|
Nguyễn Đông Ngạc & Hai Lúa
@ Montreal,
ngày HL mới từ trại tị nạn qua [1994-95].
Ngạc mất năm 1996, tại
Montreal. Tụi này có lên nhìn bạn mình lần chót. Nằm như ngủ. Sờ vào
lạnh toát. Hai Lúa bỗng nhớ lời người lính của thằng em,
sờ chân thiếu uý thấy hơi ấm bớt dần, biết thiếu uý sắp đi...
Em tôi nằm
xuống với một viên đạn ở trong đầu. Mấy người lính kể lại, chuẩn uý
không kịp đau đớn. Lời trối trăng nghe như gió thoảng lại: "Chắc tao
chết mất..." Trung đội vi hành tuần tra vòng đai phi trường Sóc Trăng.
Khi nghe tiếng súng, theo phản xạ, em tôi chúi đầu về phía trước. Chiếc
nón sắt quên không buộc rớt xuống và một viên đạn trong tràng AK từ bên
sông bắn hú họa xuống mặt sông, dội lên, xớt qua vai rồi hết đà nằm
luôn trong ót. Viên bác sĩ quân y nói với tôi, ông đã không lấy viên
đạn ra vì sợ làm nát khuôn mặt. "Chuẩn ý Sĩ không kịp ghi địa chỉ cấp
báo. Chúng tôi phải nhờ Bưu Điện liên lạc với Sài-gòn. Ngoài mấy bức
hình chụp lúc tẩm niệm, chuẩn uý không để lại gì cả. Quần áo, đồ dùng
cá nhân, poncho... đều đi theo với chuẩn uý."
Có,có,
chuẩn uý Sĩ có để lại một bà mẹ đau khổ như bất cứ một bà mẹ nào có con
trai tử trận, một người anh trai để mang xác em về nghĩa trang quân đội
Gò Vấp mai táng, một đứa cháu còn nằm trong viện bảo sanh, người chú vô
thăm lần đầu tiên và cũng là lần cuối cùng, như để tìm dấu vết thân
thương, ruột thịt, trước đi bỏ đi...
Trong những
giờ phút thê lương ngồi bên xác đứa em tại nhà hội Thị Xã Sóc Trăng,
nghe những người lính cùng đơn vị của đứa em kể lại những giây phút
cuối cùng của người chỉ huy, nhìn hai hàng nến, lá quốc kỳ, viên sĩ
quan đứng cứng người như pho tượng trước chiếc quan tài trong kẽm,
ngoài gỗ, tôi có cảm tưởng đứa em đã đem cùng với nó giùm tôi tất cả
những kỷ niệm còn sót lại về một thành phố đã có lần hai anh em cùng
rời bỏ: Hà-nội maudit!
Lần Cuối Sài Gòn
Như lính giữa rừng
Grief like ours
Akhmatova
The word that causes
death's defeat.
Khổ đau như chúng ta
khổ đau.
Cái từ khiến thần
chết cũng phải bỏ chạy.
Tờ TLS số 16 Tháng Chín, 2005, phần văn chương Nga, có một bài tuyệt
vời về nữ thi sĩ Nga, Akhmatova, thi sĩ của Lịch sử, trên tất cả, nếu
phải so với những nhà thơ lớn lao khác của thế kỷ 20, tuy nhiên, đừng
vội so sánh bà với những nhà thơ Nga, thí dụ như Mandelstam, Tsvetaeva.
Đây là một bài điểm hai tác phẩm mới xb. Một, Anna Akhmatova: The word
that causes death's defeat, Poems of memory. Biên tập và dịch từ tiếng
Nga do Nancy K. Anderson, Yale University Press. Một, Anna of All The
Russians, Cuộc đời Anna Akhmatova, của Elaine Feinstein, nhà xb
Weidenfeld and Nicolson.
Tin Văn hy vọng giới thiệu bài này trong những kỳ tới.
Album Đài
Liên Lạc VTĐ
Cái Độc Cái
Ác
Đè
1 2
Đây mới chính là cái tâm sự bi quan, về văn học Việt Nam. Chúng ta có,
hoặc, chỉ nhà văn, hoặc, chỉ nhà phê bình.
Và, như thế, cả hai đều là
"dởm" cả, nếu không muốn nói, tụt hậu.
Hiện
tượng Trâm Thạc
Nhưng câu trả lời là ở... đâu đó [muợn chữ của Kundera].
Và, có thể, nó cũng là câu trả lời cho hiện tượng Bóng đè, ở trên.
Sự thực, người viết không tin người đọc trong nước đổ xô đọc nhật ký
Trâm Thạc, là để tìm cho ra câu trả lời cho câu hỏi, tại sao, sau những
mất mát hy sinh như vậy, mà chỉ phát sinh ra... giòi, bọ [giòi,
chữ của
DTH, bọ, của Kafka].
Một độc giả Tin Văn 'ý kiến ngắn', rằng thì là, sau những đòn biên tập,
kiểm duyệt, chẳng
còn gì ở trong đó, ngoài một số câu cò mồi, như Tin Văn đã từng
trích dẫn, thí dụ, cô Trâm hơi bị bực mình khi làm đơn xin vào Đảng, cô
Trâm
hơi bị buồn, khi đồng chí chính trị viên bỏ chạy.
Độc giả đó còn nghi ngờ, những nỗi vui buồn như thế, nghĩa là, những
câu
văn như thế đó, chưa chắc đã có thực.
Cái này thì phải hỏi riêng ông Vương viên ngoại, nhà biên tập nhật ký
đã từng vơ vào kia, nhưng Hai Lúa tôi, sau khi 'chiêm nghiệm', cũng
nghĩ như vậy.
Nhớ, hình như trên báo Văn, Bùi Văn Phú có viết về chuyến
du Mẽo của vị nữ thủ lĩnh một diễn đàn hải ngoại, và, sau khi chỉ đích
danh tờ báo lá cải số một ở trong nước, tờ An Ninh Thế Giới, bà cho
rằng, giả sử
như nhà xb trong nước tha hồ dịch sách, tác giả nước ngoài, độc giả sẽ
đổ xô tìm
đọc Bóng Đêm Giữa Ban Ngày của Koestler, Quần đảo Gulag của
Solzhenitsyn, hay 1984 của Orwell....
Hoá ra không phải như vậy.
Bởi vì giả sử như mấy ông mấy bà này được dịch ra tiếng Việt thì cũng
yếu xìu, bao nhiêu gân guốc bị mấy ông biên tập, mấy bà kiểm duyệt cắt,
thiến, vặt...
trụi thùi lụi.
Kundera, Brodsky, Akhmatova... đều đã được dịch cả rồi đấy.
Chẳng mấy chốc tới mấy ông mấy bà kia. Đừng nóng!
Nhưng đổ xô đọc, là tại sao?
Có lẽ đành lại phải trở về với định nghĩa "thằng khờ được việc", "the
useful idiots", vậy. Đây cũng là từ mà ngài Stalin gọi Andre Gide khi
ông còn mê Đảng. Sau khi đi Liên Xô về, ông phạng Đảng
nặng quá, ông Trùm Đỏ bực, thay bằng từ "con rắn độc dâm đãng".
Nói rõ hơn độc giả đổ xô đọc, để gật gù, sao mà ngu quá như thế cơ chứ.
Những con bọ phát sinh, là cũng theo nghĩa đó.
Ngu gì mà chết. Đớp sướng hơn!
Nàng
Kha Lệ Ninh tân thời
Giữa
địa ngục, chung quanh là biển
Milosz's
ABC 's
Nổ
Như Tạc Đạn
Nhưng rõ ràng là HHT có sáng tác. Ông có thể không nhớ, nhưng tôi nhớ.
Đó là một truyện ngắn, đăng trên tuần báo Nghệ Thuật, lẽ dĩ nhiên là
tại Sài Gòn.
Liệu ông anh còn nhớ "nó" không?
NQT
Đáp lời Vũ Huy Quang
Trên Talawas có bài viết của ông bạn VHQ, viết về ông anh của Hai Lúa,
HHT. Đúng ra để ông anh trả lời. Nhưng thằng em ngứa ngáy, lại cũng vin
vào chỗ VHQ là bạn, bèn nhẩy vô chịu đòn thay.
Vả chăng, đã đến lúc phạng cho ông bạn VHQ một cú, về cái
trò không ưa ai, là chụp cho người ta cái mũ Chống Cộng điên
cuồng, Chống Cộng giả hiệu rồi.
Cũng đã đến lúc, đặt câu hỏi, liệu Chống Cộng điên cuồng, là sai, là
không đúng... đường lối, chính sách?
Và có nên Chống Cộng? Nếu chống, phải chống như thế nào?...
Bài này đúng ra nên gửi, xin được đăng ở talawas, nhưng, cái kiểu viết
rây rưa chắc chắn
vượt ra ngoài khung ý kiến ngắn do diễn đàn này qui định, thành thử
đăng ở
đây, vậy mà tiện hơn.
Và, post lại bài của VHQ cho tiện đường dư luận.
Cẩn bạch.
NQT
Chuyện Tử Tế
1 2 3 4 5
Sikiew nổi tiếng trong đám tị nạn là vì bụi của nó.
Ngay cả giấc mơ của họ cũng đầy bụi
Bụi
|