Notes
|
The
French in Indochina
When
the battle's lost and won
Tây mũi lõ ở Đông Dương
Khi trận đánh thua và thắng
*
Valley of Death: The
Tragedy at Dien Bien Phu That Led America into the Vietnam War.
Thung Lũng Tử Thần: Bi kịch Điện Biên Phủ khiến Mẽo vô nước Mít
By Ted Morgan. Random House; 752 pages; $35. Presidio Press
Cú này, thật, và cú đầu độc tù Phú Lợi,
giả, đưa đến cuộc chiến thần thánh chống
Mẽo cứu nước
DBP
là
một tiền đồn cô quạnh ở
vùng núi Việt Nam,
một xứ sở thuộc địa của Tây, nơi lính Tẩy đụng độ với Việt Minh, không
phải thứ du kích đói rách mà
là một đội quân được trang bị bằng những vũ khí mới tinh, mới ra lò,
bởi TQ, ngay
vào đầu thập niên 1950. Vào mùa Xuân 1954, khi đám đầu sỏ Đông Tây –
Dulles,
Eden, Molotov, Chu Ân Lai - gặp nhau ở Geneva, để quyết định tương lai
Đông
Dương thuộc Pháp, thì 10 ngàn lính Tẩy dồn thành một cục tại DBP, để
nhử Việt
Minh mò tới quần thảo.
Hầu hết
đám lính không phải
Tẩy chính cống, mà là Algerians, Ma rốc, Phi châu, Việt… gian, cùng với
một dúm
tinh nhuệ Tây nhẩy dù. Còn có bốn tiểu đoàn Lê Dương, sĩ quan Tây,
nhưng binh lính
hầu hết thì là Đức, rất nhiều trong số đó là những kẻ sống sót tại mặt
trận
Nga. Còn có một đàn bướm di động nữa, vừa là bướm vừa là y tá!
*
Bức điện tín của Phạm Xuân Ẩn,
chấm dứt cuộc chiến, hối thúc Bắc Việt đừng lo lắng chi hết về cái
chuyện Yankee
mũi lõ trở lại Việt Nam, nhờ vậy mà BV bỏ ngỏ Miền Bắc thúc quân ào ào,
thần tốc
dượt tông tông Thiệu bỏ chạy có cờ, không kịp mang theo ấn tín, cây gậy
đả cẩu,
và như thế, tất nhiên đâu có thì giờ mang theo 17 tấn vàng, vậy mà ông
mang tiếng
cho tới khi me-xừ Oánh lên tiếng, không phải ổng, mà là VC chia nhau!
PXA không thể ngờ, không phải
Yankee mũi lõ, mà là Tầu Phù đã chiếm Bắc Bộ Phủ từ hồi nảo hồi nào, từ
đầu
thập niên
1950, rồi!
Đây cũng là di chúc của Bác:
Ta thà ngửi kít Tây trăm năm, còn hơn là ngửi kít Tẫu ngàn năm! (1)
Cũng PXA,
trấn
an chủ Mẽo
Time, làm gì có chuyện đó, trong khi tờ Le Monde bị Xịa lừa, đi trang
nhất, Mặt
Trận Giải Phóng họp báo ở Tây Ninh, tuyên bố ly khai với Miền Bắc: Sau
1975, quả
có chuyện này, mấy anh VC miệt vườn lập câu lạc bộ, đếch thèm chơi với
Yankee mũi
tẹt nữa!
(1)
Tháng Ba, 1946, năm năm trước
khi Greene tới Việt Nam,
Ho [HCM] ký hòa ước với Tây, thừa nhận, sự ra đi của họ để lại một
khoảng
trống. Viễn ảnh một Việt Nam
độc lập trong khối Liên Hiệp Pháp, do Tây nhử, làm Ho khoái. Ông chửi
đám bộ hạ
phò Tầu:
Mấy bồ có hiểu nghĩa là gì,
chuyện đám Tầu ở lại? Lần chót tụi nó ở một ngàn năm! Tây dù sao cũng
mũi lõ,
họ có thể ở một thời gian, và rồi sẽ cút, vì tụi da trắng hết thời ở Á
Châu
rồi. Ta thà ngửi cứt Tây năm năm còn hơn ngửi cứt Tầu cả đời!
Norman Sherry: Tiểu sử
Greene, chương 24: Bonjour Vietnam [Sherry trích câu này từ Hồ Sơ Ngũ
Giác Đài,
The Pentagon Papers, Senator Gravel Edition, vol 1, Beacon Press, 1979,
trang
49-50]
*
Tướng Giáp, thủ lãnh Việt Minh, được so sánh với Nã Phá Luân, cũng pháo
binh như ông. Vào ngày 13 tháng Ba, ông mở ra cuộc “tấn công
của ông": 60 quả/một phút, vào lòng chảo Điện Biên. Đám bộ đội ốm đói
giấm giúi kéo hàng trăm khẩu
pháo, băng rừng băng suối, giấu thật sâu, ở những vị trí sẵn sàng nhả
đạn. Cú tấn
công của Việt Minh khiến
đám lính Tẩy sững sờ, hoàn toàn không thể tưởng tượng ra được.
Chỉ trong hai tháng, DBP bị cắt ra khỏi hậu cứ. Những ngọn đồi được
phong thánh với những cái
tên mỹ miều như Anne Marie, Claudine, Eliane, lần lượt bị bộ đội Cụ Hồ
quất sụm
từng em, từng em. Máy bay tiếp viện đếch dám xuống nữa, chỉ có thể thả
dù đồ tiếp
tế. Chẳng mấy chốc, thông hào, nhà thương bầy ra những điều ghê rợn.
Đám Lê Dương
và lính dù chiến đấu như mãnh hổ. Thây bộ đội Cụ Hồ nằm la liệt trên
mặt đất hoặc
phơi trên hàng kẽm gai.
Ngày
5 Tháng
Năm, Giáp ra lệnh mò vô hang hổ để làm thịt hổ. Trong ba ngày cuộc chém
giết dã
man như chưa từng dã man, đối với đám lính tráng đã từng trải qua địa
ngục
Stalingrad, những hào hầm, những ổ chiến đấu cuối cùng bị tràn ngập.
Hàng ngàn
người đã bị giết trong những ngày cuối cùng, hàng ngàn người khác bị
bắt làm tù
binh. Bốn trăm binh sĩ bị bắt buộc diễn hành cuộc “diễn hành của tử
thần”, tới
trại giam cách đó 400 cây số. Sau này, họ so sánh với những chuyến đi
tử thần
của trại tù Nazi như Dachau, hay Buchenwald. Những người khác hỏi, họ còn có thể
làm được
gì hơn, thứ quân đội của thế giới thứ ba, với những người lính mỗi ngày
nhận
một dúm gạo, với bao nhiêu miệng ăn nhiều thêm lên như thế.
DBP trở thành một biểu tượng với rất nhiều ý nghĩa. Nó cho thấy sự tận
cùng của
chế độ thực dân của Pháp ở châu Á. Hơn cả ý nghĩa của sự chiến thắng
của quân
đội Nhật Bản ở Đệ Nhị Thế Chiến, chiến thắng DBP thông báo sự chấm dứt
của
‘da trắng là số 1’ lên lục địa, và sự bắt đầu vùng lên của Đông phương.
Nhưng, chỉ
đến bây giờ, thì dân Mít mới biết ra được cái giá thực sự mà họ phải
trả cho
chiến thắng DBP.
Với nước Pháp đó là
cái tên của
sự nhục nhã, một cái đuôi bi thảm cho một câu chuyện dài vinh quang của
ngành
quân sự Pháp. Với nước Mẽo, điềm báo đầu tiên của cơn hấp hối Việt Nam. Tay trùm nhà binh Mẽo, đô đốc Arthur Radford,
muốn sử dụng
vài trái bom nguyên tử để cứu chiến trường của Tây mũi lõ. Đâu đó,
có lúc, ngoại trưởng Dulles đã tính gật đầu. May quá, tổng thống Eisenhower đếch
chịu, ‘mấy thằng khùng điên, ba trợn”. Đám ngoại giao Mẽo muốn cả hai:
chấm dứt
chủ nghĩa thực dân thuộc địa, và ngăn chặn những con bài domino đừng
theo nhau đổ xuống, theo cùng những bước chân chiến thắng của mấy anh
bộ đội Cụ Hồ!
Câu chuyện về trận đánh DBP được kể một cách thật là tuyệt
vời bởi một tác giả tự gọi mình là Ted Morgan, từ cái tên khai sinh
Sanche Armand Gabriel de Gramont, [như Khái Hưng, là từ Khánh Giư, đảo
tự mà ra]. Dòng dõi quí tộc, con trai một anh hùng kháng chiến, Sanche
de Gramont chiến đấu trong quân đội Pháp tại Algeria, qua học Yale, làm
phóng viên cho Tuần Tin Tức, của Mẽo. Khi trở thành công dân
Mẽo, ông chọn một cái tên, ông nói, không gây khó khăn cho điện thoại
viên, và còn nói lên tinh thần dân chủ của quê hương mới của ông.
Bằng kỹ năng tuyệt vời, Mr. Morgan đã đan dệt nét hào hùng bi thảm của
trận đánh, những đau khổ của tù binh, sự khùng điên của đám tướng tá
cao cấp, và những trò tráo trở của chính trị, ngoại giao.
DBP đã trở thành một biểu tượng. Nhưng trước khi trở thành một biểu
tượng, nó là một “nghĩa địa nơi hàng ngàn xác người bị chôn vùi, với
hào hùng, và dũng cảm, của cả hai bên”.
|
|