*
Notes


















Tâm Tài Mỹ


Nguyễn Du nói, tâm bằng ba tài.
Brodsky, trong diễn văn Nobel, mỹ là mẹ của đạo hạnh (1).
Kafka, kỹ thuật là  “hữu thể”, [être], của văn chương.
Có vẻ như mấy ông này ăn nói ngược ngạo, giữa họ, nhưng, theo Gấu, cả ba, “tâm” “kỹ thuật”, “mỹ” đều liên quan tới, chỉ một câu hỏi, ‘viết thế nào’, [comment écrire].

Chính vì thế mà Brodsky mới nói tiếp, ‘bad style’ [viết dở], là do cái tâm khốn nạn, cái tà ma ác quỉ gây ra!

(1) In his Nobel Prize lecture, Brodsky sketches out an aesthetic on the basis of which an ethical public life might be built. Aesthetics, he says, is the mother of ethics, in the sense that making fine aesthetic discriminations teaches one to make fine ethical discriminations. Good art is thus on the side of the good. Evil, on the other hand, "especially political evil, is always a bad stylist" (On Grief, p.49).
Coetzee: Joseph Brodsky

“Trong diễn từ Nobel, Brodsky vạch ra một mỹ tín mà cuộc sống đạo đức của dân chúng sẽ được xây dựng trên nền tảng đó. Mỹ học như ông nói, là mẹ của đạo đức, theo nghĩa, con người càng trọng mỹ tới đâu thì sàng lọc ra cái vô đạo tới đó. Và nếu như vậy, nghệ thuật tốt sẽ ở về phía của cái tốt. Cái ác, cái tà ma, về mặt còn lại, ‘đặc biệt là cái ác chính trị, luôn luôn là một thứ văn phong tồi tệ”
Nguồn

Đây cũng là ba đỉnh của một tam giác văn chương, hai đỉnh Nguyễn Du và Brodsky, tưởng như đối nghịch nhau, nhưng là một. Chính nhờ đọc Brodsky, qua câu này, mà Gấu mới ngộ [độc] ra được câu của Dos, Cái Đẹp sẽ cứu chuộc thế giới, và, cùng lúc ngộ ra, chính trị mới là đỉnh cao, văn chương chỉ là cứt đái so với nó. Đây cũng là ý của Benjamin, khi ông phán, mọi tài liệu về văn minh là một tài liệu về dã man;
ở dưới nền của một tác phẩm lớn, là một đống kít.
Câu của Kafka, Gấu đọc qua Barthes,
the being of literature is nothing, but its technique, trong Kafka's Answer, ngay từ hồi mới lớn, và kể như đây là cái mối hạnh ngộ đầu tiên giữa ông và Gấu, cho tới khi gặp Steiner, thì biết tới những ác mộng của ông.
*
Et je pense à Soljenitsyne. Ce grand homme était-il un grand romancier? Comment pourrais-je le savoir? Je n'ai jamais ouvert aucun de ses livres. Ses retentissantes prises de position (dont j'applaudissais le courage) me faisaient croire que je connaissais d'avance tout ce qu'il avait à dire.
Kundera: Une rencontre

[Tôi nghĩ đến Solz. Con người vĩ đại này là một tiểu thuyết gia lớn? Làm sao tôi biết? Tôi có bao giờ đọc ông ta đâu? Cái trò lèm bèm tối ngày, xác định vị trí, thái độ của ông (tôi rất chịu sự can đảm của ông), khiến cho tôi có cái cảm tưởng là mình biết tỏng, từ khuya, ông viết lách ra làm sao rồi!]

Note: Câu này, [tặng bạn NL!], sai, theo Gấu.
Hoặc đúng, chỉ có một nửa.

Trước khi đọc Solz, Gấu cũng nghĩ như Kundera. Nhưng, đọc, mới vỡ ra là, Solz, “có thể” không phải là một tiểu thuyết gia lớn, nhưng là một nhà văn cực lớn, cực kỳ vĩ đại. Tác phẩm của ông chửi bố những Chuyện Kể Năm 2000, thí dụ, bởi vì, như cái tay Lý Trác Ngô đã từng phán, cái thứ nhà văn đích thực, họ đéo có thèm viết văn!
Ông Trời khốn kiếp đẩy họ vào cửa tử, không chỉ họ, mà còn toàn nhân loại, biểu họ đừng viết, đừng báo động ư?
Kafka cũng thế, ông nói, tuy ngược hẳn lại, vậy mà cũng theo nghĩa đó, thế mới quái đản, Ông Trời năn nỉ tôi, biểu đừng viết, nhưng tôi vẫn phải viết!

Cũng vẫn nằm trong câu cảnh cáo của Adorno:

Hãy coi chừng! Ngay cả nỗi đau lớn, khi được đưa vào thành tứ thơ, khổ thơ, phổ thành vần thành điệu, thì vẫn làm cho hiện tượng kia có thêm sự huyền nhiệm, về một điều có thể chấp nhận được – a mystery of acceptability – (Phỏng vấn G. Steiner).
Đây cũng là lý do tại sao những vần thơ mộc mạc của Nguyễn Chí Thiện vẫn chuyển tải được Cơn Kinh Hoàng của thế kỷ: nó vẫn còn đúng với thực tại Việt Nam:

Còn Đảng là còn Khổ, 
Hết Đảng là có Phở!

 Chuyện Kể Năm 2000": Cái Đẹp và Con Thú

Nguyễn Du nói, tâm bằng ba tài.
Brodsky, trong diễn văn Nobel, mỹ là mẹ của đạo hạnh (1).
Kafka, kỹ thuật là  “hữu thể”, [être], của văn chương.
Có vẻ như mấy ông này ăn nói ngược ngạo, giữa họ, nhưng, theo Gấu, cả ba, “tâm” “kỹ thuật”, “mỹ” đều liên quan tới, chỉ một câu hỏi, ‘viết thế nào’[comment écrire].
*
Et je pense à Soljenitsyne. Ce grand homme était-il un grand romancier? Comment pourrais-je le savoir? Je n'ai jamais ouvert aucun de ses livres. Ses retentissantes prises de position (dont j'applaudissais le courage) me faisaient croire que je connaissais d'avance tout ce qu'il avait à dire.
Kundera: Une rencontre

[Tôi nghĩ đến Solz. Con người vĩ đại này là một tiểu thuyết gia lớn? Làm sao tôi biết? Tôi có bao giờ đọc ông ta đâu? Cái trò lèm bèm tối ngày, xác định vị trí, thái độ của ông (tôi rất chịu sự can đảm của ông), khiến cho tôi có cái cảm tưởng là mình biết tỏng, từ khuya, ông viết lách ra làm sao rồi!]

Note: Câu này, [tặng bạn NL!], sai, theo Gấu.
Hoặc đúng, chỉ có một nửa.

Trước khi đọc Solz, Gấu cũng nghĩ như Kundera. Nhưng, đọc, mới vỡ ra là, Solz, “có thể” không phải là một tiểu thuyết gia lớn, nhưng là một nhà văn cực lớn, cực kỳ vĩ đại. Tác phẩm của ông chửi bố những Chuyện Kể Năm 2000, thí dụ, bởi vì, như cái tay Lý Trác Ngô đã từng phán, cái thứ nhà văn đích thực, họ đéo có thèm viết văn!
Ông Trời khốn kiếp đẩy họ vào cửa tử, không chỉ họ, mà còn toàn nhân loại, biểu họ đừng viết, đừng báo động ư?
Kafka cũng thế, ông nói, tuy ngược hẳn lại, vậy mà cũng theo nghĩa đó, thế mới quái đản, Ông Trời năn nỉ tôi, biểu đừng viết, nhưng tôi vẫn phải viết!

Cũng vẫn nằm trong câu cảnh cáo của Adorno:

Hãy coi chừng! Ngay cả nỗi đau lớn, khi được đưa vào thành tứ thơ, khổ thơ, phổ thành vần thành điệu, thì vẫn làm cho hiện tượng kia có thêm sự huyền nhiệm, về một điều có thể chấp nhận được – a mystery of acceptability – (Phỏng vấn G. Steiner).
Đây cũng là lý do tại sao những vần thơ mộc mạc của Nguyễn Chí Thiện vẫn chuyển tải được Cơn Kinh Hoàng của thế kỷ: nó vẫn còn đúng với thực tại Việt Nam:

Còn Đảng là còn Khổ, 
Hết Đảng là có Phở!

 Chuyện Kể Năm 2000": Cái Đẹp và Con Thú

Khi Solz mất, Tin Văn đã đi một đường tưởng niệm thật chi ly về ông, chính là do ở trong nước Mít chưa hề biết đến ông!
Thảm thế đấy!
Bạn văn VC PXN của Gấu thì rất mê văn học Nga, nhưng mê toàn đồ dởm!

Solz mới đích thực là nhà văn hiện thực và đây là lời phán của ông Trùm phê bình Mác Xít, G. Lukacs, chứ không phải Gấu.

The Old Days
ZINOVY ZINIK
đọc
THE SOLZHENITSYN READER
Cuốn sách còn được viết như là một luận đề về sự sống sót. Giọng văn thì đã có từ tuyệt phẩm đầu tiên được xb, Một ngày (không có trong ấn bản The Solz Reader). Không giống một thiên tài khác cùng loại, Varlam Shalamov (một thứ Primo Levi của Nga), ông này coi trại tù là địa ngục hết thuốc chữa, nơi chất người kể như tiêu, giọng kể chuyện của Solz, là của một ngụ ngôn đạo đức của một linh hồn bị kết tội, tìm kiếm, bằng kinh nghiệm nhọc nhằn của cuộc sống tù đầy, ánh sáng của sự tươi trẻ trở lại.

Tribute to Solz

Điều tuyệt vời nhất, về Solz, Brodsky, là cả hai đều là tín hữu Ky Tô. Một cách nào đó, [cũng như Gấu này], nhà tù Liên Xô đã cứu thoát Solz! Nếu không đi tù là ông không làm sao tìm lại được niềm tin của mình. Thú thế!
Brodsky thì khỏi nói.
Milosz cũng là một tín hữu. Ba ông này đều khốn nạn vì…  VC cả!
Và đều thoát ra bằng niềm tin tôn giáo.

*

Bài điểm cuốn sách mới nhất về Solz, trên tờ Điểm Sách London, 11 Sept, 2008
Nhiệm vụ của Solz: Solz's Mission.
Nhiệm vụ gì?
Chàng ra đời, với số mệnh làm thịt Xô Viết, cũng như Lenin, ra đời, để xây dựng nó!
Like any prophet - like Lenin... he knew himself born to a historic destiny... In the end, his mission, like Lenin, succeeded. In fact, one might say that it succeeded at Lenin's expense, a triumphant negation of Lenin's success.
Cuốn sách khổng lồ, về tiểu sử Solz: gần 1 ngàn trang, với những tài liệu mới tinh, từ hồ sơ KGB.
Một David vs Soviet Goliath
What a fighter!
Chàng dũng sĩ tí hon chiến đấu chống anh khổng lồ Goliath Liên Xô mới khủng khiếp làm sao. Niềm tin của chàng mới ghê gớm thế nào: Tao lúc nào cũng đúng!
Chính trại tù đã làm nên Solz. Nhờ lao động cải tạo mà ông được cứu vớt, mất đi niềm tin Mác xít Lêninít, và tìm lại được niềm tin Chính thống giáo khi còn nhỏ, và nhận ra lời gọi [the calling]: ta sẽ là một ký sự gia của trại tù và kẻ tố cáo hệ thống Xô viết [the camps’ chronicler and the Xoviet system’s denouncer]
Đây có lẽ là cuốn tiểu sử mới nhất, đầy đủ nhất [sửa chữa những sai sót trước đó về Solz]. Và tuyệt vời nhất. Tin Văn sẽ scan bài điểm hầu quí vị!
*
Nhìn ra số mệnh của Solz như thế, và gắn nó với số mệnh của Lenin như vậy, thì thật là tuyệt. Mi sinh ra là để hoàn thành Xô Viết, còn ta sinh ra để huỷ diệt nó, và tố cáo với toàn thế giới cái sự ghê tởm, cái ác cực ác của nó.
*

Ngoài Gấu ra, thì ai là người nhìn ra Cái Đại Ác Bắc Kít, và tố cáo nó, với toàn dân Mít ?
Hà, hà!

Hồi còn ở trong nước, sau cú cởi trói cho nhà văn VC, nhà văn Ngụy nhờ đó cũng ăn theo, Gấu nhà văn có dịp tái xuất giang hồ. Bài đầu tiên, là là điểm cuốn Trăm Năm Cô Đơn, đăng trên Thanh Niên, với cái tên dởm Gấu không còn nhớ, vì, có thể tòa báo cũng còn ngần ngại.
Tại sao Trăm Năm Cô Đơn?
Gấu nhìn ra liền, đây là của một đệ tử của Faulkner, và từ Absalom, Absalom! mà ra.
Gấu nhìn ra liền, nếu Faulkner đập nát thời gian, và xây dựng lại nó, bằng ký ức của một tên khùng, thì Garcia Marquez sử dụng những vòng tròn đồng tâm, đồng hiện, với những nhân vật trùng tên, thời gian cứ thế lập đi lập lại…
Bây giờ nghĩ lại, vẫn thấy ‘tự sướng', ‘tự huyễn hoặc’ về mình: Sao Gấu tài thế!

Bài điểm sách thứ nhì, trên Tuổi Trẻ, điểm cuốn Thám Tử Buồn. Với cái tên NQT "đàng goàng". Một truyện dịch từ một tác giả Liên-xô. Thảm cảnh nước Nga sau đổi mới. Băng hoại tinh thần, đạo đức đưa đến tội ác. Có những cảnh như con cháu đưa bố mẹ tới huyệt, chưa kịp chôn, đã tranh nhau chạy về nhà giành giật của cải, gia tài. Bố mẹ trẻ ham chơi, bỏ con chết đói: khi khám phá, miệng đứa bé còn con gián chưa kịp nuốt thay cho sữa.
Mới đấy, đọc lại mấy tờ Partisan Review cũ, trong lúc dọn nhà, Gấu vớ được một bài điểm sách, đúng cuốn Thám Tử Buồn, thế mới thú vị.

Bài điểm sách này thật tuyệt. Tác giả bài viết, đẩy tầm nhìn của ông cao hơn nhiều, so với Gấu, và nhìn ra một vấn đề, đúng vấn đề mà Brodsky đã nêu ra trong bài Diễn Văn Nobel của ông:

“Trong diễn từ Nobel, Brodsky vạch ra một mỹ tín mà cuộc sống đạo đức của dân chúng sẽ được xây dựng trên nền tảng đó. Mỹ học như ông nói, là mẹ của đạo đức, theo nghĩa, con người càng trọng mỹ tới đâu thì sàng lọc ra cái vô đạo tới đó. Và nếu như vậy, nghệ thuật tốt sẽ ở về phía của cái tốt. Cái ác, cái tà ma, về mặt còn lại, ‘đặc biệt là cái ác chính trị, luôn luôn là một thứ văn phong tồi tệ”
Coetzee: Brodsky.

Tin Văn sẽ post bài viết, và lèm bèm thêm.
Bởi vì đây đúng là vấn đề của văn Mít, ở trong nước Mít. Quái thế!