*
Notes

















*


*

*

*


Nhớ về Tân Định

Bài viết của Nguyễn Đạt về khu phố Tân Định làm Gấu 'ngứa' viết quá, bởi vì đây là đất của Gấu, từ khi còn ở Hẻm Đội Có, Phú Nhuận. Ngay cái quán cà phê hình trên, là cũng được Gấu đưa vô truyện, vì chủ cũ của nó là nhà thơ Huy Tưởng. Nguyễn Đạt hẳn là biết điều này?
Gấu lần đầu diện kiến nhà thơ Bùi Giáng ở đây. Quen nhạc sĩ Vũ Ngọc Giao, băng Nguyễn Đình Thuần, ở đây. Nhà thơ “Chân Cầu Sóng Vỗ” đã từng làm bồi bàn ở đây. Nhiều lắm lắm, toàn những kỷ niệm quí hiếm cả.
Nguyễn Đạt là dân ngoại đạo, thành thử bài viết quá thiếu lửa hồi ức.
Trên Blog Hoàng Hải Thuỷ cũng có một bài về khu Tân Định. Ông là dân vùng này, nên bài viết tới hơn nhiều.
Từ từ Gấu sẽ viết tiếp về khu phố này, vì còn cả lố kỷ niệm về nó!
Mỗi bức hình trong bài viết của Nguyễn Đạt, là Gấu đều có những giai thoại tuyệt vời về nó cả!

TTT cũng có kỷ niệm về Tân Định, cùng với Mai Thảo.
Trong bài tưởng niệm bạn mình ông có nhắc đến một con phố ở Xóm Chùa, nằm phía bên trái con đường Trần Quang Khải:, nếu đi từ phía đường Hai bà Trưng:

Hồi ấy anh mới vào Nam, còn ở chung với gia đình anh Viên trong một căn phố đường Jacques Duclos, thuộc khu Tân Định (đường này song song với đường Trần Quang Khải, trong khoảng từ nhà hát bội đến lối vào Xóm Chùa. Tôi nói bỡn: “Anh ở trúng vào con đường mang tên một tay tổ Cộng Sản Pháp”).
Trong đất trời
*
Tôi gặp K. khi anh từ một trại cải tạo ở miền Bắc về, tại chợ sách phía sau rạp Đại Nam, điểm không hẹn mà gặp của những kẻ chỉ cần nhìn lại một cuốn sách cũ là cảm thấy bạn bè vẫn còn đủ, Sài-gòn vẫn là Sài-gòn. Bẵng thật lâu, trước chuyến đi xa chừng nửa năm, tôi gặp lại anh, lúc này làm nghề bán sách dạo. Anh thận trọng ghé chiếc xe đạp với chồng sách cao ngất ngưởng, vào lề đường, rồi đến bên tôi, thường là buổi chiều, tại cà phê "Bà Lê Chân", cũng một quán đặc biệt vỉa hè Sài-gòn, của một anh bạn xưa thi sĩ. Chủ quán cười cười như để bào chữa cho vai trò mới mẻ của mình:
Quán là khởi đầu của mọi khởi đầu. Và khởi đầu, cho dù buồn, vẫn còn hơn kết cục vui.
(Le début même triste, c'est mieux que la fin heureuse. Cantique des cantiques).
Câu nói của anh còn là lời trách móc nhẹ nhàng cái tật của tôi, khi viết, thường hay lấy một câu của một nhà văn nước ngoài làm khởi đầu.

Quán, nơi tụ tập của những đứa con hoang đàng, dù có đi xa chân trời góc bể nào cũng nhớ hoài, giống như sự trừng phạt.
Quán, Mái Nhà Xưa. Sài-gòn, Sài-gòn...

Le domicile est suspendu au cou de l'homme
Comme une punition
Alain
Lần Cuối Sài Gòn

Thời Tập
5.5.1974
Gấu Nhà Văn đọc Tắt Lửa Lòng

Khi viết Tắt Lửa Lòng, Nguyễn Công Hoan có lẽ chỉ muốn cuốn sách của ông nằm trong dòng văn chương xã hội…. nhưng đã vô tình ‘điểm thêm mắt rồng’ cho nó, khi hoàn thành tác phẩm, nó bay mất và lạc vào thế giới tình yêu, một thế giới hoang đường với những Tiểu Nhiên Mị Cơ, Mỵ Châu Trọng Thủy… và Lan và Điệp.

… Đây là chiếc chìa khoá để cho các tiểu thuyết gia chuyên viết truyện tình dùng để mở căn nhà mồ Lương Sơn Bá: Hãy làm sao cho nhân vật trong truyện tình chết đi [ở trong tiểu thuyết] để rồi sống lại [trong huyền thoại]...
NQT 

Ui chao, liệu ‘ba trăm năm sau’, (1) truyện tình của BHD và anh cu Gấu cũng sẽ ‘chết đi ở trên không gian ảo’ và rồi ‘sống lại ở trong huyền thoại’?
Hà, hà!

(1) TV: Đúng rồi, nên thay đổi, kẻo không như O nói, ba trăm năm sau (hihi) có người đi tìm tác phẩm của NQT chỉ thấy toàn ‘kít’ với ‘đếch’, ‘như kít’… thì không biết sẽ xếp tác phẩm vào loại văn chương gì?
Hihi
K