Two Jens @ home
Nguyễn
Quốc Trụ
Sinh 16 tháng
Tám, 1937
tại Kinh Môn,
Hải Dương.
Quê Sơn Tây
(Bắc Việt).
Vào Nam
1954.
Học Nguyễn
Trãi
(Hà-nội),
Chu Văn An, Văn Khoa
(Sài-gòn).
Trước 1975
công
chức
Bưu Điện
(Sài-gòn).
Tái định cư
năm
1994 tại Canada.
Tác phẩm đã
xuất bản:
Những
ngày ở Sài-gòn
Tập Truyện
[1970, Đêm
Trắng,
Huỳnh
Phan Anh chủ trương]
Lần
cuối, Sài-gòn
Thơ, Truyện,
Tạp luận
[Văn Mới,
Cali.
1998]
Nơi
Người Chết Mỉm
Cười
Tạp Ghi
[Văn Mới, 1999]
Nơi dòng
sông
chảy về
phiá Nam
[Sài Gòn Nhỏ, 2004]
Viết chung
với Thảo Trần
Chân Dung
Văn Học
[Văn Mới, 2005]
Bản quyền
thuộc
Tin Văn và tác giả.
Trích đăng, vô
vụ lợi,
liên
lạc
email
Cần ghi rõ
xuất
xứ
[nguồn] khi sử dụng.
Lô cốt
trên đê
làng
Thanh Trì, Sơn
Tây
Golden Bridge
August, 2004
|
Muffled
voices
This year,
the Committee to Protect Journalists will present
one of its International Press Freedom Awards to Shi Tao, a Chinese
journalist
and poet currently serving a 10-year prison sentence for "leaking state
secrets abroad". Richard Lea looks at his work, and the charges that
were
brought against him.
The Chinese journalist and poet Shi Tao will not be in New York on Tuesday November 22 to collect his
Committee
to Protect Journalists (CPJ) Press Freedom Award - he is serving a
10-year
prison sentence with forced labour in Chishan Prison, Yuanjiang City.
Shi Tao in China,
before his arrest
Ký giả và
nhà thơ Trung Quốc Shi Tao được giải Tự Do Báo Chí của Hội Bảo Vệ Ký
Giả, nhưng ông sẽ không có mặt tại New York để nhận, vào ngày 22 Tháng
Một này, vì còn đang bận ở
tù mười niên, lao động khổ sai, tội tuồn bí mật của nhà nước ra hải
ngoại. Bà mẹ tính đi lãnh thay, nhưng chưa xin được thông hành.
Guardian
online
Wednesday November 16, 2005
Gió từ thời khuất
mặt
[toàn truyện]
Lê Minh Hà
Cánh
Đồng Bất Tận
[toàn truyện]
Nguyễn Ngọc Tư
Đọc NNT
Coi Nguyễn Ngọc Tư là đặc sản miền nam, là chỉ nói được một... nửa sự
thực về nhà văn này. Mà một nửa sự thực thì còn khốn nạn hơn cả một lời
dối trá.
Có lẽ phải muợn một câu của Coetzee
viết về Faulkner, áp dụng cho NNT: the epic, told and retold endlessly,
of the South, a story of cruelty and injustice and hope and
disappointment and victimization and resistance.
[Một sử
thi, kể
đi kể lại không bao giờ hết, về Miền Nam, một câu chuyện về độc ác, về
bất
công, về hy vọng, về thất vọng, về nông nỗi hoá thành nạn nhân, về đề
kháng].
Và, có thể mượn ngay câu của Faulkner
nói về ông, để nói về NNT:
"Bây giờ, lần đầu tôi nhận ra," Faulkner viết thư cho một bà bạn, khi
nhìn ngoái lại, từ lợi điểm, là khoảng giữa những năm năm mươi của ông,
"tôi có một của báu thật là lạ: vô học trong bất kỳ ý nghĩa chính qui
nào, chẳng có bạn hay chữ, nói chi bạn giỏi văn, thế mà lại làm được
những điều tôi đã làm. Tôi không biết nó từ đâu tới. Tôi không biết tại
sao Ông Trời, hay các thần linh, hay chẳng rõ vị nào, chọn tôi làm con
thuyền."
Chúng ta thấy, "tiền thân" của NNT, không phải một ông SN, 30 Tháng Tư
lộ nguyên hình VC, mà là một Đồ Chiểu, với lời tự trào hiển hách về
mình:
Chở bao nhiêu đạo, thuyền
không khẳm
Đâm mấy thằng gian, bút
chẳng tà.
Cánh
Đồng Bất Tận
Thơ NLV
Gửi NNT
Liệu Xịa vô nhà tù tra tấn đến chết
tù, rồi... huề cả làng?
Có hai tờ bàn về vụ huề cả làng này.
Người Nữu Ước, với bài của Jane Mayer: Can CIA get away with the
killling?
Manadel al-Jamadi, chết tại nhà từ Abu Ghraib, tháng Một, 2003.
[Hình Người Nữu Ước, 14 Tháng Một, 2005].
Đây là một món quà cho quân nổi dậy ở Iraq. [Người Kinh Tế, số 12-18
Tháng
Một, 2005: America's torture tangle]
Điện
ảnh và văn học
‘ Hollywood là
nơi độc nhất mà bạn phải coi chừng cái lưng của mình, khi đang trèo
thang.’
(Faulkner)
Huỷ diệt khả thể của ý nghĩa, giới thiệu hư vô giữa sự vật và nhất
thời’, (Détruire la possibilité d’un sens, introduire du néant entre
les objets et les instants), đó là ‘tham vọng’ của Malraux (1901-1976),
khi ‘ve vãn’ điện ảnh, qua những mẩu phim Sierra de Teruel, Hy vọng, từ
tiểu thuyết của ông. Tuy mục đích, là để hỗ trợ Cộng hòa Tây-ban-nha,
được thực hiện tại Barcelona, từ tháng Bẩy 1938 tới tháng Giêng 1939,
‘một tiếng hát thê lương dành cho những người chết vì chiến tranh’,
cuốn phim chỉ được trình chiếu sau Giải Phóng. Qua những hình ảnh đầy
tính tiên tri, giới phê bình diện ảnh coi đây là một phim đầu tiên, về
một cuộc chiến chưa xẩy ra, và cũng là phim thứ nhất của điện ảnh hiện
đại.
Liệu một nhà văn "theo kiểu Kim
Dung", sẽ được Nobel văn chương?
Dám lắm. Và,
theo Người Nữu Ước,
có thể đó là nhà văn Tây Ban Nha, Javier Marias, một trong những nhà
văn của đại chúng nổi tiếng nhất trên thế giới.
Ông này, tại thủ đô Madrid, tuần nào cũng phải đẻ ra một bài, cho một
tờ báo, và thế là ông viết về đủ thứ, về bất cứ thứ gì mắt ông bắt gặp,
từ chính trị, nghệ thuật... tuy nhiên, ghê gớm nhất, vẫn là những "giả
tưởng" của ông, chừng 5 triệu cuốn trên chừng 40 xứ sở trên toàn cầu.
Trong những tác giả mà ông ngưỡng mộ, ngoài Kim Dung, có thể, nhưng
chắc chắn, là những tay này: J.M. Coetzee, Salman Rushdie, và cái ông
nổi tiếng mới mất gần đây, W.G. Sebald. Tên của ông, theo tờ Người Nữu
Ước, là được thường trực nhắc nhở, trong những năm gần đây, như là một
ứng viên đầy sáng giá của Nobel văn chương!
Trang bìa TLS số đề ngày 4 Tháng Một, 2005.
Sinh nhật lần thứ 100, chẳng vui vẻ gì!
Sarah Richmond điểm ba cuốn mới ra lò.
Từ điển Sartre,
Dictionnaire Sartre
Biên tập: Francois Noudelmann và Gilles Philippe
544 trang, Champion. 70 Euros
Jean-Paul Sartre: Kịch toàn tập
Gallimard. 65 Euros
Ian H. Birchall
Sartre chống lại chủ
nghĩa Stalin
Oxford. 16.99 Anh kim
Walter Laqueur điểm sách mới xb về Koestler
Michel Laval: L'Homme sans
concessions
Christian Buckard: Arthur
Koestler
Arthur Koestler: Arrow in the
Blue
The Invisible Writing
But was Koestler a
monster? Again, a comparison with Sartre and Beauvoir is instructive...
Nhưng phải chăng Koestler là một con quỉ? Lại một lần nữa, so sánh ông
với cặp Sartre và Beauvoir thật là bổ ích...
Chuyện K. gia nhập đảng CS không hoàn toàn ngạc nhiên.
Liệu còn chi, từ những tác phẩm của K?
Chúng không đều, nhưng cũng xứng đáng là những tác phẩm lớn. Ngay cả
những gì đẹp nhất ở trong đó, thì cũng bám rễ từ những sự kiện xưa như
Diễm, Cuộc Nội Chiến Tây Ban Nha, những vụ án ở Moscow, Lò Thiêu, tuy
nhiên, vẫn còn đó, là
những
bài học đạo đức, thí dụ, câu hỏi thật nhức nhối về phương tiện và cứu
cánh trong chính trị. Một phê bình gia hàng đầu, Harold Bloom, phán một
câu thật chí lý về K: Đêm Giữa Ban
Ngày là một tác phẩm giai đoạn,
nhưng kéo dài, không chỉ
một, mà ba thế hệ, rồi biến đi cho tiện việc sổ sách! Darkness at Noon
a periodic piece likely to last three generations and
then to disappear for good. Nhưng cũng chính ông này lại đưa cuốn trên
vào trong một bộ phê bình
của ông, gồm nhiều cuốn, và toàn những thứ dữ, như Iliad, As You Like
It, và Great Expectations.
Trầm Tuân vì
Niềm Tin
Hãy cho
anh khóc bằng
mắt em
Những cuộc tình duyên Budapest
Anh một trái tim em một trái tim
Chúng kéo đầy đường chiến xa đại bác
[Hình TLS, bài viết về Koestler]
War Poet: Vừa đánh
giặc vừa làm thơ?
Bữa trước một thi sĩ ra câu
đố, có ai vừa đánh giặc vừa làm thơ, như ta chăng?
Hai Lúa hung hăng con bọ xít, trả lời, ngoài thi ông ra, chẳng có ai!
Bi giờ, có một ông, coi hình
thì có vẻ cũng thuộc loại vừa đánh giặc vừa làm thơ, nhưng, đúng hơn,
ông là một thi sĩ làm thơ về chiến tranh, một cuộc chiến mà ông có tham
dự. Tập thơ "Đây, Đạn" [Here, Bullet] của ông, được giải thưởng
Beatrice Hawley Award, năm nay, của Alice James Books [Maine].
Brian Turner còn được biết đến qua những cái tên như là Sergeant T.
hay, "giáo sư" ["the professor"], là trưởng toán [team leader], lính
chiến thứ thiệt, đồn trú vùng nóng, combat zone. Chàng làm thơ lén lút,
không dám khoe bạn bè, và họ chỉ nghe biết, thằng chả có bằng master,
nhưng chẳng ai hỏi, master về cái thứ chi chi, và đó là một M.F.A về
thơ ca, của Đại Học University of Oregon.
Trong
Đất Trời Nhau..
Đăng bài Anh, tôi viết lời
nhắn mời anh đến chơi tòa soạn.
Mai Thảo đến.
Anh đi chiếc xe đạp đầm sơn trắng, đầu còn đội mũ phớt kiểu Hà Thành Công Tử.
Yên xe đạp được nâng lên cao hết cỡ vẫn chưa vừa với
tầm chân
của anh. Chúng tôi rủ nhau ra quán cà phê đầu hẻm gần đấy, ngồi trên
ghế thấp
trên lề đường Lê Lai trông sang bờ tường rào của nhà ga Sàigòn nói
chuyện. Hồi ấy
anh mới vào Nam, còn ở chung với gia đình anh Viên trong một căn phố
đường
Jacques Duclos, thuộc khu Tân Định (đường này song song với đường Trần
Quang Khải,
trong khoảng từ nhà hát bội đến lối vào Xóm Chùa. Tôi nói bỡn: “Anh ở
trúng vào
con đường mang tên một tay tổ Cộng Sản Pháp”).
Chuyện giữa hai chúng tôi xoay quanh văn chương, thi ca. Anh
đọc và nhớ khá nhiều thơ Việt Nam
thời hiện đại kể cả loại thơ ít người đọc như thơ Nguyễn Xuân Xanh
trong Xuân
Thu Nhã Tập. Anh rất chịu thơ Chế Lan Viên. Nhân đề cập đến thơ ở Hànội
rồi Sàigòn
lúc ấy, tôi nhắc đến một bài thơ gần đây tình cờ đọc trong một trang
Văn Nghệ của
một tờ báo mới xuất bản: một bài thơ mới, lạ, chững chạc, dưới ký tên
lạ hoắc
chưa từng thấy: Nhị; một bài thơ lạnh,
tôi rất thích chất lạnh của
thơ,và cách
biểu hiện cảm thức bằng những hình ảnh dở dang, trở đi trở lại dưới
những ánh rọi
khác nhau, đồng thời với cái tiết điệu biến hoá được nối kết lại bằng
những câu
trùng; tôi đọc những câu thích nhất, có hơi thơ gần siêu thực:
Lại thấy con đường như
lặng
Những đỉnh cây xanh
Và những ngón tay trên
phím dương cầm
Đôi guốc mộc trong căn
phòng trừu tượng.
Cúi đầu xuống cúi đầu
xuống.
Anh lặng nghe tôi bình phẩm, đọc thơ, rồi nói: Nhị là tôi.
Chúng tôi thân thiết nhau ngay từ buổi gặp gỡ ấy.
Nhị
Để
Viết Cho Sướng Tay!
Đọc đoạn hai người làm quen nhau, thân thiết nhau ngay từ buổi gặp gỡ
ấy, thật khó mà tưởng tượng sau này, khi Mai Thảo ra hải ngoại, viết
Chân Dung một số nhà văn, lại có đoạn nói về lần gặp gỡ Thanh Tâm Tuyền
tại nhà in hồi làm báo của Vũ Ngọc Các, và ông lầm nhà thơ bạn mình,
với một
anh thợ sắp chữ!
Hai Lúa thành thực nghĩ rằng, khi MT viết như vậy, ông không hề tin
rằng sẽ
có ngày bạn mình ra khỏi nhà tù, ra được hải ngoại và viết những lời
tưởng niệm, khi MT nằm xuống.
Cũng như những dòng của VP trong Văn Học Miền Nam, về nhóm ST.
Người ta thường cho rằng, bộ sách khổng lồ của VP là để cứu tử văn học
miền nam, khi nó bị VC bức tử.
Hai Lúa nghĩ ngược lại.
Đây là cú "cho anh phát súng tim anh... nát" '[capstan], tức phát
súng ân huệ, "coup de grâce", sau đòn tù cải tạo của VC.
Miền Đã
Mất
The one thing
a modern writer should not be committed to: a style.
Điều nhà văn
hiện đại chớ nên bập vào: một văn phong.
Nhà văn lớn
lao kế tiếp của thời đại Âu Châu-bự [méga- European] sẽ
viết bằng tất cả
những văn phong, như Picasso đã vẽ, như Stravinsky đã soạn [nhạc]. Điều
này
không có nghĩa là mất căn cước. Mất căn cước xẩy ra, khi, do quá sợ mất
căn
cước mà đành hy sinh tất cả. Nhà văn Anh đầu tiên chấp nhận điều này,
là
Defoe.
John Fowles: Tôi
viết, vậy là
có tôi. [I Write Therefore I Am]
Và theo ông,
như thế nào có thể gọi là ‘được', một bài thơ?
Ông Thầy
TTT
Câu hỏi này
của bạn, hắc búa quá!
Hai Lúa
Couriers
They were
offered the
choice between becoming kings or the couriers of kings.
The way children would, they all wanted to be couriers.
Therefore there are only couriers who hurry about the world,
shouting to each other—since there are no kings—messages
that have become meaningless. They would like to put an
end to this miserable life of theirs but they dare not because
of their oaths of service.
Franz Kafka
Những người
đưa thư
'Nhân loại'
được chọn
lựa, hoặc làm vua hoặc làm người đưa thư cho vua. Vốn ngây thơ như con
nít,
họ bèn chọn làm người đưa thư. Kể từ đó, đâu đâu cũng thấy rặt những
người đưa
thư hối hả, vội vã, gấu ó lẫn nhau - kể từ khi không còn vua - về những
thông
điệp đã trở thành không có nghĩa. Họ muốn chấm dứt cuộc đời khốn nạn
của họ,
nhưng sao dám, bởi vì lỡ thề bồi, đây là cái nghiệp của chúng tôi, rồi.
|