*
Notes


1
2
Thanh Xuân













Gấu Cà Chớn vs Du Tử Cà

Gấu đã từng kể về lần đầu tiên nghe bản nhạc "Ngày mai đi nhận xác chồng", PD phổ thơ của Lê Thị Ý, ở nông trường cải tạo Đỗ Hòa, và giật bắn người, liền lập tức nhớ tới lần đi Sóc Trăng, đưa xác thằng em về Sài Gòn.
Giả như Gấu nghe được trước đó, dù chỉ 1 lần là... hỏng hết.
Bản nhạc đó, được nghe trước đó, bởi bất cứ 1 ai, thì đều là…  tạm thời, cái lần Gấu nghe, mới là chính thức, theo cái nghĩa, bản nhạc được sáng tác, chỉ dành riêng cho Gấu!
Sau này, đọc Walter Benjamin, ông cũng nói tới 1 ý tương tự, có những cuốn sách phải nằm ngủ hàng ngàn ngàn đời ở trong thư viện, để chờ vị độc giả đích thực của nó!
Với Du Tử Lê, là hai câu thơ, chỉ hai câu thơ, bạn Du Tử Cà sáng tác riêng cho Gấu Cà Chớn, cho cuộc tình với cô bạn.

*

Hồi mới ra trường Bưu Điện, 1960 hay 61, Gấu làm việc tại Ty Trung Ương Cơ Xưởng Vô Tuyến Điện, số 11 Phan Đình Phùng.

Từ phía cổng cơ xuởng trông ra là con đường Phạm Đăng Hưng. Bên phải, building số 5, của đám Tây ở. Bưu Điện mướn tầng trên cùng, đặt mấy đài VTĐ. Quá nữa, là số 3, Đài phát thanh Sài Gòn. Ra trường Bưu Điện, Gấu làm việc tại Cơ Xuởng số 11. Hai năm sau, qua số 5 làm việc tại Đài Liên Lạc VTĐ thoại quốc tế. Đó là nơi viết Những ngày ở Sài Gòn, sau khi ăn hai trái claymore của VC tại nhà hàng Mỹ Cảnh.

[Biết rồi khổ lắm nói mãi].

Khi đó, chưa có trường Bưu Điện. Bọn Gấu phải học nhờ nơi trường Quốc Gia Thương Mại, ngay đầu đường Phạm Đăng Hưng. Nhà thờ Phan Xi Cô cũng ngay đầu đường.
Phiá bên trái cổng cơ xuởng, là khu nhà của các ông lớn Bưu Điện, đa số là sếp, và thầy của Gấu. Phía bên kia đường, là con đường Phan Kế Bính, chạy song song với Phạm Đăng Hưng, cả hai đều đụng với đường Phan Đình Phùng, làm thành hai ngã ba. Cả hai đều là hai con dốc ngắn đổ xuống đường Phan Thanh Giản. Thư viện Văn Hoá Bình Dân nằm trên đường Phan Kế Bính, quán Làng Văn nằm trong khuôn viên thư viện.

Đó là nơi cô bạn tổ chức tiệc cuới, vào một đêm Gấu trực tại Đài, cũng gần đó, đang trực, kêu đệ tử coi Đài, xách xe Honda, đi dự, nửa chừng bỏ ra về, rồi xách xe Honda cứ thế chạy miết xuống tới tận cầu Sài Gòn.
Từ số 11, quẹo trái tới đường Đinh Tiên Hoàng, quẹo phải tới quán Con Ve Sầu, La Cigale, chủ Tây, vừa là nhà hàng ăn, vừa có sàn nhẩy, lâu lâu, Gấu có ghé, đôi khi, những lần trực đêm.

Khu này là giang sơn của Gấu, Gấu Đa Kao, thì cứ gọi vậy cho tiện.
Ui chao, chỉ đến khi ra được hải ngoại, một bữa tình cờ đọc hai câu thơ của DTL:

Em đi áo lụa mềm lưng phố,
Có động lòng thương kẻ cuối đường

Toàn cảnh trên đột nhiên sống lại, rõ mồn một.
Khủng khiếp đến nỗi, Gấu có cảm tưởng, hai câu thơ, là từ con dốc ngắn bò ra!


*

Dầu có muốn hay không, thì vẫn phải thừa nhận, Du Tử Lê là một tên tuổi. Tôi thích đọc Du Tử Lê, những bài thơ mang đậm nét đèn vàng phố thị hay hiu hắt tóc xanh. Hầu như trong giới viết lách ở Sài Gòn, ít nhiều đều thuộc vài câu thơ của Du Tử Lê. Thế nên, khi nghe nhà văn, nhà báo Đoàn Thạch Hãn buột miệng nói: “Tôi với Lê thân lắm”, thì tôi vội vã gửi lời nhờ: “Khi nào chú Lê có dịp về lại Việt Nam, chú cho con gặp với”.
Hạnh ngộ, chỉ có bấy nhiêu.

Dầu có muốn hay không thì vẫn phải thừa nhận…

Đúng là chơi với… cớm, cớm liếm mặt!

“Tôi với Lê thân lắm”: Câu này phải để đao phủ HPNT nói mới phải, bởi vì bạn ta đã từng tự động gõ cửa.. Trùm Địa Ngục Mậu Thân!

Bất giác GCC nhớ đến Le Carré và lần đầu viếng Moscow khi Liên Xô đổi mới. Lần đó, tay tùy viên văn hóa sứ quán Liên Xô còn phải sửng sốt, ông mà cũng được phép viếng thăm Moscow thì… ai cũng dược phép hết.
Le Carré là tác giả chuyên trị điệp viên Liên Xô.

Nhưng khi Liên Xô hỏi, ông có muốn  làm 1 cuộc hỏi thăm, pay a visit, Kim Philby, tay điệp viên Hồng Mao làm cớm chìm, khi bị lộ bỏ chạy qua Moscow bằng ngả những đường cống bên dưới thành phố Vienne, như được dựng lại trong phim phỏng theo tiểu thuyết Người Thứ Ba của Greene, Le Carré bèn sửng cồ, bữa trước nước Nga đón tôi như là người thay mặt nữ hoàng Anh, bữa nay, các ông đề nghị tôi đi gặp tên khốn kiếp kẻ thù của nữ hoàng, sao các ông bỉ mặt tôi thế!

Lạ, là Brodsky cũng rất tởm cớm. Nhất là thứ cớm hai mang.
Thi sĩ đã từng kể, lần ông thò tay vô túi tính lôi ra mấy đồng bạc cắc, chân tiến tới sạp báo, và, khi thấy hình Kim Philby trên tờ báo, thì bèn từ từ rút tay ra khỏi túi, mắt nháy nháy ông chủ sạp, ra ý, thông cảm, chân bước lui.

Cũng lạ, là bạn ta về, toàn là để gặp cớm, đao phủ!

"Tôi thân với Lê lắm"!

Chưa từng thấy bạn ta về gặp… Dương Nghiễm Mậu, thí dụ?

Hay là DNM đếch thèm tiếp?

Câu hỏi lớn đấy nhé! [Thuổng NVL, cựu vệ sĩ của DN, chủ báo SGN] (1)
*

Lần về Việt Nam này, Du Tử Lê không mang theo tác phẩm của ông. Ông ngại những phiền phức có thể gặp phải.
Hơn một lần, tôi định nói với ông là ông quan trọng hóa một vấn đề đơn giản. Nhưng nghĩ tới nghĩ lui, lại thôi.
Nhiều năm trôi qua, vết thương cũng bắt đầu khép miệng rồi, ký ức khi nhớ khi quên… mọi thứ có còn nặng nề như trước đây nữa đâu mà băn khoăn cho thêm phiền lòng.

Note: Anh cớm văn nghệ VC này chỉ phán nhảm. Đất nước ngày càng khốn nạn thêm, vết thương bắt đầu khép miệng rồi cái con khỉ!

“... Người về như bụi, vàng trang sách xưa, người về như mưa, soi tìm dấu cũ. Tôi buồn như cỏ, một đời héo khô, tôi buồn như gió, ngang qua thềm nhà, thấy ai ngồi đợi, bóng hình chia đôi, sầu tôi lụ khụ. Người về như sóng, buồn tôi quanh năm, người về như đêm, mơ hồ cõi chết, tình tôi phập phều, những tăm phụ bạc…”.
Một trong những đoạn thơ của Du Tử Lê mà tôi cực thích.
Tôi nhớ là, ở lần gặp đầu tiên, tôi có hỏi Du Tử Lê rằng: “Chú ạ, đời sống văn nghệ bên đó có vui không?”.
Du Tử Lê không đáp, mắt hướng nhìn lá vàng rơi đang lúc gió, tràn cả mặt phố…
Có khi, đó cũng là một cách trả lời. Bởi mãi về sau, ông mới chậm rãi bảo, ông yêu Sài Gòn vô cùng…

Ám ảnh phố phường.
Cả bài viết không nói gì đến, ngoài câu bạn ta phán, tôi yêu Sài Gòn vô cùng.

Tuy nhiên, cái “hình ảnh”, ‘ám ảnh phố phường’, thì lại…  ám ảnh GCC.

Virginia Woolf có 1 bài viết, chôm đúng từ của anh cớm Vẹm, Ám ảnh phố phường: Một cuộc phiêu lưu Luân Đôn [Street Haunting: A London Adventure], trong đó, bà ngợi ca những buổi tối mùa đông phiêu lưu trong Luân Đôn: Đúng như thế, chạy trốn là vĩ đại nhất trong lạc thú, và ám ảnh phố phường mùa đông, vĩ đại nhất trong phiêu lưu [This is true: to escape is the greatest of pleasures; street haunting in winter the greatest of adventures]

GCC sẽ viết về ám ảnh phố phường Sài Gòn của GCC.

CHC: Thay mặt độc giả Sóng, thành thật cảm ơn anh Đỗ Quý Toàn và xin anh cho độc giả đọc lại một bài thơ của anh. Bài gì có câu: “hai đứa ngồi đó như hai hòn bi” ấy. Tưởng cũng nên hỏi anh xuất xứ bài này.

          ĐQT: Bài này được nhiều người biết vì anh Phạm Duy phổ nhạc hay quá xá. Vì anh mà nhiều người gọi tôi là “thi sĩ hai hòn bi”.  Viết vào khoảng năm 1959 in lần đầu trên báo Ngàn Khơi khoảng 1960-1961. Ngày đám hỏi tụi tôi, năm 1964, tôi đọc cho bạn bè nghe. Anh Phạm Duy có ở đó, bảo đưa anh đem về. Một tuần sau anh gặp tôi ở đường Lê Lợi dừng lại hát cho tôi nghe liền. Nghe chị Thái Thanh hát ở Đêm Màu Hồng đã lắm.

Gấu đã kể về, cả thành phố Sài Gòn có 1 dạo khổ vì “hai hòn bi” của nhà thơ, sáng nào cũng ra rả trên Ðài Phát Thanh Sài Gòn. (1) Bây giờ lại lôi ra để mà làm khổ độc giả TV nữa, thì kỳ quá. Nhưng, cũng chỉ là tình cờ, Gấu đọc bài viết của Charles Simic, điểm 1 tập thơ của Elizabeth Bishop, trên số báo NYRB, 27 Tháng 4, 2006, ông có trích dẫn một bài thơ của Bishop, xem ra có thể so sánh với bài “hai hòn bi”, ở cái vẻ tự nhiên của nó, nhưng với 1 độc giả tinh ý, thì một bên là giả đò, một bên là thực sự.

It is marvelous to wake up
    together
At the same minute; marvelous to
    hear
The rain begin suddenly all over
    the roof,
To feel the air suddenly clear
As if electricity had passed
    through it .
From a black mesh of wires in the
    sky.
All over the roof the rain hisses,
And below, the light falling of
    kisses.

An electrical storm is coming or
     moving away;
It is the prickling air that wakes
     us up.
If lightning struck the house now,
    it would run
From the four blue china balls on
    top
Down the roof and down the rods
   all around us,
And we imagine dreamily
How the whole house caught in a
   bird-cage of lightning
Would be quite delightful rather
   than frightening;

And from the same simplified
   point of view
Of night and lying flat on one's
   back
All things might change equally
   easily,
Since always to warn us there
   must be these black
Electrical wires dangling.
Without surprise
The world might change to
   something quite different,
As the air changes or the
    lightning comes without our blinking,
Change as the kisses are changing
without our thinking.

Simic phán:

Ðiều mà Bishop mê nhất trong thơ là tính tự nhiên của giọng thơ. “Phải thật có tài mới làm cho nó thật tự nhiên”, bà  nói. Bà không hề sợ nghe có vẻ sến, và tin vào những từ bình thường, để làm ra thứ thơ siêu phàm.

[What she most admired in poetry was the naturalness of tone. "It takes great skill to make it seem natural," she said. She was never afraid of sounding flat, trusting ordinary words to make sublime poetry].

Ðọc hai bài thơ, đều là thơ tình, của Bishop và của Ông số 2, thì chúng ta sẽ thấy ngay, một bên làm ra vẻ tự nhiên, và một, tự nhiên.
*

Tue, July 12, 2011 11:12:44 AM

Kính bác Gấu:

Tin Văn hôm nay quả có nhiều cái hay, bác làm việc ghê quá!
Bản dịch bài Hắc điểu của bác, đọc rất thấm, và "gây chấn động sâu sắc".
Như hầu hết các bài thơ của Adam Zagajewski, có lẽ bác dịch thơ của nhà thơ này là tới nhất (mặc dù tôi  không đủ năng lực tiếng Anh để kiểm chứng), khác với thơ dịch Simic, khó nuốt, (xin lỗi bác, đây chỉ là cảm nhận riêng mà thôi).
Giá mà có một ấn bản thơ dịch Adam của bác, tương tự như cuốn Istanbul, thì thú biết mấy!
Bài về các nhà văn Nga, cũng rất đáng để nghiền ngẫm.
Cám ơn bác Gấu nhiều lắm!
Kính chúc bác giữ bền sức khỏe, và viết. (1)

Tks


DTL vs GNV


Lạy trời còn được r/giong chơi Tản Viên hoài hoài, bác Gấu nhà ta càng chửi đời càng khoẻ ra.
TN

Tks. NQT


Bài thơ thần sầu nhất của Mai Thảo, theo Gấu, đúng là bài thơ mà TTT nhìn ra, và nhắc tới nó, trong bài tưởng niệm bạn mình:

Nhân đề cập đến thơ ở Hànội rồi Sàigòn lúc ấy, tôi nhắc đến một bài thơ gần đây tình cờ đọc trong một trang Văn Nghệ của một tờ báo mới xuất bản: một bài thơ mới, lạ, chững chạc, dưới ký tên lạ hoắc chưa từng thấy: Nhị; một bài thơ lạnh, tôi rất thích chất lạnh của thơ,và cách biểu hiện cảm thức bằng những hình ảnh dở dang, trở đi trở lại dưới những ánh rọi khác nhau, đồng thời với cái tiết điệu biến hoá được nối kết lại bằng những câu trùng; tôi đọc những câu thích nhất, có hơi thơ gần siêu thực:

Lại thấy con đường như lặng
Những đỉnh cây xanh
Và những ngón tay trên phím dương cầm
Đôi guốc mộc trong căn phòng trừu tượng.

Cúi đầu xuống cúi đầu xuống.


Anh lặng nghe tôi bình phẩm, đọc thơ, rồi nói: Nhị là tôi.
Chúng tôi thân thiết nhau ngay từ buổi gặp gỡ ấy.

TTT: Trong đất trời

Một kỷ niệm như thế, làm sao quên. Đâu có khác gì lời BHD thỏ thẻ với Gấu, trong lá thư đầu:
Làm sao mà người ta có thể quên được thằng khốn kiếp đầu tiên nói thương mình?

[Cô viết: "Làm sao có thể quên được một người đã nói yêu mình, lần đầu tiên trong đời. Cái lần anh đón H. trên đường tới trường Gia Long, ngay lối vào vườn Tao Đàn, buổi sáng sớm sau bao năm trời xa cách, H. đã tự nhiên ngồi lên xe. Vậy là anh đã hiểu."]

Vậy mà Mai Thảo quên!

Yên chí bạn mình đi tù VC là đếch có ngày về, ông đi 1 đường tưởng niệm bạn, trong Chân Dung Nhà Văn.. kỷ niệm với mỗi người mỗi khác, (với) Thanh Tâm Tuyền, (là) căn gác xép ám khói ở Tòa soạn Dân Chủ (của Vũ Ngọc Các, thập niên 1960), hắn hỏi xin một điếu thuốc và tôi tưởng hắn là thợ sắp chữ.
*

Ông số 2,  khi nhà thơ Du Tử Cà [Chớn] nổi đình nổi đám với bài thơ "Khi tôi chết hãy ném thây tôi xuống biển cho nó trôi về xứ Mít", quê quá, bèn phạng, bài thơ đó, ai làm mà chằng được.

GCC không tin là Du Tử Cà quên ông bạn quí của mình đã ghen tài với mình, đến cỡ nào, nhưng thằng khốn đó, làm thơ dở như hạch, lại là Trùm cả 1 cơ sở báo chí khổng lồ, thế là bèn giả đò quên, đi 1 đường bợ đít thật là tởm, khi Ông Số 2 ra sách (1)

Một ông thi sĩ mà chọn cái níck là “dụng nhân như dụng mộc”, coi “đồng loại” như là “đồ chơi”, mà…  xiển dương chữ Việt ư?
Rồi “Đạo Cấy”. Cấy cái gì, cấy ba cái Sinh Tử Phù, cấy virus Cái Độc, Cái Ác Bắc Kít vô…. độc giả?

GCC là 1 trong những bạn thân của DTL, từ những ngày Quán Chùa, và có với bạn mình, thật nhiều kỷ niệm thật là tuyệt vời, nhưng có bao giờ được bạn...  nhắc tới đâu? (1)

Chán thế đấy!
*

GNV từng lèm bèm, sở dĩ đám tinh anh Bắc Kít, không có lấy 1 mống, đau vì một “Miền Nam Sâu Thẳm” biến thành “Cánh Ðồng Bất Tận”, chiều chiều đĩ lượn như muỗi rừng U Minh, ấy là vì một nửa bộ óc của chúng, dù bảnh cỡ Nobel Toán, bị liệt.

Cũng thế, là ở đám tinh anh hải ngoại, thí dụ, bộ lạc Cờ Lăng. Không những không đau, chúng còn mừng: nếu không có cuộc chiến tàn khốc, làm sao chúng… sống sót, trở thành chứng nhân của lịch sử, tố cáo Cái Ác của VC, làm sao có được cơ ngơi như hiện nay ở Mẽo: Chúng ông tới đây rồi là chúng ông không đi đâu nữa như đám này đã từng tuyên bố.

Cái sự thành công của băng đảng Cờ Lăng, và cái sự làm chủ cả nước Mít của băng đảng Mafia Ðỏ, có cái gì đó làm chúng ta hoảng sợ, và, ghê tởm.
Thứ nhất, nó chứng minh, cuộc chiến Mít nuốt sạch những ai thực sự đám dương đầu với nó, thực sự mong muốn, đó là cuộc chiến sau cùng của Mít, một khi đất nước qui về một mối, thì tha hồ mà xây cái nhà Mít. 

Thứ nữa, nó chứng minh, đây là cuộc chiến của chỉ những đám Bắc Kít với nhau, nào là Bắc Kít / PXA, vô Nam từ hổi nảo hồi nào, do mảnh đất quê hương Hải Dương của cha ông của ông ta đói quá, không nuôi nổi 1 cộng đồng cứ ăn rồi lại đẻ mãi ra [điều này không phải Gấu, mà là cái tay viết về PXA, trên tờ The New Yorker phán], rồi Bắc Kít/ Tô Hoài, một kẻ đã từng tới thiên đàng Miền Nam, trở lại đất Bắc, và mỗi lần nhớ tới là thèm… , rồi tới đám Bắc Kít di cư, trong có tên “Người của chúng ta ở Paris”, có Gấu, ông số 1, và ông số 2. Và tất nhiên, đám Bắc Kít sinh Bắc tử Nam, đám Bắc Kít sống sót sau cùng theo xe tăng vô Dinh Ðộc Lập.
Cả 1 lũ Bắc Kít đánh nhau loạn xà ngầu, gây họa cho cả thế giới.

Khủng khiếp thật!
Ðó là hai mặt, phải và trái, của cuộc chiến Mít.

Đâu phải tự nhiên mà bộ lạc Cờ Lăng vồ liền "Koestler Mít" [VTH] với Darkness at Noon?
Cũng thế, là Bên Thắng Nhục của anh tà lọt Ô Sin.

(1)

Tôi xa người xa không hờn oán
Vườn tôi trăng lạnh đến hoang tàn
Nhớ ai buồn ngất trên vai áo
Mưa ở đâu về như vết thương...
[Trích lại từ một trang net].

Nhắn Du Tử Lê: Coi lại, nếu cần sửa, mail cho biết. Gửi thêm vài bài. Hai Lúa.

Hai Lúa có vài kỷ niệm với ông này. Cả hai đều là cộng tác viên của Thời Tập, và đều được Viên Linh trả tiền bài rất đầy đủ, rất đúng hẹn, có khi còn phải 'a văng', chi tiền trước khi đăng bài. Ấy là vì, một ông cần tiền đưa em vào Hạ, [Du Tử Lê], một ông cần tiền đi ra Hàm Nghi thăm bãi rác!
Nhưng thú nhất, là lần, khi Hai Lúa còn bảnh, chàng chạy xe tới tận nhà, đưa tập thơ mới ra lò, bán giá đặc biệt, hình như gấp 10 lần giá chính thức. "Tao cần, phải bằng ấy mới đủ". Trao thơ, lấy tiền xong, là chàng đi!
NQT

DTL đây,
Thấy bài Tx trên Vietbao, tao đọc ngay, không ngờ mày nhắc tới vài kỷ niệm thời Sài gòn. Bị bất ngờ, và xúc động.

Tự Kiểm

Ông Số Hai là một thi sĩ. Thơ của ông đã từng được phổ nhạc. Không phải nhạc sĩ nào cũng được hân hạnh phổ thơ của ông. Mà phải là một thứ thầy, chuyên phổ thơ của những nhà thơ thầy.
Bạn đọc chắc là đoán ra nhà nhạc sĩ đại tài, nhất là trong cái việc phổ thơ.
Tuy nhiên đại tài hay không đại tài, vẫn có lần thất bại, và nhè đúng vào bài thơ của Ông Số Hai. Nghĩa là chẳng ai thèm nhớ cả thơ lẫn nhạc. Hai Lúa này nhớ, có một dạo, đài phát thanh Sài Gòn ngày nào cũng chơi bản nhạc phổ thơ của ông. Chuyện đó xưa lắm rồi, từ hồi ông mới bước chân vào làng, nhanh chân cũng chẳng thua Hai Lúa, [ông cùng học Nguyễn Trãi, Hà Nội, với Hai Lúa, cùng năm, chỉ không cùng lớp], mà nếu có sau HL thì cũng chỉ chừng vài tiếng, hoặc vài ngày! Nghĩa là, ông cũng thuộc vào thế hệ văn học thập niên 1960 của Sài Gòn, độc nhất, tuyệt nhất, của văn học của chúng ta, như một nhà thơ trong nước cảm thán.
Cựu trào như thế, mà cho tới bi giờ chẳng ai thèm nhớ một câu văn, một bài thơ nào của "ổng" cả!
Có lẽ chính vì vậy, khi Khi Tôi Chết Hãy Ném Thây Tôi Xuống Biển của nhà thơ Du Tử Táo nổi lên như cồn, Ông Số Hai phán, bài thơ này, ai làm mà chẳng được!
Cựu trào như thế, nhưng may mắn cho Hai Lúa, cả đời chưa từng phải nhắc tới nhà thơ lớn này một lần nào. Có lỡ gặp nhau, thì cũng đành gật đầu, hoặc kẹt lắm, bắt tay cho nó đỡ trơ, đỡ chuế, cho cả hai bên!
Vậy mà bi giờ đành phải chiếu cố tới nhà thơ, cũng là sự vạn bất đắc dĩ!

From good to evil is one quaver
Từ tốt tới xấu là một cái run rẩy
Russian Proverb

D.M. Thomas trích dẫn, trong Solzhenitsyn, một thế kỷ ở trong ta. 

Bài thơ này, ai làm mà chẳng được.
Đúng như thế, và đây là một trong những chân lý của văn chương, theo đó, những bài thơ hay cho chúng ta cái cảm giác tuyệt vời, là, khi đọc, mình có cảm tưởng, mình thừa sức làm bài thơ như vầy. Nhưng từ "mình dư sức làm câu này", tới "bệ luôn câu này về nhà mình", là cả một... sát na!

Như 1 cú run tay!
Mà ch
ắc gì đã run!



NL

TTT đề tặng thơ, trong Tôi không còn cô độc, hay Liên Đêm..  là để ‘nói lên’ cái ý 'tôi không còn cô độc'.
Tinh thần của tập thơ là trong bài thơ viết về Cách Mạng Hung, mà ông mong, Việt Nam cũng có một cuộc cách mạng như thế.
Còn trong Thơ ở đâu xa, đề tặng, đa số là bạn tù của ông.

Đâu có ẩu tả như DTL. Ai khen thơ bạn ta, là bạn ta tặng!
Bạn ta đúng là thi sĩ, một thứ thi sĩ tán gái vào loại thầy!

Còn chuyện DTL về VN, thì nhảm quá. Đọc trên blog ông thì biết:

hiennguyen@yahoo.com  Chúng tôi tò mò muốn biết ông đã quen nhà thơ Du Tử Lê như thế nào? Khi nào?

Nguyễn Trọng Tạo: Tôi đọc thơ Du Tử Lê từ trước 1975 do tình cờ có được những tờ báo Sài Gòn in thơ anh, rồi sau là đọc tập thơ anh được giải thưởng. Nhưng mãi đến năm 1993 tôi mới gặp anh (cùng đi với 2 người phụ nữ gốc Huế). Anh từ Mỹ về Huế tìm tôi và Hoàng Phủ Ngọc Tường. Anh nói rằng, định tìm lần trước nhưng ngại, nay liều gõ cửa. Anh đến nhà tôi, và như đã quen từ lâu lắm. Các nhà thơ với nhau vẫn thế. Tôi bày tiệc rượu đón anh, mời cả Hoàng Phủ Ngọc Tường đến. Chúng tôi ngồi với nhau đến khuya mới tiễn khách về bằng xe máy. Anh Tường chở Du Tử Lê, tôi chở 2 cô gái Huế bạn anh. Đến ngã tư cầu Tràng Tiền thì bị công an huýt còi. Nhận ra tôi, một anh công an nhắc vui: Lần sau anh Tạo chỉ nên chở 1 o thôi kẻo xe quá tải cháy máy đó.
Sau đó tôi chuyển ra Hà Nội. Nhiều lần về nước Du Tử Lê thường gọi cho tôi, rồi chúng tôi gặp nhau khi ở nhà tôi, khi ở khách sạn anh ở. Và tôi rất vui khi vẽ bìa “Du Tử Lê Thơ Tình” cho anh. Vợ anh bảo, đó là cái bìa thích nhất trong 40 bìa sách của anh Lê. Tiếc là cuốn sách đó phát hành ở Việt Nam không được suôn sẻ.
Blog DTL

Thú thực, Gấu chẳng thấy ‘vẫn thế’ gì cái chuyện liều gõ cửa cả!
Bạn ta, thân phận nhà thơ, còn thân phận một anh sĩ quan Ngụy. Nghe nói đã từng bị VC hăm làm thịt nữa chứ!
NTT cũng đâu phải thứ thường. Những chi tiết chở đi hai cô gái Huế bạn anh...  coi chừng cháy máy... đểu giả lắm đấy!

Thì cũng 'các nhà thơ với nhau vẫn thế'!
NQT

Hãy cho anh khóc bằng mắt em
Những cuộc tình duyên Budapest

Hãy cho anh khóc bằng mắt em
Những cuộc tình duyên Budapest
Anh một trái tim em một trái tim
Chúng kéo đầy đường chiến xa đại bác
Hãy cho anh giận bằng ngực em
Như chúng bắn lửa thép vào
Môi son họng súng
Mỗi ngã tư mặt anh là hàng rào

Hãy cho anh la bằng cổ em
Trời mai bay rực rỡ
Chúng nó say giết người như gạch ngói
Như lòng chúng ta thèm khát tương lai
Hãy cho anh run bằng má em
Khi chúng đóng mọi đường biên giới
Lùa những ngón tay vào nhau
Thân thể anh chờ đợi
Hãy cho anh ngủ bằng trán em
Ðau dấu đạn
Ðêm không bao giờ không bao giờ đêm
Chúng tấn công hoài những buổi sáng
Hãy cho anh chết bằng da em
Trong dây xích chiến xa tội nghiệp
Anh sẽ sống bằng hơi thở em
Hỡi những người kế tiếp

Hãy cho anh khóc bằng mắt em
Những cuộc tình duyên Budapest
12-56

Nhân loại ngày càng biết ơn cuộc cách mạng Hung, vì nếu không có nó, có thể Châu Âu đã bị nhuộm đỏ. Ngay khi vừa xẩy ra. TTT đã làm thơ chào mừng, đủ biết, tính ‘tiên tri’ của ông!

Miền Bắc sẽ bị chấn thương nặng nề…!
*
Anh từ Mỹ về Huế tìm tôi và Hoàng Phủ Ngọc Tường.

Quái thật! Đọc câu này, Gấu lại nhớ đến Bố Già, lần gặp tên Đường Thổ, từ chối làm business ma tuý, và ông con cả sủa bậy một câu, tiền nhiều lắm đấy; khách vừa ra, là ông bố mắng thằng con, [mắng sao nhỉ?], và ra lệnh cho tên sát thủ số 1 tìm đường lặn vô Ngũ Đại Gia nằm vùng.
Cả cuốn truyện mở ra từ chi tiết này.
Biết đâu đấy, cái cú "thi sĩ của chúng ta" đi gặp đại sát thủ có khi lại hàn gắn được vết thương Mậu Thân!
Mong lắm thay!
Mong cái con khỉ!
Chán quá, thì có!
Chán cả hai thằng!
Thằng đi gặp, và thằng kể lại cái cú “nhà thơ của chúng ta” xin yết kiến đại sát thủ!
*
Mỗi lần Gấu nhớ đến Một chủ nhật khác, là cùng lúc, nhớ đến Dịu dàng như đêm, Tender is the Night, của Fitzgerald.

Quả có một liên hệ tình cảm giữa hai cuốn, thật.
Đoạn sau đây, mà chẳng đúng là câu thơ ‘Ôm em trong tay mà đã nhớ em những ngày sắp tới’ ư?

Chàng nhớ bữa đó cỏ thì ướt. Nàng chạy tới chàng, và đôi dép của nàng ướt đẫm sương. Nàng ôm lấy chàng, tựa trên đôi giầy của chàng, và khuôn mặt nàng mở ra như một trang sách.
"Hãy nghĩ anh yêu em đến là chừng nào. Em không đòi hỏi anh lúc nào cũng yêu em nhiều như lúc này, nhưng em xin anh một điều, hãy nhớ đến em. Cho dù mai sau có như thế nào, thì em vẫn đinh ninh một điều, em có ở trong em, điều em có chiều hôm nay."
F.S. Fitzgerald: La Fêlure [Vết nứt. Nguyên tác tiếng Anh: The Crack-up]

Vết nứt đó, là vết nứt của một người. Của Scott, chính xừ luỷ.
Và của Kiệt!
*
Tôi đọc thơ Du Tử Lê từ trước 1975 do tình cờ có được những tờ báo Sài Gòn in thơ anh…
NTT

Ui chao, một kỷ niệm lý thú như thế này, mà nhà thơ không viết rõ hẳn ra. Báo nào, bài nào, và nó có làm nhà thơ có một ý niệm khác về nhà văn nhà thơ Ngụy ác ôn côn đồ, nợ máu nhân dân..  hay không?

Ấy là vì Gấu cũng có những kỷ niệm thú vị như thế, từ một vài người. Ông cậu của Gấu, chẳng hạn. Ông làm ban tuyên huấn, có dịp đọc báo Ngụy, thấy tên NQT trên tờ nhật báo Điện Tín, đoán ngay ra là thằng cháu, vì từ hồi còn nhỏ, ông đã biết thằng bé có tí mầm văn nghệ văn gừng.
Hay là một nhà văn nổi tiếng ở Miền Bắc, gặp lần đầu trong chuyến lần đầu trở về lại Đất Bắc. Ông cho biết, đọc GNV từ trước 1975, cuốn Những Ngày Ở Sài Gòn.
Nhà văn Thọ Muối, khi Trịnh Công Sơn chết, chẳng đã đi một đường hoài niệm, những ngày nghe lén đài địch, trên đường xẻ dọc Trường Sơn, tình cờ vớ được nhạc Trịnh, phê quá, tính quay đầu ngựa trở về lại Thăng Long, bỏ giấc đại mộng ăn cướp Miền Nam!
Bạn DTL của Gấu hình như càng ngày càng lậm đám nhà văn nhà thơ Bắc Kít. Trên trang net của ông sau cú phỏng vấn ông nhà văn VTH, tới nhà thơ NTT đếch thèm phỏng vấn đám bạn Ngụy cũ của ông!
Hay là cũng đến tuổi ngựa Hồ hí gió Bắc rồi!

Lần phỏng vấn VTH, Gấu tính đi một đường hỏi ông ta, có phải chôm cái tít “Đêm giữa ban ngày” của Koestler?
Cái tay nhà thơ NTT này, có lần trên trang net của ông, ông post một bài về Murakami, cái tay viết bài đi một đường cà chớn, ông nhà văn Nhựt bổn này, vì quá mê văn học Niên Xô, khi còn trẻ đã dịch qua tiếng Nhật, cuốn Ruồi Trâu!
Gấu viết mail, cho biết, đếch phải.
Ông vờ. (1)
NQT

(1)

Cuốn sách ưa thích của ông là gì?
Ruồi Trâu. Tôi tự dịch lại cuốn sách đó vài năm trước. Tôi vẫn muốn tự dịch cuốn sách đó từ những năm 20 tuổi nhưng khi đó tôi chưa đủ sẵn sàng.
Nguồn: Hội ngộ văn chương
Đây là nguyên văn 10 Questions for Haruki Murakami
What's your favorite book?
Sarosh Shaheen
Ottawa, Canada
 
The Great Gatsby. I translated it a couple of years ago. I wanted to translate it when I was in my 20s, but I wasn't ready.
Cuốn sách gối đầu giường của ông?
Gatsby vĩ đại (1). Cách đây mấy năm tôi đã dịch nó. Tôi muốn dịch nó từ những năm đôi mươi của mình, nhưng lúc đó tôi chưa sẵn sàng.
Của Mẽo mà thành của Liên Xô. Thế mới ghê!
(1) The Great Gatsby is a novel by the American author F. Scott Fitzgerald. First published on April 10, 1925, it is set in Long Island's North Shore and New York City during the summer of 1922. Wikipedia
 

*


Thư tín:
Re: "Những người yêu thơ DTL thì không đọc được Tin Văn, và ngược lại..."

Phúc đáp:
Câu này, là Gấu chọc quê bạn DTL, chứ không thực.
Sorry abt that.
Trên TV có rất nhiều dòng viết về thơ DTL. Gấu có nhiều kỷ niệm về thơ DTL, và về DTL
Kính
NQT

 Trang Thơ DTL

Thanh Xuân

Lưới khuya, hồn ốc lạc thiên đường

tôi xa người, xa một mùi hương
bãi khuya, hồn ốc lạc thiên đường
nhớ ai buồn ngất trên vai áo
mưa ở đâu về ? - như vết thương.
DTL

Note: Đúng là vua tán gái!
Gấu có lần ngồi ăn phở với đấng bạn quí NXH tại Tiểu Sài Gòn.
Khi đó bạn quí dọn lên San Jose rồi, nghe tin Gấu qua, bèn xuống thăm, hoặc, nhân xuống thăm Tiểu Sài Gòn, nghe Gấu qua, bèn gặp.
Cùng lèm bèm về thơ DTL.
Gấu có phán: Bạn DTL có rất nhiều đòn.
Nếu ra đòn, ‘anh yêu em’ không ăn, thì đánh vào "người chị, người mẹ, cô em gái, hay bậc nữ thánh, nữ bồ tát chuyên cứu vớt kể lầm lạc", ở nơi người phụ nữ, là thế nào cũng gục!
Bạn quí phì cười, gật gù: Đúng, đúng quá!

*

Cali 2/2008
Nghe tụi nó nói, mày phạng tao nặng lắm!
Tao đếch có đọc!

Hai Lúa có vài kỷ niệm với ông này. Cả hai đều là cộng tác viên của Thời Tập, và đều được Viên Linh trả tiền bài rất đầy đủ, rất đúng hẹn, có khi còn phải 'a văng', chi tiền trước khi đăng bài. Ấy là vì, một ông cần tiền đưa em vào Hạ, [Du Tử Lê], một ông cần tiền đi ra Hàm Nghi thăm bãi rác!
Nhưng thú nhất, là lần, khi Hai Lúa còn bảnh, chàng chạy xe tới tận nhà, đưa tập thơ mới ra lò, bán giá đặc biệt, hình như gấp 10 lần giá chính thức. "Tao cần, phải bằng ấy mới đủ". Trao thơ, lấy tiền xong, là chàng đi!
NQT

Kỷ Niệm

Thời Tập
5.5.1974
Gấu Nhà Văn đọc Tắt Lửa Lòng

Tks
NQT
*
Một bạn văn ở trong nước gửi cho Tin Văn.

Đọc bài viết của Gấu Nhà Văn, về Tắt Lửa Lòng, mà sững sờ!
Hồi đó, quả là Gấu có đọc sách, thật.
Bây giờ, đọc toàn ba cái làm xàm trên net!
Văn hoá đại chúng, cuộc khởi nghĩa của đám đông: Kít!

Thiêng thật. Vừa nhắc tới TT, là xuất hiện liền!

*

Ui chao, sếp, ông chủ chi địa của Gấu, nhà văn NMG, lúc đó còn là nhà văn trẻ!
HNT ở đây, là tác giả Thư Từ Đường Sơn Cúc, Hình như là tình yêu, mới mất. Không phải nhà biên khảo lừng danh, tức HN, tức NTH, tức, tức... ở hải ngoại!
Đám hủi này, cần chửi ai, là chúng phịa ra một cái tên lạ hoắc, cần thổi lẫn nhau, lại phịa tên.
Gấu này “ngây thơ”, mắc hỡm hoài, chán thật!
*
Ui chao, sắp đi rồi, được đọc bài viết từ hồi nảo hồi nào, mới ngộ ra là, BHD bỏ anh cu Gấu, thì cũng giống như Lan bỏ Điệp:
Mi đầy sân si, mê ba cái danh hão, nhà văn nhớn, nhà phê bình nhớn, chẳng xứng với ta! (1)

(1) Bây giờ đọc TV chán rồi, N. không thích style chửi nhau, hạ nhục nhau, mắc gì phải phanh phui… cứ thấy ai viết “hớ” là chửi liền, làm dơ trang viết nhiều lắm. Mình nói người ta chợ cá Đồng Xuân mà mình thì chợ Đông Ba. Bỏ mục Dọn đi. Đúng là style thích gây chiến của đàn ông.
Chán khi đọc xong một bài về abc thì bị đọc thêm một câu: Ấy, cái bọn abc ngày xưa không hiểu gì về cái này hết…
Văn là người, một người thích chửi, thích vạch lá thì ai dám đến gần, Bông hồng đen hồng đỏ có sống lại cũng không dám đến gần
Đã qua cái thời ngây thơ hàng me, bây giờ chỉ còn cái tâm mà tâm chửi dù cho chửi người đáng chửi thì ai dám đến gần.
Độc giả TV
*
Đa tạ. NQT
*

Hồi mới ra trường Bưu Điện, 1960 hay 61, Gấu làm việc tại Ty Trung Ương Cơ Xưởng Vô Tuyến Điện, số 11 Phan Đình Phùng.
Từ phía cổng cơ xuởng trông ra là con đường Phạm Đăng Hưng. Bên phải, building số 5, của đám Tây ở. Bưu Điện mướn tầng trên cùng, đặt mấy đài VTĐ. Quá nữa, là số 3, Đài phát thanh Sài Gòn. Ra trường Bưu Điện, Gấu làm việc tại Cơ Xuởng số 11. Hai năm sau, qua số 5 làm việc tại Đài Liên Lạc VTĐ thoại quốc tế. Đó là nơi viết Những ngày ở Sài Gòn, sau khi ăn hai trái claymore của VC tại nhà hàng Mỹ Cảnh. [Biết rồi khổ lắm nói mãi].
Khi đó, chưa có trường Bưu Điện. Bọn Gấu phải học nhờ nơi trường Quốc Gia Thương Mại, ngay đầu đường Phạm Đăng Hưng. Nhà thờ Phan Xi Cô cũng ngay đầu đường.
Phiá bên trái cổng cơ xuởng, là khu nhà của các ông lớn Bưu Điện, đa số là sếp, và thầy của Gấu. Phía bên kia đường, là con đường Phan Kế Bính, chạy song song với Phạm Đăng Hưng, cả hai đều đụng với đường Phan Đình Phùng, làm thành hai ngã ba. Cả hai đều là hai con dốc ngắn đổ xuống đường Phan Thanh Giản. Thư viện Văn Hoá Bình Dân nằm trên đường Phan Kế Bính, quán Làng Văn nằm trong khuôn viên thư viện.
Đó là nơi cô bạn tổ chức tiệc cuới, vào một đêm Gấu trực tại Đài, cũng gần đó, đang trực, kêu đệ tử coi Đài, xách xe Honda, đi dự, nửa chừng bỏ ra về, rồi xách xe Honda cứ thế chạy miết xuống tới tận cầu Sài Gòn.
Từ số 11, quẹo trái tới đường Đinh Tiên Hoàng, quẹo phải tới quán Con Ve Sầu, La Cigale, chủ Tây, vừa là nhà hàng ăn, vừa có sàn nhẩy, lâu lâu, Gấu có ghé, đôi khi, những lần trực đêm.
Khu này là giang sơn của Gấu, Gấu Đa Kao, thì cứ gọi vậy cho tiện.

Ui chao, chỉ đến khi ra được hải ngoại, một bữa tình cờ đọc hai câu thơ của DTL:

Em đi áo lụa mềm lưng phố,
Có động lòng thương kẻ cuối đường 

Toàn cảnh trên đột nhiên sống lại, rõ mồn một.
Khủng khiếp đến nỗi, Gấu có cảm tưởng, hai câu thơ, là từ con dốc ngắn bò ra!

Bà hoàng hậu trong Alice lạc xứ thần tiên, có tài nhớ hai chiều, nhớ quá khứ, và nhớ cả tương lai.
Đúng là trường hợp hai câu thơ của DTL, đối với Gấu, theo nghĩa, thời gian có thể đảo ngược, reversible.
Cái bữa Gấu ‘sống cuộc biệt ly, đau nỗi đau' cô bạn đi lấy chồng đó, chỉ hoàn tất, ‘viên mãn’, chung cuộc… (1) khi hai câu thơ của DTL xuất hiện.

(1) Bạn phải hiểu ý nghĩa của từ ‘viên mãn’, theo như câu chuyện dưới đây:

Chuyện nọ xọ chuyện kia, Gấu bỗng nhớ một kỷ niệm thật là tuyệt vời mà Gấu đã từng trải qua, ở... Thiên Thai.
Thiên Thai, ở đây, là một phim ca nhạc, [Gấu không còn nhớ tên], (2), thuật câu chuyện, một chàng trai lạc vào một xứ thần tiên, ca hát tối ngày, hưởng đào tiên ngày tối, thương một em, rồi bị tống về trần.
Chàng "Gấu" này nhớ em quá, mò đi tìm, đến một nơi, anh ta biết chắc chắn đúng là Thiên Thai ngày nào, nhưng nhìn quanh, chẳng thấy gì hết, cứ hoang tàn như Miền Nam sau 30 Tháng Tư!

Đau lòng quá, ngồi khóc, cứ như DTH, cũng vào một ngày 30 Tháng Tư năm nào !
Thế rồi, lạ chưa, Thiên Thai từ từ hiện ra trước mắt Gấu, và, anh chàng gác cổng Thiên Thai, vừa ngáp vừa nói, vô đi cha nội, ông khóc thảm quá, làm tôi giật mình, thức giấc!

(2) Tra net, ra cái tên của nó, là: Brigadoon (3)
Source

Nói rõ hơn, Gấu phải yêu cô bạn đến mức như thế nào, thì mới được hưởng phần thưởng là hai câu thơ DTL, rồi lại còn được gặp lại cô bạn, rồi lại còn đẻ ra được một dúm thơ nữa!

(3)

It tells the story of a mysterious Scottish village that appears for only one day every hundred years, though to the villagers, the passing of each century seems no longer than one night. The enchantment is viewed by them as a blessing rather than a curse, for it saved the village from destruction. According to their covenant with God, no one from Brigadoon may ever leave, or the enchantment will be broken and the site and all its inhabitants will disappear into the mist forever. Two American tourists, lost in the Scottish Highlands, stumble upon the village just as a wedding is about to be celebrated, and their arrival has serious implications for the village's inhabitants.

Đây là câu chuyện thần tiên của Gấu với cô bạn, tại con phố Đa Kao bí ẩn, được chúc phúc bởi hai câu thơ của DTL....

Đã đọc "lời chọc quê DTL" cuả GNV trên TV.
How nice!!
GNV không phải là một người đọc "thượng vàng hạ cám", GNV là một "great reader".
Xin cảm ơn.
*
Đa tạ.
NQT
*
Từ ‘great reader’, nghe quen quá!
Thì ra vị độc giả lấy trên TV:

Nhà độc giả vĩ đại thì hiếm lắm, hiếm hơn, so với nhà văn nhớn, Borges phán.
Bản thân Ngài, là một nhà độc giả nhớn. Montaigne đọc Seneca và đọc lại chính mình, Coleridge đọc Jacobi và Schelling....
G. Steiner: "Critic/Reader"
Giá như mà có thể thêm vô: Gấu đọc Steiner và đọc Gấu!


“Beyond Criticism”: Vượt quá phê bình


Bạn DTL của Gấu hình như càng ngày càng lậm đám nhà văn nhà thơ Bắc Kít. Trên trang net của ông sau cú phỏng vấn ông nhà văn VTH, tới nhà thơ NTT, đếch thèm phỏng vấn đám bạn Ngụy cũ của ông, quái thế.
Hay là đến tuổi ngựa Hồ hí gió Bắc rồi!
Lần phỏng vấn VTH, Gấu tính đi một đường hỏi ông ta, có phải chôm cái tít “Đêm giữa ban ngày” của Koestler? (1)
(1) VTH vs Koestler
Còn nhà thơ NTT này, có lần trên trang net của ông, thấy post một bài về Murakami, cái tay viết bài đi một đường cà chớn, ông nhà văn Nhựt bổn này, khi còn trẻ đã dịch qua tiếng Nhật cuốn Ruồi Trâu!
Gấu có vô blog của ông, còm, đề nghị sửa sai, nhưng thấy vũ như cẩn
*
Cuốn sách ưa thích của ông là gì?
Ruồi Trâu.
Tôi tự dịch lại cuốn sách đó vài năm trước. Tôi vẫn muốn tự dịch cuốn sách đó từ những năm 20 tuổi nhưng khi đó tôi chưa đủ sẵn sàng.
Nguồn: Hội ngộ văn chương
*
Đây là nguyên văn 10 Questions for Haruki Murakami
What's your favorite book?
Sarosh Shaheen Ottawa, Canada
 The Great Gatsby. I translated it a couple of years ago. I wanted to translate it when I was in my 20s, but I wasn't ready.
Cuốn sách gối đầu giường của ông?
Gatsby vĩ đại
. Cách đây mấy năm tôi đã dịch nó. Tôi muốn dịch nó từ những năm đôi mươi của mình, nhưng lúc đó tôi chưa sẵn sàng.

Của Mẽo mà thành của Liên Xô. Thế mới ghê!

Trên TV, có lần scan & post một bài điểm một cuốn sách viết về Brodsky, của tờ TLS, trong đó, người viết ca cẩm không được vô lục thư khố của Brodsky, vậy mà bà quản lý người Nga cũng vớ được, thế là bèn lên tiếng cải chính, thế rồi tờ TLS cũng lại phải lên tiếng, trên báo giấy.

Gấu, khi viết cho tờ Hợp Lưu, báo giấy, bị một độc giả lên tiếng về một bài viết, bèn hỏi xin địa chỉ, liên lạc, và khi biết được quả có độc giả như thế, không phải chỉ mình Gấu, mà còn thêm một ông bạn cùng tác giả, thêm chủ bút tờ HL, cùng phúc đáp.
Lần viết cho talawas, cũng thế, bị một đấng lạ hoắc, vặc, vì tin tưởng ở chủ sạp cá, bèn lên tiếng trả lời, hóa ra ông này nặc danh, khi biết được bộ mặt thực, bèn lảng!
Hai ông NTT, VTH chắc là người rừng, chưa quen văn minh làng xóm, đô thị... thôi, ông Gấu, bỏ qua cho chúng!
OK!