Two Jens @ home
Nguyễn
Quốc Trụ
Sinh 16 tháng
Tám, 1937
tại Kinh Môn,
Hải Dương.
Quê Sơn Tây
(Bắc Việt).
Vào Nam
1954.
Học Nguyễn
Trãi
(Hà-nội),
Chu Văn An, Văn Khoa
(Sài-gòn).
Trước 1975
công
chức
Bưu Điện
(Sài-gòn).
Tái định cư
năm
1994 tại Canada.
Tác phẩm đã
xuất bản:
Những
ngày ở Sài-gòn
Tập Truyện
[1970, Đêm
Trắng,
Huỳnh
Phan Anh chủ trương]
Lần
cuối, Sài-gòn
Thơ, Truyện,
Tạp luận
[Văn Mới,
Cali.
1998]
Nơi
Người Chết Mỉm
Cười
Tạp Ghi
[Văn Mới, 1999]
Nơi dòng
sông
chảy về
phiá Nam
[Sài Gòn Nhỏ, 2004]
Viết chung
với Thảo Trần
Chân Dung
Văn Học
[Văn Mới, 2005]
Bản quyền
thuộc
Tin Văn và tác giả.
Trích đăng, vô
vụ lợi,
liên
lạc
email
Cần ghi rõ
xuất
xứ
[nguồn] khi sử dụng.
Lô cốt
trên đê
làng
Thanh Trì, Sơn
Tây
|
Jen's
home
Jen, driver.
Trân trọng giới thiệu
bài Tạp Ghi đầu tiên của Hai Lúa, những ngày tái nhập giang hồ hải
ngoại.
Bài viết bị
thất lạc nơi Tàng Kinh Các, mới mò ra được.
Nước Cờ
Của Hư Trúc
Hiểu
theo nghĩa đó, nước cờ của Hư Trúc có thể cắt nghĩa như vầy: Sau khi
tiếng hát "thương nữ bất tri vong quốc hận" làm siêu
đổ những miếu thiêng, những đền đài, danh tướng, và làm sập luôn cả một
miền đất, cũng lại tiếng hát đó
kết nối
mọi hy vọng, đổ nát, vì lần này nó cất lên từ quần đảo ngục tù, từ mồ
sâu biển
cả, cuối cùng đã giải oan được lời thề "Phanh thây uống máu quân
thù".
Người viết xin kể lại một kỷ niệm, những ngày cuối tháng Tư, đầu tháng
Năm 1975,
trong dịp nói chuyện với một nhà văn-nhà thơ đàn anh, trước khi ông
khăn gói
quả mướp lên đường đi học tập "10 ngày". Trong lúc ngồi chờ ly cà phê
tại quán cóc nơi Xóm Gà Gia Định, ông anh viết mấy chữ và ký lằng
ngoằng vào cuốn tiểu thuyết vừa mới ra lò được ít lâu cho thằng em, gật
gù tiên đoán, Miền Bắc sẽ bị chấn thương nặng nề vì chiến thắng này.
Bài viết lần đầu đăng trên tạp chí Văn Học,của NMG, khi đó, Hai Lúa
chưa phụ trách mục TG của báo này.
Được PN chuyển cho báo VHNT trên lưới của PCL. Gây nên một cuộc tranh
luận giữa một số người viết trong ban biên tập VHNT, như sau này Hai
Lúa được biết, khi đọc những bài viết cũ trong hồ sơ lưu, archives, của
báo này.
VHNT nay đã đình bản. Những bài cũ của nó cũng đã không còn. Kỷ niệm
Hai Lúa còn giữ được, từ cuộc tranh luận đó, là, hai ý kiến sau đây.
1. Những nhân vật của KD thì mắc mớ gì tới những đứa trẻ bất hạnh của
Dickens?
2. Nước cờ Hư Trúc là nước cờ ăn may, theo kiểu buồn ngủ gặp chiếu
manh, "vô chiêu thắng hữu chiêu", "chó ngáp phải ruồi"... Làm gì có cái
kiểu cắt nghĩa như của cái tay viết bài này. Hư trúc, tâm hư, tâm rỗng
là... cái gì vậy?
"Vụ án" PD
"Lá thư của
PD dù nhiều chất
mỉa mai nhưng có chứa đựng một sự thật là người Việt Nam mình vẫn chưa
thật tỉnh táo để nhìn nhận hết những thành tựu nghệ thuật của một người
nghệ sĩ lớn hiếm hoi mà thế kỉ XX dành tặng cho đất nước"
[Trích talawas].
Theo tôi, lá thư của PD [trên talawas], đúng ra không được có một tí
mỉa mai, thì mới phải. Bởi vì, phải viết nó, bằng một giọng thật là
chân thành, thì mới giảm đi được nỗi đau, của người đã từng
nghe nhạc PD từ khi còn nằm nôi, nằm võng, như độc giả mà PD viết thư
trả
lời đó.
Còn người nghệ sĩ kia, càng hiếm hoi bao nhiêu, càng phải nói tới bấy
nhiêu, vì những khóc cười theo vận nước nổi trôi, mà rất nhiều lời ca
khác nhau của cùng một bản nhạc, đã gây nên ở trong lòng người Việt, và
điều này đã được rất nhiều người, kể cả mấy ông VC, nói tới, và đây
không phải là "vấn nạn", mà là "đại nạn" mà PD, và thế kỷ XX, đã dâng
tặng cho đất nước!
NQT
*
Ông này kiêu ngạo lắm. Làm như ai cũng phải biết đến ông.
Đó là lời, tôi, lần đầu tiên qua Tiểu Sài Gòn, nghe một bạn văn, nói về
ông.
Và ông bạn văn này giải thích thêm.
Lần đó, ông mời PD dự đám cưới con ông. Khi PD tới, bạn bè của cô gái
đứng nơi cửa, lo việc tiếp tân, mới lễ phép [?] hỏi, thưa Bác, Bác
là ai?
Nghe ông bạn văn kể lại, PD giận run lên.
Đám nhỏ, tức thế hệ thứ hai người Việt ở Mỹ, xì xào mí nhau, ông già
này làm phách quá, qua ông bạn nói lại với Hai Lúa.
Hai Lúa cũng nghĩ như vậy. Nhưng đến khi kể lại câu chuyện trên, cho
một bạn văn khác nữa, ông này lắc đầu, nói, lỗi là lỗi ở cái thằng chủ
nhà, chứ không phải ở ông PD.
Ông PD giận run lên là vì thế.
Nó mời mình đến nhà nó, ăn cưới con nó, mà để cho một đứa con nít đóng
vai phú lít hỏi căn cước mình, ông là ai, thì đáng đánh đòn, chứ sao
lại chỉ có giận run lên?
Ông bạn này nói đúng quá! Đến lúc đó HL mới nhận ra.
Đúng như nghi lễ người Phương Đông, vào một cái dịp trọng đại như thế,
với một ông khách, bất cứ một ông khách nào, là bạn của mình như thế,
là ông chủ nhà phải đứng đó, đích thân mời ông bạn của mình vào cái chỗ
ngồi vinh dự nhất, sang trọng nhất, ở trong nhà mình.
Bất cứ một người bạn, đâu cần phải là PD, đến nhà mình, đều là một dịp
để chủ nhà sung sướng nịnh bạn mình một câu:
-Bữa nay vinh dự quá, Rồng
đến nhà Tôm!
Thế mới phải chứ!
Nhân đây, tôi lại nhớ đến cảnh rồng đến nhà tôm, ở Hà Nội. Những ngày
đầu VC tiếp quản thủ đô, vào năm 1954.
Mấy ông VC chơi trò tam cùng, cứ Thứ Bẩy, Chủ Nhật, rồi luôn cả ngày
thường, đều mò đến nhà đám Tề ở lại. Lúc đầu, người Hà Nội còn cố giữ
thái độ lịch sự, tiếp đón niềm nở, sau chán quá, cứ mỗi lần thấy VC
tới, là bèn nói, take it easy, cứ coi đây như là doanh trại của... bạn,
và sau đó, bỏ đi chơi giao nhà cho VC quản lý!
Hai Lúa tin rằng thì là, "huyền thoại", "tự nhiên như người Hà Nội", là
từ đó, mà ra!
Cuối tháng ba bước sang
tháng
tư, trận chiến bùng nổ quy mô khốc liệt
tại các vùng giới tuyến. Quảng Trị mất, Kontum, Bình Long bị uy hiếp.
Đầu tháng năm ấy hoà đàm Ba Lê lại đình hoãn vô hạn định. Hoa Kỳ tái
oanh tạc miền Bắc, dội bom Hà Nội, Hải Phòng, thả mìn phong toả các hải
cảng Bắc Việt.
Trong thị xã xuất hiện bóng dân chạy loạn từ Kontum đến, từ Huế
vào. Lính tráng đi ngoài đường đội nón sắt, mang theo vũ khí. Quân
trường, từng bị đột kích hồi năm Kiệt mới đổi lên, tăng cường bố phòng.
Canh gác, tuần tiễu gia tăng. Báo động, phòng thủ nghiêm ngặt., có đêm
hai ba lần. Các sĩ quan giáo sư đều bị huy động vào tiểu đoàn trợ chiến
cho tiểu khu, các đại đội ứng chiến phân phối cho các cứ điểm thuộc
phạm vi trường. Không khí căng thẳng, xớn xác.
Vẫn giữ thói quen riêng lẻ, trong một tuần thế nào Kiệt cũng ngủ nhà
một đêm. Giá của chút tự do ấy là những ngày phạt ghi vào hồ sơ.
Những
buổi chiều thật đẹp.
Gió thấp, gió cao, trùng trùng như nắng trên những quãng rộng. Kiệt bắt
gặp mình mơ màng hắt hiu. Như thể gió cuốn bay mọi ý nghĩ ra ngoài
trời. Kiệt húng hắng ho khi bất chợt hớp phải một ngụm gió lùa.
Anh có thật? Ngày chủ
nhật kia có thật? Ngôi chùa gió lộng có thật?
Ngôi nhà trong đêm thơ mộng khủng khiếp nhớ đời có thật? Em hỏi em hoài
chừng ấy và hoang mang không thể tưởng. Những tiếng nổ ở phi trường
buổi sáng em đi thì chắc chắn có thật. Chúng nổ inh trong tai em, gây
rung chuyển hết thẩy. Những nụ hôn chia biệt cũng có thật, còn như hằn
rát hai bên má em...
-Sài Gòn nghĩa là gì?
-Thiếu. Nhớ.
Chiều
nay Saigon đổ trận mưa đầu mùa. Trên ấy mưa chưa? Anh
vẫn ngồi quán cà phê buổi chiều? Anh có lên uống rượu ở P.? Anh có trở
lại quán
S., với ai lần nào không? Sắp đến kỳ thi. Năm nay em không có mặt để
nhìn trộm
anh đi đi lại lại trong phòng, mặc quân phục đeo súng một cách kỳ cục.
Anh có
đội thêm nón sắt không? Năm đầu tiên em gọi anh là con Gấu. Hỗn như
Gấu, đối
với nữ sinh viên. Em có ngờ đâu anh là Yêu Râu Xanh...
-Anh
giống Yêu Râu Xanh thiệt.
-Rốt
cuộc Yêu Râu Xanh thất bại.
Bạn, có thể
chưa từng đọc Proust, như Hai Lúa, nhưng, cũng như Hai Lúa,
chắc là có nghe nói tới giai thoại cái bánh ngọt madeleine, và mùi vị
của nó, vừa đụng vô lưỡi ông Proust, là bèn làm vỡ ra cả một thế giới,
cả một thời gian, tưởng rằng thì là đã mất. Hai Lúa sợ rằng, vị nước
mắm lá chuối khô kia, cũng vậy, nó không buông tha thằng bé Bắc Kỳ ngày
nào, cho dù bỏ chạy vào nam xa lắc. Cái thằng bé đó, mới ngày nào tưởng
rằng di cư vào Nam thì cũng giống như trốn nhà đi chơi xa, rồi cũng có
ngày bị bắt về, nhưng phải hơn nửa thế kỷ sau, mới có dịp trở về, chỉ
để tìm lại cái mùi vị nước mắm lá chuối khô kia, và tự hỏi, liệu có
còn, và nếu không còn, thì liệu có ai ở mảnh đất đó, còn nhớ nó, và
trong những ai còn nhớ nó, liệu có bà con ruột thịt thân thương của nó,
không?
Bởi vì quên đi cái mùi vị giả, của nước mắm lá chuối, là một cái quên
vô cùng tai hại, vô cùng khủng khiếp!
Bởi vì, có thể, hiện tượng Chúa Sẩy Thai, thay vì sáng ngủ dậy, thấy có
một con người Việt Nam thương yêu nhau hơn, có một cái nhà Việt Nam to
đẹp hơn, thì chỉ thấy có một con bọ, là do cái vụ việc quên mất mẹ cái
mùi vị nước mắm lá chuối khô, cũng nên!
Nhưng nhớ nó, cũng có đến năm bẩy đường nhớ. Có khi vì nhớ nó quá, mà
xẩy ra hiện tượng Chúa Sẩy Thai, cũng nên!
Yet any projection of
Anne Frank as a
contemporary figure is
an unholy speculation: it tampers with history, with reality, with
deadly
truth.
Cynthia Ozick:
Who
Owns Anne
Frank? [Ai sở hữu Anne Frank?]
[Phỏng dịch:
Mọi phóng chiếu Anne Frank, như một hình tượng đương
thời đều là trò đầu cơ khốn nạn của đám tà ma ác quỉ. Bởi làm thế là
đụng chạm
tới lịch sử, tới thực tại, tới chân lý chết người].
|