*
Notes

















Hình Tượng I
Figures I
Gérard Genette

*


Chúng ta biết theo quan niệm của Ferdinand de Saussure, ngôn ngữ chỉ là một hệ thống ký hiệu, ở đó, mỗi đơn vị ký hiệu đều có hai mặt: cái biểu đạt (signifier) và cái được biểu đạt (signified). Cái biểu đạt là âm hoặc chữ viết. Cái được biểu đạt là ý niệm do âm hoặc chữ viết ấy gợi lên trong đầu chúng ta. Ví dụ: nghe âm 'chó' (cái biểu đạt), chúng ta nghĩ ngay đến giống vật thường được nuôi trong nhà (cái được biểu đạt).
NHQ viết về Bùi Giáng.

Đoạn trên, Gấu trích từ blog của tay Gôn Mùn Goldmund và, gốc của nó, trên talawas.
Ở đây, trích lại, như là một cái cớ, để viết về Giàng Búi!

Hệ thống ký hiệu học, trong đó, từ cánh buồm có thể được sử dụng để chỉ con tầu, thì là một hình tượng; hệ thống ký hiệu học bậc hai, trong đó, một hình tượng, như là sử dụng từ cánh buồm để chỉ con tầu, có thể được sử dụng để chỉ thơ, thì đó là Tu từ pháp.

Hay thật tàn nhẫn: 

[(voile = navivre) = Poésie ] = Rhétorique
[(cánh buồm = con tầu) = Thơ] = Tư từ pháp 

[Bạn nghe âm "buồm", thì nghĩ ngay đến "tầu", hay nghĩ ngay đến... "bướm"?]

Ba cái 'nhảm nhí' này, Gấu đọc, ngay từ khi mới lớn, chán thế, qua Gérard Genette, trong cuốn Hình Tượng I, Figures I.
Ông này, cũng lại một ông thầy của Gấu.
Gấu đọc Roland Barthes, rồi nhờ đó, mò ra ông.
Những bài viết trong Figures I, bài nào cũng thật bảnh. 

[Từ từ TV sẽ đi vài đường về Thơ, trong khi chờ đi luôn!]

Đành phải giới thiệu Genette, rồi mới viết tiếp về Bùi Giáng được.
Trong một bài viết về ông bạn quí của Gấu, thời đó đó, Gấu có chôm một ý của Genette, về một anh chàng vô thư viện kiếm một cuốn sách, không thấy, bèn viết một cuốn khác.
Ý này của Genette, nhưng có thể ông lấy từ Borges, và nó liên quan tới tác giả, tác phẩm, đạo văn, đạo viếc:
“Tất cả những tác phẩm thì là tác phẩm của chỉ một tác giả, vĩnh hằng, và, vô danh”
[On a établi que toutes les oeuvres sont l’oeuvre d’un seul auteur, qui est intemporel et anonyme]

Lần, mấy ông Trời con tố cáo một tay trong nước đạo văn dịch của mấy ổng, Gấu đã tính lôi ra lèm bèm, nhưng thấy chẳng đáng!