*
Notes


















Chúc Mừng Giáng Sinh 2009

*

Chờ Noel, chờ Tuyết bằng bài thơ trên, há chẳng sướng sao? (1)
Khổ thơ đầu và chót thật là thần sầu.
Có vẻ như bài thơ chỉ cần vậy?
Oct 1, 2006
NQT

Giọt Mưa Trời Khóc

(1) Chờ gì nữa. Tuyết đầy trời, lạnh cứng người.


*

Le Bruit Du Temps

Trong gối vọng tiếng ru
Lắng tai mới rõ
Tiếng tóc mình chuyển bạc.

Phùng Cung

En me privant des mers, de l'élan, de l'envol
Pour donner à mon pied l'appui forcé du sol:
Quel brillant résultat avez-vous obtenu?
Vous ne m'avez pas pris mes lèvres qui remuent!

Mandelstam

[Mi lấy của ta
Biển
Trời
Gió
Cùm chân ta vào đất:
Làm sao mi cấm môi ta run?]


Nhà thơ biết rằng mặc dù sự cô đơn, tủi nhục, tiếng môi run sẽ có một ngày nghe được,
và thơ, như cái chai ném xuống biển, sẽ có ngày vượt biển đợi, tới bờ mong.
Tại Voronej, vùng Crimé, chốn lưu đầy, cảm thấy giờ phút cuối cùng đã điểm,
tiếng môi run chẳng vì thế mà câm nín:

Ta không muốn, như một cánh bướm trắng kia,
Trả lại mặt đất chút tro than vay mượn.
Ta muốn cái thân xác này
Biến thành ngã  tư, ngã năm, ngã bẩy,
Thành phố, thành đường....


Hãy học cùng với Mandelstam, nghệ thuật khó khăn:
Lắng Nghe Tiếng Thời Gian.
[Như học cùng Phùng Cung:
Lắng Nghe Mới Rõ
Tiếng Tóc Mình Chuyển Bạc]


Nilkiata Struve
(Lời Tựa "Tiếng Thời Gian"
(tập thơ xuôi của nhà thơ Nga Ossip E. Mandelstam)

"Pour moi, pour moi, pour moi dit la révolution"
"Tout seul, tout seul, tout seul répond le monde"


On vivait mieux auparavant,
A vrai dire, on ne peut comparer
Comme le sang bruissait alors
Et comme il bruit maintenant.
 

Mandelstam

LMH giới thiệu thơ Phùng Cung


To: TT
Đã nhận Madame Phi
Tks
Chúc Mừng Giáng Sinh và Năm Mới
NQT & Mrs. Thao Tran

Giải thưởng Thơ của Hội Nhà Văn VC dành cho Mần Thơ Ở Sài Gòn của PTVA có vẻ như xác định điều mà Brodsky phán, trái tim của bóng đen đã không trụ nổi, và đây là thời biên cương nổi lên.
*

Bởi vì những nền văn minh thì cũng có lúc đi đời nhà ma [Because cilivisations are finite], trong cuộc đời của mỗi một nền văn minh như thế, sẽ xuất hiện một thời điểm mà tâm của nó trở nên bất lực, không trụ nổi, [cease to hold]. Vào những thời điểm như thế đó, cứu vớt nó, cho khỏi bị phân tán, huỷ diệt, không phải những miền, mà là ngôn ngữ.
Đó là trường hợp đã xẩy ra cho nền văn minh La Mã, và trước đó, văn minh Hy La.
Và cái "job", giữ cho nền văn minh, thí dụ Mít, không bị phân hóa, sẽ được làm bởi những con người miệt vườn, từ ngoại vi, chứ không phải mấy tay ở trung tâm, ở Hà Nội.
Trái với niềm tin thông thường, phổ thông, ngoại vi không phải là nơi thế giới chấm dứt mà chính là nơi khởi đầu, mở ra.
Brodsky: Hải Triều Âm [The Sound of the Tide]

Điềm
*
Ngay khi tập thơ của Em vừa ra lò, Gấu đã đi một đường chào mừng. Nay, nhân Em được giải thưởng, xin post lại ở đây.
Mần thơ ở Sài Gòn
*
Phản ứng của một số người về việc em ẵm giải thưởng, chứng tỏ, sự đố kỵ, tất nhiên, nhưng còn điều này, họ đọc không ra thơ của PTVA, tuy chưa có gì hết, một dấu ấn mờ nhạt, nhưng nó là một con chim báo bão, báo hiệu sự suy tàn của trung tâm, như Brodsky giải thích ở trên, nhưng quan trọng nữa, trong thơ của PTVA có dấu ấn, lại dấu ấn, của cái thường nhật, cái mỗi ngày, một điều mà đám người đố kỵ kia coi thường, dè bỉu, nhưng theo Gấu, đây là yếu tố không có không được của thơ trong nước, thay vì chỉ nói tục, chửi đổng, phô bầy sex.
*
Trích dẫn câu của Hegel, "Cái quen thuộc là cái không được biết đến" [Was ist bekannt ist nicht erkannt: What is familiar is not known], Patrick McGuinness, điểm cuốn Everyday Life, của Michael Sheringham, trên TLS, số đề ngày 4 Tháng Năm 2007, cho rằng, chính cái gần gụi thân cận nhất đối với chúng ta, là cái khó khăn nhất, cực khổ nhất, khi cảm nhận, và đây là trung tâm của sự tìm tòi, điều tra của tác giả cuốn Đời Mỗi Ngày, hay Mọi Ngày, Everyday Life. Trước, đã có những Henri Lefebvre, Roland Barthes, thí dụ. Maurice Blanchot, cũng triết gia Tây, như hai ông kia, định nghĩa, cái thường nhật là cái thân quen được khám phá ra, (nhưng đã bị phân hoá) khi lật lên cái tấm thảm của sự kinh ngạc, [the quotidien... as "the familiar which is dicovered (but already dissipated) beneath the surprising].
Đây là yếu tố tuyệt vời, the key figures, hình tượng chìa khoá, trong thơ PTPV, vậy mà lại bị cái đám vô học, thiển cận, đố kỵ đem ra để mà chê bai. Ối dào, ba cái nhật ký nhảm nhí, mà thơ cái chó gì cơ chứ!
Bởi vậy, cái tay Nguyễn Duy, quả là thi sĩ, khi nhận ra điều này, ở thơ PTVA:
Thơ Vàng Anh đơn giản như là không có gì, cảm xúc bình dị trong cõi thực nhỏ nhoi gần gũi mà từ tốn gợi mở những vu vơ, huyền ảo của suy tưởng. Cái suy tưởng từ riêng mình và cho riêng mình. Thơ ấy như nhật ký, như tự nhủ, chỉ để cho một mình mình đọc”.

*

What are poets for?
Thi sĩ để làm cái quái gì cơ chứ?
Pourquoi des poètes en temps de détresse?
Tại sao thi sĩ trong thời điêu đứng?
Heidegger

"... and what are poets for in a destitude time?", Holderlin hỏi, trong bài điếu "Bánh mì và Rưọu vang".
Thời của đêm thế gian là thời điêu đứng: The time of the world's night is the destitude time.
*
Is Rainer Maria Rilke a poet in a destitude time? How is his poetry related to the destitution of the time? How deeply does it reach into the abyss? Where does the poet go, assuming he goes where he can go?
Liệu có phải Rilke là nhà thơ của thời điêu đứng?
Như thế nào, làm thế nào, thơ của ông móc nối với sự điêu đứng của thời gian? Sâu thẳm cỡ nào, thơ của ông với xuống vực thẳm? Nhà thơ đi đâu, giả dụ như có một nơi chốn nhà thơ có thể đi?
*
Từ 'thời gian', ở đây có nghĩa, thời gian mà chúng ta còn thuộc về nó. Với kinh nghiệm lịch sử của Holderlin, sự xuất hiện và hy sinh của Đấng Ky Tô Christ đánh dấu bắt đầu và chấm dứt ngày của những vị thần, the day of the gods. Đêm xuống, và kể từ đó, ba ngôi nhập một, the 'united three' - Herakles, Dionysos, và Christ - rời bỏ thế gian, buổi chiều của thế gian chìm dần vào đêm tối của nó. Đêm thế gian trải dài bóng tối của nó. Đây là thời thần linh trễ hẹn [The era is defined by the god's failure to arrive], thời khiếm khuyết thần linh, default of god. Thời khiếm khuyến thần linh mà Holderlin kinh nghiệm không có nghĩa chối bỏ liên hệ giữa thần và người và nhà thờ. Khiếm khuyết thần linh có nghĩa, chẳng còn thần linh tóm thâu người và vật thành một mối, và bằng một mối thâu gom như thế, lịch sử thế gian được đặt để, và con người dong duổi cùng với nó.
*

“Hồi Võ Phiến sang chơi Paris và đóng đô tại nhà tôi ở Bagnolet, có bận tôi hỏi, theo ông, Thanh Tâm Tuyền là một nhà thơ hay nhà văn. Võ Phiến đã đáp không do dự: là một nhà văn.”
Kiệt Tấn
*
Nhận xét của Võ Phiến, theo tôi, sai.
Ngay từ năm 1973, khi viết về TTT, trong số Văn đặc biệt về ông, Gấu này đã phán, nay xin ghi lại ở đây:
1. Một vài ý nghĩ nho nhỏ về thơ Thanh Tâm Tuyền.
Bởi vì tiểu thuyết, truyện, truyện ngắn vốn dễ đọc hơn thơ, kịch, cho nên, đối với số đông độc giả, Thanh Tâm Tuyền thành công về mặt văn xuôi hơn là thơ. Nhưng đối với một thiểu số độc giả thường lưu tâm tới vấn để văn chương, những tập Tôi không còn cô độc, Liên đêm mặt trời tìm thấy đã định nghĩa thế nào là thơ, thơ tự do, thơ TTT.
*

Pourquoi des poètes en temps de détresse?
Holderlin
Có thể, thơ Thanh Tâm Tuyền cũng như thơ của một số thi sĩ khác cùng thời với ông, một cách gián tiếp, nhằm trả lời câu hỏi trên của Holderlin.
Bởi vì, người ta vẫn thường quan niệm thơ, từ ngàn xưa, vẫn chỉ là những gì phù du, thơ chỉ có trong một thời bình.

Cớ sao lại có thi sĩ, trong một thời đại nhiễu nhương như thế này?
Đọc Thanh Tâm Tuyền

Ngay từ những ngày 1973, khi chưa chấm dứt cuộc chiến, Gấu này đã nhìn ra, thơ TTT, đúng là thứ thơ của thời điêu đứng, đúng như Heidegger coi Rilke là thi sĩ của thời điêu đứng:
Là thi sĩ của thời điêu đứng , có nghĩa là: hát, chú tâm đến dấu chân để lại của những vị thần trong khi bỏ chạy. Chính vì thế, vào thời gian của đêm tối, thi sĩ nói điều thiêng. Chính vì thế, trong ngôn ngữ của Holderlin, đêm thế giới là "đêm thiêng" (1)
Être poète en temps de détresse, c'est alors : chantant, être attentif à la trace des dieux enfuis. Voilà pourquoi, au temps de la nuit du monde, le poète dit le sacré. Voilà pourquoi, dans la langue de Holderlin, la nuit du monde est la « nuit sacrée ».
Pourquoi des poètes en temps de détresse? Heidegger
*
(1) Trong Mảng Lưu Vong, La Part d'Exil, Le Huu Khoa coi Trịnh Công Sơn là chim thiêng hót lời mệnh bạc
[Trinh Cong Son: L'oiseau sacré chante le destin tragique]
*
Holderlin phán:
Ở nơi nào có nguy nàn,
Ở đó có cứu rỗi
Mais où est le péril, là
Croit aussi ce qui sauve
Holderlin, IV, 190

Nếu thế, so sánh thơ TTT với những nhà thơ tiền chiến, đúng là "coi thường" ông, theo Gấu, và, chẳng biết gì về thơ, về vực thẳm, về đêm đen chia cách ông với những nhà thơ mà ông và nhóm Sáng Tạo đả phá:
Một cách nào đó, những dòng thơ tiền chiến mở ra vực thẳm, đêm đen.
Một cách nào đó, thơ TTT, và của một số bạn bè của ông, như Tô Thùy Yên, nhạc Trịnh Công Sơn... là thơ nhạc của thời điêu đứng.
*
Một lần, nhằm giải thích một nhận định của Đặng Tiến, TTT không có truyền nhân, Gấu đã trích dẫn một số câu văn của TTT, để chứng tỏ, ông làm thơ khi viết văn.
Muốn là truyền nhân của ông, phải là một nhà thơ, chứ không phải nhà văn.
Như tay Ninh Hạ cho biết, TTT có lần nói với ông ta, ông thấy làm thơ dễ hơn là viết văn, là cũng theo nghĩa đó.
Vả chăng, tuy nhà văn, viết đủ thứ, nhưng chỉ Một Chủ Nhật Khác đúng là một cuốn tiểu thuyết.
*
Trên Da Mầu, thấy có bài của một tác giả lạ, với Gấu, vì chưa từng nghe tên và được đọc bài nào của tay này. Xin trích dẫn ra ở đây, và nhân đó, lèm bèm về thơ, biết đâu có hứng, lèm bèm về một tập thơ của một người bạn, mới ra lò. Anh ra lệnh, phải viết một bài thật bảnh.
*
Nhưng, liệu, sau khi "ráng đỏ qua sông", vưỡn có thơ? (1)
*
(1) Thơ bay như ráng đỏ sang sông.
Vĩnh Biệt Lửa Thiêng

Tán nhảm về "Ráng đỏ sang sông"
*

1) Có những bài thơ viết muộn
Vì không thể viết sớm hơn
Ngặt nỗi thương thầm gió ruộng
Vẫn còn vuốt mắt sương thôn

NLV
*
Cái ý, "có những bài thơ viết muộn, vì không thể viết sớm hơn", theo Gấu, nó "khủng khiếp" lắm.
Và nó liên quan đến ráng đỏ qua sông, đến giấc mộng lớn đã đạt, sáng ngủ dậy, thấy nước nhà thống nhất.
Nhưng chưa kịp mừng, thì đã thấy bi thương hồn Việt....
Gấu này nhớ, ông anh nhà thơ mà cũng còn mừng hụt, vì cú 30 Tháng Tư.
Ông mừng thực, khi tâm sự với thằng em, thế là mình khỏi viết nữa. Làm một người dân bình thường, cùng nhau xây dựng cái nhà Việt Nam! Chẳng cần làm thơ nữa!
Từ không làm thơ, khỏi phải viết nữa, tới bài thơ viết muộn, là cả trời bi thương.
Bi thương hồn Việt
Sắc chàm u hận...
Đành thôi nhang khói..
*
Theo nghĩa đó, cả tập thơ mới ra lò của NLV, chỉ là một bài thơ viết muộn, sau "Lò Cải Tạo"!
*
Coetzee viết về Brodsky:
Những nhà thơ gân guốc, dũng mãnh, luôn tạo ra dòng của riêng họ, và trong khi làm như thế, viết lại lịch sử thơ ca.
Strong poets have always created their own lineage and, in the process, rewritten the history of poetry.
Làm sao TTT không tiên cảm, thứ thơ tự do của ông, mãnh liệt như thế, hũ nút như thế, không giống ai như thế, sẽ gặp phản ứng dữ dội từ phía độc giả, chắc chắn khác hẳn, "làm mặt lạ", như thế?
Hãy nhớ lại phản ứng dữ dội của tầng lớp thưởng ngoạn, khi thơ tự do vừa xuất hiện.
Những dòng cảnh báo, ở đây, tôi là vị hoàng đế, của vương quốc thơ của tôi, là theo ý đó. Vô là phải thần phục vị hoàng đế với đầy đủ quyền uy.
Trường hợp ngược lại, bạn có thể vứt tập thơ vô thùng rác.
Cao ngạo đấy, nhưng cũng rất là khiêm tốn đấy.
Nhà thơ nào, khi muốn tạo riêng dòng, cũng nói như vậy, nếu tự tin vào thơ của mình, đâu riêng gì TTT?
*
Thơ ca phải ngang với tầm vóc của thời đại lịch sử (như thơ ca thời Lý Trần, thơ ca thời Nguyễn Du...) TTT không có được tiếng thơ đó.
Có lẽ người đọc hôm nay nên tôn trọng ý kiến của ông:

Tôi đã chết nghẹn ngào
ôm tình yêu tự do chật ngực
tôi chết và chối từ
đừng ai gọi tôi là thi sĩ...

(“Tôi không còn cô độc”)

Nguồn

So sánh TTT với những nhà thơ thời Lý Trần, với Nguyễn Du, là một vinh dự quá lớn lao, tuy nhiên, cho dù TTT có muốn nhận cũng không thể được, vì thời của ông, cũng như của những nhà thơ bạn ông, là thời điêu đứng, thời đêm đen, thời hố thẳm. Thơ của họ, là thơ của một nơi, một thời nguy nàn.
Nó có mang đến được sự cứu rỗi hay là không, đó là vấn đề.
Theo Gấu tôi, rất khó. Quá khó. Thơ TTT chưa làm được điểu này, chính là bởi vì thơ của ông, cũng như con người của ông, sạch quá. Gấu đọc Milosz và nhận ra điều này.
Những thất bại, không có truyền nhân, và ngay cả những gì gì, "trần truồng, tuyệt vọng", là theo nghĩa này.
*
The Apostle tells us that in the beginning was the Word. He gives us no assurance as to the end.
The poet of the Pervigilium Veneris wrote in a darkening time, amid the breakdown of classic literacy. He knew that the Muses can fall silent:
perdidi musam....
"To perish by silence": that civilisation on which Apollo looks no more will not long endure.
George Steiner: The retreat from the Word
Chúa nói khởi đầu là Lời. Ngài chẳng thèm bảo đảm gì cho chúng ta, về cái sự tận cùng, nó sẽ ra làm sao.
"Lụi tàn trong câm lặng". Dù là thi sĩ, thì cũng có lúc phải tin rằng Nàng Thơ đã im tiếng.
TTT có "thoát", có "đạt" hay không? Thật khó nói, thay, cho người đã mất. Nhưng, rõ ràng là, ông gần như đã im tiếng.
*
The holy man, the initiate, withdraws not only from the temptations of worldly action; he withdraws from speech. His retreat intothe mountain cave or monastic cell is the outward gesture of his silence. Even those who are only novices on this arduous road are taught to distrust the veil of language, to break through it to the more real. The Zen koan—we know the sound of two hands clapping, what is the sound of one?—is a beginners exercise in the retreat from the word. G. Steiner.

Thánh nhân rút dù không chỉ khỏi những dụ khị, những cám dỗ, của thế giới hành động. Ngài còn rút dù ra khỏi lời nói. Ngài lên non tìm động hoa vàng, thôi thì thôi nhé có ngần ấy thôi... Ngay cả những đệ tử của Ngài cũng được dậy, đừng có tin vào lời nói. Phải xé bỏ bức màn lời để tới được cõi thực. Công án, tiếng vỗ của một bàn tay, là bài tập vỡ lòng để rút dù ra khỏi lời nói

Note: Post lại, nhân 'xì căng đan' Thơ từ đâu tới

3

Có vẻ như độc giả ưa đọc thơ, và, đọc, viết về thơ.
Đây là kinh nghiệm riêng của Tin Văn, từ thuở khai sinh của nó tới giờ. Cũng được sáu, bẩy niên, nếu kể luôn thời ăn nhờ ở đậu VHNT của PCL. Phải từ 1998 hoặc 1999. Thời chấm dứt, và mở ra thiên niên kỷ!
"Hot Item" của Tin Văn hiện nay là Giọt Mưa Trời Khóc Mần Thơ Ở Sài Gòn.
Cũng như trước đây, mấy trang thơ NLV, THH đều là Top 25 trong tháng.
Chính vì thế mà trong tương lai, càng cận ngày xuống lỗ, Tin Văn sẽ chỉ còn có mỗi một Item, hot hay khong hot: Thơ.

*

Nhớ lúc phong phanh áo mỏng rất gần tim
PTVA


Câu thơ làm Gấu nhớ Tiếng động thời gian, tập tản văn [không Thứ Sáu], của Osip Mandelstam.
Hành trang của Mandelstam, là những cuốn sách, và "tiếng động của thời gian", "le bruit du temps".
[Georges Nivat giới thiệu tập tản văn của nhà thơ Nga]

Và nỗi hoài nhớ quá khứ ám ảnh ông:

Người ta sống khá hơn, trước đây
Thật ra, người ta không thể so sánh
Máu bây giờ
Và máu ngày xưa
Nó rù rì khác nhau như thế nào.

On vivait mieux auparavant

A vrai dire, on ne peut pas comparer
Comme le sang ruisselait alors
Et comme il bruit maintenant.
[Trích Tiếng động thời gian, bản tiếng Tây, lời giới thiệu]


Hà Nội của anh, trước 1954, tụi này không có.
Sài Gòn của anh, trước 1975, tụi này cũng không có.

Đang lèm bèm về thơ, vớ được bài này, tuyệt.
Bài viết làm nhớ đến hai câu phán của Borges
Thơ là để trao cho thi sĩ
Kiểm duyệt là mẹ của ẩn dụ
Cả hai đều ứng vào bài viết.
Không có kiểm duyệt, là không thể viết được bài viết này.
Không phải thi sĩ là cũng lại càng vô phương, viết nó.
Nhưng, nếu Tố Hữu không phải là thi sĩ, thì cũng… hỏng.
Thành thử câu phán chót mới thật là tuyệt vời!

Tôi nhớ lần tôi cùng Nguyễn Minh Châu đi chiến trường,một lần ở miền tây Thừa Thiên, trời mưa không dứt suốt ngày. Tôi đọc thơ :
Nỗi niềm chi rứa Huế ơi
Mà mưa trắng đất trắng trời Thừa Thiên
Châu hỏi :
- Thơ ai mà hay vậy ?
- Thơ Tố Hữu
-Ông ấy làm thơ giỏi hơn làm quan, ngược lại thì tốt.
*
Ui chao, cái ông thi sĩ thầy thuốc, không biết có ngộ ra không, sau khi đọc câu trên, và sau chuyến đi tìm thơ ở đâu?

Gấu vs Tố Hữu
Ông ta đúng ra là không nên đứng kế bên lãnh tụ.

Đang loay hoay viết về Nguyễn Tuân, được tin Tố Hữu mất, tôi cứ lẩn thẩn tự hỏi, không hiểu có bức hình nào chụp tác giả Tàn Đèn Dầu Lạc, tức Nguyễn Tuân, đứng kế bên Mặt Trời Chân Lý Chói Qua Tim, tức Tố Hữu, trong một dịp đại lễ nào đó?
Hay "tệ" hơn nữa, đứng kế bên ông Hồ?
*
"Ông ta đúng là không nên đứng kế bên Khrushchev". Câu này của Volkov, khi phải nhận định về nhà soạn nhạc lừng danh Shostakovich, trong một lần trò chuyện với nhà thơ Brodsky, xung quanh đề tài nhà thơ đưa ra: Khi bạn bắt đầu chơi trò "biên tập" [editing] đạo hạnh, đạo đức của bạn – rằng cái này được phép, cái kia không được, vào những ngày như thế đó – như vậy là bạn đã đánh đu với tinh, đã mấp mé bên bờ thảm họa.
Volkov kể lại, một lần ông cần vài bức hình nhà soạn nhạc, từ thư khố nhà nước. Tuy đã phải trả tiền trước, nhưng một "phu nhân sắt" (an iron lady) vẫn kiểm tra từng tấm, và chừa lại ba, hình nhà soạn nhạc đứng kế bên Khrushchev. Phu nhân sắt cũng chẳng thèm mất công giải thích. Tôi [Volkov] bắt buộc phải hiểu rằng nhà soạn nhạc không nên đứng kế bên lãnh tụ, vào thời gian mà ông ta là một người không thể chấp nhận được (persona non grata).
Đọc bài viết của Trần Dần, về thơ Tố Hữu, (được đăng lại trên talawas.org), vào đúng thời của ông ta – tức là không thể chấp nhận được đó – tôi mới thấy thế nào là hào khí Nhân Văn Giai Phẩm, và cùng với nó, cái gọi là sĩ khí Bắc Hà.

Note: "Ý kiến ngắn", trên, Gấu viết cho ta là gì nhân nghe tin Tố Hữu ngỏm. Ta là gì cho biết, sẽ đăng.
Khi đăng, Gấu đọc, thấy bị thiến mấy chữ "tệ" hơn nữa.
Cáu quá, meo hỏi. Bà chủ quán xin lỗi, nói, đệ tử tự ý thiến.
Đúng ra, bà phải đăng trên ta là gì, xin lỗi độc giả ta là gì.
Gấu đâu cần bà xin lỗi?
Nay, post lại, và xin lỗi độc giả ta là gì, về cái phần sơ sót của Gấu. NQT

 


Cụ Mác

Tôi cố tưỏng tượng ra mùa đông cuối cùng của ông,
Luân Đôn, lạnh, ẩm.
Tuyết đè ngửa, hôn tàn bạo lên phố vắng, lên mặt nước đen thui của dòng sông Thames.
Bướm co ro, run rẩy nhóm lửa nơi công viên.
Có tiếng sụt sùi của những đầu máy, ở đâu đó trong đêm.
Những người thợ nói quá nhanh trong tiệm rượu,
khiến ông không kịp bắt, dù chỉ một từ.
Có lẽ Âu Châu thì giầu có hơn, và thanh bình,
nhưng người Bỉ vẫn hành hạ xứ Congo.
Còn Nga xô thì sao? Bạo chúa của nó? Siberia, chốn lưu đầy ư?

Ông trải qua những buổi tối mắt dán lên những tấm màn cửa.
Ông không thể nào tập trung, viết lại những tác phẩm đã xưa, cũ,
đọc lại Marx trẻ cho tới hết ngày,
và thầm lén ngưỡng mộ tay tác giả tham vọng này.
Ông vẫn còn niềm tin ở cái viễn ảnh thần kỷ, quái đản của mình,
nhưng vào những lúc hồ nghi,
ông đau lòng vì đã đem đến cho thế giới,
 chỉ một viễn ảnh mới của sự thất vọng, chán chường;
rồi ông nhắm mắt và chẳng nhìn thấy gì nữa, ngoài bóng tối của mí mắt của mình.

-Adam Zagajewski
(Translated,from the Polish, by Clare Cavanagh.)
[The New Yorker, Jan 21, 2008]
[Eternal Enemies p. 97]

Adam Zagajewski

Chúc sức khoẻ
Thursday, December 17, 2009 1:12 PM
From:
To:

Trụ,
Tao mới vào địa chỉ của mày, thấy hình mới nhất (?) của mày posted ở giữa trang, mặt trông mập ra, già hơn và có vẻ yếu hơn trước. Sức khoẻ mày lúc này thế nào? Ăn uống có còn bình thường không? Chúc sức khoẻ mày. Chúc cả nhà có những ngày lễ, Tết vui vẻ, đầm ấm.

Tks.
The same to U and All, there.
Hình mới chụp, tháng trước.
Chắc sắp theo Cụ Mác rồi!
Không biết có gặp Bác Hồ ở dưới đó không ?
Và không biết Bác đã bỏ Đảng chưa?
NQT

MUSIC HEARD

Music heard with you
was more than music
and the blood that flowed through our arteries
was more than blood
and the joy we felt
was genuine
and if there is anyone to thank,
I thank him now,
before it grows too late
and too quiet.

Adam Zagajewsk


Nghe nhạc

Nghe nhạc mí Em
Thì nhạc biến thành thần nhạc, tiên nhạc!
Và máu chảy trong huyết quản của đôi ta,
thì hơn bất cứ một thứ máu đỏ da vàng nào!
Và niềm vui của đôi ta,
mới thực làm sao!
Và nếu có một người để mà cám ơn,
Thì Gấu bèn cám ơn người đó, bây giờ,
Trước khi quá muộn
Và quá êm ả.

Bài thơ này mà mượn, làm đề từ, để viết về cái lần đầu tiên được nghe Yanni, thì mới đã làm sao!

*

Ba thứ sách quí, Gấu thường có tới… hai ấn bản, một Ảnh, một Tẩy, vì, lúc nào cũng hăm he dịch, cống hiến độc giả Tin Văn!

SELF-PORTRAIT, NOT WITHOUT DOUBTS

Enthusiasm moves you in the morning,
by evening you lack the nerve
even to glance at the blackened page.
Always too much or too little,
just like those writers
who sometimes bother you:
some so modest, minimal,
and under-read,
that you want to call out –
hey, friends, courage,
life is beautiful,
the world is rich and full of history.
Others, proud and serious, are distinguished
by their erudition
- gentlemen, you too must die someday,
you say (in thought).
The territory of truth
is plainly small,
narrow as a path above a cliff.
Can you stick
to it?
Perhaps you've strayed already.
Do you hear laughter
or apocalyptic trumpets?
Perhaps both,
a dissonance, ungodly grating-
a knife that skates
along the glass and whistles gladly.

Chân dung tự vẽ, với chút hồ nghi
Buổi sáng thì hăm hở lắm,
Buổi chiều lừ đừ như ông từ giữ đền.
Chẳng còn hơi sức nhìn trang giấy đen thui.
Luôn nhiều quá, hoặc ít quá
Như những nhà văn làm bạn bực mình:
Ông thì hiền quá, nhí quá,
Và không được đời biết tới
Và bạn muốn la lên:
Này, bồ tèo, hãy can đảm lên,
Đời thì đẹp
Thế giới thì giầu có, đầy chuyện này, chuyện nọ
Những người khác, hãnh diện, nghiêm nghị và rất đáng kính trọng,
bởi sự uyên bác.
Ôi, mấy ngài nghe đây,
Mấy ngài thì cũng phải chết, một ngày nào đó
Bạn nói [ở trong đầu bạn]
Mảnh đất sự thực thì nhỏ xíu
Hẹp như một cái khe, cái rãnh, ở trên mỏm núi
[Đừng lầm với khe hạ]
Ngài có thể bám vào nó?
Có thể, ngài đã bị lạc đường rồi
Ngài có nghe tiếng cười,
Hay tiếng kèn
Của Quỉ?
Có lẽ cả hai.
Tiếng nghiến răng của nó nghe thật ớn –
Con dao lướt trên mặt thuỷ tinh,
Tiếng huýt sáo thật là vui

Adam Zagajewski
*
Giọt Mưa Trời Khóc

Phê bình gia thứ thiệt, Nabokov có lần đưa ra nhận xét, là người đọc, không phải với cái đầu, mà bằng xương sống lưng của anh ta. (1)
Hắn ta, giống như Gấu, đọc, đến giây phút diệu kỳ, giọt lệ trời biến thành giọt lệ người, bỗng thấy một làn hơi hạnh phúc từ huyệt bách hội ở trên đỉnh đầu, theo xương sống lưng chạy xuống, rồi tỏa ra khắp cơ thể, tới từng lỗ chân lông, và cứ thế tê lịm người đi, và thế là biết liền tù tì, đây là thơ thần.
*

-Phách lối vừa vừa thôi, cha nội. Bộ mi nghĩ, mi là phê bình gia thứ thiệt?
-Phê bình gia thứ thiệt hay không, chưa cần biết. Nhưng giây phút tê lịm người thì có thiệt.

Date: Sun, 23 Jan 2005 11:41:44 -0800 (PST)
From:
Subject:   hey
To: 
Hey ong Gau, ong la cai gi tren doi nay ma viet van phach loi , hay tu kiem diem lai xem minh co xung dang khong?
Mot doc gia
(1) Nhà Hội

Giới phê bình viết về Amis, ở bên trong nhà văn Anh này, có một ông tiểu thuyết Nga cố tìm cách xuất đầu lộ diện.
Amis, ông tri ân những bóng ma Nga, trong có Dos.
Một những dòng thư cuối khép lại cuốn truyện, đúng thứ chân truyền Dos, hồi ký viết dưới hầm.
Chúa Ky Tô ơi, Nga đúng là một xứ sở của ác mộng. Và luôn luôn là một ác mộng lắc. Và luôn luôn là thứ ác mộng lắc bảnh nhất, tài năng nhất
Christ, Russia is the nightmare country. And always the compound nightmare. Always the most talented nightmare.
Đoạn sau đây, mà chẳng y chang nhận định của Amis?
"Quả sẹo này là kỷ niệm một vụ em lắc 7 ngày... về nhà trong đêm em bị hoang tưởng như có ai sắp sửa giết em đến nơi. Nai nịt gọn gàng, chân xỏ giầy thể thao, găm vào bụng hai con dao trong bếp rồi lao ra đường tìm giết nó trước..."
Ác Mộng lắc
Cũng y chang, là những nhận xét của một tay đã từng làm trùm ở Bắc Bộ Phủ ['an old Kremlin hand'], Viktor Chernomyrdin, cựu thủ tướng Nga: "Chúng ta luôn muốn điều tốt nhất, nhưng luôn hỏng giò, chổng cẳng... "
Ông này muốn nói tới công cuộc đổi mới về kinh tế của điện Cẩm Linh vào đầu thập niên 1990.
Nhận xét của ông sau biến thành một câu cách ngôn của nước Nga tân thời, nhưng hơi bị ngược lại: "Nhà nước chẳng muốn điều tốt nhất, và bất cứ một người dân Nga nào cũng tin tưởng như vậy". Câu này đẻ ra một hệ luận: "Nhà nước muốn cái điều nhà nước muốn, và luôn luôn, đó là điều khốn kiếp nhất, tồi tệ nhất".
Cái đẹp nhất, giấc mộng lành nhất, biến thành ác mộng là vậy.
Cái điều Bắc Bộ Phủ muốn, đẹp nhất, là thực hiện công cuộc giải phóng Miền Nam, thống nhất đất nước. Nhưng hoá ra không phải như vậy. BBP muốn cái điều BBP muốn và đây là điều khốn kiếp nhất, tồi tệ nhất.
Điều gì thì hẳn mọi người đều biết rồi.


Bên sông chiều mưa tới
Bên ta cụm khói rời
Sau lưng ngày con gái
Môi son đừng biếng lười

Merry Christmas and Happy New Year to CM

I PREFER ROSES, MY LOVE,
TO THE HOMELAND

I prefer roses, my love, to the homeland,
And I love magnolias
More than fame and virtue.

As long as this passing life doesn't weary me
And I stay the same,
I'll let it keep passing.

What does it matter who wins or loses
If nothing to me matters
And the dawn still breaks,

And each year with spring the leaves appear,
And each year with autumn,
They fall from the trees?

What do the other things which humans
Add on to life
Increase in my soul?

Nothing, except its desire for indifference
And its languid trust
In the fleeting moment.
1 JUNE 1916
Fernando Pessoa

Gấu yêu CM, tình yêu của Gấu, hơn là xứ Mít!

Adam Zagajewski

Giáng Sinh, ngồi nhà đọc chơi vài bài thơ!

NEW YEAR’S EVE, 2004

You're at home listening
to recordings of Billie Holiday,
who sings on, melancholy, drowsy.
You count the hours still
keeping you from midnight.
Why do the dead sing peacefully?
while the living can't free themselves from fear?

Adam Zagajewski

Đêm Giao Thừa
Bạn ở nhà nghe Duy Khánh ca
Xuân này con không về
Bạn đếm từng giờ,
Chờ cúng giao thừa
Tại sao người chết ca nghe thật hiền hòa?
Trong khi người sống không thể nào rũ ra khỏi sự sợ hãi?

DEFENDING  POETRY, ETC.

Yes, defending poetry, high style, etc.,
but also summer evenings in a small town,
where gardens waft and cats sit quietly
on doorsteps, like Chinese philosophers.
Adam Zagajewski

BẢO VỆ THƠ, ETC.

Vâng, bảo vệ thơ, văn phong cao, vv...
Nhưng cũng bảo vệ những buổi chiều mùa hạ
Tại một tỉnh nhỏ
Nơi những khoảnh vườn, làn gió nhẹ, và những chú mèo
Đậu nơi bậu cửa
Như những triết gia Tầu
*
WISLAWA SZYMBORSKA

A Contribution to Statistics

Out of a hundred people

those who always know better
-fifty-two,

doubting every step
-nearly all the rest,

glad to lend a hand
if it doesn't take too long
-as high as forty-nine,

always good
because they can't be otherwise
-four, well maybe five,

able to admire without envy
-eighteen,

suffering illusions
induced by fleeting youth
-sixty, give or take a few,

not to be taken lightly
-forty and four,

living in constant fear
of someone or something
-seventy-seven,

capable of happiness
-twenty-something tops,
harmless singly, savage in crowds
-half at least,

cruel when forced by circumstances
-better not to know
even ballpark figures,

wise after the fact
-just a couple more than wise before it,

taking only things from life
-thirty
(I wish I were wrong),

hunched in pain,
no flashlight in the dark
-eighty-three
sooner or later,

righteous
-thirty-five, which is a lot,

righteous
and understanding
-three,

worthy of compassion
-ninety-nine,

mortal
-a hundred out of a hundred.
Thus far this figure still remains unchanged.

Translated from the Polish by Stanislaw Baranczak
and Clare Cavanagh
Partisan Review 1998

Adam Zagajewski

Giáng Sinh, ngồi nhà đọc chơi vài bài thơ!

NEW YEAR’S EVE, 2004

You're at home listening
to recordings of Billie Holiday,
who sings on, melancholy, drowsy.
You count the hours still
keeping you from midnight.
Why do the dead sing peacefully?
while the living can't free themselves from fear?

Adam Zagajewski

Đêm Giao Thừa
Bạn ở nhà nghe Duy Khánh ca
Xuân này con không về
Bạn đếm từng giờ,
Chờ cúng giao thừa
Tại sao người chết ca nghe thật hiền hòa?
Trong khi người sống không thể nào rũ ra khỏi sự sợ hãi?

*

ANECDOTE OF RAIN

I was strolling under the tents of trees
and raindrops occasionally reached me
as though asking:
Is your desire to suffer,
to sob?

Soft air, wet leaves;
-the scent was spring, the scent sorrow.

Giai thoại mưa

Anh lang thang dưới tàng cây
và những hạt mưa thỉnh thoảng lại đụng tới anh
như muốn hỏi:
thèm gì, ước gì?
đau khổ
hay nức nở?

Trời nhẹ, lá ướt;
-Mùi xuân, mùi buồn

"His poems celebrate those rare moments when we catch a glimpse of a world from which all labels have been unpeeled."
-Charles Simic, The New York Review of Books
"Seldom has the muse of poetry spoken to anyone with such clarity and urgency," wrote Joseph Brodsky, "as in Zagajewski's case." Without End draws from each of Adam Zagajewski's English-language collections, both in and out of print- Tremor, Canvas, and Mysticism for Beginners-and features new work that is among his most refreshing and rewarding. In lucid translations by Clare Cavanagh, Renata Gorczynski, Benjamin Ivry, and C. K. Williams, these poems share the vocation that allows us, in Zagajewski's words, "to experience astonishment and to stop still in that astonishment for a long moment or two."
"These poems enter and possess you quietly. It is the quiet of a train halted on its lines. The engine throbs like a pulse, and there is always music in these verses, or the echo of music ... His is the quiet voice at the corner of the immense devastations of an obscene century, more intimate than Auden, yet as cosmopolitan as Milosz, Celan, or Brodsky."
- Derek Walcott, The New Republic
"Filled with splendid moments of spiritual lucidity ... [These poems] transport us into a realm that is majestic, boundless and unknown."
-Edward Hirsch, The Washington Post Book World
"Zagajewski's poems pull us from whatever routine threatens to dull our senses, from whatever might lull us into mere existence. This is an astonishing book." -Philip Boehm, The New York Times Book Review

Những ngày Noel, Gấu ngồi nhà “đọc chơi” [chữ của nhà đại phê bình] ba nhà thơ, mong tìm ra cái chung, và cái riêng của mỗi người.
Một, nữ thi sĩ Mít, một nữ thi sĩ và một nam thi sĩ Ba Lan.
Thâu hoạch cũng không tệ.

Adam Zagajewski

Thơ của ông ngợi ca những khoảnh khắc, khi chúng ta thoáng nắm bắt một thế giới mà mọi nhãn hiệu dán lên nó đều là nhảm cả.
-Charles Simic, The New York Review of Books
“Thật hiếm hoi, nàng thơ nói, với bất cứ ai, rõ ràng như thế, khẩn trương như thế, như là trong trường hợp Zagajewski,” Brodsky viết. “Không tận cùng, lọc ra từ những tập có trước đó, có những tập đã tuyệt bản, như Trémor, Canvas, Mysticism for Beginners, ngoài ra còn những bài thơ mới, trong số những bài tươi mát, hách nhất, bảnh nhất của ông. Qua những bản dịch thật sáng suốt của Clare Cavanagh, Renata Gorczynski, Benjamin Ivry, và C. K. Williams, … những bài thơ chia sẻ một thiên hướng, nó cho phép chúng ta, qua những từ của Zagajewski, ‘kinh nghiệm sự kinh ngạc, và đứng sững trong kinh ngạc, trong một khoảnh khoắc, một chốc lát. Hoặc lâu hơn tí nữa: hai chốc lát’.”

Giáng Sinh, ngồi nhà đọc chơi vài bài thơ!

Một đóng góp cho ngành thống kế

Trong số 100 người

những người luôn luôn hiểu biết,
bảnh hơn người khác
- 52 mạng

nghi ngờ, từng bước chân
- gần như hết, số còn lại

vui mừng vì đưa tay ra,
nếu chuyện đó không mất công,
- 49, nhỉnh hơn một tí

luôn luôn tốt
bởi vì không thể làm khác
- 4 đấng, ồ, may ra có thể 5

có thể ngưỡng mộ,
mà không thèm muốn, hay ghen tị,
-18 mống

đau khổ vì ảo tưởng
tuổi trẻ qua quá nhanh
- 60, hơn, hoặc kém, một tí

không coi nhẹ chuyện đời
- 40 mạng, thêm 4 mạng

luôn sống trong sợ hãi
một kẻ nào đó, hay một chuyện gì đó
- 77 mạng

có thể hạnh phúc
hai chục, cỡ đó, ở trên đỉnh
từng cá nhân vô hại, hoang dại giữa đám đông
- nửa con số trên, ít ra là vậy

độc ác khi hoàn cảnh bắt buộc
- tốt nhất, đừng nên biết
dù con số đại khái

khôn ngoan, sau sự kiện
- chỉ vài cặp khôn ngoan hơn trước

chỉ lấy sự kiện từ đời sống
- ba chục
(tôi mong mình lầm)

còng lưng vì nỗi đau
không ánh sáng loé lên trong bóng tối
- tám muơi ba
sớm hay muộn

ngay thẳng
- ba muơi lăm, vậy là quá nhiều

ngay thẳng và hiểu biết
- ba

đáng thông cảm
- chín mươi ba

ngỏm
- một trăm phầm trăm
con số này cho tới nay chưa thay đổi

WISLAWA SZYMBORSKA
[Nobel văn chương]
Stanislaw Baranczak và Clare Cavanagh
dịch từ tiếng Ba Lan
Partisan Review 1998


*

December 27, 2009 1:42 PM
From:
Hôm qua vào tiệm sách ngày boxing day thấy quyển Les Chuchoteurs của Orlando Figes  -  định mua tặng bác làm quà Noel nhưng thấy số trang : 800 thì dội lui, bác còn thì giờ đâu mà đọc, sách lại in chữ nhỏ.
Thiệt là buồn khi đọc băng in rời ngoài quyển sách lời của Emmanuel Carrère : Quyển sách này thật hay, Figes đặt tên lại cho người chết, cho người bị xóa tên. Đối với chúng ta đó là những câu chuyện, nhưng với họ, đó là cả cuộc đời.
Avec ce livre magnifique, Figes redonne un nom aux morts, aux effacés de la mémoire. Pour nous ce sont des histoires,  eux c’était leur vie.
Tác giả bài thơ tháng 12 là ai vậy?
Thơ hay ghê.
*
Steiner, trong bài trả lời phỏng vấn trên The Paris Review, khi được hỏi, văn chương, khi tới đỉnh cao ngất, thì còn phân biệt được của nam hay nữ, phán, văn chương khi tới đỉnh, thì hết còn phân biệt được.
Sai. Bây giờ thì Gấu nhận ra như vậy.
Chứng cớ là hình ảnh giọt lệ trời ngàn năm trước biến thành giọt lệ người trên lưng bàn tay.
Nam thi sĩ không làm sao tạo ra được hình ảnh này, bởi vì cùng với nó, là cả một lô huyền thoại, nào hòn vọng phu, nào là hòn đá kiên nhẫn (Syngué sabour, Pierre de patirnce, của Atiq Rahimi, giải thưởng Goncourt) ….
Đây cũng là ý mà Claude Lévi-Strauss vinh danh tác phẩm nghệ thuật, ngàn năm trước, ngàn năm sau chỉ là chớp mắt, bỏ đi vài ngàn năm như vậy, vẫn còn được!
Và đó cũng là ý của Brodsky, khi coi thơ là một hình thức tiết kiệm tối tiết kiệm, (1) tối giản [cả một thế kỷ Lò Thiêu, Lò Cải Tạo, nằm gọn trong bài thơ nhỏ xíu Kinh Cầu của Akhmatova, thí dụ], là thời gian được tái cấu trúc, ngàn năm biến thành một phút phù du, đủ khô một giọt lệ...

Gấu, Noel, chẳng biết đi đâu, ngồi nhà ‘đọc chơi’ ba nhà thơ, TMT, Adam Zagajewski, Wislawa Szymborska, và khám phá ra được nhiều điều thú vị…
Thân, kính
NQT
(1)
Trong tiểu luận "Chín Mươi Năm Sau" (in trong "On Grief and Reason"), khi viết về bài thơ "Orpheus. Eurydice. Hermes" của [nhà thơ Đức] Rilke, Brodsky cho rằng, mọi thực tại đều mong có được cái thân phận, là một bài thơ, ấy chỉ vì lý do tiết kiệm. Tiết kiệm là "lý do hiện hữu" tối hậu của nghệ thuật, và lịch sử nghệ thuật chỉ là lịch sử những phương cách dồn nén, sao cho ở bầu thì tròn ở ống thì dài. Thơ ca, là ngôn ngữ, nghĩa là thực tại, ở dạng nén cao cấp của nó. Nói ngắn gọn, một bài thơ "cho rất nhiều mà chẳng nhận bao nhiêu" [bài thơ không phản ảnh, mà là sản sinh].
Thơ Trẻ ở trong nước
*
Tôi yêu người yêu thật là xa
“Xa”, ở đây, là ngàn ngàn kiếp kiếp, như ý của câu sau, tình trong ngàn kiếp....
Nam thi sĩ, hay nói chung, nam nhi, chí lớn, làm sao có sự chung tình như thế này?
Thơ TMT, nói chung, rất thật thà, đôn hậu, bởi vậy, nhiều người lầm, chỉ vào những lúc ‘sinh tử’ thì dòng thơ thần mới bật ra!
*
Bởi vì làm thơ, in thơ, đọc thơ, đều là những gì liên quan đến hạnh phúc.
Cho dù là thứ hạnh phúc vào lúc xế chiều.
Như nến muộn.
*
Gấu quên một thứ hạnh phúc: viết về thơ.
Nhất là lúc về già, còn vài ngày rảnh rỗi, chờ ới một tiếng là đi.
Không phải để khen để chê, mà để học.
Giống như một triết gia, Gấu quên tên, bị kết án tử, chờ hành quyết, xin được học thổi sáo. (2)
Gấu cũng muốn được như vậy, viết về thơ, viết được chữ nào cười khoái trá chữ đó, để những giây phút cuối, không bị hồn ma bóng quế, không bị cái cô đơn hành hạ, như một lời 'cầu chúc' của một bạn đọc.
Hôm trước, viết đến cái giây phút diệu kỳ, giọt lệ trời biến thành giọt lệ người, Gấu sướng tê người, bồi hồi nhớ lại những giọt nước mắt ngày nào của Bông Hồng Đen, nhỏ xuống vì Gấu, khi Gấu được mấy anh VC thưởng cho hai trái mìn claymore ở nhà hàng Mỹ Cảnh, ngay bến đò Thủ Thiêm, Cột Cờ Thủ Ngữ, bến tầu Sài Gòn.
Đang nói chuyện thơ, vớ được bài trên Người Kinh Tế, điểm cuốn viết về hai ông thi sĩ nổi cộm nhất ở Anh, đã từng đi học chung, từng là bạn thân, và là hai trong số những người mở ta trường phái Lãng Mạn, coi tình cảm cá nhân mới là số 1, vượt lên khỏi luật lệ của lý trí: The Friendship: Wordsworth and Coleridge, của Adam Sisman, nhà xb Harprrs Press.

Giọt Mưa Trời Khóc
(2)
Giai thoại này, là về Socrate – trong tù, ông học một bài hát mới – cai tù hỏi mai chết rồi hôm nay ông còn học à, ông nói, học đầu đời cũng như học bây giờ...
Tks. NQT

V/v giọt lệ trời….
Bản nhạc sến ơi là sến, sến đến chết người đi được, Xin Gọi Nhau Là Cố Nhân, của Song Ngọc, cũng có một hình ảnh thật tuyệt.
Sáng tác năm 1969
Nhịp 2/4 Buồn, tiếc nuối Hợp âm La thứ
1.
Tôi trở về đây lúc đêm vừa lên
Giăng mắt trời mưa phố xưa buồn tênh
Gót mòn tìm dư hương ngày xưa
Bao nhiêu kỷ niệm êm ái
Một tình yêu thoát trên tầm tay
2.
Tôi trở về đây với con đường xưa
Đâu bóng người thương cố nhân về đâu?
Tiếng buồn chợt đâu đây vọng đưa
Công viên lạnh lùng hoang vắng
Ngọn đèn đêm đứng im cúi đầu

Điệp khúc
Thu đến thu đi cho lá vàng lại bay
Em theo bước về nhà ai
Ân tình xưa đã lỡ
Thời gian nào bôi xóa
Kỷ niệm đầu ai đành lòng quên?
3.
Phố buồn mình tôi bước chân lẻ loi
ray rứt trời mưa bỗng nghe mặn môi
Nỗi niềm chuyện tâm tư người ơi
Xin ghi nhạc lòng thương nhớ
Mình gọi nhau cố nhân u sầu.
*
Ray rứt trời mưa bỗng nghe mặn môi!
Giăng mắc trời mưa, phố xưa buồn tên

Phải buồn tên mới được!
Mấy em Nam Kỳ, nửa khuya mà rên bài này, là chỉ có từ chết đến bị thương!

Ngọn đèn đêm đứng yên cúi đầu
Câu trên cũng thần sầu, nhưng nghe, thì nó ra như thế này:
Ngọn đèn đêm đứng yên cuối đầu.

Câu, Em theo bước về nhà ai, Gấu nghe mấy em hát, thành:
Em theo bướm về nhà ai,
Và cứ thắc mắc hoài, em là bướm, tại sao lại còn theo bướm?

Vả chăng, nếu như thế, thì “tình” quá!
Em theo bướm [của em] về nhà ai?

Mãi sau này, nhờ kararoke, nhờ google, mới vỡ ra!
Gấu đã nói rồi, cái hồn của văn chương miệt vườn Miền Nam, là nằm trong những bản nhạc sến!

Hình ảnh Gót mòn tìm dư hương ngày xưa, mà chẳng thần sầu sao?
Gấu đã từng mượn ý này, viết về BHD:
Như người xưa đánh rớt cây gươm xuống lòng sông, bèn ghi dấu nơi mạn thuyền, chàng trở lại chốn xưa, tìm vết giầy trên lớp bụi thời gian, và tiếng cười của nàng vẫn còn văng vẳng đâu đây!
Ôi chao, giờ đọc lại vưỡn còn bùi ngùi!

*

Author claims political pressure behind cancellation of Stalin book

Historian Orlando Figes: claims publisher of book about life in Russia under Stalin has bowed to 'political pressure'

Russian revelations
Sách viết về Nga dưới thời Stalin, bản dịch qua tiếng Nga bị nhà xb huỷ giao kèo
*

Stalin no better than Hitler?
Well, at least Stalin wasn't as bad as Hitler." How many times have we all heard that said – or said it ourselves? For a variety of complicated reasons I still half-believe it. "At least he didn't butcher the Jews." Hey, no, Joe butchered or enslaved everyone, Jews included. Read The Whisperers, now that Russians can't.
Remember, it's nationalism, not nationalization, that we have to worry about in the economic crisis.
*
Hell

Cách đây nửa thế kỷ, Hannah Arendt viết, cả hai chế độ Nazi và Bolshevik tạo ra "địch thủ khách quan" và "kẻ thù khách quan", và, tùy theo hoàn cảnh, mà đội mũ nón cho chúng, sao cho thích hợp. Khi làm thịt xong địch thủ, thì tới kẻ thù, đại khái như thế. Và cũng đại khái như thế, nhiệm vụ nào cũng hoàn thành của mấy ông công an chế độ ta, không phải, khám phá tội ác, nhưng luôn trong tư thế sẵn sàng còng tay loại người nào vừa được nhà nước ban cho nón mũ mới.
Again: people were arrested not for what they had done, but for who they were.
Lại nữa: nhân dân bị bắt không phải vì đã làm gì, mà đã là thứ gì?
*
One problem is that all the best-known memoirists were trusties-prisoners rewarded with an extra ration or a comfortable job in return for their collaboration with the camp authorities. Solzhenitsyn even claimed that nine tenths of survivors had been trusties. Ginzburg, Razgon, Shalamov, and Solzhenitsyn were all trusties, and everything they wrote must thus be judged with this in mind-that they survived and did so perhaps at the cost of other people's lives. Primo Levi wrote about the Nazi camps, "We, the survivors, are not the true witnesses." The "true witnesses" - those in full possession of the unspeakable truth- are the sommersi: the drowned, the dead, the disappeared.
Chúng tôi, những kẻ sống sót không phải là những chứng nhân thực sự. Những chứng nhân thực sự, những người sở hữu đầy đủ cái gọi là sự thực không thể nói lên được - là những sommersi: những kẻ chết đuối, những người chết, những kẻ biến mất.

But this, it seems to me, is not an explanation of the Western public's general indifference toward the Stalinist terror. That must surely be explained by simple Western prejudice: whereas Hitler's victims were European Jews (read: urbane and educated people like ourselves), Stalin's, in the main, were laborers, peasants, and Communist officials from the provincial back waters of Eurasia. Films and literature are also relevant. Stalin's victims have not found their Steven Spielberg. And while Solzhenitsyn's short novel One Day in the Life of Ivan Denisovich (1962) was very widely read, no Gulag memoir has the standing in the West of Primo Levi's If This Is a Man - though Lev Razgon's True Stories and Eugenia Ginzburg's Journey into the Whirlwind certainly deserve to be bettter known.
Nhật ký Tin Văn