Hôm nay đọc trên mạng Phong Điệp có đăng lại bài "Ngạc Nhiên và Thất
Vọng" của Phạm Khải, phát biểu về bài viết của nhà phê bình Vương Trí
Nhàn
("Tô Hoài nhìn từ một khoảng cách gần"). Thế là đọc ngay bài của chú
Nhàn. Thấy đúng là kinh hãi. Không hiểu nổi.
Sống với nhau ở Hà Nội suốt bao
nhiêu năm,
sao chú VTNhàn muốn nói gì về bác Tô Hoài không lựa lúc bác đang khỏe
để mà có
thể cãi lại, lựa đúng lúc người ta mệt mỏi nhất mà phang thế này.
Việc đi thu thập người này nói
một câu,
người kia bình một câu không ra gì về bác Tô Hoài và đúng lúc bác yếu
bệnh thế
này, theo mình là thiếu đạo đức. Đọc đoạn đầu của bài còn tưởng là Phạm
Khải
hơi quá lời, nhưng càng đọc càng thấy Phạm Khải chê thế là còn hiền.
Nhân đây mới thấy dạo này hay
có chuyện
người lớn tuổi tự nhiên phản tỉnh, và không phản tỉnh bản thân, toàn
phản tỉnh
chuyện của người, của một thời mà mình cũng có tham gia và lem nhem y
như người
ta. Nhưng khi phản tỉnh thì chẳng thấy mình đâu, cứ như chỉ có người là
xấu,
mình là thánh để có thể phán xét và giễu cợt.
Nhưng nói chung mình ghét tất
cả các thể
loại hồi ký, chân dung...
Tại mình không tin vào trí nhớ.
Thế mà đọc
cứ thấy tả hôm ấy, năm ấy, trời thế ấy, anh ấy mặc áo này, khăn này,
nói nguyên
xi câu này... cứ như việc mới xảy ra sáng nay. Đến nạn nhân khéo còn ớ
ra không
hiểu có đúng mình nói thế không.
Tóm lại, có giỏi chê người thì
chê lúc mới
xảy ra việc ấy, và đừng đợi chuyện đã qua, người ta đã yếu, trí nhớ đã
tàn, mà
đem ra làm một món lẩu cho thiên hạ dùng.
*
Note: Nhận xét
như trên là không đúng, đối với cả Tô Hoài lẫn Vương Trí Nhàn.
VTN theo tôi không hề có ý nghĩ nói xấu, sau khi nói tốt về Tô Hoài.
Trong Tô Hoài,
có cả hai, xấu và tốt, thánh thiện và quỉ ma.
Không thánh thiện, không
viết
nổi Dế Mèn, không tạo ra được anh Cu Lặc thần kỳ, cũng một thứ thiên sứ
lạc vô
trái đất, thế gian này.
Không có sự tham dự của Quỉ, ở đây là Cái Ác Bắc Kít, ở dưới dạng tầm
phào [chữ của Arendt], lăng nhăng [chữ của Nguyên Ngọc], làm sao viết
nổi Ba Người Khác ?
Nhìn như thế, vụ Cải Cái Ruộng Đất chỉ là một cú Tổng Diễn Tập, chờ cú
làm
cỏ Miền Nam!
VTN cũng có đủ vinh nhục
một đời
viết rồi, không hề có ý định, tới lúc sắp xuống lỗ để làm món lẩu!
Lạ, là đến bây giờ "Em" mới lên tiếng, trong khi Gấu, ở hải ngoại mà
ngửi ra mùi Cái Ác Tô Hoài liền tù tì!
*
Chúng ta rất cần những bài viết vượt lên cả xấu và tốt như bài của VTN,
nếu
muốn đối diện với Cái Ác Bắc Kít!
NQT
Tinh thần bài viết của VTN, một
cách mà đó, là nằm trong dòng viết của
Vị Thánh
Của Lò Thiêu, Jean Améry:
"La
catastrophe nazie est désormais
la référence absolue et radicale de toute existence juive."
Tai ương Nazi từ nay là điểm qui chiếu tuyệt đối, triệt để, tất cả hiện
hữu Do
Thái.
Tai ương 30 Tháng Tư 1975, và cùng với nó, Lò Cải Tạo... từ nay
là điểm
qui chiếu, tuyệt đối, triệt để, mọi hiện hữu Mít.
*
Tô
Hoài
by
Vương Trí Nhàn
Note1: Bài có rất nhiều "chi
tiết là
Thượng Đế", trong, cả văn chương lẫn đời thường!
Note 2: Bài viết của VTN, thấy có đề ‘chỉnh lý’, ở cuối bài, vậy mà
đọc, thấy
quá nhiều sạn chính tả.
Tiếc bài viết, Gấu sửa lại toàn bài.
Hy vọng không còn sạn!
Đây là một bài viết hiếm quí, cái kiểu nằm trong chăn mới biết chăn có
rận.
Tuy nhiên, còn biết thêm, mỗi cá nhân con người sống với rận ra làm sao.
Gấu sẽ nhẩn nha đọc, và nhẩn nha lèm bèm, đọc tới đâu lèm bèm tới đó.
Có rất nhiều nhận xét mở ra rất nhiều hướng suy nghĩ, phản biện, về Tô
Hoài, và
thời của ông, và về Bắc Kít.
Tks người viết bài. NQT
Có thể nói rằng nếu chất người của một số người Việt Nam ta
là ma thì Tô Hoài là một thứ
ma thượng thặng, ma đến tận đường gân thớ thịt. Là ma, nên sống thế nào
cũng
được. Nên không biết sợ là gì. Nên cảm thấy mình có mắt ở mọi nơi. Nên
lẩn
khuất, sợ hãi, mà lại hăm hở hưởng thụ.
VTN
Câu phán thú, thực.
Gấu gọi là Cái Ác Bắc Kít, đấy!
Ngạc
nhiên và thất vọng
Bắt đầu thấm đòn!
*
Kỷ
niệm, kỷ niệm
Gấu đọc Tô Hoài rất sớm, và
giấc mộng, sẽ có
ngày tới được nước Nam Kỳ, là do đọc ông mà có.
Khi còn ở xứ
Bắc, mỗi lần đói, mỗi lần rét, mỗi lần ăn miếng ăn, ăn
thêm một
câu nói, là giấc mơ sẽ có ngày tới được nước Nam Kỳ lại trỗi dậy.
Cho tới khi
tới được nước Nam
Kỳ.
Tưởng thoả
mãn, mà thoả mãn thực, nhưng, oái oăm thay, một nước Nam Kỳ
khác
xuất hiện!
Lúc thì ở nơi
BHD, và cái nước Nam Kỳ lần này, khốn nạn thay, lại chính
là cái
xứ Bắc Kỳ mà Gấu đã bỏ chạy!
Và ở trong bao
nhiêu nước Nam Kỳ khác, do đọc sách mà có!
Trong những
“nước Nam Kỳ” do đọc sách những ngày mới lớn mà có đó, có
“Sa mạc
Tartares” của Dino Buzzati.
Mới đây, đọc A
Reading Diary, Alberto Manguel có viết về cuốn này, ông
nói là
đọc nó vào thời mới lớn, cũng như Gấu, đọc nó vào lúc mới lớn, tại nưóc
Nam Kỳ,
tại Sài Gòn, khi có BHD.
*
Có hai
nhà văn Bắc Kít chúng
ta cần đọc đi đọc lại, là Tô Hoài và Nguyễn Khải. Đọc NK thì phải nhớ
câu phán
của ông: Giá mà không có Đảng thì tôi đã trở thành một vị linh mục. Nhớ
luôn những
tác phẩm ông tấn công vào cái nôi tôn giáo ở Miền Bắc, là vùng Bùi
Chu, Phát
Diệm.
Tô Hoài, đừng bao giờ quên ông
còn là tác giả của Dế Mèn.
Giả như không có Đảng, liệu Cái Ác của ông
vẫn còn nằm
ẩn tàng ở trong cái vỏ ngây thơ của một tác giả chuyên viết chuyện cho
nhi đồng?
Tuy nhiên, trong Quê Người,
người đọc đã ngửi ra được Ba Người Khác, khi đọc cuốn sau, rồi đọc lại
cuốn trước!
Nam Cao so với Tô Hoài, thua
xa về khoản Ác siêu việt, vượt luôn cả hiện thực!
*
Còn một tay
nữa, nhưng mới nháng lên như ánh lửa
ma trơi thì đã vụt tắt rồi, là… Quê choa NQL!
Những entries đầu của anh, Cái Ác Trung Kít mà chẳng... "Thần" sầu,
ư?
Đấy là chưa kể tới Cái Dâm, mà "Xìn Phóng" xém mất mạng vì phán
"ẩu" về nó!
*
Thêm một bài viết thứ
nhì của
PTVA, về VTN, trên web phong diep. Đọc bài này, càng thấy PTVA không
hiểu gì hết
về tình trạng văn chương ‘tự thú’ của mấy đấng nhà văn Miền Bắc.
VTN cũng có
hai mặt, y như mấy ông kia, thí dụ Tô Hải, Nguyễn Khải…
Nhưng với một con người
như Tô Hoài, đừng mong ông viết thứ đó, và đúng như VA nói, [cung nô
bộc của TH
xấu quá!], ông nhờ một tên đàn em ở gần ông là VTN, nói giùm ông!
Nên nhớ VTN đã từng xém bị làm
thịt vì cứ lo bới móc cái xấu của dân Mít, đâu đợi đến bài viết về Tô
Hoài chúng
ta mới nhận ra?
VTN? Cũng đừng mong ông công khai tự thú như Tô Hải, thí dụ!
Ông viết thật cay đắng về TH,
là cũng để ngầm tự thú, và để xả xú bắp, sau bao nhiêu năm bị sư phụ ém
tài!
Ui chao văn chương nó làm nhục
con người làm sao, nhất là không có nó, thì làm sao có miếng ăn!
Chúng ta cũng đừng mong những
dòng tự thú của VA!
Bài viết của VA về VTN cho thấy, còn
lâu Mít mới có một ông thánh của Lò Cải Tạo!
Phan Thị Vàng Anh
CUNG NÔ
BỘC XẤU
Đọc “Tô
Hoài nhìn ở một
khoảng cách gần”, ngoài chuyện “phang” một người đang sức yếu, thì cái
điều
luẩn quẩn trong đầu tôi nhiều nhất chính là khái niệm “gần”.
Thế nào là “gần”? Và biết thế
nào mà giữ cho đừng quá “gần” để người ta nhìn mình quá sát? Và chẳng
lẽ không
nên để ai tới “gần” sao?
Thế nào là gần?
Gần với một người, theo nghĩa
thông thường ai cũng biết, là có thể lui tới người ta thường xuyên,
được người
ta tâm sự nhiều chuyện: từ chuyện nghề, chuyện đời, cho tới những thói
xấu của
người khác.
Gần nữa là được nghe người ta
nói xấu vợ, khen gái gú.
Gần hơn nữa là được nghe con
người ta tâm sự với mình về chính người ta.
Đối với đàn ông, gần nữa, gần
nữa là được người ta tâm sự về những suy nghĩ trước chính trị gia,
chính trị.
Đọc Tô Hoài nhìn ở một khoảng
cách gần, thấy trong quan hệ giữa nhà văn Tô Hoài và nhà phê bình Vương
Trí
Nhàn có đủ những cấp độ của cái sự “gần” đã nêu. Và cái “gần” này có vẻ
mang
màu sắc chủ động từ phía ông Nhàn chứ không phải từ phía nhà văn Tô
Hoài.
Làm sao giữ cho đừng quá
“gần”?
Câu hỏi này chắc nhà văn Tô
Hoài không thể trả lời. Ông đã thất bại hoàn toàn trong việc này, để
một người
như NPB Vương Trí Nhàn đến gần, quá gần, trong một thời gian quá lâu.
Mà ai rơi vào hoàn cảnh NV Tô
Hoài thì cũng thế thôi. Làm sao ông có thể phòng thủ được khi có một
người mang
vẻ thông minh nhường ấy, thâm trầm nhường ấy, biết căm ghét các thói
xấu (đặc
biệt của người Việt) nhường ấy bầu bạn.
Người ấy, tức NPB Vương Trí
Nhàn, biết quan tâm đến công việc của ông một cách chân tình, bền bỉ:
nào là
nhận biên tập sách ông viết, viết bài khen khi sách ông ra, viết thuyết
minh
cho phim về ông, và khi ông được giải thưởng Thăng Long thì cùng bạn bè
tổ chức
ăn mừng ông được giải…
Tóm lại, ông Nhàn có đầy đủ
tín hiệu của một người bạn vong niên, xứng đáng được ở gần mà trao đổi
những
điều sâu kín.
Và tóm lại, chẳng thể nào giữ
cho đừng quá “gần”, một khi người ta có dụng ý phải “gần” bằng được.
Nỗi hận của kẻ ở gần
Ngạn ngữ Tàu có câu về chơi
với bạn, đại ý, chơi thân với người xấu cũng như vào nhà xí, lúc đầu
thấy thối
về sau thấy thường. Chơi thân với người giỏi cũng như vào hàng hoa, lúc
đầu
thấy thơm về sau thấy mệt.
Lỗi của nhà văn Tô Hoài, đúng
như chính ông Vương Trí Nhàn đã viết, là có “khả năng chung sống với
cái xấu
đến tuyệt vời”, trong khi lại không biết mình đã chuyển sang giai đoạn
làm kẻ ở
gần “thấy mệt”.
Ông Vương Trí Nhàn một khi đã
được ở gần nhà văn Tô Hoài rồi có lẽ lại “thấy mệt”, nên trong nhật ký
của ông
gần như chỉ toàn những điều căm ghét và coi thường. Hành động gì, câu
nói gì
của NV Tô Hoài cũng bị ông bới móc, đay nghiến (nhưng thầm; chỉ thầm
thôi).
Cao hơn nữa, sự hận “thầm” của
ông Vương Trí
Nhàn còn khiến ông lân la đến những nhà văn khác nhau, nhớ và ghi lại
cẩn thận
những câu họ nhận xét không hay về Tô Hoài. Các nhà văn đó giờ hẳn phải
rùng
mình. Có ai ngờ trong lúc vui miệng nhận xét về một người, mà cái người
kia cứ
gật gù nghe rồi lẳng lặng về nhà ghi lại hết, xong bây giờ tập hợp
thành hẳn
một bản “tố cáo” đủ nhân chứng.
Nghĩ mà buồn cười. Ông Vương
Trí Nhàn lấy tên bài là “ở một khoảng cách gần”, nhưng những lời nói
không hay
về nhà văn Tô Hoài thì ông toàn nghe qua người này người nọ, tự ông
hoàn toàn
không có kiểm chứng, thậm chí bằng một phương thức đơn giản nhất là hỏi
lại nhà
văn xem có đúng thế không.
Nhưng đời nào ông dám hỏi
thẳng! Chính ông tự nhận, trong một “cơn điên”, ông mới dám “liều” cật
vấn nhà
văn hai câu (nhẹ nhàng) mà ông thấy thế là quá can đảm. Còn bình
thường, khi
không “điên”, khi không “liều” và ở cạnh NV Tô Hoài thì ông làm gì? Ông
chỉ dám
“thầm nghĩ”, hoặc ông khen; ông khen đủ thứ của NV Tô Hoài: từ trồng
cây quất
đẹp, đến chọn đề tài hay, đến cái nết đọc nhiều, đến minh mẫn không
lẫn… Tịnh
không một lời chê trước mặt. Chắc chắn không một lời chê trước mặt, vì
nếu có
thì ông đã phải ghi vào nhật ký rồi.
Cái ghét của nhà phê bình
Vương Trí Nhàn dành cho nhà văn Tô Hoài quả thật gớm ghê. Gớm nhất là
trong
cách xử sự của ông. Đọc bài Ngạc Nhiên và Thất Vọng của Phạm Khải với
“bảng so
sánh” những gì ông Nhàn từng viết tốt về nhà văn Tô Hoài, quả thực thấy
thương
hại ông quá vì đã phải sống hai mặt trong một thời gian quá dài.
Và thương nhà văn Tô Hoài.
Chắc trong tử vi của nhà văn, cung Nô bộc phải là thậm xấu.
Bản gửi Phongdiep.net
'Xin lỗi em
chỉ là con đĩ' chỉ
nổi tiếng ở VN
Đúng!
Và, có thể, chỉ nổi tiếng ở xứ Bắc Kít!
Một cái tít như thế, nhục mạ người phụ nữ, chưa nói đến nội dung ra sao.
Cùng lắm, người ta để cái tít, xin lỗi, em là gái bán hoa, thí dụ.
Gấu đã nói rồi, cái xứ đó có cái gì không bình thường: chúng rất coi
thường đàn
bà, phụ nữ!
Lại
“khoanh vùng”!
Chán thiệt!
*
Cái kiểu giật tít như vậy làm
Gấu nhớ tới Achebe.
Khi được hỏi về phản ứng gay gắt trong một tiểu luận về cuốn Trái
Tim Của
Bóng Đen của Conrad, và ý nghĩ của ông về hình ảnh Phi Châu ngày
nay trong
đầu Tây phương, Achebe trả lời:
Cái hình ảnh Phi Châu bây giờ có vẻ thay đổi chút đỉnh trong đầu người
Tây
phương. Khi tôi nghĩ về thế giá, về sự quan trọng, và về sự uyên bác
của tất cả
những đấng chóp bu như vậy, khi họ chẳng hề nhìn thấy gì, về tính phân
biệt chủng
tộc ở trong Trái tim của bóng đen, thì tôi đành đi đến một kết
luận là,
chúng ta hẳn là đã sống trong những thế giới khác biệt. Vả chăng, nếu
bạn không
thích câu chuyện của một người nào đó, thì hà cớ làm sao không viết ra,
cái của
riêng mình? Có thể có một số người nghĩ là điều tôi muốn là, “Đừng đọc
Conrad”.
No! Tôi đã từng dậy Conrad, I teach Conrad. Tôi đang dậy Trái
tim của
bóng đen [I teach Heart of
Darkness], trong đó, điều mà tôi đang
nói là, hãy
nhìn cái kiểu người đàn ông này đối xử với những người Phi châu. Bạn có
nhận ra
cái gọi là nhân loại ở trong đó? [Look at the way this man handles
Africans. Do
you recognize humanity there?].
Người ta sẽ nói với bạn là ông ta chống lại chủ nghĩa thực dân thuộc
địa. Nói,
tôi chống lại chủ nghĩa thực dân thuộc địa, là chưa đủ, là chẳng đi tới
đâu.
Hay là, tôi chống đối cái chuyện những con người này - những con người
nghèo
khổ này - bị đối xử như vậy. Nhất là khi ông ta cứ vô tư mà gọi là họ
“những
con chó ngồi trên những cái chân sau của chúng”. Cái kiểu viết như thế
đó. Hình
ảnh thú vật tràn lan, đại trà trong cuốn truyện. Ông ta chẳng thấy gì
là sai
trái với chuyện miêu tả như thế. Và nếu như thế, thì chúng ta đành phải
nghĩ
là, chúng ta sống trong những thế giới khác biệt. Khi mà hai thế giới
đó gặp gỡ
nhau, thì chúng ta mới khốn khổ khốn nạn.
*
Và nếu như
thế,
thì chúng ta đành phải nghĩ là, chúng ta sống trong những thế giới khác
biệt.
Khi mà hai thế giới đó gặp gỡ nhau, thì chúng ta mới khốn khổ khốn nạn.
Until these two worlds come together we will have a lot of troubles.
Khi hai thế giới đó đụng nhau, là cái ngày 30 Tháng Tư năm đó đó!
Nói rõ hơn, có thể Bắc Kít đọc cái tít, như trên, thấy bình thường, còn
chúng
ta, thấy đau quá, nhục quá!
Đó cũng là lý do, Tin Văn bỏ mục Dọn, không viết thô tục nữa, đúng như
yêu cầu
của bạn đọc.
Happy New News!
NQT
Cái hình ảnh Phi
Châu bây giờ có vẻ thay đổi chút đỉnh trong đầu người Tây phương. Khi
tôi nghĩ
về thế giá, về sự quan trọng, và về sự uyên bác của tất cả những đấng
chóp bu
như vậy, khi họ chẳng hề nhìn thấy gì, về tính phân biệt chủng tộc ở
trong Trái
tim của bóng đen, thì tôi đành đi đến một kết luận là, chúng ta hẳn
là đã
sống trong những thế giới khác biệt.
Achebe
Câu
trên, có thể áp
dụng cho đám Yankee mũi tẹt, nhất là những đấng, nhờ ơn “giải phóng’,
mà thoát
ra khỏi cái Đất Bắc cằn cỗi, mất hết nhân tính, khi chúng không hề nhận
ra
cái sự ăn cướp Miền Nam, bọc trong cái vỏ thống nhất đất nước.
Nếu thực sự thống nhất đất nước, đất nước không đến nỗi ngày càng chìm
sâu vào
cơn băng hoại, không lối thoát, và ngày càng có nguy cơ biến thành một
quận huyện
của anh Tẫu, cũng là một hậu quả tất yếu, khi anh Tẫu đã bỏ ra biết bao
công
lao, tiền bạc, võ khí, quân trang, quân dụng, thực phẩm… để cho Miền
Bắc thôn tính
Miền Nam.
Thay vì phân biệt
chủng tộc, trong trường hợp Conrad, thì ở đây là, huynh đệ cốt nhục
tương tàn.
Chắc chắn, lịch sử sau này, sẽ đưa ra một kết luận như vậy, về cuộc
chiến vừa
qua.
Nhìn
gần, nhìn xa:
Đọc
những tác phẩm
của Miền Bắc, ngay cả những bài viết tưởng như là do ghen ghét, nói
xấu, làm nhục... như VTN viết về
TH, thí dụ, là phải đọc từ cái tầm nhìn như vậy.
Gide đã
từng chê trong tiểu
thuyết của Malraux không có trẻ con và tiếng cười. Mô phỏng ông, chúng
ta có thể
nói suốt cuộc chiến thần thánh chống Mỹ cứu nước Miền Bắc, Miền Giải
Phóng không
có tiếng khóc. Đau thương thì rất nhiều, nhưng cấm khóc, và phải biến
đau thương
thành hành động.
Đó là
sự thực.
Tuy
nhiên, chỉ đến mãi vào lúc chót đời, Gấu mới hiểu ra một điều là, Miền
Bắc cần chiến thắng cuộc chiến,
không phải chỉ vì chân lý nước Việt Nam là một, mà còn vì, đây là ‘lý
do
hiện hữu’
của giống Bắc Kít: giấc mơ vượt ra khỏi luỹ tre làng, giấc mơ đổi đời,
có một đời
mới, khác hẳn cuộc đời khốn khổ khốn nạn, nhục nhã, hèn hạ, ti tiện….
Chỉ đến
khi chiến thắng cuộc chiến, thì Bắc Kít mới hiểu ra rằng, chiến thắng
cuộc chiến
thì làm được, nhưng chiến thắng Cái Ác Bắc Kít, vô phương. Tất cả những
tác phẩm
hậu chiến tranh của Bắc Kít, đều được viết ra nhằm tố cáo Cái Ác Bắc
Kít: Ba người
khác, Đi tìm cái tôi..., Tôi là thằng hèn, Hồi ký Nguyễn Đăng Mạnh....
và bây giờ, là
lật tẩy cái ác ở
những con người bấy lâu nay được coi như cực hiền, cực ngoan, cực tốt,
như Tô Hoài, với bài viết của VTN về ông, thí dụ.
Vũ
Trọng Phụng đã từng làm cái
công việc này, trước chiến tranh, và bị đánh tơi bời, và, đến bây giờ
Miền
Bắc lại lôi ông từ dưới mồ lên để mà thờ, là vậy!
Trong những bài viết của nữ
phê bình gia nổi tiếng hải ngoại, Thuỵ Khuê, bài về Vũ Trọng Phụng,
theo Gấu, được! (1)
(1)
Hiện thực mà Vũ Trọng
Phụng
mô tả đi xa hơn bất cứ nhà văn nào từ trước đến giờ. Ông không cho ta
một ảo
tưởng nào nữa về con người, nghĩa là ông đã đi sâu vào lòng giếng không
đáy của
sự bất nhân, đã đi tới non cùng thủy tận của lòng người.
Thụy Khuê
Giông Tố là
thảm kịch về sự thấp hèn bất tín của con người trên mọi lãnh vực: không
ai có
thể tin được ai, không ai có thể nhờ cậy được ai. Từ trong ra ngoài, từ
anh em
đến cha mẹ, từ vợ đến chồng, cha đến con, tất cả đều sống trong lừa
dối, bất
mục, một vòng loạn luân khép kín : tội ác và lừa bịp gieo rắc khắp nơi,
không
thể biết hậu quả chỗ nào mà tránh.
TK
Vũ Trọng Phụng là nhà văn
đã
vẽ nên Con người toàn diện (L' homme total) theo nghĩa của Sartre,
nghĩa là ông
nhìn thấy toàn diện mọi khía cạnh của con người, của mọi hạng người,
như trường
hợp Nguyễn Du
TK
*
"Con
người toàn diện" là thuật ngữ
Henri Lefèbvre sử dụng trong tác phẩm Duy vật biện chứng pháp của
ông, để nói về cái Lý thuyết và cái Thực
hành rong
ruổi bên nhau, xoắn vào nhau, rồi triệt tiêu lẫn nhau, làm thành con
người hoàn
toàn, hay con người đạt thân, hết còn vong thân nữa.
Dính dáng gì tới
Vũ Trọng
Phụng và Sartre? NQT
*
Truyện của Maupassant đã
ảnh
hưởng đến Camus khi viết La chute (Sa đọa), và chắc chắn đã củng cố
thêm cho
cái nhìn Vũ Trọng Phụng về cái ác của con người. Những nhân vật trong
những
truyện ngắn như Một cái chết, Bà lão
loà, Chống nạng lên đường, Vũ đã mô tả sự bất nhân trong nhân tính như
một hiện
thực không xoá bỏ được. Và muốn tìm hiểu sự lầm than, chết chóc thì
phải lật
cái bộ mặt bất nhân ấy lên, phô ra ánh sáng.
TK
*
Nhảm!
Bà này phán “đại ẩu” về rất
nhiều trường hợp! Cứ phán khơi khơi, mà chẳng cần dẫn chứng. Sartre nói
tới 'Con
người toàn diện' ở đâu, trong tác phẩm nào, trường hợp nào?
Camus viết Sa Đọa là do ảnh
hưởng Maupassant!
*
The Obama
administration has taken steps to end torture and released documents
showing
official complicity in carrying it out, but it appears to have no
interest in
any kind of truth commission that would fully investigate what crimes
our past
leaders and high officials have committed. This is where Danner's book
becomes
so valuable. It ought to be read by those who still see our wars as
moral
crusades. They may learn from its pages why so many ungrateful
beneficiaries of
our largesse are willing to blow themselves up in order to do us harm,
and why
wars based on delusions only lead to more delusions and more wars.
Chính quyền Obama
đã tiến hành những biện pháp nhằm chấm dứt tra tấn, và cho công bố
những tài liệu
cho thấy sự tòng phạm của nhân viên nhà nước, nhưng như vậy chưa đủ, và
ba cái vụ truy tìm sự thực cũng chẳng đi tới đâu, và,
tới lúc
đó, thì cuốn sách của Danner trở nên quí giá. Nó phải được đọc bởi
những con người
vẫn còn nghĩ là những cuộc chiến của chúng ta gây nên đều là những cuộc
chiến
thập tự giá. Họ đọc, và sẽ học được từ những trang sách đó, tại làm sao
bao nhiêu
con người được thụ hưởng từ những cuộc chiến như vậy, lại sẵn sàng ôm
bom
làm nổ tung họ ra, khiến bao nhiêu con em của chúng ta chết theo, và
tại sao những
cuộc chiến được dựa trên những ảo tưởng, bịp bợm... chỉ gây thêm ra
những ảo tưởng, bịp bợm và những
cuộc chiến mới khác.
Witness to Horror
By Charles Simic
Đoạn
trên Bắc Kít nên đọc!
Và nên đọc những tác phẩm hậu cuộc chiến tại Miền Bắc theo cách nhìn đó.
Còn cuộc chiến nào thánh chiến hơn cuộc chiến chống Mỹ cứu nước?
Đọc Nhật Ký Đặng Thuỳ
Trâm, thí
dụ, lý do cô tình nguyện đi Nam chiến đấu, là do quá tởm Cái Ác Bắc
Kít, và mong
tái ngộ người yêu nếu Gấu không nhớ lầm.
Cái chế
độ do người cộng sản
xây dựng lên ở Việt Nam
là một chế độ vô tiền khoáng hậu. Trong chế độ đó chỉ có những
archétypes
stéréotypés và tất cả những mẫu hình khuôn đúc đó đều là nạn nhân.
Trần Văn Tích viết về Đặng Tiến trên Da
Mầu
Một
khi nhận định như thế này,
là kể như trốn bỏ trách nhiệm làm người, tôi muốn nói, trách nhiệm của
từng cá
nhân con người, trước Cái Ác.
Đây
là cách nhìn cổ lỗ sĩ về
chủ nghĩa toàn trị nói chung, và chủ nghĩa CS nói riêng.
Có
những trường hợp, một số
cá nhân nổi
tiếng, phản bác cách nhìn trên. Rõ nhất là của Solzhenitsyn, Cao Hành
Kiện, với
thế giới, và ở Việt Nam là những Lê Công Định, Nguyễn Tiến Trung, thí
dụ.
Họ nói
“Không” với cái gọi là "archétypes
stéréotypés."
Cũng
cần nói thêm, là mỗi chế
độ CS mỗi khác! Không giống nhau! NQT
*
Những thí dụ mà TVT nêu ra, về
bà Cát Hanh Long, thí dụ, là cũng thuộc về một thời đại xa xưa của chủ
nghĩa
CS, với cái đầu ở Moscow, và một khi ở Miền Nam Việt Nam của chế độ Mỹ
Ngụy có
anh Nguyễn Văn Trỗi bị bắt, thì có một anh sĩ quan Mẽo ở đâu đó được
thả, để
trao đổi!
Cùng với sự sụp đổ của chủ
nghĩa CS, và sự mở tung kho hồ sơ cũ, càng ngày càng có thêm tài
liệu cho
thấy, ngay cả vào những thời điểm thê thảm nhất của cái gọi là archétypes
stéréotypés, hay Homo Sovieticus, con người như là một cá nhân vẫn
còn sống!
Vả chăng, càng ngày, cá nhân
tôi, NQT, càng nhận ra, cái sự tha hóa của đất nước Việt Nam không mắc
mớ gì
nhiều đến chủ nghĩa CS. Và hiện nay, có vẻ như cách nhìn như vậy đang
trên đà
phát triển, cùng với sự xuất hiện của những bản văn, những tài liệu,
những hồi
ký, nhất là từ Miền Bắc, cho thấy, từng cá nhân, khi nhìn lại, đều cố
tìm ra phần lỗi cá nhân của họ, đưa đến tai họa lớn lao kia.
*
V/v những tài liệu mới được
khui ra ở Nga, Tin Văn đang giới thiệu mấy cuốn
Và trên TLS số mới nhất Jan
22, 2010, có bài điểm hai cuốn mới ra lò
Odds of freedom
How different groups of
Gulag
survivors fared and fought in the world beyond the wire
POLLY JONES
Stephen F. Cohen
SOVIET
FATES AND LOST
ALTERNATIVES
From Stalinism to the new
cold war
288pp. Columbia University
Press. $28.50;
distributed in the UK by
Wiley.
£19.50.
9780231148962
Miriam Dobson
KHRUSHCHEV'S
COLD SUMMER
Gulag returnees, crime, and
the fate of reform after Stalin
288pp. Cornell University
Press. $45; distributed in the UK
by NBN. £30.50. 9780801447570
Cùng số báo, còn một bài viết về Sebald:
Sebald, the good German?
Absent Jews and
invisible executioners: W.G. Sebald and the Holocaust
Do Thái vắng mặt và Đao phủ vô hình: Sebald và Lò Thiêu
Một cách đọc, khác,
về Sebald
Người đàn
ông lành hiền
Tô Hoài
qua Madame Tô Hoài.
Đúng, phải thánh thiện lắm
mới viết được Dế Mèn
Nhưng phải có sự tham dự của
Quỉ mới viết được Ba Người Khác
PTVA vs
VTN vs TH
Bữa
trước Gấu nhìn thấy, trên tờ TLS, trong một bài
viết về Lewis Carroll, cha đẻ của Alice, một bức hình,
chụp cái cảnh tác giả ngồi lim dim, mặt
đực ra, hạnh phúc đến tột độ, khi bé gái Alice, đứng trên cùng chiếc
ghế, xỏa
mớ tóc, cái váy, và thân hình nhỏ xíu của cô lên 'ông già mắc dịch'!
Có vẻ như cái thánh thiện nhất, phải có tí tục lụy,
thì mới thánh thiện nhất được!
Bạn có nhớ, người xưa đúc gươm thiêng, phải nhỏ tí máu vô. Phải thứ
“trăng huyết”,
của một em, lần đầu thấy tháng cơ!
Ngược lại, trong cái Đại Ác, phải có tí ti Phật, tí ti Chúa... thí dụ.
Kiều Phong, cây bút đã từng vặt râu Bác Hồ, trừ Tà… là tác giả của Giọt
Mực và những
truyện ngắn thần sầu dành cho nhi đồng.
Duyên Anh, tác giả Con sáo của em tôi
thần sầu, còn là Thương Sinh, chửi ác có hạng, đến bị chúng đánh thành
bại liệt.
Gấu, tên sa đích văn nghệ, cũng đâu khác!
Cái phần ngu ngơ dại khờ của Gấu, là những trang viết về BHD, và BHD là
một cô bé
11 tuổi!
Chính
vì thế mà viết cho nhi
đồng rất khó. Ba cái thứ đồ dởm, của những con người bình thường, không
có gì trục
trặc, khó mà hay được là vậy. Vừa nhắm mắt vừa mở cửa thì chỉ có té
xuống sình,
xuống mương thôi!
Viết về tuổi mới lớn, đừng nói
viết cho nhi đồng, như Camus kia, mà cũng phải ôm thân cây mà đi, nữa
là!
Salinger, viết xong Bắt Trẻ Đồng
Xanh, bèn trốn chui trốn nhũi, là vậy!
Gấu, may là BHD biết trước, bỏ
đi, chứ không thì cũng chết đứ đừ từ hồi nào rồi!
*
Ui chao, lại tụng đi tụng lại
những sấm ngôn mà thánh nữ ban cho Gấu trước khi bỏ đi.
"Thứ
tình yêu chỉ gồm có chiêm ngưỡng và kính trọng, thứ amour
platonique mà anh nói đó cũng làm Hương sợ."
"Mi đâu có thương ta. Mi thương con bé con mười một tuổi, là ta, từ
đời thuở nào.
Và Hà Nội của mi, ở trong con bé đó!"
"Làm sao có thể quên được một người đã nói yêu mình, lần đầu
tiên trong đời. Cái lần anh đón H. trên đường tới trường Gia Long, ngay
lối vào
vườn Tao Đàn, buổi sáng sớm sau bao năm trời xa cách, H. đã tự nhiên
ngồi lên
xe. Vậy là anh đã hiểu."
"Thứ tình yêu đầy những passion
mà anh có đó, em không có; thứ tình yêu gồm
một phần ba là confiance, một
phần ba là respect, một phần
ba là "je ne
sais quoi", có lẽ, hình như em đã yêu anh như vậy..."
Khi chàng bảo nàng:
"Tình yêu đối với em, là một khởi điểm để vươn tới, một điểm tựa để xâm
nhập đời sống, để khám phá, làm quen với những gì xa lạ, những người
khác.
Chúng ta yêu nhau vì chúng ta còn có thể yêu những người khác, những
cái đẹp ở
bên ngoài mối tình," nàng đã hóm hỉnh trả lời: "Như vậy có nghĩa, H.
yêu anh là để có thêm kinh nghiệm tình trường, có phải không?"
Lúc đó, nàng nói: "Bây
giờ H. hết lãng mạn rồi."
*
"Ở
cái ngã sáu đường đời ấy vẫn leo lắt ngọn đèn
con của lão cà phê 81, ánh đèn chai và bếp lửa thùng cháo bác Chữ. Mấy
bác xích
lô tã chốc lại lạch xạch lượn lờ qua. Trông mặt người đạp xe cũng đoán
được
tung tích, mỗi người đều hằn nét bộ mặt thời gian và tờ lịch hàng ngày
của
thành phố. Có lão râu xồm khuya về uống rượu húp cháo rồi nằm vắt người
trên
đệm xe, sàn xe ngủ bên gốc cây. Đấy là các ông chánh, ông lý tề vừa
chạy tây
càn, vừa sợ Việt Minh trả thù đã bỏ các vùng trắng ven nội vào đây. Đám
cơ sở hốt
(10) chết bỏ vào thành, trẻ hơn, đỡ lầm lỳ, có thể lại công tác bí mật,
không
ác ôn như mấy lão xích lô râu rậm kia...
-Lão xế lô, lão lục tào xá này nhất định cũng tề ngụy cũ. Cả lão cà phê
bít
tất, lão cháo gà cứ dấm dớ thế nhưng trông tay thoăn thoắt nhặt tiền,
xếp tiền
thế kia đủ biết.
Nguyễn Tuân hỏi tôi:
-Có nhớ Két không?..."
Tôi trích một đoạn, trong Cát Bụi Chân Ai, chỉ để chứng minh: nhà văn -
ở đây
là Tô Hoài - quan sát giống hệt một điệp viên, và Nguyễn Tuân đã giải
tỏa cả
một đoạn văn đầy những chi tiết chết người như vậy, bằng một hồi tưởng
về người
đã chết.
Nghe
nói Tô
Hoài viết Cát Bụi Chân Ai, là để "tạ
lỗi" với vong hồn bạn, nhưng nhờ vậy, chúng ta thấy một Nguyễn Tuân
"không chính thức", và bằng cách nào ông sống sót...
Trong hai nhà văn tiền bối kể trên, Tô Hoài mới là người thân cận với
tuổi thơ
của tôi, của "chúng tôi". Làm sao quên được cảnh tượng chú dế mèn võ
sĩ được thiền sư xén tóc "cải hóa". (Hãy mường tượng ra, nghi lễ
xuống tóc cho một tín đồ nào đó!). Làm sao quên hương ngọc lan của một
buổi hẹn
hò. Ôi nỗi đắng cay phải từ giã "quê người" đi tìm một "quê
mình", đâu đó giữa đồn điền cao su bạt ngàn của một nước Nam-kỳ xa lắc,
nơi chỉ có hai mùa mưa nắng, không còn những cơn gió buốt lạnh căm,
không phải
từ thiên nhiên ác nghiệt, mà từ lòng người thổi ra, không cần giờ giấc,
không
đợi mùa màng, ngày tháng... Làm sao mà hiểu nổi, một nhà văn với một
thiên
lương như vậy, với những quan sát tinh vi về loài vật, về một con người
như Cu
Lặc, lại có thể cay nghiệt như thế về một cõi tề, nguỵ?
Một chuyến đi
Phải
cao tăng mới
sáng tạo ra được một vì thiền sư xén tóc!
Phải
ngây thơ như một đứa con nít mới tưởng tượng ra được “anh khờ” Cu
Lặc!
Vũ
Ngọc Phan đã nhận ra điều
này, khi giải thích tại làm sao lại có một anh Cu Lặc trong số những
chuyện loài
vật của Tô Hoài.
Nhìn
như thế, Thằng Khờ của Tô
Hoài bảnh hơn Thằng Khờ của Dostoevsky!
Nhưng
phải là một PXA, thì mới
nhìn cách đếm tiền mà biết ngay đây là một tên địa chủ!
Sau bức
màn tre
Charlotte Bailey, trên TLS số
12 Tháng Hai, 2010. đọc Hòn đá kiên nhẫn, Goncourt 2008, của
Atiq Rahimi.
Người
đàn bà không
tên, ở
trung tâm cuốn tiểu thuyết Hòn đá kiên nhẫn, The Patience Stone,
không
đem đến cho độc giả một câu chuyện lấy thẳng ra từ cuộc sống tại
Afghanistan
dưới sự cai trị của Taliban. Nó có vẻ như là một bức màn và đằng sau
nó, là
kinh nghiệm riêng tư của một người đàn bà, trong một xã hội Hồi giáo,
và đây là
lần đầu tiên, người đàn bà này kể ra cuộc đời của mình, bằng giọng nói
đích
thực của mình.
Cái chế độ CS ở Việt Nam,
cho dù ác độc
thỉ cũng chỉ giống như chế độ Taliban. Đằng sau nó, mới khủng khiếp.
Với xứ Afghanistan,
là một xã hội Hồi giáo, còn với xứ Mít, chính là cái xã hội mà Tô Hoài
gọi là
Quê Người.
Nhìn như thế, mới thấy cuộc
chiến vừa qua cần thiết đến cỡ nào, đối với một đất nước. Cơ hội đầu
tiên và
sau cùng để biến quê người thành quê mình.
Đại Mộng thành Ác Mộng.
"Thực ra đây
là những ghi chép trong sổ tay
hai chục năm qua của tôi. Trước khi công bố, chính tôi đã đưa Tô Hoài
đọc. Ông
đã đọc rất kỹ, suốt trong một năm. Ông có nói với tôi là nên bỏ đi hai
chỗ, về
gia đình của ông, còn lại, ông bảo là đăng được."
VTN
viết về vụ ông đào mồ đảo mả Cái Ác Bắc Kít!
BBC
Đúng rồi.
Phải thế chứ!
*
"Ở cái ngã sáu đường đời ấy vẫn leo lắt ngọn đèn con
của lão cà phê 81, ánh đèn chai và bếp lửa thùng cháo bác Chữ. Mấy bác
xích lô
tã chốc lại lạch xạch lượn lờ qua. Trông mặt người đạp xe cũng đoán
được tung
tích, mỗi người đều hằn nét bộ mặt thời gian và tờ lịch hàng ngày của
thành
phố. Có lão râu xồm khuya về uống rượu húp cháo rồi nằm vắt người trên
đệm xe,
sàn xe ngủ bên gốc cây. Đấy là các ông chánh, ông lý tề vừa chạy tây
càn, vừa
sợ Việt Minh trả thù đã bỏ các vùng trắng ven nội vào đây. Đám cơ sở
hốt (10)
chết bỏ vào thành, trẻ hơn, đỡ lầm lỳ, có thể lại công tác bí mật,
không ác ôn
như mấy lão xích lô râu rậm kia...
-Lão xế lô, lão lục tào xá này nhất định cũng tề ngụy cũ. Cả lão cà phê
bít tất,
lão cháo gà cứ dấm dớ thế nhưng trông tay thoăn thoắt nhặt tiền, xếp
tiền thế
kia đủ biết.
Nguyễn Tuân hỏi tôi:
-Có nhớ Két không?..."
Tôi
trích một đoạn, trong Cát Bụi Chân Ai, chỉ để chứng minh: nhà văn - ở
đây là
Tô Hoài - quan sát giống hệt một điệp viên, và Nguyễn Tuân đã giải tỏa
cả một
đoạn văn đầy những chi tiết chết người như vậy, bằng một hồi tưởng về
người đã
chết.
Nghe
nói Tô Hoài viết Cát Bụi
Chân Ai, là để "tạ lỗi" với vong hồn bạn, nhưng nhờ vậy, chúng ta
thấy một Nguyễn Tuân "không chính thức", và bằng cách nào ông sống
sót...
Trong hai nhà văn tiền bối kể trên, Tô Hoài mới là người thân cận với
tuổi thơ của
tôi, của "chúng tôi". Làm sao quên được cảnh tượng chú dế mèn võ sĩ
được thiền sư xén tóc "cải hóa". (Hãy mường tượng ra, nghi lễ xuống
tóc cho một tín đồ nào đó!). Làm sao quên hương ngọc lan của một buổi
hẹn hò.
Ôi nỗi đắng cay phải từ giã "quê người" đi tìm một "quê mình",
đâu đó giữa đồn điền cao su bạt ngàn của một nước Nam-kỳ xa lắc, nơi
chỉ có hai
mùa mưa nắng, không còn những cơn gió buốt lạnh căm, không phải từ
thiên nhiên
ác nghiệt, mà từ lòng người thổi ra, không cần giờ giấc, không đợi mùa
màng,
ngày tháng... Làm sao mà hiểu nổi, một nhà văn với một thiên lương như
vậy, với
những quan sát tinh vi về loài vật, về một con người như Cu Lặc, lại có
thể cay
nghiệt như thế về một cõi tề, nguỵ?
Một chuyến đi
Phải
cao tăng mới sáng tạo ra
được một vì thiền sư xén tóc!
Phải ngây thơ như một đứa con nít mới tưởng tượng ra được “anh khờ” Cu
Lặc!
Vũ Ngọc Phan đã nhận ra điều này, khi giải thích tại làm sao lại có một
anh Cu
Lặc trong số những chuyện loài vật của Tô Hoài.
Nhìn như thế, Thằng Khờ của Tô Hoài bảnh hơn Thằng Khờ của Dostoevsky!
Nhưng phải là một PXA, thì mới nhìn cách đếm tiền mà biết ngay đây là
một tên
địa chủ!
Sau bức màn tre
Charlotte Bailey, trên TLS số 12 Tháng Hai, 2010. đọc Hòn
đá kiên nhẫn, Goncourt 2008, của Atiq Rahimi.
Người đàn bà không tên, ở trung tâm cuốn tiểu thuyết
Hòn đá kiên nhẫn, The Patience Stone, không đem đến cho độc giả
một câu
chuyện lấy thẳng ra từ cuộc sống tại Afghanistan dưới sự cai trị của
Taliban.
Nó có vẻ như là một bức màn và đằng sau nó, là kinh nghiệm riêng tư của
một
người đàn bà, trong một xã hội Hồi giáo, và đây là lần đầu tiên, người
đàn bà
này kể ra cuộc đời của mình, bằng giọng nói đích thực của mình.
Cái chế
độ CS ở Việt Nam,
cho dù ác độc thì cũng chỉ giống
như chế độ Taliban. Đằng sau nó, mới khủng khiếp. Với xứ Afghanistan,
là một xã
hội Hồi giáo, còn với xứ Mít, chính là cái xã hội mà Tô Hoài gọi là Quê
Người.
Nhìn như thế, mới thấy cuộc chiến vừa qua cần thiết đến cỡ nào, đối với
một đất
nước. Cơ hội đầu tiên và sau cùng để biến quê người thành quê mình.
Đại Mộng thành Ác Mộng.
*
Gấu đọc mấy anh Bắc Kít bỏ chạy
được ra hải ngoại, ngoạc mồm chửi VC, chửi thật độc, về cái độc cái ác
cái khốn
nạn của chủ nghĩa CS, nhưng chúng không hề nhận ra cái phần tha hóa của
chính
chúng, không hề nhận ra cái giấc đại mộng của một miền đất, mà chúng từ
đó mà
ra, như Gấu đã từng chiêm nghiệm cả đời về nó:
Tuy nhiên, chỉ
đến mãi vào lúc chót đời, Gấu mới hiểu ra một điều là, Miền Bắc cần
chiến thắng
cuộc chiến, không phải chỉ vì chân lý nước Việt Nam là một, mà còn vì,
đây là
‘lý do hiện hữu’ của giống Bắc Kít: giấc mơ vượt ra khỏi luỹ tre làng,
giấc mơ
đổi đời, có một đời mới, khác hẳn cuộc đời khốn khổ khốn nạn, nhục nhã,
hèn hạ,
ti tiện….
Chỉ đến khi chiến thắng cuộc chiến, thì Bắc Kít mới hiểu ra rằng,
chiến thắng cuộc chiến thì làm được, nhưng chiến thắng Cái Ác Bắc Kít,
vô
phương. Tất cả những tác phẩm hậu chiến tranh của Bắc Kít, đều được
viết ra
nhằm tố cáo Cái Ác Bắc Kít: Ba người khác, Đi tìm cái tôi..., Tôi
là thằng
hèn, Hồi ký Nguyễn Đăng Mạnh.... và bây giờ, là lật tẩy cái ác ở
những con người
bấy lâu nay được coi như cực hiền, cực ngoan, cực tốt, như Tô Hoài, với
bài
viết của VTN về ông, thí dụ.
*
Theo
Gấu, VTN có bài viết này, khá nhất, nếu nói về "phê bình như là sáng
tạo":
Nguyễn Du như một thi sĩ
Trang
VTN trên TV
Cộng đồng hải ngoại
như một lực lượng
đối lập
NHQ Blog VOA.
Làm sao có thể coi hải ngoại
như là một thế "đối lập" với chính quyền VC
ở trong nước được?
CS chỉ có một thế, là thế độc tài mà thôi
Thành thử, VC đâu có cho phép?
Và cũng đâu có cho về?
Hơn nữa, làm sao tóm hết hải ngoại, bắt họ đứng vào lề ‘đối lập’?
Ra khỏi đất nước, chỉ có thể
coi như là ở cái thế ly khai, và như thế, có thể cùng đứng chung với
những cá nhân, như Lê Công Định, Nguyễn
Tiến
Trung….
Gấu này, khi đọc
VTN, có viết:
Nếu Việt Nam sẽ có một Nobel văn học, thì một ông nhà văn Mít như
thế đó phải là cái lương tâm mà đám Mít có thể tin cậy [The writer -
that
conscience in which his fellow man can believe." Normal Manea].
Đã có một thời, NHT là cái lương tâm đó.
Như Kundera, Milosz, and Kis,
Manea tượng trưng cho tinh thần Trung Âu,
không
chỉ vì ông sinh ra tại đây như họ, mà còn vì tầm nhìn của ông về mặt
tâm linh
và văn hóa, hay nói như Danilo Kis, mà ông đã từng viện dẫn:
"Ý thức rằng mình thuộc về Trung Âu, là ý thức rằng sau chót, tự thân
của nó,
ý thức này là một ý thức về sự ly khai."
Solzhenitsyn cũng đã từng phán
như vậy, khi dậy bảo Hội Nhà Văn của
những nhà
văn nhà thơ nhà nước CS: Nhà văn phải làm sao sử sự như một nhà nước
trong một
nhà nước.
Liệu một nhà văn, một tinh thần, một ý thức như thế, sẽ có, ở trong
nước?