gau
Gấu @ Đỉnh Cồn
Thời gian viết
Những Ngày Ở Sài Gòn





*
@ Pacific Mall, Sept 24

Koestler, Arthur
Cuốn sách nổi tiếng thế giới đầu tiên, liền sau Đệ Nhị Thế Chiến có lẽ đúng là cuốn tiểu thuyết ngắn Bóng Đêm Giữa Ban Ngày, dịch ra tiếng Tây dưới cái tít Số Không và Vô Tận.
Như thường ra, với vinh quang và danh vọng, chính cái chất mùi mẫn của đề tài làm mê mẩn, nói theo kiểu người Việt chúng ta, nó bắt trúng thị hiếu người đọc. Chúng ta nên nhớ chủ nghĩa Cộng Sản, vào lúc đó, là rất ư thời thượng, những sự kiện lịch sử, ở vào thời điểm đó, dù muốn dù không, được hiểu như là cuộc chiến đấu của những sức mạnh của tiến bộ, chống lại chủ nghĩa Phát xít.
Một phía, là Hitler, Mussolini, Tướng Franco, phía kia, Tây Ban Nha dân chủ, Liên Bang Xô Viết, và liền sau đó, những chế độ dân chủ Tây Phương. Cuốn tiểu thuyết của Koestler làm khiếp đảm, làm đứng tim, làm nghẹt thở mọi người, bởi vì nó phạm thánh, dám đập bể đền thờ, đá văng cu lơ điều cấm kỵ, nghĩa là  nó nói khác hẳn đi, như là vẫn được phép nói, về hệ thống xã hội chủ nghĩa. Những người Ba Lan đã trải qua nhà tù Xô Viết, trại tập trung, và sau đó, cố gắng một cách vô ích, tuyệt vọng, giải thích cho mọi người những gì đã xẩy ra, chắc chắn hiểu rõ điều này. Chủ nghĩa xã hội Nga Xô, được bảo vệ bởi một hiệp đồng mang tính đồng chí không cần viết ra thành văn thành lời, theo nghĩa, nếu chẳng may có một ai dám nói ngược lại, là người này đã... phạm thánh! [Milosz: one committed un faux pas]. Hàng triệu binh sĩ Hồng Quân đã ngã xuống, và chiến thắng của Stalin, và bao nhiêu đảng Cộng Sản Tây Âu, tất cả đã hỗ trợ cho một thực tại mà không ai dám nói ngược lại. Chống Xô Viết có nghĩa là Phát xít.
Thế mà bi giờ lại có một cuốn sách viết về sự kinh hoàng, khủng khiếp của nhà cầm quyền Xô Viết, dựa trên những người thực việc thực, là những bí mật đằng sau những vụ án xẩy ra tại Moscow. Chưa đọc đã thấy mùi khét lẹt rồi.

Hidalgo
Brodsky kể lại, một trong những chiến lợi phẩm, mà tuổi trẻ của ông có được sau cuộc chiến, là những phim ảnh của Tây Phương.
Với Hai Lúa, không phải chiến lợi phẩm, mà là quà tặng.
Của Hà Nội, trước tiên.
Và Sài Gòn, sau đó.

Với Hà Nội, chắc phải dùng chữ "thế giới hình ảnh" mới đúng. Vì đó là lần đầu tiên, thằng bé nhà quê nhìn thấy những hình ảnh, chứ không phải là con người thật, chuyển động. Và những thước phim đầu tiên, chỉ là những hình ảnh thời sự, đen trắng, của hãng Gaumont, coi ở Thư Viện Pháp, ở đường Trường Thi, Hà Nội.

"....nào, đâu, con đường Trường Thi, Hà-nội, và bóng dáng một chú bé chạy vội chạy vàng tới thư viện Pháp, cho kịp giờ chiếu phim. Chỉ là những phim thời sự đen trắng của hãng Gaumont, vậy mà cũng có bữa phải lủi thủi ra về, không phải vì đến trễ, mà vì không được người gác cửa giơ ngón tay như cây đũa thần vẫy vẫy... "
Thế giới Thư Viện

Tâm sự người lính VNCH
Nhận xét của bạn Trần Minh ngược hẳn quan niệm của một nhà văn, ở đây, là Sebald, một nhà văn Đức, "có lẽ là một nhà văn lớn lao nhất trong số những nhà văn Đức đương thời", [theo một tác giả trên Điểm sách Nữu Ước, số đề ngày 6 Tháng Mười, 2005, ông đã mất vì tai nạn xe hơi]. Ông cũng băn khoăn về quá khứ cuộc chiến, và chuyên môn nghiên cứu những thư từ, nhật ký.... Trong cuốn mới nhất, được xb sau khi chết, của Sebald, Campo Canto, một nhà điểm sách chỉ ra, "điểm lạ là, những miêu tả mang tính huỷ diệt nhất, về sự huỷ diệt các thành phố, một kinh nghiệm vượt ra khỏi trí tưởng tượng của bất cứ ai, được tìm thấy ở trong những báo cáo có tính sự kiện, thí dụ như những thư từ" (1).
Theo thiển ý, cái gọi là "kinh nghiệm vượt ra khỏi trí tưởng tượng", về nhận thức, giữa "hai bên bờ chiến tuyến", có thể tìm được ở trong những "báo cáo có tính sự kiện", là những trang nhật ký, thư nhà.
(1) Charles Simic đọc Sebald, "Người Ghi Chú Cô Đơn"
[NYRB August 11, 2005]
Thư độc giả BBC v/v Thư Nhà

Nhật Ký Trâm và Nhật Ký Anne Frank
Ông có thể giải thích thêm về khả năng hấp dẫn độc giả thế giới của cuốn sách?
- Bởi nó đề cập đến những vấn đề lớn lao, chẳng hạn bản lĩnh con người bộc lộ ra sao khi đứng trước cái chết. Tôi nghĩ là mình chẳng vơ vào chút nào khi làm cái việc từ Đặng Thuỳ Trâm mà liên tưởng tới Anne Frank (xem bài giới thiệu đặt ở đầu sách).
Vương Trí Nhàn, trả lời phỏng vấn [eVăn]
Giả sử như thế giới tìm đọc Nhật Ký Trâm Thạc, như VTN mong ước, chắc chắn họ cũng sẽ cảm thông cho số phận của bà Trâm, nhưng họ còn cảm thông hơn, cho số phận dân chúng Việt Nam, sau bao hy sinh như vậy, mà chỉ có được một con bọ!
Không hiểu họ Vương có liên tưởng ra sự khác biệt giữa hai trường hợp?
Ngoài ra, còn một sự khác biệt rất rõ, giữa hai người. Anne Frank,
cô bé đã từng la lên, vào mùa xuân năm 1944: "Ta muốn tiếp tục sống, ngay cả sau cái chết của ta!" (I want to go on living even after my death]. Liệu ông họ Vương có thể chỉ cho tôi, một bà Trâm hiện vẫn đang tiếp tục sống, sau cái chết, không chỉ một, mà hai; một, trong cuộc chiến, và một, bây giờ, khi ông biên tập, cho xb tập nhật ký?
Cũng lại một trường hợp di chúc bị phản bội.
NQT
Hiện tượng Trâm Thạc
Đâu phải tự nhiên mà lớp trẻ miền bắc hậu chiến tranh đã than thở, tại sao lớp ông via bà via của chúng ta ngu thế!
Đây là một cái ngu chung, cái ngu của thế kỷ, có thể nói như vậy. Những Trâm những Thạc tất cả đều được gọi bằng "thuật ngữ" "những kẻ ngu đần có ích", [the useful idiots], những con người ngây thơ mong được làm điều thiện. Bà Trâm còn may mắn hơn nhiều người, thí dụ, những người đã tình nguyện tham gia cuộc chiến Tây Ban Nha, như Milosz kể lại: Họ tới đó chiến đấu hoàn toàn vì lòng yêu chuộng tự do và bị điệp viên Stalin làm thịt.

Hồng hé mở cũng là màu ly biệt

Phố Cũ Dương Cầm Thu
Dương Cầm Thu ngấm men rượu Hoàng Hoa
Phố thầm nhắc một mái lầu phong nguyệt
Màu cổ điển. Rằm phơi âm bất tuyệt
Em đi đâu?! Cỏ ướt khúc tình sầu

Milosz's  ABC 's
Nhưng còn Thuyền trưởng Nemo? Ông là ai? Và ở đâu? Tôi đoán, có thể ông là một cư dân của Warsaw bởi vì những ấn bản của Những Tiếng Nói Của Những Người Nghèo Khổ, được viết vào cuối năm 1945, và chỉ được lưu hành tại đây. Một cách nào đó, cái tầu ngầm thật tương xứng với một cái mũ đen, một cái áo choàng đen của một ảo thuật gia trên đường 'hành hiệp' mà số phận của cả hai nhân vật thì cũng thật tương xứng một cách thật hãi hùng: trước tiên, một chiến sĩ chiến đấu cho tự do của xứ sở của mình, mất hết mọi ảo tưởng, và sau cùng chết trong Lò Thiêu. Bởi vì tôi chẳng kiếm ra một dấu vết nào của viên Thuyền Trưởng Nemo ảo thuật gia, cho nên tôi nghĩ rằng, ông đã chết tại đó, như những hành khách cùng một chuyến tầu. Liệu ông biết trước, và bỏ cái cặp lại, sau lưng ông?
Nemo, Thuyền trưởng

Nổ Như Tạc Đạn
Nội cái tít thôi, "cũng đủ lãng quên đời" rồi, phải chăng, thưa ông anh HHT?
NQT

Về Nhà
Người đầu tiên nhớ nhà, viết về nhà, là Thảo Trần.
Bài đầu tiên, về đất nước nhận bà và gia đình bà, sau đó trở thành Nhà, nơi để về, được viết khi còn ở trong trại cấm Sikew, gửi qua Tây, cho một giai phẩm về Ai Lao, do nhà văn Hàn Lệ Nhân chủ biên.
Bài không những được đăng, được ông chủ biên gửi cho một số báo làm kỷ niệm, mà, may mắn làm sao, dù ở trong Trại Cấm, được bưu điện trong trại cho nhận, không giữ lại như những ấn phẩm khác.
Nhưng cái này mới thật là thú vị: giở ra đọc, thấy giấu ở trong đó, không phải money order, mà là một tờ năm trăm phật lăng, thì phải.
Nhân đây, xin gửi lời cám ơn rất ư là muộn màng tới nhà văn Hàn Lệ Nhân.
NQT

Chuyện Tử Tế
1 2 3 4
Milosz viết, đánh đổi quê hương lấy cái bị...
Ông có quyền viết như thế, là vì ông quyết định chuyến đi của ông, khi nói không với chế độ, và bỏ đi.
Hai Lúa không được may mắn như ông, cho dù khi bỏ đi, cũng chỉ mang theo được, một cái bị.
Không phải để lên máy bay, mà là để lang thang suốt một ngày trời tại thành phố Bangkok, vào đúng vào ngày sinh phịa của ông Hồ.
Tục truyền, đó là ngày VC phải đón tiếp một phái đoàn Tây, tại Hà Nội. 
   
*

Bạn nhìn hình Cha, và tưởng tượng Cha tới tận nhà tù quốc tế Bangkok, mấy ngày sau khi đưa Hai Lúa và vợ tới đồn cảnh sát, để trả lời cái vụ xâm nhập vuơng quốc Thái bất hợp pháp. Để coi cái nhà tù nó ra làm sao, và để cho tí tiền, và để trả lại, mấy trang bản thảo, bức hình hỏa thiêu hoà thượng Thích Quảng Đức.
Mấy trang bản thảo, bức hình theo Hai Lúa tới đệ tam quốc gia. Và bây giờ lên thế giới ảo.
Số phận của chủ nhân cái bị, may mắn hơn nhiều, so với của chủ nhân cái cặp, một ảo thuật gia có tên là Thuyền Trưởng Nemo.