao nhiêu cái đẹp của nó, thì chẳng còn.

Kinh tế VN: ‘Càng tăng trưởng càng nghèo’

Nhận xét này có thể sử dụng như là một hình ảnh về toàn thể đất nước Mít, hiện nay: Cái nhà Việt Nam lớn bằng trăm bằng ngàn ngày trước, như di chúc của Bác, quả có trở thành hiện thực, nhưng Việt Nam ngày càng nghèo đi, đến trơ xương ra, nếu nói về đạo đức, về "cái gọi là" con người.

Đây là một đề tài mà Gấu vẫn ôm ấp ‘trong tim trong hồn trong não’, sau chuyến đi trở về Miền Bắc gặp lại bà con họ hàng ruột thịt, nhưng cứ trăn trở hoài, không dám viết ra, vì đau quá, không viết ra nổi, vì nó liên quan mắc mớ đến toàn những gì thân thương một đời của Gấu, gia đình Gấu.
Có một cái gì đã hoàn toàn mất đi, từ miền đất sinh ra Gấu.
Thảm thế.

Ngay trong bài viết thật là tuyệt vời về chuyến đi mới tinh của Cô Tú, cũng vẫn có nỗi ngậm ngùi như vậy, mà chỉ những người nào thật tinh ý mới nhận ra:
Con gái tôi mới lấy chồng được một năm, cô muốn giới thiệu cho cha mẹ chồng và chồng của cô về quê mẹ mình, cô rủ bên chồng làm một chuyến du lịch Việt Nam. Không muốn để con đi một mình, tôi phải đi theo tháp tùng vì biết cô sẽ lúng túng khi giới thiệu ngôn ngữ và phong tục Việt Nam, dù cô nói tiếng Việt khá thông thạo.
Tôi dắt theo chồng, con gái, con rể và suôi gia đi trên tuyến du lịch Đồng Bằng Sông Cửu Long. Chiếc xe hơi có gắn máy lạnh, chở ba mươi lăm du khách, rời Sài Gòn đi ra ngoài thành phố, trên quốc lộ 1. Tôi ngồi phía sát bên cửa kính để nhìn ra ngoài cho rõ. Xe bắt đầu vào Bình Chánh, đi về hướng Long An. Đường sá hai bên, chỗ nào cũng đang đập phá, rỡ đất để xây công xưởng, tư xưởng hoặc cao ốc. Bây giờ đi về miền quê không đồng nghĩa đơn thuần là thấy đồng lúa, nương khoai, bãi rau xanh ngát nữa. Điều trước tiên tôi thấy là những bảng hiệu: Bán Vật Liệu Xây Cất, Công Ty Sắt, Thép; Trường Kỹ Nghệ Long An; Car Dealer Lifan, Ford New Holland; Máy Cầy-Máy Ủi Đất.
Cũng mừng cho đất nước mình, trông như đang hưng thịnh.

Đất nước tôi thon thả giọt đàn bầu

Tôi đọc TMT từ những ngày đầu ra hải ngoại, và ngày càng nhận ra, Cô Tú không làm sao viết được về Cái Ác, rồi tôi tưởng tượng, giả như một Cô Tú như vậy, không bỏ chạy vào Miền Nam những ngày 1954, ở lại Đất Bắc, thì sẽ ra sao?
Cũng thế, là một thằng… Gấu?
*
Tôi đã thử so sánh giọng nói đó với một tiếng nói Hà Nội, khác, “tiếng nói từ miền lạnh”, mượn cái tít của Le Carré:

Cô Rơm là người Hà-nội. Theo như tôi biết, hay tưởng tượng rằng mình biết, cô có tên mộc mạc này, là do bà mẹ sinh ra cô trên một ổ rơm, khi gia đình chạy khỏi thành phố Hà-nội, những ngày đầu "Mùa Thu".

Kim Dung cho rằng thiên nhiên khi "bịa đặt" ra một tai ương, thường cũng bịa đặt ra một phương thuốc chữa trị nó, quanh quẩn đâu gần bên thảm họa. Ông kể về một thứ cỏ chỉ có ở một địa phương lạnh khủng khiếp, và người dân nghèo đã dùng làm giầy dép. Những người dân quê miền Bắc chắc không thể quên những ngày đông khắc nghiệt, và để chống lại nó, có ổ rơm. Tôi nghĩ Trần Mộng Tú tin rằng "rơm" là phương thuốc hữu hiệu, không chỉ để chống lại cái lạnh của thiên nhiên, mà còn của con người.
Ít nhất, chúng ta biết được một điều: tác giả đã mang nó tới miền Nam, rồi ra hải ngoại, tạo thành thứ tiếng nói hiền hậu chuyên chở những câu chuyện thần tiên.
"Ba mươi năm ở Mỹ làm được dăm bài thơ, viết được vài truyện ngắn. Lập gia đình vốn liếng được ba đứa con (2 trai, 1 gái: các cháu 22, 20, 19), một căn nhà để ở.... lúc nào tôi cũng nghĩ tôi là người giầu có lắm.... trong túi luôn có một bài thơ đang làm dở. Thấy Trời rộng lượng với mình quá. Mấy chục năm trước Trời có lấy đi nhà cửa người thân. Bây giờ Trời lại đền bù. Còn quê hương thì lúc nào cũng thấy ở trong tim, chắc khó mà mất được..."

Giọng nói đó khác hẳn giọng nói tuy mệt mỏi nhưng không chịu bị bẻ gẫy của một Lê Minh Hà.
"Sức khỏe" ngôn ngữ đó - thật thiết yếu, cho một xã hội đang còn sống. Văn chương là nơi ngôn ngữ luôn bị thách đố, và cần được gìn giữ nhất. The health of language is essential to the preservation of a living society. It is in literature that language is most truly challenged and guarded. G. Steiner, Chủ nghĩa Mác và Phê bình văn học - phải chăng được Cô Rơm gìn giữ, giùm cho tất cả chúng ta?
Thư Bạn

“Chúng ông lấy sạch rồi, chúng mày còn cái gì để mà bàn giao?"
Bùi Tín phán.
[Có thể vì vậy, mà sau này ông bỏ đi, và có lần, tỏ ra sám hối, hình như vậy... Gấu viết với sự dè dặt!]

Còn một cái mà Miền Bắc không làm sao lấy được, và giả như có cho thì cũng chê không thèm [bởi vì rõ ràng là cách đối xử kẻ thắng đối với kẻ bại, sau đó], đó là tình người.
Là tính người.

"Nhưng nếu không vì dung nhan tàn tạ, chắc gì Thầy đã nhận ra em?
Bụi
Câu nói của cô học trò ngày nào, đến bây giờ Gấu mới thấm thía.
*

Không, chẳng bao giờ anh muốn coi anh, em và tất cả chúng ta là những nạn nhân. Đó là niềm tự kiêu cuối cùng chúng ta còn giữ được để sống sót.
"Không phải như vậy đâu. Cái chế độ đó chẳng làm gì nổi em. Có khi em còn phải cám ơn nó, nhờ nó mà em gặp anh H. Ảnh trước là cảnh sát đặc biệt, sau 75 đi cải tạo, vợ bỏ. Rồi chúng em gặp nhau".

Ui chao, câu văn trên, “Không, chẳng bao giờ anh muốn coi anh, em và tất cả chúng ta là những nạn nhân. Đó là niềm tự kiêu cuối cùng chúng ta còn giữ được để sống sót”, Gấu viết khi ở trại tị nạn Thái Lan, sau này, đọc Brodsky, ông cũng phán như vậy.
Thế mới thú, cực thú!

.. a refusal to exhibit his wounds was always one of his more admirable traits.
Coetzee viết về Brodsky

*

Hoàng Cầm [Hình Diễn Đàn]

Cuộc sống của các thi hữu các ông thời ấy thế nào?
- Cuộc sống của chúng tôi cũng vất vả, nhưng không đến mức bi đát. Nhà nước đối xử với anh em chúng tôi không có gì ghê gớm lắm như người ta đồn thổi.
Nguồn

Tuyệt!

Gừng càng già càng cay!
Cũng với sự khiêm tốn như vậy, Brodsky phán: Thi sĩ không bao giờ là nạn nhân.
Bằng mọi giá, cố mà tránh, đừng ban cho mình cái dấu đóng vào trán, tớ là nạn nhân, tớ là nhà văn nhà thơ ly khai!
["At all costs try to avoid granting yourself the status of the victim", he [Brodsky] advises an audience of students, On Grief, Về Khổ Đau,  p. 144. Coetzee viết về Brodsky trong Stranger Shores]
*

Khi chuyện cô gái treo cổ tự tử xẩy ra, anh và em đã rời Sikiew. Chắc em còn nhớ Dũng, học trò Pháp văn, bạn cờ, và cũng là người giúp đỡ anh rất nhiều trong những ngày ở Trại Cấm. Dũng đã ghi lại, gửi lên trại Transit cho anh, nhờ sửa rồi gửi cho các báo hải ngoại, hy vọng có chút tài liệu khi tái thanh lọc. Dũng rất mê văn chương, rất phục Garcia Marquez. Chi tiết con cú đậu trên nóc dinh Độc Lập là của Dũng. Cũng vậy, những đoạn tả cảnh địa ngục trong lúc chờ đón linh hồn nạn nhân. Anh chỉ sửa lời văn, thêm thắt một vài chi tiết. Chính chi tiết lý thú đặc chất Garcia Marquez về con cú đã gợi hứng cho anh, và anh đã viết thành một truyện ngắn, tác giả Nguyễn Anh Dũng, gởi đăng ở một tờ báo ở Úc, và một ở Canada. Hồi ở trại Transit, hình như em đã có đọc.
 Lâu lắm, anh không còn nhận được tin của Dũng. Anh viết lại câu chuyện trên, thêm phần của anh và của em, như một kỷ niệm những ngày ở Trại. Anh mong một ngày nào em sẽ đọc, Dũng sẽ đọc, và biết rằng, chính anh ta, và bây giờ có em, là tác giả truyện ngắn này.
Nguyễn Quốc Trụ

Bụi như thế, là được viết từ trại tị nạn, nhưng hoàn tất tại Canada, những ngày mới tới, tái ngộ cô bạn, cùng lúc, nhớ cô học trò và cái nóng ở Trại, như một cú tương phản với cái lạnh khủng khiếp và trận bão tuyết 'welcome' vợ chồng Gấu, nhờ vậy, làm được một dúm thơ, có những câu để đời, "đi trong gió nỗi nhớ Sài Gòn buốt trên đầu ngón tay", thí dụ. Bài thơ Hát ở đâu đâu, gửi qua Úc, cho anh bạn Nguyễn Phước, cùng tù Bangkok, cùng trải qua mấy năm trời ở Trại tị nạn, anh gửi thư, khen, "hào khí ngất trời", vẫn còn nhớ, vì lúc đó có cô bạn ghé thăm hai vợ chồng.... Gửi về Trại cho anh học trò, anh cho biết, bài thơ bị kiểm duyệt mãi mới cho nhận...


Biển

 Buổi chiều đứng trên bãi Wasaga
Nhìn hồ Georgian
Cứ nghĩ thềm bên kia là quê nhà.

Sóng đẩy biển lên cao, khi xuống kéo theo mặt trời
Không gian bỗng đỏ rực rồi đêm tối trùm lên tất cả

Cát ở đây được con người chở từ đâu tới
Còn ta bị quê hương ruồng bỏ nên phải đứng ở chốn này

Số phận còn thua hạt cát.

Hàng cây trong công viên bên đường nhớ rừng
Cùng thi nhau vươn cao như muốn trút hết nỗi buồn lên trời

Chỉ còn ta cô đơn lẫn vào đêm
Như con hải âu già
Giấu chút tình sầu
Vào lời thì thầm của biển...
 

Sinh nhật
Tặng TCN

Chuyện muôn năm cũ thôi bỏ
Nói chuyện mới.

Chuyện Rừng vào Thu
Thiên Nga hôm nay đi học về muộn
Chắc lại ngẩn ngơ vì lớp lá buồn
(Hồn Đông Phương thất lạc...)

Phương Nghi lúc nào cũng vội vội, vàng vàng
Mùa Thu không đâu xa mà ở trong đôi mắt
Hồ Thu và đôi mắt của cô cùng một mầu. 

Nghe nói khi say bạn ưa giỡn cùng tụi nhỏ
Còn tôi mỗi lần ôm con vào lòng
Thấy ấm hết cả người.

Hôm nay sinh nhật bạn, ta cùng nhau say một trận
Bạn vui cùng Nam
Còn tôi sẽ cùng Huy đấu một trận cờ
Cho vơi nỗi nhớ
Mấy đứa nhỏ

 Giáng Sinh

Giáng sinh chưa nhấp môi đã thấy nhớ nhà
Dường như có một người bạn thân ở trong ta
Đi rất xa
Rất lâu
Chợt về đêm nay

Người bạn thân hay là quê hương cũ
Tiếng cười xưa rộn rã với đêm này
Nến rực rỡ soi hồn ta rất rõ
Chút ngậm ngùi bay theo hơi rượu cay.

Rượu rất cay mà lòng rất vui
Chúc tụng nhau bằng bài thơ mới
Ba mươi năm thơ vẫn đẹp như người.

Chiều ngu ngơ phố thị
Gửi T.L

 Ngày ủ dột
Buồn dậy muộn
Câu thơ trong giấc ngủ bỏ quên
Nhớ em thảm thiết.

Trong câu thơ chắc có chút hạnh phúc
Cho nên tình yêu là vất vả đi tìm
Tìm em như thể tìm chim
Chim bay biển Bắc anh tìm biển Đông.

Chiều ngu ngơ phố thị
Mơ gặp em giữa đám người xa lạ
Với nụ cười thật ngày xưa
Khi em từ giã. 

Kiếp trước tôi có nợ nần chi ông đâu
Mà sao kiếp này ông đòi kiếp khác?
Tôi đã nói ông đừng gặp tôi nhiều
Khi tôi đi rồi
Ông sẽ khổ
Nhưng thôi ông hãy quên tôi đi
Quên đi, quên đi....
 

Em ở đâu, ở đâu
Thèm một chút mồ hôi trên ngấn cổ
Em ở đâu, ở đâu
Thèm nụ hôn sầu
Lời biếng nói
Đôi tay mềm
mại
mãi
trong tôi.
 

Hát ở đâu đâu... 

Ngoảnh nhìn lại quãng nửa nhà nửa chợ
Nỗi buồn vạch một nét dài (1)

Không phải tiếc cuộc đời đã sống
Mà một đời bỏ lỡ
Nhớ hoài.

Đêm mở ra giấc mộng cũ
Chỉ có tôi, tôi, và tôi
Cô bạn thân ơi, nẻo về tuyệt lối
Hồn tôi điên cuồng réo gọi. 

Mùa thu ở đây đẹp não nùng
Rừng dưng không đỏ rực
Lá rũ rượi
Rủ nhau cùng chết
Sực nhớ chữ: Chiêu như thanh ty
Mộ thành tuyết

Giấc mộng cũ vậy là giấc mộng cuối
Hát ở đâu đâu... 

Cô bạn thân ơi, những ngày tháng đó
Chạy xe như điên trên đường phố
Cho kịp giờ giới nghiêm
Suốt Chợlớn-Sàigòn
Chỉ mong kịp chuyện trò cùng những hồn ma Mậu Thân
Trong nhà xe Đài Phát Thanh
Người lính Dù dùng làm nơi chất thây những người chết
Những hồn ma từ đó thức dậy
Quẳng bỏ súng
Vẫy tay cho tôi đi

Trong vương quốc của những người đã chết
Tôi vẫn thường thơ thẩn đi về... 

Hát ở đâu đâu giấc mộng cuối (2)

(1)... that lonely halfway house which we call life
André Malraux (Anti-Memoirs)
(2) thơ Thanh Tâm Tuyền 

Mùa Đông

Con chó đen đùa với bãi tuyết
Người đàn ông đi hết mùa Đông
Cây khắc nét khô vào nền trời xám

Nghe nói mùa Thu ở đây đẹp lắm
Tụi mình chạy xe đuổi theo lá đổi mầu
Trên xa lộ
Trong thơ Nguyễn Du
Trong hạnh ngộ.

 Lạnh,

Hai vợ chồng ôm cặp
Đứng đợi xe
Ở đầu ngã tư
Cuối cuộc đời
Học giùm mấy đứa con còn kẹt lại

Tuổi năm mươi gấp sách lại đứng nghe

Đi trong gió
Nỗi nhớ Sài-gòn buốt trên đầu ngón tay
 

Chúng ta chẳng bao giờ là của nhau

 Nhưng hãy chia nhau những khoảnh khắc-ngoài cuộc đời đó
Chút phù du giữa những lo toan
Khi em kẹt xe ở một ngã tư đường, chẳng hạn
Chợt để hồn mình chao nghiêng thay vì theo xe di động

Biết đâu em sẽ thèm mùi bùn
Bốc lên từ những hốc, hẻm, ngõ sâu
Từ dòng nước đen bên dưới cầu Thị Nghè
Khi cơn mưa đầu mùa chợt tới 

Anh ở đây, em ở đây
Vậy mà chúng ta cách xa nhau, thật cách xa nhau, quá đỗi
Còn nhận ra nhau
Nhờ chiếc lá mùa Thu
Nhân đôi niềm nhớ

Thu vàng
Rộn rã những giờ những phút giây ngày xưa

Em,
Vàng tươi mầu áo
Xanh rực mầu trời 

Đen thăm thẳm, mướt như tóc
Như chẳng bao giờ em phải lo toan

 (Sáng nay nhặt sợi tóc ngà
Nhìn con chợt thấy như là chút hương) (1)

Như ở đây, là bốn câu thơ
Hãy cho anh những gì mà em đã bỏ
Đã quên
Hoặc không thèm nhớ

(Dấy lên từ bụi vô thường
Ngày qua tháng lại, tà dương kiếp người) (1)

(1) Thơ cô bạn. Tác giả câu thơ thần sầu, phải là đàn bà mới làm nổi:
Hồn Đông  Phương thất lạc buồn Tây Phương !
*

Trong nhà xe Đài Phát Thanh
Người lính Dù dùng làm nơi chất thây những người chết
Những hồn ma từ đó thức dậy
Quẳng bỏ súng
Vẫy tay cho tôi đi

Nhà xe Đài Phát Thanh sự thực chỉ là một quãng lề đường, kế bên cổng vô building số 5, là Đài Liên Lạc VTD thoại, nơi Gấu làm việc và số 11, Trung Ương Cơ Xuởng VTD, cũng là nơi Gấu làm việc hai năm, thời gian mới ra trường, trước khi chuyển lên Đài.
Đài thuộc quốc tế. Xưởng, quốc nội.
Cái vụ chuyển từ quốc nội qua quốc tế, cũng thú vị lắm.
Sẽ kể ra sau.
Quãng lề đường được chăng dây kẽm gai thành cái hàng rào làm bãi gửi [giữ cũng được] xe cho nhân viên Đài Phát Phát Thanh, số 3 Phan Đình Phùng.
Khi chiến sự đang xẩy ra, Gấu ở trên đỉnh cồn, tầng chót building, vậy mà thấy cảnh lính dù kéo xác biệt động VC vô bãi xe, chất thành đống, là nhờ những bức hình đang chuyển đi Tokyo trên máy vô tuyến viễn ảnh.
Khi súng đã êm, tình hình trở lại bình thường, buổi sáng, Gấu hạ san, qua đường, vô tiệm phở 44 làm một tô điểm tâm ăn mừng sống sót, dấu tích cuộc chiến là một chiếc dép râu nằm cô đơn trên mặt đường.
Một chiếc.
Nhà NDT cũng ở trong khu này, kế ngay chân Đài liên lạc, cũng thuộc một con xóm của dân Bưu Điện. Một bữa tình cờ cùng ăn sáng, anh ghé bàn Gấu, xưng tên, và đề nghị viết cho Văn.