*
Notes

















Nicolas Sarkozy provokes French left by honoring Albert Camus
Tông tông Pháp vinh danh Camus khiến đám tả phái tức điên lên!

Để phản ứng lại trận "Dịch Hạch" Địa Trung Hải đang hoành hành tại Tây, Người đứng đầu nước Tây phán:
May quá, tớ không sinh ra tại Bắc Phi, nhưng nhờ Camus mà có được nỗi hoài nhớ cái xứ sở [khốn kiếp] này, mỗi lần ghé Algérie. (1)

Ui chao, giá có một ông bạn văn của Gấu, sinh ra tại xứ miệt vườn Nam Kỳ, nói giùm Gấu câu trên, về cái xứ sở có những người của nó, là giống Yankee mũi tẹt!

(1) «Grâce à Albert Camus, j'ai la nostalgie, chaque fois que je vais en Algérie, de ne pas être né en Afrique du Nord», a notamment déclaré le président de la République (selon son porte-parole).
Sarkozy, Camus: Même combat
Tổng thống Tây Sarkozy, Camus: Cùng trận đánh.

*
Có cái mùi ["Dịch Hạch" của] Camus bàng bạc trong không gian. Vào thời điểm kỷ niệm 50 năm ông được Nobel văn chương, không có gì dễ tẩm độc, và dễ gây "bệnh Camus", bằng lúc này.
Chính là ông ta đấy, người đầu tiên, viết toa thuốc trị bệnh Dịch Hạch cho bạn. Này, hình như cũng mới đây thôi, thứ năm tuần rồi, tại điện Elysée, Nicolas Sarkozy mời một số văn sĩ gốc Pháp và gốc Algérie (Jean Daniel, Amin Maalouf, Olivier Todd, Richard Millet et Yasmina Khadra) đến ăn điểm tâm, bên cạnh Antoine Gallimard và Catherine Camus, con gái tác giả “Huyền Thoại Sisyphe.”  Theo phát ngôn viên của ông ta, tổng thống Pháp đã từng đặc biệt nói: “May quá, tôi không sinh ra tại Bắc Phi, nhưng nhờ Camus mà mỗi lần đến Algérie, tôi lại mang một nỗi buồn man mác về miền đất này"!

Nhân dự tính đưa tro cốt của Camus vô Viện Chư Thần, Pantheon, như tro cốt Malraux ngày nào. Trên tờ TLS, số mới nhất 20 Tháng 11, 2009, điểm cuốn “Cú Thụy Sĩ” [L’affaire Suisse], liên quan tới chuyện lấy tiền của Mẽo: Liệu Kháng Chiến Pháp đã phản bội De Gaulle?
Kỳ cục làm sao Gấu lại nhớ tới cú đầu độc tù VC ở trại tù Phú Lợi, do chính VC dàn dựng.
Đúng là tẩu hỏa nhập ma, nhìn đâu cũng thấy VC!

Từ VC này, trước đây, được Mẽo sử dụng, chỉ để gọi đám MTGP, khác Miền Bắc CS, hay cán binh CS... để chỉ ông anh Bắc Kít. Bữa trước Gấu có đọc ở đâu đó trên net, có một đấng, có vẻ bực, vì [TV] dùng tưới hột sen, VC, để chỉ tất cả mấy thứ đó.
Đúng thế. VC bây giờ được [riêng Gấu] sử dụng, theo nghĩa "quốc tế", sau cái cú 30 Tháng Tư 1975, [Milosz gọi là Năm Thế Giới, Hậu Môn Của Thế Giới] (1): Cả thế giới bây giờ đều biết tới mùi VC rồi!
Ý nghĩa của chữ cũng thay đổi theo mùa, theo thời. Có những chữ già đi rồi chết, có những chữ càng sống càng mạnh lên thêm!
Cái từ VC bi giờ chẳng thua gì cái từ HIV!
(1)

Cái chết của Milosz làm Gấu nhớ tới từ Anus Mundi của ông.
Anus Mundi có nghĩa là hậu môn của thế giới. Theo Milosz, một người Đức đã viết ra định nghĩa này, để chỉ xứ Ba Lan, vào thời điểm 1942.
Nhưng Anus Mundi lại làm cho người đọc liên tưởng tới từ Anno Mundi, tiếng La Tinh, có nghĩa là "vào năm của thế giới" [in the year of the world], tức khi thế giới bắt đầu.
Milosz định nghĩa Anus Mundi: The cloaca of the world.
Như chúng ta đã biết, chỉ có loài vật thượng đẳng mới có cơ quan sinh dục riêng, hậu môn, nơi để bài tiết, riêng. Với loài hạ đẳng, chỉ có cloaca, tức hậu môn, dùng cho cả hai việc, làm cơ quan sinh dục và làm nơi bài tiết.
Xứ sở Balan vào năm 1942, là anus mundi, là theo nghĩa đó.
Khi Gấu mượn từ này của Milosz, trong bài viết về Nếu Đi Hết Biển của Trần Văn Thuỷ, là theo nghĩa của từ Anno Mundi, năm bắt đầu thế giới, và còn theo nghĩa năm Thượng Đế từ bỏ chúng ta, của triết gia người Do Thái, Emmanuel Levinas.
Và Gấu coi đó là năm 1975, đối với Việt Nam.
Hậu môn của thế giới.
Năm Thế Giới.
Năm "Chúa đã bỏ loài người, Phật đã bỏ loài người". [TCS].
Năm chân lý "nước Việt Nam là một", bị lường gạt.
Bị làm nhục.
Nếu đi hết biển
1975: Năm Cái Ác Bắc Kít biến thế giới thành Bãi Đánh Hàng!
Thời của thánh thần
*
Vậy thì đã 50 năm rồi, ông thẩm định ra sao, về câu châm ngôn nổi tiếng của Adorno: "Không có thơ, sau Auschwitz"?
-Với tôi, đó là thời điểm quyết định, cực kỳ tự nhiên để nói ra [1945].
[G. Steiner trả lời phỏng vấn].
Thời điểm quyết định, tự nhiên để nói ra, theo nhà thơ Milosz, là do một người Đức nào đó, viết ra vào năm 1942, tại Ba Lan. Trong cuốn Milosz's ABC's, ông dùng lời của triết gia Emmanuel Levina, để giải thích: đó là năm [theo Levina, 1941], Ông Trời [God] "bỏ chạy" ["abandoned"], chúng ta.
34 năm sau Lò Cải Tạo, liệu 2009 là thời điểm quyết định để nói ra...
Nói ra cái gì?
Nhật ký TV: 30.4.2009

Cùng số báo, còn một bài cũng thật thú vị, giải hoặc huyền thoại, sở dĩ Napoleon thua Nga, là vì Mùa Đông ở đó khủng khiếp quá.
Không phải! Đại Đế Tây Mũi Lõ thua Nga Hoàng và các vì tướng của Người, và thua lòng dũng cảm, yêu nước của dân Nga.