*
Notes















Hồi ký Tô Hoài
trích đợt " bảo vệ đảng " (*)
[tr. 190-195]
Hồi ký Tô Hoài
trích đợt " bảo vệ đảng " (*)
[tr. 190-195]
Phong trào bảo vệ Đảng được phát động rộng khắp các địa phương và các cơ quan, lại kêu gọi mọi người cung cấp tài liệu, ai thấy ai thế nào thì cứ phát hiện, bất kể có biết người bị tố giác, có phải là đảng viên hay không. Có hai cái thư gửi đến tố cáo nhà viết kịch Thế Lữ và nhà thơ Quang Dũng là Quốc dân đảng thời kỳ phản động. Thư kể chi tiết, người viết đã có tuổi ký tên và ghi địa chỉ, cam đoan chịu trách nhiệm về những việc đã kể. Vậy phải xem xét kỹ lưỡng, có khi còn phải trả lời, dù các anh Thế Lữ và Quang Dũng không là đảng viên.
Tôi đến hội Sân khấu và nhà xuất bản Văn học mượn hồ sơ lí lịch của các anh ấy. Không có gì khó khăn, trong lí lịch, Thế Lữ và Quang Dũng đã viết ra những việc tưởng là bí mật chỉ có người tố cáo biết, một cách đầy đủ và rõ ràng đầu đuôi.
Năm 1946, Thế Lữ với đoàn kịch Anh Vũ ở Hà Nội biểu diễn qua các tỉnh vào tới Quảng Nam rồi trở ra. Đến Quảng Nam giữa khi Chính phủ ta ký tạm ước 6/3 với Chính phủ Pháp, trong nhân dân có người không đồng tình, nói nặng là " Việt Minh ký giấy bán nước cho Pháp ". Quảng Nam là nơi Quốc dân đảng công khai chống đối. Đoàn kịch nói Anh Vũ trở ra đến Thanh Hoá, đêm biểu diễn ở thị xã có một tiểu phẩm về tạm ước 6/3 mà dư luận nói là vở kịch phản động. Công an Thanh Hoá định bắt đoàn kịch. Nhưng cả đoàn đã thoát được lên tàu hoả. Thế Lữ chạy vào trụ sở Việt Nam Quốc dân đảng ở thị xã mà thủ lĩnh bấy giờ là nhà văn Tchya Đái Đức Tuấn. ở đấy, Thế Lữ viết thư về Hà Nội cho anh Hoàng Hữu Nam thứ trưởng bộ Nội vụ. Anh Hoàng Hữu Nam đã can thiệp. Thế Lữ trở ra được Hà Nội. Thư tố cáo cũng không có gì khác hơn những điều trong lí lịch Thế Lữ. Tôi báo cáo anh Hà Huy Giáp rồi xếp hồ sơ lại.
Những năm đầu 1940, Quang Dũng giang hồ phiêu bạt đến Liễu Châu. ở Liễu Châu, Quang Dũng gặp Nguyễn Tường Tam thủ lĩnh đảng Đại Việt dân chính. Quang Dũng không biết về đảng phái, nhưng Quang Dũng yêu văn Nhất Linh với hình ảnh nhân vật Dũng cách mạng phong trần dọc đường gió bụi trong các tiểu thuyết Đoạn tuyệt và Bướm trắng, bởi Quang Dũng cũng đương phiêu lưu bắt chước các nhân vật ấy. Nhưng chỉ ít lâu, Quang Dũng nhìn tỏ mặt thật của họ. Những mưu đồ ám hại lén lút và Nhất Linh bố đẻ nhân vật Dũng nghiện rượu, say rượu, cứ sáng sớm ông Nhất Linh đã phải một cốc to rượu trắng mới đã. Quang Dũng vỡ mộng, lại lang thang rồi trở về Hà Nội. Cách mạng tháng Tám, Quang Dũng vào quân đội, Quang Dũng được tuyển học sinh quân trường võ bị Trần Quốc Tuấn trên Sơn Tây.
Rồi đi vào kháng chiến toàn quốc, năm 1951 thì ra quân, rồi hoà bình lập lại, anh đương dạy học ở phố chợ Rừng Thông trong Thanh Hoá thì Vĩnh Mai chánh văn phòng hội Văn nghệ được đi tuyển người, Vĩnh Mai đưa Quang Dũng, Hữu Loan, Thanh Châu ra làm biên tập báo của hội. Quang Dũng ghi lại vắn tắt nhưng rõ ràng như tôi vừa kể trên. Cơ nhỡ và chìm nổi biết bao những nhận đường tìm đường của thanh niên trên bước đi của cuộc đời và của lịch sử. Việc Quang Dũng cũng được xếp lại.
Trường hợp Đồ Phồn và Nguyễn đình Lạp thì phải đợi ý kiến trên lâu hơn. Nguyễn Đình Lạp đã mất bệnh trong kháng chiến nhưng vì đây là vấn đề lịch sử, thế nào thì cũng phải xem lại các nhà văn này trước kia cộng tác với nhà xuất bản Hàn Thuyên có khuynh hướng tờ-rốt-kít. Nhưng nhà Hàn Thuyên không phải một nhóm, một đảng chính trị hoạt động công khai hay bí mật. Có tư tưởng hay hoạt động tờ-rốt-kít do cá nhân mỗi người. Các anh ấy về sau, đến thời kỳ trước Tổng khởi nghĩa khuynh hướng mỗi người càng phân tán. Có người đi vào hành động. Có người chỉ " cách mạng thường trực " ở miệng. Có người theo học thuyết khác. Có người vào đoàn thể Việt Minh. Và nhiều người cộng tác với Hàn Thuyên chỉ in sách. Như Đặng Thai Mai, Nguyễn Tuân, Nguyễn Đổng Chi.
Hôm tôi nói lại với đồ Phồn việc kiểm tra đã xong, đồ Phồn cảm động, trịnh trọng bắt tay tôi. Nhưng tôi lại đùa nhả một câu không phải lúc, tôi bảo : " Ông thì cũng là bần cố nông tờ-rốt-kít ấy mà ". đồ Phồn chau mày : " Không, không phải thế ".
Trường hợp nhà thơ Trinh đường thì thời sự và rắc rối. Trong lí lịch, Trinh đường viết rõ như tự thuật : bản thân làm bang tá, là địa chủ. 1945, vào Việt Nam Quốc dân đảng ở Quảng Nam, phụ trách quân sự huyện Duy Xuyên. Ba năm sau, vào đảng Lao động, hoạt động và sáng tác văn nghệ phục vụ kháng chiến. Trong một đợt Liên khu Năm học tập bảo vệ đảng, những điểm trên của lí lịch được đem ra phân tích, chi bộ biểu quyết đưa ra khỏi đảng. Giữa khi ấy là cuộc tập kết chuyển quân ra bắc. Sự định đoạt về biểu quyết của chi bộ cũng được Khu uỷ đưa ra theo.
Bắt đầu đợt sinh hoạt này, Trinh Đường không đi họp chi bộ. Có thể anh đã thấy được mục đích của đợt nghiên cứu. Nhưng tôi thì cứ phải thu thập việc và con số. Tôi đến báo Văn Nghệ gặp Trinh đường. Tôi hỏi anh :
_ Ra tập kết, chi bộ nào giới thiệu anh trở lại sinh hoạt đảng ?
_ Tôi được tập trung và chỉnh huấn ở Chèm.
_ Anh có nhớ người nào giới thiệu không ?
_ Một đồng chí người đẫy đà, tôi quên tên.
Anh trả lời miễn cưỡng, thờ ơ. Chi bộ đã biểu quyết cho Trinh Đường thôi sinh hoạt đảng. Không khai trừ mà cho thôi, như là nhạt đảng. Mà anh đã tự ý bỏ sinh hoạt từ trước. ở khu vực văn nghệ, cũng đã kỷ luật " cho thôi sinh hoạt đảng " các trường hợp Trần Dần, Lê đạt, đặng đình Hưng, Nguyễn Tư Nghiêm, Dương Bích Liên...
Có một đảng viên trước kia đã bị án nặng nề hủ hoá. đến cuộc học này, chắc anh ngại có thể cái tội cũ lại bị lôi ra. Anh đã đề nghị đi vào tuyến lửa mặt trận mấy tháng. Tôi định đợi anh ấy về, làm cho xong trường hợp của anh rồi viết báo cáo tổng kết nhân thể.
Bí thư Hà Huy Giáp nói :
_ Anh không nhớ à, đợt này chỉ tập trung giải quyết vấn đề chính trị, không đụng đến các mặt khác. Thôi, anh cứ làm tổng kết...
Nhưng rồi anh ấy đã trở về cơ quan, lúc ấy tôi cũng chưa đốc thúc xong được sơ kết ở các chi bộ, mà báo cáo thì vẫn còn để đấy. Tôi hay đận đà, việc đã ôm đồm lại cứ nước đến chân mới nhảy. Tôi cũng không phải gặp anh ấy. Anh không ngờ đợt học tập ở cơ quan kéo dài quá, nhưng thế là anh đã thoát nạn, đợt này không truy tội hủ hoá và chắc anh đã biết từ hôm mới về rồi.
Thế mà đến lúc định viết, lại chưa viết được. Lại chuyện bất thường. Nhận được một thư, mở ra thì là một cái đơn viết tay trên đầu tờ giấy đề hàng chữ : Đơn tự tố cáo của Nguyễn Hải Trừng. Việc trình bày đại ý là trong dịp học tập bảo vệ Đảng này, tôi thành khẩn bộc lộ thời kỳ Mặt trận Dân chủ 1938 ở Sài Gòn tôi đã sinh hoạt trong một tổ chức phản động là Quốc dân đảng. Tổ phản động này gồm ba người là : Mai Văn Bộ, Lưu Hữu Phước, Nguyễn Hải Trừng.
Mai Văn Bộ đương là đại sứ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà tại Paris. Nhạc sĩ Lưu Hữu Phước thì ở chiến trường B phụ trách văn hoá văn nghệ miền Nam. Việc quan trọng và ghê gớm quá. Tôi đi gặp ngay bí thư. Anh Hà Huy Giáp bảo tôi :
_ Anh đừng lo. Việc này tôi cũng có thể chứng nhận và giải quyết được. Trước hết, xem xét tư cách và nhân thân anh Nguyễn Hải Trừng đã. Nhưng anh cứ gửi đơn này lên tổ chức, rồi tôi sẽ lên trình bày.
ông Phan Khôi *
[tr. 525-531]
Ông Phan Khôi nằm trong đất từ năm 1959, cái năm đầu tiên tôi ở Thái Ninh về [...].
Nhẽ ra tôi cũng chẳng rõ ông Phan Khôi mất bao giờ. Tôi mà biết cũng chẳng cơn cớ gì. Hồi ấy, nhà tôi thuê ở đầu ngõ cuối đường Bà Triệu cửa sổ trông chếch ra phố chính. Buổi sáng chợt thấy đi qua ngoài đường một cái xe tang một ngựa phủ vải đen. Sau xe, có mấy người khăn trắng bước theo. Tôi nhận ra có chị Hằng Phương. Chị Hằng Phương là cháu gọi ông Phan Khôi bằng cậu. Tôi liên tưởng đoán chắc đám ma ông Phan Khôi. ông đã ngoài bảy mươi, ốm đã lâu, từ độ dọn lên ở gác trong một nhà phố Thuốc Bắc. Ngày tháng chạp cuối năm âm u đám ma lạnh lẽo ra ngoại ô ngoài ngã tư chợ Mơ.
Tôi vốn thích đọc Phan Khôi, dù vẫn biết đã nhiều năm ở cùng cơ quan ông chẳng coi tôi là cái đinh. Viết báo, tạp văn, ngòi bút Phan Khôi sắc đọng, ngang như cua mà đọc lại chịu, như ăn gừng cay. Phó chi Ngô Tất Tố là phó lí, phó cối cãi nhau văng gạch vào mặt ; Ngô đức Kế, Phạm Quỳnh thì chữ nghĩa trang trọng cân đối ; Hoài Thanh là nhà thơ viết lí luận... Đọc Phan Khôi ngang ngạnh vẫn muốn đọc. Cái ông gia trưởng này cũng không một bề, mà ông không nổi nóng khi tôi cãi với ông, có khi lại hăng hái biện luận là khác. Ông khó hiểu mà dễ hiểu, vừa người lớn lại vừa chất chưởng trẻ con. Vừa khờ lại cũng khoái được đưa lên mây. Ông không để mắt đến tôi, nhưng ông cũng hãi tôi chứ. Cũng như ông không biết tôi lắm lúc cũng cho ông như con trẻ. Thật vui.
Ông ra ngoài tắm suối. Hồi ấy anh Trần Ngọc Danh đã mất. Tố Hữu bảo lên đưa chị Thái Thị Liên về cơ quan. Chị Liên với cháu Hà từ Quặng trên Chiêm Hoá xuôi sông Lô. Chị ở tạm với chúng tôi trước khi sang công tác ở đoàn Văn Công bên kia sông. Chị đã học nhạc ở Tiệp Khắc. Ông Phan Khôi chúa trùm tiếu lâm. Chị Liên cũng được một mũi. Suốt ngày, cái gian nhà chỗ ông " con, cây, cục, cái " này cứ chốc chốc lại om lên tiếng cười. Ông Phan Khôi bước vào, lưng trần còm nhom, khăn mặt ướt vắt vai. Ông nói :
_ Tư Mã Thiên mỗi khi nhớ là đã bị thiến thì rùng mình, toát mồ hôi. Tôi bây giờ mà trông thấy đàn bà được mắt thì có một luồng điện chạy suốt sống lưng. Ông kia bị người ta cắt, còn tôi là đồ bỏ, điện toát ra ngoài.
Mọi người lại cười rầm lên khi ông kết luận : " Tôi cũng là cái xác hết thuốc. Võ Tắc Thiên vứt ra vườn ". ấy là lúc vui, nhưng cũng có lúc khác, tôi giở trò cật vấn ông. Tôi hỏi :
_ Cái năm 1945, ở Quảng Nam, có phải ông suýt bị bắt rồi anh Hoàng Hữu Nam cứu ông ra Hà Nội ?
_ Anh là Việt Minh thì anh phải biết việc ấy, hỏi tôi làm gì !
_ Tôi nghe nói.
Ông trừng mắt :
_ Không biết thì đừng mở miệng.
_ Tôi chỉ muốn hỏi ông.
_ Thì hỏi nữa đi.
_ Ra Hà Nội, ông đến 80 Quan Thánh ở với Nguyễn Tường Tam.
_ Thì đến xem chúng nó làm ăn thế nào.
_ Ông bị bắt ở báo Việt Nam, ông lại được bầu làm Trung ương Việt Nam Quốc dân đảng._ Bao giờ chứ ? Ai bảo anh thế ? Anh làm mật thám à ?
_ Tôi làm phóng viên báo Cứu Quốc. Báo có đăng tin (1).
Thế là tôi đã khơi được nguồn cơn. Ông đăm đăm mắt rồi thở dài :
_ Kể anh nghe. Anh nói tôi mới biết, chớ tôi có họp hành với họ bao giờ. ở ít ngày, nhìn ra mặt thật chúng nó. Chè chén, hám chức trong chính phủ liên hiệp lắm, lại làm ra bộ. Cái hôm bị bắt ở báo Việt Nam là tôi đã định đi, nhưng chưa tìm được chỗ ở. Tôi mang tiếng là ghét con cháu, con cháu không ưa tôi, tôi xung khắc không nhìn mặt con cả tôi là Phan Thao. Không phải, không phải vì nó cộng sản, tôi không là cộng sản. Tôi chỉ ghét sự nhờ vả con cháu. Cái hôm Phan Thao ở trong Nam ra, trước khi nó đi nhận công tác, đã về đây ở với tôi cả tháng, anh biết đấy. Anh có thấy cha con tôi cãi nhau không ? Nói láo. ở trong kia ra, tôi đến Quan Thánh còn vì lẽ nữa, tôi không muốn nhờ cậy Phan Bôi quá. Sau cái việc ở báo Việt Nam, tôi về Cầu Giấy ở nhờ ông Tú Mỡ. Anh bảo nó cải tổ Quốc dân đảng tháng mấy ? Tôi đi khỏi đã lâu rồi.
_ Ông về ở nhà ông Tú Mỡ, ông làm bài ca dao " đốt nhà " tiêu thổ kháng chiến, ác lắm. Tôi không nhớ...
_ Anh biết lắm thế ! Tôi nhớ tôi cũng không đọc cho anh nghe...
Ông Phan Khôi mất rồi, mất lâu rồi, mà da dẻ như ông Phan Khôi nào vẫn ngồi tựa bụi tre lép kia. Năm trước sang sân bay Gia Lâm, tôi tiễn ông đi Trung Quốc dự kỉ niệm năm sinh Lỗ Tấn, máy bay ấy ghé Côn Minh rồi mới lên Bắc Kinh. Cà vạt màu đỏ thậm dưới bộ râu lưa thưa. Tướng ông giống một học giả Nhật Bản, vẻ phương đông mà hiện đại. Tri thức của ông xứng đáng ra thế giới kỉ niệm Lỗ Tấn lắm chứ. Lúc này thì tôi quên những hoang dã ngang ngược của ông. ở Việt Bắc, ông đau dạ dày phải mổ cấp cứu. Thể lực đuối lại trọng bệnh giữa rừng, ông không chết nhờ nơi bác sĩ Tôn Thất Tùng trên Chiêm Hoá mới nhận được máu khô ngoại viện. Khi ông bình phục, chủ tịch Hồ Chí Minh gửi mừng ông bộ quần áo lụa. Hoạ vô đơn chí, ông thường kể chuyện vui " trời đánh ông cũng không chết " là cũng có sự thực của nó. Hồi ở Phú Thọ, đêm mưa sấm sét dữ dội, ông trông thấy một con sét hòn xanh lẹt nằm ngoằng giữa nhà. Mà ông không việc gì. Tôi nghe ông kể chuyện ấy nhưng việc này thì tôi chứng kiến. ở Tuyên Quang dự lớp chỉnh huấn, buổi sáng ông ngồi trước lán. Một cành cổ thụ to như cột nhà gẫy rơi ngay trước hai chân ông duỗi ra sưởi nắng. Rồi về Hà Nội, ông viết bài ông năm Chuột. Tôi cũng không gần ông liền năm, tuổi tác tại chênh đến ngót ba con giáp. Tôi biết ông ương bướng, mà cũng không phải chỉ thế, ông vốn trọng công việc. Khi đương tập kết, ông được mời vào khu 5 nói chuyện kháng chiến thắng lợi với đồng bào ở Bình Định, Quảng Ngãi lúc ta chuyển quân ra Bắc. Ông đi ngay. Và mỗi khi tôi nhờ việc, nhờ viết bài, ông làm đến nơi đến chốn. Tôi đã cậy ông so sánh các bản dịch tiểu thuyết Mặt trời trên sông Tang Càn của Đinh Linh, ông soát và viết báo cáo cẩn thận, kỹ lưỡng. Ông thích nói tiếu lâm chọc cười, cũng như không biết giận, tưởng như ông cốt nói ngang hơn, to tiếng vặc lại, chỉ vì ông không biết để bụng lâu. Chao ôi, không ương bướng thì đã không phải là Phan Khôi, cái câu giễu " lý luận Phan Khôi" mà các báo Phong Hoá, Ngày Nay đã đặt cho ông chẳng đã thành tiếng thuở nào.
[*] các tiểu tựa là của toà soạn. Những trang hồi ký này trích từ Chiều chiều, nxb Hội nhà văn, Hà Nội, 1999, 562 trang.
[1] Báo An ninh Thủ đô Hà Nội, số 537, ngày 22.10.1995, mục Biên niên sự kiện lịch sử 1946, nguyên văn hai đoạn báo Cứu Quốc 12.8.1946 :
   1. "... Đêm 20.10.1945, vây toà báo Việt Nam của Việt Nam Quốc dân đảng tại 80 Quan Thánh. Bọn phản động kháng cự công an trong hai tiếng đồng hồ. Trong toà báo có Khái Hưng, Nguyễn Mộng Công, Phan Khôi, Nguyễn Xuân Trường, Vũ Đình Tri, Hưng Việt, Hồ Lê. Bọn này đã bị bắt giữ một tuần lễ rồi được thả.
   2. "... Tháng 7.1946, Trung ương Đảng bộ VNQD đảng được cải tổ lại gồm một quyền tổng thư ký và 11 uỷ viên : Phạm Văn Hổ, Nguyễn Tiến Hỷ, Nghiêm Kế Tổ, Chu Bá Phượng, Khái Hưng, Vũ Đình Tri, Nguyễn Xuân Tùng, Nguyễn Văn Chấn, Nguyễn Tường Long, Nguyễn Tường Bách, Phan Khôi, Hồng Vân."
Phong trào bảo vệ Đảng được phát động rộng khắp các địa phương và các cơ quan, lại kêu gọi mọi người cung cấp tài liệu, ai thấy ai thế nào thì cứ phát hiện, bất kể có biết người bị tố giác, có phải là đảng viên hay không. Có hai cái thư gửi đến tố cáo nhà viết kịch Thế Lữ và nhà thơ Quang Dũng là Quốc dân đảng thời kỳ phản động. Thư kể chi tiết, người viết đã có tuổi ký tên và ghi địa chỉ, cam đoan chịu trách nhiệm về những việc đã kể. Vậy phải xem xét kỹ lưỡng, có khi còn phải trả lời, dù các anh Thế Lữ và Quang Dũng không là đảng viên.
Tôi đến hội Sân khấu và nhà xuất bản Văn học mượn hồ sơ lí lịch của các anh ấy. Không có gì khó khăn, trong lí lịch, Thế Lữ và Quang Dũng đã viết ra những việc tưởng là bí mật chỉ có người tố cáo biết, một cách đầy đủ và rõ ràng đầu đuôi.
Năm 1946, Thế Lữ với đoàn kịch Anh Vũ ở Hà Nội biểu diễn qua các tỉnh vào tới Quảng Nam rồi trở ra. Đến Quảng Nam giữa khi Chính phủ ta ký tạm ước 6/3 với Chính phủ Pháp, trong nhân dân có người không đồng tình, nói nặng là " Việt Minh ký giấy bán nước cho Pháp ". Quảng Nam là nơi Quốc dân đảng công khai chống đối. Đoàn kịch nói Anh Vũ trở ra đến Thanh Hoá, đêm biểu diễn ở thị xã có một tiểu phẩm về tạm ước 6/3 mà dư luận nói là vở kịch phản động. Công an Thanh Hoá định bắt đoàn kịch. Nhưng cả đoàn đã thoát được lên tàu hoả. Thế Lữ chạy vào trụ sở Việt Nam Quốc dân đảng ở thị xã mà thủ lĩnh bấy giờ là nhà văn Tchya Đái Đức Tuấn. ở đấy, Thế Lữ viết thư về Hà Nội cho anh Hoàng Hữu Nam thứ trưởng bộ Nội vụ. Anh Hoàng Hữu Nam đã can thiệp. Thế Lữ trở ra được Hà Nội. Thư tố cáo cũng không có gì khác hơn những điều trong lí lịch Thế Lữ. Tôi báo cáo anh Hà Huy Giáp rồi xếp hồ sơ lại.
Những năm đầu 1940, Quang Dũng giang hồ phiêu bạt đến Liễu Châu. ở Liễu Châu, Quang Dũng gặp Nguyễn Tường Tam thủ lĩnh đảng Đại Việt dân chính. Quang Dũng không biết về đảng phái, nhưng Quang Dũng yêu văn Nhất Linh với hình ảnh nhân vật Dũng cách mạng phong trần dọc đường gió bụi trong các tiểu thuyết Đoạn tuyệt và Bướm trắng, bởi Quang Dũng cũng đương phiêu lưu bắt chước các nhân vật ấy. Nhưng chỉ ít lâu, Quang Dũng nhìn tỏ mặt thật của họ. Những mưu đồ ám hại lén lút và Nhất Linh bố đẻ nhân vật Dũng nghiện rượu, say rượu, cứ sáng sớm ông Nhất Linh đã phải một cốc to rượu trắng mới đã. Quang Dũng vỡ mộng, lại lang thang rồi trở về Hà Nội. Cách mạng tháng Tám, Quang Dũng vào quân đội, Quang Dũng được tuyển học sinh quân trường võ bị Trần Quốc Tuấn trên Sơn Tây.
Rồi đi vào kháng chiến toàn quốc, năm 1951 thì ra quân, rồi hoà bình lập lại, anh đương dạy học ở phố chợ Rừng Thông trong Thanh Hoá thì Vĩnh Mai chánh văn phòng hội Văn nghệ được đi tuyển người, Vĩnh Mai đưa Quang Dũng, Hữu Loan, Thanh Châu ra làm biên tập báo của hội. Quang Dũng ghi lại vắn tắt nhưng rõ ràng như tôi vừa kể trên. Cơ nhỡ và chìm nổi biết bao những nhận đường tìm đường của thanh niên trên bước đi của cuộc đời và của lịch sử. Việc Quang Dũng cũng được xếp lại.
Trường hợp Đồ Phồn và Nguyễn đình Lạp thì phải đợi ý kiến trên lâu hơn. Nguyễn Đình Lạp đã mất bệnh trong kháng chiến nhưng vì đây là vấn đề lịch sử, thế nào thì cũng phải xem lại các nhà văn này trước kia cộng tác với nhà xuất bản Hàn Thuyên có khuynh hướng tờ-rốt-kít. Nhưng nhà Hàn Thuyên không phải một nhóm, một đảng chính trị hoạt động công khai hay bí mật. Có tư tưởng hay hoạt động tờ-rốt-kít do cá nhân mỗi người. Các anh ấy về sau, đến thời kỳ trước Tổng khởi nghĩa khuynh hướng mỗi người càng phân tán. Có người đi vào hành động. Có người chỉ " cách mạng thường trực " ở miệng. Có người theo học thuyết khác. Có người vào đoàn thể Việt Minh. Và nhiều người cộng tác với Hàn Thuyên chỉ in sách. Như Đặng Thai Mai, Nguyễn Tuân, Nguyễn Đổng Chi.
Hôm tôi nói lại với đồ Phồn việc kiểm tra đã xong, đồ Phồn cảm động, trịnh trọng bắt tay tôi. Nhưng tôi lại đùa nhả một câu không phải lúc, tôi bảo : " Ông thì cũng là bần cố nông tờ-rốt-kít ấy mà ". đồ Phồn chau mày : " Không, không phải thế ".
Trường hợp nhà thơ Trinh đường thì thời sự và rắc rối. Trong lí lịch, Trinh đường viết rõ như tự thuật : bản thân làm bang tá, là địa chủ. 1945, vào Việt Nam Quốc dân đảng ở Quảng Nam, phụ trách quân sự huyện Duy Xuyên. Ba năm sau, vào đảng Lao động, hoạt động và sáng tác văn nghệ phục vụ kháng chiến. Trong một đợt Liên khu Năm học tập bảo vệ đảng, những điểm trên của lí lịch được đem ra phân tích, chi bộ biểu quyết đưa ra khỏi đảng. Giữa khi ấy là cuộc tập kết chuyển quân ra bắc. Sự định đoạt về biểu quyết của chi bộ cũng được Khu uỷ đưa ra theo.
Bắt đầu đợt sinh hoạt này, Trinh Đường không đi họp chi bộ. Có thể anh đã thấy được mục đích của đợt nghiên cứu. Nhưng tôi thì cứ phải thu thập việc và con số. Tôi đến báo Văn Nghệ gặp Trinh đường. Tôi hỏi anh :
_ Ra tập kết, chi bộ nào giới thiệu anh trở lại sinh hoạt đảng ?
_ Tôi được tập trung và chỉnh huấn ở Chèm.
_ Anh có nhớ người nào giới thiệu không ?
_ Một đồng chí người đẫy đà, tôi quên tên.
Anh trả lời miễn cưỡng, thờ ơ. Chi bộ đã biểu quyết cho Trinh Đường thôi sinh hoạt đảng. Không khai trừ mà cho thôi, như là nhạt đảng. Mà anh đã tự ý bỏ sinh hoạt từ trước. ở khu vực văn nghệ, cũng đã kỷ luật " cho thôi sinh hoạt đảng " các trường hợp Trần Dần, Lê đạt, đặng đình Hưng, Nguyễn Tư Nghiêm, Dương Bích Liên...
Có một đảng viên trước kia đã bị án nặng nề hủ hoá. đến cuộc học này, chắc anh ngại có thể cái tội cũ lại bị lôi ra. Anh đã đề nghị đi vào tuyến lửa mặt trận mấy tháng. Tôi định đợi anh ấy về, làm cho xong trường hợp của anh rồi viết báo cáo tổng kết nhân thể.
Bí thư Hà Huy Giáp nói :
_ Anh không nhớ à, đợt này chỉ tập trung giải quyết vấn đề chính trị, không đụng đến các mặt khác. Thôi, anh cứ làm tổng kết...
Nhưng rồi anh ấy đã trở về cơ quan, lúc ấy tôi cũng chưa đốc thúc xong được sơ kết ở các chi bộ, mà báo cáo thì vẫn còn để đấy. Tôi hay đận đà, việc đã ôm đồm lại cứ nước đến chân mới nhảy. Tôi cũng không phải gặp anh ấy. Anh không ngờ đợt học tập ở cơ quan kéo dài quá, nhưng thế là anh đã thoát nạn, đợt này không truy tội hủ hoá và chắc anh đã biết từ hôm mới về rồi.
Thế mà đến lúc định viết, lại chưa viết được. Lại chuyện bất thường. Nhận được một thư, mở ra thì là một cái đơn viết tay trên đầu tờ giấy đề hàng chữ : Đơn tự tố cáo của Nguyễn Hải Trừng. Việc trình bày đại ý là trong dịp học tập bảo vệ Đảng này, tôi thành khẩn bộc lộ thời kỳ Mặt trận Dân chủ 1938 ở Sài Gòn tôi đã sinh hoạt trong một tổ chức phản động là Quốc dân đảng. Tổ phản động này gồm ba người là : Mai Văn Bộ, Lưu Hữu Phước, Nguyễn Hải Trừng.
Mai Văn Bộ đương là đại sứ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà tại Paris. Nhạc sĩ Lưu Hữu Phước thì ở chiến trường B phụ trách văn hoá văn nghệ miền Nam. Việc quan trọng và ghê gớm quá. Tôi đi gặp ngay bí thư. Anh Hà Huy Giáp bảo tôi :
_ Anh đừng lo. Việc này tôi cũng có thể chứng nhận và giải quyết được. Trước hết, xem xét tư cách và nhân thân anh Nguyễn Hải Trừng đã. Nhưng anh cứ gửi đơn này lên tổ chức, rồi tôi sẽ lên trình bày.
ông Phan Khôi *
[tr. 525-531]
Ông Phan Khôi nằm trong đất từ năm 1959, cái năm đầu tiên tôi ở Thái Ninh về [...].
Nhẽ ra tôi cũng chẳng rõ ông Phan Khôi mất bao giờ. Tôi mà biết cũng chẳng cơn cớ gì. Hồi ấy, nhà tôi thuê ở đầu ngõ cuối đường Bà Triệu cửa sổ trông chếch ra phố chính. Buổi sáng chợt thấy đi qua ngoài đường một cái xe tang một ngựa phủ vải đen. Sau xe, có mấy người khăn trắng bước theo. Tôi nhận ra có chị Hằng Phương. Chị Hằng Phương là cháu gọi ông Phan Khôi bằng cậu. Tôi liên tưởng đoán chắc đám ma ông Phan Khôi. ông đã ngoài bảy mươi, ốm đã lâu, từ độ dọn lên ở gác trong một nhà phố Thuốc Bắc. Ngày tháng chạp cuối năm âm u đám ma lạnh lẽo ra ngoại ô ngoài ngã tư chợ Mơ.

Tôi vốn thích đọc Phan Khôi, dù vẫn biết đã nhiều năm ở cùng cơ quan ông chẳng coi tôi là cái đinh. Viết báo, tạp văn, ngòi bút Phan Khôi sắc đọng, ngang như cua mà đọc lại chịu, như ăn gừng cay. Phó chi Ngô Tất Tố là phó lí, phó cối cãi nhau văng gạch vào mặt ; Ngô đức Kế, Phạm Quỳnh thì chữ nghĩa trang trọng cân đối ; Hoài Thanh là nhà thơ viết lí luận... Đọc Phan Khôi ngang ngạnh vẫn muốn đọc. Cái ông gia trưởng này cũng không một bề, mà ông không nổi nóng khi tôi cãi với ông, có khi lại hăng hái biện luận là khác. Ông khó hiểu mà dễ hiểu, vừa người lớn lại vừa chất chưởng trẻ con. Vừa khờ lại cũng khoái được đưa lên mây. Ông không để mắt đến tôi, nhưng ông cũng hãi tôi chứ. Cũng như ông không biết tôi lắm lúc cũng cho ông như con trẻ. Thật vui.

Ông ra ngoài tắm suối. Hồi ấy anh Trần Ngọc Danh đã mất. Tố Hữu bảo lên đưa chị Thái Thị Liên về cơ quan. Chị Liên với cháu Hà từ Quặng trên Chiêm Hoá xuôi sông Lô. Chị ở tạm với chúng tôi trước khi sang công tác ở đoàn Văn Công bên kia sông. Chị đã học nhạc ở Tiệp Khắc. Ông Phan Khôi chúa trùm tiếu lâm. Chị Liên cũng được một mũi. Suốt ngày, cái gian nhà chỗ ông " con, cây, cục, cái " này cứ chốc chốc lại om lên tiếng cười. Ông Phan Khôi bước vào, lưng trần còm nhom, khăn mặt ướt vắt vai. Ông nói :

_ Tư Mã Thiên mỗi khi nhớ là đã bị thiến thì rùng mình, toát mồ hôi. Tôi bây giờ mà trông thấy đàn bà được mắt thì có một luồng điện chạy suốt sống lưng. Ông kia bị người ta cắt, còn tôi là đồ bỏ, điện toát ra ngoài.

Mọi người lại cười rầm lên khi ông kết luận : " Tôi cũng là cái xác hết thuốc. Võ Tắc Thiên vứt ra vườn ". ấy là lúc vui, nhưng cũng có lúc khác, tôi giở trò cật vấn ông. Tôi hỏi :

_ Cái năm 1945, ở Quảng Nam, có phải ông suýt bị bắt rồi anh Hoàng Hữu Nam cứu ông ra Hà Nội ?

_ Anh là Việt Minh thì anh phải biết việc ấy, hỏi tôi làm gì !

_ Tôi nghe nói.

Ông trừng mắt :

_ Không biết thì đừng mở miệng.

_ Tôi chỉ muốn hỏi ông.

_ Thì hỏi nữa đi.

_ Ra Hà Nội, ông đến 80 Quan Thánh ở với Nguyễn Tường Tam.

_ Thì đến xem chúng nó làm ăn thế nào.

_ Ông bị bắt ở báo Việt Nam, ông lại được bầu làm Trung ương Việt Nam Quốc dân đảng._ Bao giờ chứ ? Ai bảo anh thế ? Anh làm mật thám à ?

_ Tôi làm phóng viên báo Cứu Quốc. Báo có đăng tin (1).

Thế là tôi đã khơi được nguồn cơn. Ông đăm đăm mắt rồi thở dài :

_ Kể anh nghe. Anh nói tôi mới biết, chớ tôi có họp hành với họ bao giờ. ở ít ngày, nhìn ra mặt thật chúng nó. Chè chén, hám chức trong chính phủ liên hiệp lắm, lại làm ra bộ. Cái hôm bị bắt ở báo Việt Nam là tôi đã định đi, nhưng chưa tìm được chỗ ở. Tôi mang tiếng là ghét con cháu, con cháu không ưa tôi, tôi xung khắc không nhìn mặt con cả tôi là Phan Thao. Không phải, không phải vì nó cộng sản, tôi không là cộng sản. Tôi chỉ ghét sự nhờ vả con cháu. Cái hôm Phan Thao ở trong Nam ra, trước khi nó đi nhận công tác, đã về đây ở với tôi cả tháng, anh biết đấy. Anh có thấy cha con tôi cãi nhau không ? Nói láo. ở trong kia ra, tôi đến Quan Thánh còn vì lẽ nữa, tôi không muốn nhờ cậy Phan Bôi quá. Sau cái việc ở báo Việt Nam, tôi về Cầu Giấy ở nhờ ông Tú Mỡ. Anh bảo nó cải tổ Quốc dân đảng tháng mấy ? Tôi đi khỏi đã lâu rồi.

_ Ông về ở nhà ông Tú Mỡ, ông làm bài ca dao " đốt nhà " tiêu thổ kháng chiến, ác lắm. Tôi không nhớ...

_ Anh biết lắm thế ! Tôi nhớ tôi cũng không đọc cho anh nghe...

Ông Phan Khôi mất rồi, mất lâu rồi, mà da dẻ như ông Phan Khôi nào vẫn ngồi tựa bụi tre lép kia. Năm trước sang sân bay Gia Lâm, tôi tiễn ông đi Trung Quốc dự kỉ niệm năm sinh Lỗ Tấn, máy bay ấy ghé Côn Minh rồi mới lên Bắc Kinh. Cà vạt màu đỏ thậm dưới bộ râu lưa thưa. Tướng ông giống một học giả Nhật Bản, vẻ phương đông mà hiện đại. Tri thức của ông xứng đáng ra thế giới kỉ niệm Lỗ Tấn lắm chứ. Lúc này thì tôi quên những hoang dã ngang ngược của ông. ở Việt Bắc, ông đau dạ dày phải mổ cấp cứu. Thể lực đuối lại trọng bệnh giữa rừng, ông không chết nhờ nơi bác sĩ Tôn Thất Tùng trên Chiêm Hoá mới nhận được máu khô ngoại viện. Khi ông bình phục, chủ tịch Hồ Chí Minh gửi mừng ông bộ quần áo lụa. Hoạ vô đơn chí, ông thường kể chuyện vui " trời đánh ông cũng không chết " là cũng có sự thực của nó. Hồi ở Phú Thọ, đêm mưa sấm sét dữ dội, ông trông thấy một con sét hòn xanh lẹt nằm ngoằng giữa nhà. Mà ông không việc gì. Tôi nghe ông kể chuyện ấy nhưng việc này thì tôi chứng kiến. ở Tuyên Quang dự lớp chỉnh huấn, buổi sáng ông ngồi trước lán. Một cành cổ thụ to như cột nhà gẫy rơi ngay trước hai chân ông duỗi ra sưởi nắng. Rồi về Hà Nội, ông viết bài ông năm Chuột. Tôi cũng không gần ông liền năm, tuổi tác tại chênh đến ngót ba con giáp. Tôi biết ông ương bướng, mà cũng không phải chỉ thế, ông vốn trọng công việc. Khi đương tập kết, ông được mời vào khu 5 nói chuyện kháng chiến thắng lợi với đồng bào ở Bình Định, Quảng Ngãi lúc ta chuyển quân ra Bắc. Ông đi ngay. Và mỗi khi tôi nhờ việc, nhờ viết bài, ông làm đến nơi đến chốn. Tôi đã cậy ông so sánh các bản dịch tiểu thuyết Mặt trời trên sông Tang Càn của Đinh Linh, ông soát và viết báo cáo cẩn thận, kỹ lưỡng. Ông thích nói tiếu lâm chọc cười, cũng như không biết giận, tưởng như ông cốt nói ngang hơn, to tiếng vặc lại, chỉ vì ông không biết để bụng lâu. Chao ôi, không ương bướng thì đã không phải là Phan Khôi, cái câu giễu " lý luận Phan Khôi" mà các báo Phong Hoá, Ngày Nay đã đặt cho ông chẳng đã thành tiếng thuở nào.

[*] các tiểu tựa là của toà soạn. Những trang hồi ký này trích từ Chiều chiều, nxb Hội nhà văn, Hà Nội, 1999, 562 trang.

[1] Báo An ninh Thủ đô Hà Nội, số 537, ngày 22.10.1995, mục Biên niên sự kiện lịch sử 1946, nguyên văn hai đoạn báo Cứu Quốc 12.8.1946 :

   1. "... Đêm 20.10.1945, vây toà báo Việt Nam của Việt Nam Quốc dân đảng tại 80 Quan Thánh. Bọn phản động kháng cự công an trong hai tiếng đồng hồ. Trong toà báo có Khái Hưng, Nguyễn Mộng Công, Phan Khôi, Nguyễn Xuân Trường, Vũ Đình Tri, Hưng Việt, Hồ Lê. Bọn này đã bị bắt giữ một tuần lễ rồi được thả.
   2. "... Tháng 7.1946, Trung ương Đảng bộ VNQD đảng được cải tổ lại gồm một quyền tổng thư ký và 11 uỷ viên : Phạm Văn Hổ, Nguyễn Tiến Hỷ, Nghiêm Kế Tổ, Chu Bá Phượng, Khái Hưng, Vũ Đình Tri, Nguyễn Xuân Tùng, Nguyễn Văn Chấn, Nguyễn Tường Long, Nguyễn Tường Bách, Phan Khôi, Hồng Vân."