*
Notes

















Ha Jin

Ngôn ngữ của sự phản bội.
The Language of Betrayal

Ngược với phản bội, betrayal, là một lòng một dạ, loyalty, là trung với đảng hiếu với dân, allegiance. Dị ứng, uneasy, với những từ này, nhà văn di dân cảm thấy mình có tội vì cái sự vắng mặt của cái bản mặt của mình đối với quê hương [Tết này con chẳng thể nào về được], và cái sự vắng mặt này thường được [nhà nước] coi là ‘đào ngũ”, desertion. Tuy nhiên sự phản bội tối hậu của một nhà văn, ấy là chọn một ngôn ngữ khác thay cho ngôn ngữ mẹ đẻ. Nói gì thì nói, một khi nhà văn toan tính biện minh, lý giải khi chấp nhận một ngôn ngữ ngoại, thì đây là một sự phản bội khiến anh ta xa rời, vong thân, ra khỏi tiếng mẹ đẻ, và hướng sáng tác của mình tới một ngôn ngữ khác. Sự bội phản ngôn ngữ là bước chót nhà văn di dân dám thực hiện, sau đó, bất cứ một hành động dửng dưng, xa lạ nào khác, đều chỉ là ba chuyện lẻ tẻ.
Về mặt lịch sử mà nói, cá nhân luôn bị buộc tội phản bội quê hương, xứ sở. Tại sao chúng ta không lật ngược lại, buộc tội xứ sở phản bội nhà văn? Nhiều xứ sở phản bội công dân của chúng. Tội ác tệ hại nhất của xứ sở đối với một nhà văn, là khiến anh ta không thể viết với sự chân thực và trọn vẹn.
Chừng nào còn có thể, thì nhà văn vẫn luôn luôn ở trong vòng tay của tiếng mẹ đẻ, như vậy an toàn hơn. Nhà văn Đức W.G. Sebald, sống và dậy học tại Anh trên ba chục năm, rành cả hai, tiếng Anh và tiếng Pháp, nhưng ông luôn viết bằng tiếng mẹ đẻ. Khi được hỏi tại sao không chuyển qua tiếng Anh, ông cho biết, không cần thiết. Ông trả lời như vậy, trước tiên hẳn là vì tiếng Đức là một trong những ngôn ngữ lớn, major, của Âu Châu, và từ ngôn ngữ đó, thật dễ dàng chuyển qua những ngôn ngữ Âu Châu khác. Ngược lại, là trường hợp của nhà Pháp -Tiệp Milan Kundera, ông khởi sự viết bằng tiếng Pháp khi đã trên sáu chục tuổi. Một sự cố gắng như thế thật là đáng nể, và nó hẳn còn cho thấy đây là một quyết định khó khăn vô cùng. Nếu chúng ta so sánh những cuốn tiểu thuyết mới xb, viết bằng tiếng Pháp, với những cuốn trước đây, viết bằng tiếng Tiệp, giọng văn sau mỏng hơn, kể từ sau cuốn Immortality. Dù sao, sự chọn lựa tiếng Pháp của ông là một cuộc phiêu lưu văn học can đảm được theo đuổi bởi một cái đầu không chút ngừng nghỉ. Như nhân vật kể chuyện trong cuốn Ignorance của ông cho thấy, anh ta coi việc trở về Ithaca của Odysseus, là chấp nhận chung cuộc của cuộc đời, ‘the finitude of life’, Kundera không thể quay lại, và cứ lầm lũi tiếp tục cuộc hành trình. Đó là lý do ông coi Pháp như là ‘quê hương thứ nhì’.
Tôi thường được hỏi, tại sao viết bằng tiếng Anh, và thường trả lời, “để sống sót”. Mọi người thường đánh đồng ‘sống sót’, survival, với ‘sống’, livehood, và họ bèn ca ngợi động cơ khiêm tốn của tôi. Sự thực, sống sót cái thân xác bằng cách làm đầy cái bao tử, chỉ là một phần nhỏ của vấn đề.
Sống còn có nghĩa là hiện hữu - sống một cuộc đời có ý nghĩa. Hiện hữu còn có nghĩa, sử dụng thật ngon lành cuộc đời của mình, to exist also means to make the best use of one’s life, theo đuổi cái viễn mộng của mình, to pursue one’s vision. Nhà thơ Nga Joseph Brodsky có lần nhận xét, “Khi một nhà văn phải chuồn ra khỏi tiếng mẹ đẻ, mò tới một tiếng nói khác, người đó làm như vậy là do cần thiết, thí dụ như Conrad, hay bởi là vì tham vọng nóng bỏng, như Nabokov, hay còn thèm một sự dửng dưng lớn lao hơn, như Beckett”, sự kiện, ông phân ra thật là rạch ròi những động cơ như vậy, chỉ là cái cớ nhằm giới thiệu đề tài bài viết của ông, “Để làm hài lòng một cái bóng”, “To please a Shadow”. Thực tế mà nói, những động cơ của nhà văn thì rối rắm, quấn quít vào nhau. Khi một nhà văn, thiên di từ một ngôn ngữ này qua một ngôn ngữ khác, sự cần thiết, tham vọng, và sự dửng dưng, thường cùng một lúc quần người đó tơi bời hoa lá. Nabokov thường nói, tiếng Nga là một ngôn ngữ chết, a dying language, và do cần thiết mà ông phải viết bằng tiếng Anh, ngay cả trước khi di qua Mẽo. Tuy tác phẩm của ông, gói tròn lại mà nói, không có tính chính trị, nhưng ông thú nhận, “Tôi  quan hoài tới một cõi trung tâm về tinh thần ở trong con người tôi, từ đó bật ra những tiếng cười nhạo báng trước cái trò hề tàn bạo của những nhà nước toàn trị, như là Nga xô, hay là trước những khối u ác tính của nó, như là Trung Quốc”. Rõ ràng sự dửng dưng cũng là động cơ của Nabokov.
Conrad thường cho chúng ta cái cảm giác ông viết dưới sức ép của sự cần thiết. Sự thực, tham vọng trở thành một nhà văn ý nghĩa luôn là một phần trong tầm nhìn của ông. Chúng ta biết, ông coi Flaubert như sư phụ, và coi Henry James, ngang hàng với mình. Để thực hiện tham vọng, ông không có chọn lựa nào khác, ngoài chuyện viết bằng một thứ ngôn ngữ lớn của Âu Châu – Anh ngữ - tuy ông chẳng bao giờ cảm thấy dễ chịu, thoải mái, với quyết định của mình. Đoạn đời sung mãn, đặc biệt là trong thời kỳ Đệ Nhị Thế Chiến, ông thường xuyên dính líu với những vụ việc, affairs, của Ba Lan, và hỗ trợ cuộc chiến đấu của nó, chống lại chế độ bạo chúa Nga. Ông tuyên bố một trong những tham vọng văn học của ông là viết về những kinh nghiệm Ba Lan, tuy nhiên, ông chỉ cho ra đời được vài truyện ngắn, như “Hoàng tử Roman” hay “Amy Foster”.

Trong lần ông thăm viếng Ba Lan vào năm 1914 sau 21 năm vắng mặt, Conrad lo bấn xúc xích, mặc dù tiếng tăm quốc tế của ông: ông chỉ sợ quê hương làm mặt lạnh với mình! Khi ở Anh, ông luôn cảm thấy mình là một “khúc ruột ngàn dặm”, tức, một kẻ ngoại quốc, và được coi là như vậy. Đó có lẽ là một trong những lý do ông từ chối những bằng cấp vinh danh, the honorary degrees, của Oxford, Cambridge, và những đại học khác, luôn cả tước Hiệp sĩ của nhà nước Anh (1924). Điều ông thực sự mong muốn, là giải Nobel văn chương , nhưng chẳng bao giờ được đề cử. Về một mặt, những từ chối vinh danh của nước Anh có vẻ như cho thấy quyết tâm của ông được ở cái thế độc lập, về mặt khác, những từ chối như thế còn đề xuất một điều là ông muốn trở thành một nhà văn Âu Châu, như vậy sẽ bao gồm luôn cả hai căn cước Anh và Ba Lan. Nói một cách khác, ông muốn một giải thưởng quốc tế, để khâu dính liền lại thành một, sự phân chia ở bên trong cái gọi là căn cước của ông. Một giải thưởng Nobel còn đem vinh quang tới cho những người Ba Lan, và như thế, nó còn đem sự cứu chuộc đến cho chính ông, khúc ruột ngàn dặm, kẻ bỏ chạy, tên đào ngũ, [tên bồi Mẽo nữa chứ, nếu là trường hợp GNV!]
Sự thực, khó mà nói Conrad đào ngũ, bởi vì nếu ông ở lại, ông sẽ bắt buộc phải thi hành nghĩa vụ quân sự trong đội quân xâm lược Nga.
Cái sự hăm hở chờ Nobel của Conrad xem ra có vẻ ngây thơ. Ông lèm bèm với đệ tử của mình là Jean-Aubry: “Yeats đã được Nobel. Theo Thầy, cho như thế cũng là một cách gián tiếp thừa nhận nhà nước mới Ái nhĩ lan tự do, the new Irish Free State, nhưng thế nào cũng sẽ đến lượt Thầy, trong một, hoặc hai năm tới”. Và Conrad tẽn tò khi giải về tay một nhà văn Ba Lan xoàng hơn ông, Wladyslaw Reymond, vào năm 1924.
Conrad không nhận ra, ông chẳng thuộc một xứ sở nào.
Nhưng, thời gian quả là quá tốt đối với ông. Sau khi chết, Conrad trở thành nhà văn được biết nhiều đến nhất ở Ba Lan. Tác phẩm của ông được đưa vô sách giáo khoa, và ông trở thành một huyền tượng, a mystical figure, trong văn hóa Ba Lan, được vinh danh như là một trong những vị anh hùng của nó, và, có lẽ đây là một trong những vị anh hùng cô đơn và bị hiểu lầm nhiều nhất của quê mẹ Ba Lan!
Ui chao, đọc đến đây, Gấu không thể không nhớ đến trường hợp nhà thơ TTT “lừng lững khốc liệt” [chữ của ông, trong Một Chủ Nhật Khác] đi vô Văn Miếu Mít, ngay giỗ đầu của ông!
Những nhà thơ Ba Lan bị hớp hồn bởi Conrad, lý do là, theo Ha Jin, ông gợi lên trong họ sự mê hoặc tội lỗi của lưu vong.
[Với TTT, sự kiện ông vô Văn Miếu ngồi, mà chẳng hách sao: Sự  trở về của đứa con tư sinh của một miền đất, tên sĩ quan Ngụy, tên tù cải tạo, vân vân, và vân vân!]
[Nguyên văn, Ha Jin viết: Polish poets have been fascinated by him, perhaps because he evokes in them the guilty glamour of exile].
Tiếu lâm nhất là, người cố gắng đem ông vô Văn Miếu, bị lũ ngu xi và [vì] đố kỵ ở hải ngoại xúm lại xỉ vả, trong có cả bà chị  thân thương của cô em thi sĩ!

*

Theo Adam Gillon, phải có tới một nửa những nhà thơ Ba Lan đương thời đã viết về cái sự bỏ xứ mà đi của Conrad, và, đi đâu thì đi nhưng vẫn không quên cội rễ của ông, và có một số người còn miêu tả ông, như là một chàng thuỷ thuỷ chuyên nghiệp, một Odysseus tân thời, không bao giờ quay lại cái bến ra khơi lần đầu. Nhà thơ Stanislaw Mlodozeniec (1929-) có những dòng như sau, trong “A Song about Conrad”:
Anh đã thuần hóa những đất trời những biển cả xa lạ
Những dòng nước xảo trá ở vùng sâu
Bằng thứ tiếng tiếng nước người trọ trẹ
Anh đã xâu cả thế giới rộng lớn
Bằng sợi chỉ, là linh hồn Ba Lan
Những biển cả ngoại lai kia - giờ là của chúng ta.
Bóng ma của anh lang thang khắp chốn
Một dấu chân quen thuộc trên biển lạ
Gió thổi với hơi thở của anh.

Ngay cả chuyện Conrad không thể trở về quê hương, thì cũng được lý tưởng hoá, như là một cách để vươn tới một ý nghĩa sâu xa hơn, và sau cùng, tới một sự trở về có tính cách siêu hình, nghĩa là, bến tới không hẳn là quê nhà nhưng mà là một cội nguồn xa vời, được nhân loại chia sẻ. Nhà thơ Krysztof Jezewski (1939-) làm những dòng thơ tán tụng “Joseph Conrad Rời Ba Lan”:
Khi đôi môi của bóng tối liếm trọn thân thể rướm máu, rách bươm của anh
Khi anh bị bỏ lại một mình
Anh ôm lấy thế giới vào trong ngực anh
Như không khí vào lồng phổi
Và nơi trở về, là nơi đó,
Luôn luôn là bến bờ xa lạ tít mù đó
Là cái hố thẳm vô cùng
của biển cả
và của Con Người
Bằng sự can đảm, và bền bỉ, Conrad, người thuỷ thủ đơn độc bị biển cả quần cho nát bấy, sau cùng đã chinh phục được giới văn học Anh. Sau khi ông mất, cả hai, Ba Lan và Anh, đều ôm lấy ông, và đều coi ông chỉ là của riêng của họ, và đúng như thế, bởi vì cái tinh thần uyên nguyên như của ông quả là không chỉ một quốc gia độc nhất nào có thể giữ trọn làm của riêng được!
Nhưng tới đây, cho phép tôi được ngưng lại một tí, để nói về những đau thương mà Conrad được đồng bào của ông ban cho: Một tờ báo văn học Ba Lan đã từng xỉ xả vị anh hùng của họ trong nhiều năm.