*


1
2
 




*

Quà tặng của bộ lạc Cờ Lăng cho Du Tử Cà, bạn Gấu Cà Chớn
Chúc Mừng! Chúc Mừng!
Hà, hà!

*

Tính dịch bài thơ “Về Xề Gòn gặp Cớm VC làm quái gì” [Ithaca] của nhà thơ Cavafis, cùng bài viết thần sầu của Vargas Llosa, về nhà thơ "ghê" này, nay vớ được cuốn thơ trên cũng OK lắm.

Bernières là tác giả “Captain Corelli's Mandolin”, rất nổi tiếng, đã chuyển thể thành phim và cái cuốn khác nữa.

*

THE REGRET OF
AN OLD MAN

I knew you before, when we were young,
You a temple maid and I an idle man.
I saw you pass in white, a circlet on your head,
And in your hands the blood-filled golden bowl.
I do confess I loved the slender grace
That still you have today.
I caught your eye and smiled. Then,
When all were glad or sick with wine
I took you to a rock and there I tried to take you.
You refused and ran.
I am glad we meet again. I doubt if you remember.
Such a long time. I was born a fool. I have always been
sorry.
You were young and lovely. I was an idle man.

Nỗi ân hận của 1 anh già

Ta biết em từ xưa, khi em còn bé tí
Và ta, 1 thằng thanh niên đại lãn, biếng nhác
Ta nhìn thấy em, khi đó là 1 cô tớ gái quanh quẩn nơi quán, miếu, hay chùa làng
Em đi qua đường, đầu chit tấm băng đô
Bưng tô vàng đựng huyết
Ta phải thú thiệt, ta cảm em liền
Bởi cái mảnh khảnh duyên dáng của em
Mà bi giờ vưỡn còn
Mắt ta bắt được ánh mắt của em và mỉm cười
Cả hai đều vui, và bịnh vì bia bọt
Ta lôi em vô chỗ có hòn đá bự, và tính làm thịt em
Em đá cho ta 1 phát, và bỏ chạy!
Hà, hà!
Ta rất mừng vì gặp lại em. Ta đoán là em chẳng còn nhớ chuyện nhơ bửn đó.
Lâu quá rồi, làm sao nhớ.
Ta sinh ra là đã khùng rồi
Nhưng ta luôn luôn cảm thấy ân hận
Em trẻ quá, xinh quá,
Còn ta, 1 thằng thanh niên lười biếng.

Note: Bức hình y chang bức hình bìa cuốn thơ bộ lạc Cờ Lăng làm quà cho Cà, sau khi chàng thổi Ông Số 2 một chùm bài!
Bài thơ cũng…. y chang!
Hà, hà!
Lại nhớ những buổi ngồi đợi Viên Linh, lãnh tí tiền còm, tại văn phòng Thời Tập.
Thằng đói cơm đen. Thằng đói gái
Cũng y chang!
VL bảnh thật.
Thơ thường đếch có nhuận bút.
Nhưng với ai chứ với Cà, thì, ngoại lệ!


Dầu có muốn hay không, thì vẫn phải thừa nhận, Du Tử Lê là một tên tuổi. Tôi thích đọc Du Tử Lê, những bài thơ mang đậm nét đèn vàng phố thị hay hiu hắt tóc xanh. Hầu như trong giới viết lách ở Sài Gòn, ít nhiều đều thuộc vài câu thơ của Du Tử Lê. Thế nên, khi nghe nhà văn, nhà báo Đoàn Thạch Hãn buột miệng nói: “Tôi với Lê thân lắm”, thì tôi vội vã gửi lời nhờ: “Khi nào chú Lê có dịp về lại Việt Nam, chú cho con gặp với”.
Hạnh ngộ, chỉ có bấy nhiêu.

Dầu có muốn hay không thì vẫn phải thừa nhận…

Đúng là chơi với… cớm, cớm liếm mặt!

“Tôi với Lê thân lắm”: Câu này phải để đao phủ HPNT nói mới phải, bởi vì bạn ta đã từng tự động gõ cửa.. Trùm Địa Ngục Mậu Thân!

Người Xề Gòn
The Alexandrian

Poetry, for Cavafy, like pleasure and beauty, could not be brought publicly to. light, nor were such things within everyone's reach: they were available only to those daring enough to seek them out and cultivate them as forbidden fruits, in dangerous territory.

Gấu Cà Chớn vs Du Tử Cà

Nếu không nhờ có Nguyễn Mộng Giác thì chắc tôi chẳng bao giờ viết xong tập Tìm Thơ Trong Tiếng Nói. Đó là vào đầu thập niên 1980, tôi đang ở Montréal, với không khí sinh hoạt nghệ thuật, trí thức khích động trong tinh thần cởi mở nhất, một thành phố đẹp và đáng yêu nhất, theo kinh nghiệm tôi sống 37 năm ở Bắc Mỹ. Nhưng tôi sống và làm việc, kết bạn phần lớn với những người không nói tiếng Việt Nam.

Source

Cuốn NMG và bạn bè, PPM ra cóp xe lấy cho GCC, mang về, ông chủ nhà, lật ra đọc vài dòng, phán, Ông Số 2 này viết về ai thì cũng là về Ông Số 2.

Quả thế thực. Tưởng nhớ ơn, quý mến NMG ra sao, hóa là nhờ NMG mà viết xong tác phẩm, không phải của NMG, tất nhiên, mà của Ông Số 2!

Nhưng có lẽ, không chỉ Ông Số 2 tưởng nhớ, biết ơn NMG, mà toàn thể lũ Mít hải ngoại mới đúng, vì nếu không có NMG thúc vào đít Ông Số 2, thì hải ngoại làm sao được thưởng thức kiệt tác Tìm Thơ Trong Tiếng Nói?

Đểu giả nhất, là dòng chót khép lại đoạn mở ra ai điếu bạn văn: Nhưng tôi sống và làm việc, kết bạn phần lớn với những người không nói tiếng Việt Nam.

Nào những LH, HDN, ST, Vua viết ”Phén”, võ công Ba Tư, Càn Khôn Đại Nã Di gì gì đó, như Du Tử Táo thổi,. ... đọc, nghĩ sao?

Brodsky coi ai điếu là thuốc thử đạo hạnh của lũ viết văn - đa số - trước thiểu số, là kẻ không may chết trước họ, nhưng ông quên, nó còn là thuốc thử chính cái gọi là tình bạn giữa những kẻ còn đang sống sờ sờ!

Rắn độc cắn phải lưỡi, độc giả tự hỏi, cái thứ tiếng nói, mà ông số 2 này tìm ở trong thơ, là tiếng gì?
Tiếng của lũ mũi lõ, không nói tiếng Mít, bạn của ông số 2, hẳn thế?

Với một bài thơ tầm thường, chúng ta có thể sẵn sàng mang ra để bình luận hay giải thích. Nhưng nếu là một bài thơ hay, không cách gì chúng ta có thể bình luận được. Bởi vì những bài thơ hay là những bài thơ vượt ra ngoài ngôn ngữ thông thường. Nếu chúng ta dùng ngôn ngữ thông thường để nói, tức thị chúng ta đã làm hỏng bài thơ đó.
Source

Với 1 bài thơ tầm thường thì chúng ta vứt vô sọt rác chứ sao lại sẵn sàng mang ra để bình luận hay giải thích?

Với một bài thơ hay, không cách gì chúng ta có thể bình luận được.

Thật vậy ư? Nếu thế làm sao biết nó hay?
Quan niệm ấu trĩ, “mưa rơi không cần phiên dịch”, thơ hay đếch cần bình luận, "Xưa quá rồi, Ông…  Diễm ơi"! [Sẽ lèm bèm về cú phán nhảm của "Năm Bờ Two" sau]. 

Đấy là một bài thơ mà tôi rất cảm động. Ý thơ rất đẹp, lập trường tốt nữa. Nhưng nếu bảo bài thơ đó tuyệt diệu hay không thì tôi thành thật nói rằng nó cũng không có gì là tuyệt diệu lắm. Đó là một bài thơ bình thường. Ai cũng có thể làm được. Tôi nghĩ cái đó không khó.
Source

Thơ mà…. lập trường tốt?
Có… thép ở trong đó không? Có xúi Bắc Kít xẻ dọc Trường Sơn đi kíu nước không?

Khen cũng đểu:

Đó là một bài thơ bình thường. Ai cũng có thể làm được. Tôi nghĩ cái đó không khó.

Sao Ông Số 2 không làm 1 bài "bình thường, ai cũng có thể làm được" như bài của DTL?

Bắc Kít có ba bồ, đểu, độc, và tên nào cũng tưởng mình là bố thiên hạ, Ông số 2 chiếm cả 3.

Hết!

Từ “hết” cực bảnh này, Gấu chôm của thầy Kuốc!

Vậy mà bạn Cà đi 1 tràng liên thanh thổi. GCC lạ quá, hóa ra là, bộ lạc Cờ Lăng mới in cho Cà, 1 bộ sách khổng lồ!
Chán mớ đời!

Ithaca

Bài thơ thần sầu,”chửi bố” bài thơ “Khi tôi chết” của Cà, là bài Ithaca, của Cavafy. Bài thơ là nguồn hứng khởi cho rất nhiều nhà văn nhà thơ, nó phán ngược hẳn lại quan niệm “Ngựa hồ hí gió Bắc, chim Mít đậu cành Nam” gì gì đó của Mít. Cái tít cuốn tiểu luận của Coetzee, “Những bến bờ xa hơn, Stranger Shores”, thí dụ, là từ điển cố “Ithaca”. Hay “Hãy bước qua lằn ranh này”, của Rushdie.

Gấu Cà Chớn vs Du Tử Cà

Gấu đã từng kể về lần đầu tiên nghe bản nhạc "Ngày mai đi nhận xác chồng", PD phổ thơ của Lê Thị Ý, ở nông trường cải tạo Đỗ Hòa, và giật bắn người, liền lập tức nhớ tới lần đi Sóc Trăng, đưa xác thằng em về Sài Gòn.
Giả như Gấu nghe được trước đó, dù chỉ 1 lần là... hỏng hết.
Bản nhạc đó, được nghe trước đó, bởi bất cứ 1 ai, thì đều là…  tạm thời, cái lần Gấu nghe, mới là chính thức, theo cái nghĩa, bản nhạc được sáng tác, chỉ dành riêng cho Gấu!
Sau này, đọc Walter Benjamin, ông cũng nói tới 1 ý tương tự, có những cuốn sách phải nằm ngủ hàng ngàn ngàn đời ở trong thư viện, để chờ vị độc giả đích thực của nó!
Với Du Tử Lê, là hai câu thơ, chỉ hai câu thơ, bạn Du Tử Cà sáng tác riêng cho Gấu Cà Chớn, cho cuộc tình với cô bạn.

Hồi mới ra trường Bưu Điện, 1960 hay 61, Gấu làm việc tại Ty Trung Ương Cơ Xưởng Vô Tuyến Điện, số 11 Phan Đình Phùng.

Từ phía cổng cơ xuởng trông ra là con đường Phạm Đăng Hưng. Bên phải, building số 5, của đám Tây ở. Bưu Điện mướn tầng trên cùng, đặt mấy đài VTĐ. Quá nữa, là số 3, Đài phát thanh Sài Gòn. Ra trường Bưu Điện, Gấu làm việc tại Cơ Xuởng số 11. Hai năm sau, qua số 5 làm việc tại Đài Liên Lạc VTĐ thoại quốc tế. Đó là nơi viết Những ngày ở Sài Gòn, sau khi ăn hai trái claymore của VC tại nhà hàng Mỹ Cảnh.

[Biết rồi khổ lắm nói mãi].

Khi đó, chưa có trường Bưu Điện. Bọn Gấu phải học nhờ nơi trường Quốc Gia Thương Mại, ngay đầu đường Phạm Đăng Hưng. Nhà thờ Phan Xi Cô cũng ngay đầu đường.
Phiá bên trái cổng cơ xuởng, là khu nhà của các ông lớn Bưu Điện, đa số là sếp, và thầy của Gấu. Phía bên kia đường, là con đường Phan Kế Bính, chạy song song với Phạm Đăng Hưng, cả hai đều đụng với đường Phan Đình Phùng, làm thành hai ngã ba. Cả hai đều là hai con dốc ngắn đổ xuống đường Phan Thanh Giản. Thư viện Văn Hoá Bình Dân nằm trên đường Phan Kế Bính, quán Làng Văn nằm trong khuôn viên thư viện.

Đó là nơi cô bạn tổ chức tiệc cuới, vào một đêm Gấu trực tại Đài, cũng gần đó, đang trực, kêu đệ tử coi Đài, xách xe Honda, đi dự, nửa chừng bỏ ra về, rồi xách xe Honda cứ thế chạy miết xuống tới tận cầu Sài Gòn.

Từ số 11, quẹo trái tới đường Đinh Tiên Hoàng, quẹo phải tới quán Con Ve Sầu, La Cigale, chủ Tây, vừa là nhà hàng ăn, vừa có sàn nhẩy, lâu lâu, Gấu có ghé, đôi khi, những lần trực đêm.

Bạn Chất, em ông TTT cũng mê quán này lắm.

Khu này là giang sơn của Gấu, Gấu Đa Kao, thì cứ gọi vậy cho tiện.
Ui chao, chỉ đến khi ra được hải ngoại, một bữa tình cờ đọc hai câu thơ của DTL:

Em đi áo lụa mềm lưng phố,
Có động lòng thương kẻ cuối đường

Toàn cảnh trên đột nhiên sống lại, rõ mồn một.
Khủng khiếp đến nỗi, Gấu có cảm tưởng, hai câu thơ, là từ con dốc ngắn bò ra!
Gấu Cà Chớn vs Du Tử Cà

*

Sinh nhật GCC: 16.8.

19.8: Mừng Cách Mạng Tháng Tám với hai ông bạn thi sĩ ở Tiểu Cali, tại quán Lan Hương, tên khai sinh của BHD

Trong những kỷ niệm tha hương ngộ cố tri, giữa GCC và cái gọi là dòng văn học Miền Nam kéo dài ở hải ngoại, kể từ khi đến được Xứ Lạnh – không kể cái lần bạn quí bỏ hết công việc nơi xứ người, cất công qua tận trại tị nạn thăm, không kể cái lần nhận được thư của 1 trong 5 nhà văn nữ hàng đầu của Miền Nam trước 1975, than thở giùm, mi qua chậm quá, hết mùa biển động, mùa vượt biển, mùa con khỉ gì gì nữa, rồi – thì cái lần gặp lại bạn Cà, khi qua Cali, thật là tuyệt, vì thấy bạn thực sự là mừng, vì thằng bạn ngày nào thực sự sống sót, vượt qua được cả hai ngục tù, VC và đệ tử Cô Ba!
Mày đúng là tái sinh, bạn Cà phán.

Vậy mà bi giờ mang bạn Cà ra phạng tới tấp, khốn nạn thật! 

Hà, hà!

GCC đã kể ra rồi, trong số bạn bè hồi đó, thì chỉ có VL và bạn Cà, thực sự mừng, vì Gấu sống sót. Mỗi người mừng 1 kiểu. Cà phán, mi tái sinh, còn VL thì khen Gấu Cái, nhờ Hồng mà thằng Trụ sống lại.
Nghe Bả kể lại, hồi đó đó, VL thấy Gấu Cái cơ khổ quá, có đưa đề nghị, thằng Trụ mà không lo cho em, thì còn khối kẻ khác!

Hà, hà!

Ui chao, viết lại đời của cặp Gấu, chỉ khoảng thời gian, khi gặp nhau, lấy nhau ra sao, thì cũng đủ 1 cuốn tiểu thuyết thượng hạng hảo hạng rồi!

Ngày từ hồi còn mồ ma Quán Chùa, là bạn Cà đã sửa soạn cho mình, 1 thứ đạo Cà, mà bạn là giáo chủ, còn tất cả, đệ tử. Toàn một lũ lau nhau, xưng tụng sư phụ. Thú thực, GCC chưa từng thấy, trong số những tên ca tụng thi sĩ Cà, 1 tên, chỉ 1 tên, thực sự đọc, thực sự mê thơ, và đủ tài để mà nói ra cái hay, cái dở của nó.
Có thằng nào như Gấu, mê, chỉ hai câu thơ của bạn Cà, như Gấu mê, chưa?

Em đi áo lụa mềm lưng phố
Có động lòng thương kẻ cuối đường.

Chưa 1 tên nào xứng là đệ tử Cà, thứ thiệt, nói gì...  bạn!

Thua xa Gấu.
Có bạn thực, chưa kể bạn quí, hơn Gấu nhiều, như Joseph Huỳnh Văn, như Đỗ Long Vân, thí dụ.
Bạn Cà thử kể 1 tên, đáng là bạn, hoặc đệ tử...  thứ thiệt của Cà, coi?

Không lẽ 1 tên ăn cắp thơ của kẻ khác, mà là...  bạn Cà ư?

Cà thân với tôi lắm!
Một tên Cớm VC mà dám tự nhận "thân với Cà" lắm?

Yếu điểm - đúng ra phải nói nhược điểm- của bạn Cà, là quá mê thiên hạ ca tụng Kà. Bất cứ 1 thằng cà chớn nào thổi Cà, là Cà OK!
Khi đếch có ai thổi Cà, thì Cà bèn thổi Cà!
Cái này là do DN, người bạn đời cũ của Cà kể cho Gấu nghe, thời gian Bà dành cho Gấu 1 mục trên tờ SGN của Bà.
Hồi đó đó, thấy ông ta đói quá, tôi bèn để cho ông giữ 1 mục trên tờ báo của tôi. Ông đăng toàn những bài thổi ông, với rất nhiều cái tên người viết, đều do ông phịa ra!