Nhập nước Pháp, như là một kẻ
xa lạ chẳng
ai mời, vào năm 1939, Koestler bắt đầu viết Bóng đêm giữa ban ngày,
cuốn
sách nổi cộm nhất của ông, và, mặc dù viết trên 30 cuốn sách, với đa
số, ông
chỉ là tác giả của chỉ một tác phẩm. Bóng đêm vén màn cho độc
giả Tây
Phương nhìn thấy thành đồng chế độ, những cây cột trụ tâm lý của độc
tài CS.
Vào năm 1944, Koestler hiểu rằng người Nga sẽ kiểm soát phía đông Âu
châu của Berlin,
sau chiến tranh. “Chỉ trong hai năm, nó sẽ là một diễn dịch tự nhiên,”
ông viết
trong nhật ký. “Nếu tôi la lớn lên điều này, chẳng ai tin, và tôi có
thể bị
tống vô nhà thương điên”. Ông trở thành cây trụ cột của Hội nghị vì Tự
do Văn
hóa được thành lập bởi bàn tay lông lá của Xịa, vào năm 1950, để chống
lại
tuyên truyền và ảnh hưởng của Xô Viết. Tranh cãi sau đó liên quan tới
hội nghị,
là, liệu đám trí thức, khi khởi sự có biết gì về nguồn tiền trợ cấp.
Scammell,
tay viết tiểu sử Koestler nghĩ, không. Washington,
bằng mọi giá, sẽ không giúp Koestler. Vào lúc đó, Scammell nhận xét,
như nhìn
rõ tim đen của Mẽo, “Xịa không muốn Chống Cộng ra mặt. Kín đáo, OK”.
Mít chúng ta, đọc tới đây, là bèn nghĩ tới tờ Sáng Tạo, và nguồn tiền
trợ cấp
của Mẽo, trao cho Mai Thảo. Và cũng bèn tự hỏi, liệu mấy ông kia, có
biết
không? Chắc không. Nguyên Sa, biết, nhưng không phải lúc thoạt đầu, mà
sau đó,
chắc là do MT xì ra, và khi xẩy ra đụng độ với TTT, NS
tố
nhóm Sáng Tạo nhận tiền của Xịa.
Cái sự kiện, TTT ‘không được ưa’ ở NS, và luôn cả ở MT, có thể là do
ảnh hưởng
của ông đối với đám viết lách liền sau ông, là HPA, NDD..., và Gấu.
Ông cùng đọc những cuốn sách với họ.
Hoặc hiểu họ.
Mai Thảo không đọc sách, nếu có, thì chỉ tới Sagan là hết. Đó là sự
thực. Ông
rành tiếng Tây, nhưng để đọc được đám hiện sinh, thí dụ, không phải cứ
giỏi
tiếng Tây. Gấu đã từng có kinh nghiệm này rồi, với ông anh Hiếu Chân.
Một bữa,
ông phán, mày đưa tao thử đọc cuốn La Nausée coi. Đọc chưa hết
mấy trang
đầu, ông đã vứt trả lại, phán, tao không hiểu được, tại sao tụi mày lại
mê cuốn
đó. Có ra cái gì đâu!
Mai Thảo đã từng dịch Sagan, Cô có thích Brahms? Đăng từng kỳ
trên tờ
Điện Ảnh, khi làm tổng thư ký cho tờ tuần báo này.
Mai Thảo không chịu nổi văn của Gấu. Chính ông đã từng nói ra, khi còn
Sài Gòn,
và sau này, khi ông đang nằm viện chờ đi, qua NMG cho biết, khi đem bài
tạp ghi
của Gấu viết về ông vô cho ông đọc, cũng là một cách "ai điếu". Người
gật gù, "bây giờ nó viết, được!"
*
Trong cuốn Kẻ Lạ ở Quảng Trường, Koestler dành một chương cho
Hội nghị
Tự Do Văn Hóa, và tiền tài trợ của Xịa. Nhưng, trước khi nói chuyện
tiền bạc,
chúng ta nói về cuộc tình chót đời của ông, với cô thư ký Cynthia
Jefferies.
Khi họ quyết định cùng chết, K 77 tuổi, đủ thứ bịnh tật; Cynthia 55,
hoàn toàn
khỏe mạnh. Cái note của K. khi chết để lại mới thú:
To Whom It May Concern:
‘It is to her that I owe the relative peace and happiness I enjoyed in
the last
period of my life-and never before’
“Tôi nợ nàng sự thanh thản tương đối và hạnh phúc tôi được hưởng vào
khúc chót
của cuộc đời - trước đó, tôi chẳng hề có”
Đúng, như "K" phán, trên đời
này, chỉ có tình là đáng kể, và tình
thật đẹp là tình thật sến, theo Gấu!
Đẹp tới đâu sến tới đó.
Cái cảnh anh cu Gấu chạy theo em khóc nức nở nơi cổng trường Đại học
Khoa
học Sài Gòn mà chẳng sến ơi là sến sao?
Bữa đó, Trời cũng khóc, mà khóc cũng thật là sến!
[Vậy mà cũng vưỡn chưa được coi cuốn phim của TNM.]
NQT
Tôi ngồi chờ nàng thật lâu. Cơn
mưa vẫn tiếp
tục. Cuối cùng, tôi chạy vào bên trong trường tìm nàng. Tôi gặp nàng
đứng nói
chuyện cùng mấy người bạn học. Nàng rời đám bạn, và hai đứa chúng tôi
vừa đứng
đợi ngớt mưa, vừa nói chuyện, những câu nói nhạt thếch. Khi mưa ngớt,
chúng tôi
thản nhiên chào nhau ra về, mỗi người đi một ngả đường. Khi nàng đi
được một quãng
khá xa, đột nhiên tôi quay lại, và chạy theo, chạy thật nhanh. Tôi bắt
kịp nàng,
và hỏi, nàng còn yêu tôi hay là không. Nàng lắc đầu. Tôi bảo nàng nói.
Nàng
nói. Nàng nói thêm, nàng chưa hiểu tình yêu là gì. Tôi mệt và giận,
muốn đánh
nàng, bất chợt, tôi nhìn thấy tôi, trong tấm kiếng chiếc xe hơi đậu kế
bên đường:
đầu tóc rũ rượi, thở hổn hển, cánh tay trái lòng khòng, nước mưa rỏ
trên khuôn
mặt hốc hác, tôi đột nhiên nhận ra khuôn mặt thảm hại của tình yêu, tôi
đột
nhiên có cảm tưởng đã sống hết đời tôi, đã sống hết mối tình. Tôi bảo
nàng đi
về, tôi bảo tôi đi về. Tôi hiểu rằng tình yêu của tôi đối với nàng đã
hết.
Sơ Dạ Hương
Hết gì đâu mà
hết!
Đến già vẫn
còn chết [vì nó]!
*
… a true
romantic story of total devotion, absolute loyalty, unconditional
surrender and true love.
George Mikes,
Sunday Telegraph
Quả đúng là
như thế, nhưng cái tay viết bài Intro cho cuốn Kẻ lạ ở Quảng trường,
nhận xét, tinh tế hơn:
Cuốn sách này,
trong cõi thâm sâu của nó, in essence, là một chuyện tình, nhưng
“đếch” giống bất cứ một chuyện tình nào mà tôi đã từng đọc. Có lẽ, nên
gọi nó,
đúng hơn, câu chuyện về nỗi ám ảnh [the story of an obsession].
Vào Tháng Bẩy,
1949, Cynthia Jefferies, một cô gái xinh đẹp nhưng đau thương
sầu muộn trong nỗi e thẹn và cũng khá ngốc nga ngốc nghếch, lúng túng
vụng về,
một cô gái từ Nam Phi, trả lời một mẩu tin cần người. Một nhà văn cần
một cô
thư ký tạm, temporary. Nhà văn là Arthur Koestler. Vào lúc đó, ông sống
tại một
căn nhà ở gần Fontainbleau [chỗ Bác Hồ đã từng ngụ ký hiệp định với
Tây?], với
Mamaine Paget, một trong hai cô gái xinh đẹp sinh đôi, sau đó ông lấy
làm vợ,
sau khi cuộc ly dị với bà trước xong xuôi. Cynthia thì sống ở Paris.
Cô có được cái
job thư ký, và trong sáu năm tiếp theo, lúc ở Pháp, lúc Anh, lúc
Mẽo. Trong thời gian này, cô có chồng, và rồi ly dị. Vào năm 1955, cô
từ bỏ
việc làm của cô ở New York, để trả lời một cái message của Koestler, và
trở về
Lơndon làm thư ký toàn thời gian. Vào giai đoạn nào họ trở thành hai
người yêu
nhau, độc giả cuốn sách hãy tự quyết định và rút ra lời kết luận. Nhưng
chẳng
nghi ngờ chi, Cynthia yêu Arthur hầu như ngay lần đầu nhìn thấy ông,
trong cái
cuộc phỏng vấn nhận việc, trong cái dáng điệu ngớ nga ngớ ngẩn của cô,
tại Paris.
Họ chia sẻ
cuộc đời cho nhau, vào năm 1955 đó, và vào năm 1965, họ làm lễ kết
hôn. Vào Tháng Ba 1983, hai cái xác của họ được kiếm thấy, trong phòng
khách
của căn nhà của họ ở Montpelier
Square, [căn nhà mà chúng ta thấy ở bià cuốn
sách]. Koestler ngồi trên ghế bành, ly rượu brandy vẫn còn trong tay.
Cynthia
nằm sô pha, một ly whisky trên bàn kế bên. Ly nào cũng chứa một liều
cực mạnh
thuốc ngủ barbiturates.
Koestler lúc
đó 77 tuổi. Trong bẩy năm cuối cùng, ông đau khổ với chứng bịnh
Parkinson, lúc đầu còn kiềm chế được, nhưng ngày một tệ hại. Bốn năm
chót, còn
thêm bịnh leukaemia, vào thời kỳ chót. Cynthia, 55, hoàn toàn mạnh khoẻ.
Bên cạnh cái
note của K, là những dòng của Cynthia: Tôi đã tính tính sổ làm thư
ký cho K - một câu chuyện bắt đầu khi đường đời của chúng tôi đụng nhau
vào năm
1949. Tuy nhiên, tôi không thể sống không có Arthur, mặc dù cũng một số
vốn
liếng riêng.
Tôi [Harold
Harris] nghĩ, Cynthia quyết định cùng đi, khi nhận ra Arthur hết
còn chịu đựng nổi gánh nặng cuộc đời.
Nguồn
Buổi
đầu gặp gỡ Mr. Koestler
mới khó chịu làm sao
How Unpleasant to Meet Mr
Koestler
By Cynthia Koestler
Tôi sinh ra tại Nam Phi ngày 9
Tháng Năm
1927. Vào cuối tháng Giêng 1948 tôi rời Cape Town, để tới sống với mẹ
tôi tại
Paris. Đứng trên boong tầu, nhìn mảnh đất từ từ lùi dần, và cuối cùng
lẫn vào
vùng sương mù cuối chân trời, tôi biết mình sẽ chẳng bao giờ trở lại.
Tại Paris, tôi gia nhập Alliance Francaise để làm quen trở lại và thực
tập mớ
tiếng Tây của mình. Mặc dù đã trải qua những ngày nghỉ hè tại bờ biển Normandy vào năm 1938, tôi chưa từng biết Paris. Tới mùa
xuân, tôi
bị cảm cúm, do thời tiết thay đổi. Rồi tôi kiếm được một chân thư ký
tại cơ sở
làm phim Warner Brothers. Công việc tưởng thích thú hoá ra thật nản,
ngày ngày
lo phân phát phim, ngoài ta còn phải sửa ba cái lỗi chính tả của
hai ông sếp
người Mẽo, viết tiếng Anh không nên thân, sau này, tôi thật ân
hận khi biết
họ gốc Đức và là những người may mắn chạy kịp đám Nazi, trước
khi Lò
Thiêu xẩy ra.
Làm được vài tháng, tôi đọc thấy một cái ad
cần người trên tờ Herald Tribune. Một nhà văn cần một thư ký tiếng Anh,
và tôi
hăm hở viết thư xin việc. Tôi hơi thất vọng, khi biết ông ta không phải
là “nhà
văn thực sự”, như tôi tưởng bở, mà là một nhà tâm lý học, đang viết về
lý thuyết
Pavlov. Tên ông ta là Dr. Ishlondsky, một tay Bạch Vệ mang thông hành
Mẽo. Tôi
làm việc với ông ta mỗi ngày, trong một tháng, đánh máy cuốn sách của
ông ta, và
biết rành về Pavlov và lý thuyết vừa nghe kẻng trại tù VC một cái
là anh tù
VNCH nhỏ nước miếng!
[Note:
Cái này là Gấu phóng bút, phóng dịch,
xin độc giả TV tha cho cái tật bạ đâu xâu đấy!]
Sau ba tuần lễ, ông
ta gửi tôi
một cái note, cho biết ông ta rời Paris,
đi miền nam nước Pháp. Khi mướn, ông không cho biết đây là một công
việc tạm thời.
Trên đường ra về, tôi lang thang trên phố, và ghé mua một tờ Herald Tribune, giở liền trang Cần Người,
và đọc thấy cái ad: “Tác giả, khu vực Fontainbleau, cần thư ký bán thời
gian,
Viết về Hộp thư…”
Tôi vội vàng chạy tới Rond Point,
nơi có một nguời bạn người Rumanian có một căn phòng, muợn cái máy chữ
để đi một
đường viết thư xin việc. Máy cà khổ, đánh chữ nọ xổ chữ kia, sau cùng
tôi cũng
hoàn thành tác phẩm, và thật tự hào về danh sách những việc làm đã qua
của tôi,
kèm lá thư xin việc.
Điều tôi không nói, ở trong đó,
là, suốt đời, tôi thèm được làm việc cho một nhà văn.
Buổi
đầu gặp gỡ Mr.
Koestler mới khó chịu làm sao
How Unpleasant to Meet Mr Koestler
By Cynthia Koestler
‘It is to her
that I owe the relative peace and happiness I enjoyed in the last
period of my
life-and never before’
“Tôi nợ nàng sự thanh thản tương đối và hạnh phúc tôi được hưởng vào
khúc chót
của cuộc đời - trước đó, tôi chẳng hề có”
*
Có thể nói, Miss
Trask đảo ngược hẳn cái lề thói cuộc đời mà chúng ta vẫn thường sống:
Đẩy đời
thực vào một xó xỉnh, chiếm càng ít không gian bao nhiêu, tốt bấy
nhiêu, nhường
chỗ cho giả tưởng.
Bài
này, đúng là tinh thần trang của K.
Hà, hà!
GNV
Hihi, một mặt nào
đó, nó cũng là tinh thần của TV!!
Thay vì đẩy đời thường
lùi vào một góc để dành chỗ cho giả tưởng, TV đẩy hiện tại vào một góc
để quay
về quá khứ.
K
*
Borges, trong Hồi
ức của Shakespeare, nhắc đến De
Quincey, ông này phán, bộ óc của chúng ta thì giống như miếng da lừa, a
palimpsest. Bản văn mới phủ lên bản văn trước đó, cứ thế, cứ thế.
Nhưng gặp một tay có bộ óc
khùng như GNV, thí dụ, thì cái bản văn cũ gọi là ‘quá khứ có BHD’ cứ
luôn luôn
là bản văn mới nhất, nó phủ lên mọi bản văn khác, kể cả bản văn sẽ có!
Ta
cấm
mi không được đem ta
ra làm trò cười.
Mi đúng là thiếu… tự trọng!
[Thiếu tự trọng là chuyện
quan trọng đối với mình, chứ chưa nói đến mình phải trọng người
khác....]
Hà, hà!
*
-Anh
coi
thường em quá. Oanh ngăn xúc động dịu dàng nói.
-Rồi
em sẽ hiểu, nên để người ta coi thường mình. Kiệt trở giọng giận
dữ – Mình
là cái quái gì. Anh chỉ mong được mọi người coi thuờng anh…
(Thanh
Tâm Tuyền: Một Chủ Nhật Khác)
*
Người
bị xe tuần tiễu bắn hồi
ba giờ sáng ở rừng thông bên kia đường ra sân bắn là Kiệt. Tại sao
Trung Úy
Kiệt lại lần mò ra đấy? Ông ta bệnh nằm cả tháng nay bên tiểu khu mà.
Ai biết.
Đúng là Trung Úy Kiệt. Xác quàn bên Niệm Phật Đường. Nguyên băng M.16
vào bụng
và ngực. Ai bắn? Đại Úy On, ông Đại Úy khùng. Khùng gì? Ai chẳng phải
bắn trong
trường hợp ấy.
Xác
Kiệt nằm trên bàn, phủ
vải, cuối gian phòng dài trần trụi. Đầu phòng đặt một bàn thờ Phật có
tượng có
đèn nhưng lạnh ngắt khói hương. Trên mặt sàn xi măng vương vài mẩu giấy
xanh,
đỏ, bệt sơn. Nơi này là chốn tụ tập của đoàn thiếu nhi Phật tử gồm các
con em
của trại gia binh, huynh trưởng là các sinh viên sĩ quan mộ đạo. Quanh
vách gỗ
căng những biểu ngữ về ngày lễ vu lan. Trong một góc bừa bãi những lon
sơn,
chổi cọ. Vài ba chiếc ghế bỏ giữa khoảng trống.
Một
Chủ Nhật Khác