Two Jens @ home
Nguyễn
Quốc Trụ
Sinh 16 tháng
Tám, 1937
tại Kinh Môn,
Hải Dương.
Quê Sơn Tây
(Bắc Việt).
Vào Nam
1954.
Học Nguyễn
Trãi
(Hà-nội),
Chu Văn An, Văn Khoa
(Sài-gòn).
Trước 1975
công
chức
Bưu Điện
(Sài-gòn).
Tái định cư
năm
1994 tại Canada.
Tác phẩm đã
xuất bản:
Những
ngày ở Sài-gòn
Tập Truyện
[1970, Đêm
Trắng,
Huỳnh
Phan Anh chủ trương]
Lần
cuối, Sài-gòn
Thơ, Truyện,
Tạp luận
[Văn Mới,
Cali.
1998]
Nơi
Người Chết Mỉm
Cười
Tạp Ghi
[Văn Mới, 1999]
Nơi dòng
sông
chảy về
phiá Nam
[Sài Gòn Nhỏ, 2004]
Viết chung
với Thảo Trần
Chân Dung
Văn Học
[Văn Mới, 2005]
Bản quyền
thuộc
Tin Văn và tác giả.
Trích đăng, vô
vụ lợi,
liên
lạc
email
Cần ghi rõ
xuất
xứ
[nguồn] khi sử dụng.
Lô cốt
trên đê
làng
Thanh Trì, Sơn
Tây
Golden Bridge
August, 2004
|
Cuối Thu, 2005
Jen's
New
Gallery @ New School
Album
Lan Nguyen 's Thu
Album
Jen's
Thu
@
home 12.Nov.05
New work
Liệu một nhà văn "theo kiểu Kim
Dung", sẽ được Nobel văn chương?
Dám lắm. Và, theo Người Nữu Ước,
có thể đó là nhà văn Tây Ban Nha, Javier Marias, một trong những nhà
văn của đại chúng nổi tiếng nhất trên thế giới.
Ông này, tại thủ đô Madrid, tuần nào cũng phải đẻ ra một bài, cho một
tờ báo, và thế là ông viết về đủ thứ, về bất cứ thứ gì mắt ông bắt gặp,
từ chính trị, nghệ thuật... tuy nhiên, ghê gớm nhất, vẫn là những "giả
tưởng" của ông, chùng 5 triệu cuốn trên chừng 40 xứ sở trên toàn cầu.
Trong những tác giả mà ông ngưỡng mộ, ngoài Kim Dung, có thể, nhưng
chắc chắn, là những tay này: J.M. Coetzee, Salman Rushdie, và cái ông
nổi tiếng mới mất gần đây, W.G. Sebald. Tên của ông, theo tờ Người Nữu
Ước, là được thường trực nhắc nhở, trong những năm gần đây, như là một
ứng viên đầy sáng giá của Nobel văn chương!
Trang bìa TLS số đề ngày 4 Tháng Một, 2005.
Sinh nhật lần thứ 100, chẳng vui vẻ gì!
Sarah Richmond điểm ba cuốn mới ra lò.
Từ điển Sartre,
Dictionnaire Sartre
Biên tập: Francois Noudelmann và Gilles Philippe
544 trang, Champion. 70 Euros
Jean-Paul Sartre: Kịch toàn tập
Gallimard. 65 Euros
Ian H. Birchall
Sartre chống lại chủ
nghĩa Stalin
Oxford. 16.99 Anh kim
Walter Laqueur điểm sách mới xb về Koestler
Michel Laval: L'Homme sans
concessions
Christian Buckard: Arthur
Koestler
Arthur Koestler: Arrow in the
Blue
The Invisible Writing
Pamuk picks up French
prize
Michelle Pauli
Tuesday November 15, 2005
Orham Pamuk, the Turkish novelist who faces trial next month
for the "public denigration of Turkish identity" has been awarded the
prestigious French foreign literature prize the Prix Medicis.
He won the prize for his latest novel, Snow. Set in the
early 1990s, the story features a washed-up poet who returns to Istanbul after many years in exile in Frankfurt
and finds himself embroiled in a political intrigue. An expansive work
that
deals with broad themes of Turkey
and the Middle East, it was described
by
Margaret Atwood as "an engrossing feat of tale-spinning and essential
reading for our times".
Nhà văn Thổ Nhĩ Kỳ, ngưồi tố cáo cú làm cỏ tập thể "Mậu Thân" của xứ sở
của ông, bị hăm dọa đến phải bỏ chạy ra nước ngoài, và sẽ ra tòa vào
tháng tới vì tội "làm nhục căn cước quốc gia" hay, nhẹ hơn,"chê
bai, nói xấu nhà nước ta", "hụt" Nobel năm nay, đã được giải thưởng văn
học Medicis của Tây, với cuốn mới nhất của ông, Tuyết.
Lấy bối cảnh đầu thập niên 1960, đây là câu chuyện một nhà thơ
làm hỏng đời mình, sau khi trải qua nhiều năm lưu vong tại
Frankfurt, bèn trở về Istanbul, dính vô một âm mưu chính trị,
qua đó, mở ra những đề tài rộng lớn hơn về Thổ Nhĩ Kỳ và Trung
Đông.
NGUYỄN LƯƠNG VỴ
NGƯỢC
GIÓ
Gửi Lê Thu Huệ
Ngược gió thấy sông
bay như bướm
War Poet: Vừa đánh
giặc vừa làm thơ?
Bữa trước một thi sĩ ra câu
đố, có ai vừa đánh giặc vừa làm thơ, như ta chăng?
Hai Lúa hung hăng con bọ xít, trả lời, ngoài thi ông ra, chẳng có ai!
Bi giờ, có một ông, coi hình
thì có vẻ cũng thuộc loại vừa đánh giặc vừa làm thơ, nhưng, đúng hơn,
ông là một thi sĩ làm thơ về chiến tranh, một cuộc chiến mà ông có tham
dự. Tập thơ "Đây, Đạn" [Here, Bullet] của ông, được giải thưởng
Beatrice Hawley Award, năm nay, của Alice James Books [Maine].
Brian Turner còn được biết đến qua những cái tên như là Sergeant T.
hay, "giáo sư" ["the professor"], là trưởng toán [team leader], lính
chiến thứ thiệt, đồn trú vùng nóng, combat zone. Chàng làm thơ lén lút,
không dám khoe bạn bè, và họ chỉ nghe biết, thằng chả có bằng master,
nhưng chẳng ai hỏi, master về cái thứ chi chi, và đó là một M.F.A về
thơ ca, của Đại Học University of Oregon.
Người Nữu Ước số 14 Tháng
Một, 2005
Gabriel García Márquez
A
sad affair
Của Duy Thanh
Những rừng gió kể chuyện biển khơi
trời của mây của mùa thu
những chuyến đi xa không hành lý...
hồn tôi đứng thành tượng
Thanh Tâm Tuyền: Tôi không còn
cô độc
Đây là một truyện không cốt truyện.
Sự hấp dẫn bắt đọc là ở lời, giọng kể, ở ma lực của tiếng
nói bắt lắng nghe – theo bước di chuyển của nhân vật giữa thành phố bỏ
ngỏ trong
đêm, sự vật ẩn hiện nổi chìm trong giấc kín bưng triền miên của chúng -
, ở sự
dồn đẩy khôn ngưôi của chữ nghĩa tưởng chừng không sao dứt tạo thành
những vận
tiết mê mải tới chốn nhòa tắt mọi tiếng.
Gọi Đêm Giã Từ Hànội là
truyện hay tùy bút đều được. Cứ theo ký ức cùng
cảm thức của riêng tôi, trong và sau khi đọc, thì đó là một bài thơ.
Thơ là thứ tiếng nói tàng ẩn trong quên lãng bất chợt vẳng dội, đòi
được
nghe lại (nghĩa là đọc lại, lập lại). Người ta nghĩ đến một truyện
ngắn,
một bài tùy bút, một quyển tiểu thuyết đã đọc, nhưng người ta nhớ đồng
thời nghe và gặp lại một câu thơ, một bài thơ.
Đêm
Giã Từ Hà Nội là một bài thơ
thỉnh thoảng vẫn vẳng dội trong tôi mà tôi không thể nhớ toàn vẹn
- tỷ như lúc này đang viết đây tôi không cách nào tìm đọc bài thơ ấy
trừ cách tưởng tượng dựa vào ý ức và cảm thức còn sót đọng, trừ câu
trích đề.
*
Năm di cư thứ hai mươi [1974], khi viết bài Tử Địa, nghĩ đến những đứa
con tư sinh của đất Bắc ở cả hai miền lúc ấy, tôi đã mở bài bằng câu
trích đề của Anh, tuyên xưng nó là câu văn bất hủ. [Người ta có thể
nghĩ tôi quá lời, sử dụng "ngoa ngôn". Nabokov còn "ngoa" hơn nhiều khi
ông bảo: "Cả sự nghiệp của triều đại Sa Hoàng Đại Đế sánh không bằng
nửa
vần thơ của Pushkin."]
Khi từ Phú Thọ ra, ghé lại Hànội chờ tầu về Nam, lúc chiều tối đứng
trên ga Hàng Cỏ, trông xuống phố Hàng Lọng, phố Trần Hưng Đạo sâu hoắm
bóng đêm rét lạnh của một ngày cuối năm, tôi thầm nhắc thành tiếng bên
tai "... Nhìn xuống vực thẳm... dưới
ấy..", câu của anh vẳng ngân như
là một câu thơ. [Câu văn là một câu gắn liền trong mạch văn,
tách ra khỏi mạch không ít thì nhiều cũng bất toàn. Câu thơ tách ra
khỏi mạch vẫn tự đầy đủ, tự lập trên cái nền thiếu vắng nó gợi nhắc].
Tôi nhận
được một bao thư
dầy cộm, không địa chỉ người gửi,
trong đựng xấp bản thảo đánh máy. Bút hiệu Mai Thảo hoàn toàn xa lạ với
tôi.
Liếc nhìn dòng chữ đầu tiên của bài gửi, tôi giật mình kinh
ngạc: Phượng
nhìn xuống vực thẳm: Hànội ở dưới ấy.
TTT Trong
Đất Trời Nhau..
Câu văn trên làm Hai Lúa nhớ lại cái lần gửi bản thảo truyện ngắn đầu
tay tới Sáng Tạo. Và, bởi vì, như TTT viết, ông lo chuyện "đầu bếp",
như vậy cái khúc "Tôi nhận được một bao thư dầy cộm, không địa chỉ
người gửi,
trong đựng xấp bản thảo", cũng có thể áp dụng cho trường hợp Những Con
Dã Tràng, truyện ngắn đầu tay của Hai Lúa, lúc đó còn ký Sơ Dạ
Hương,
cũng "hoàn toàn xa lạ đối với tôi" [TTT].
Tuy nhiên,nó không được đánh máy, mà viết tay. Trên giấy học trò, có
dòng kẻ.
Tôi viết truyện này, khi còn thằng em. Nhớ, một bữa, nó lôi từ dưới gầm
giường ra cả một thùng giấy, trong, là những tờ giấy học trò, tờ nào
cũng bị vò lại, tờ nào cũng chỉ có mỗi một dòng: Villa trông ra biển.
Thằng em hỏi ông anh: Em không hiểu, tại sao mỗi lần viết lại, anh
không lại bắt đầu từ cái chữ "biển" đó?
Tôi không thể. Vừa không thể trả lời câu hỏi của thằng em, vừa không
thể "lại bắt đầu" từ chữ biển đó. Cứ mỗi lần lôi cái truyện ra, là, lại
viết lại cái câu "phù chú" trên, chờ... "phép lạ" xuất hiện!
Không biết tới lần
thứ bao nhiêu, bỗng bữa đó, khúc sau bật ra, và tôi biết rằng, được
rồi, mình vượt qua được rồi!
Để vượt qua được rồi, như thế
đó, với cuốn Trăm Năm Cô Đơn,
Garcia Marquez đã
phải viết tới ba trăm trang giấy!
Miền Đã
Mất
The one thing
a modern writer should not be committed to: a style.
Điều nhà văn
hiện đại chớ nên bập vào: một văn phong.
Nhà văn lớn
lao kế tiếp của thời đại Âu Châu-bự [méga- European] sẽ
viết bằng tất cả
những văn phong, như Picasso đã vẽ, như Stravinsky đã soạn [nhạc]. Điều
này
không có nghĩa là mất căn cước. Mất căn cước xẩy ra, khi, do quá sợ mất
căn
cước mà đành hy sinh tất cả. Nhà văn Anh đầu tiên chấp nhận điều này,
là
Defoe.
John Fowles: Tôi
viết, vậy là
có tôi. [I Write Therefore I Am]
Đăng
Lạc-Du nguyên
1 2 3
Và theo ông,
như thế nào có thể gọi là ‘được', một bài thơ?
Ông Thầy
TTT
Câu hỏi này
của bạn, hắc búa quá!
Hai Lúa
|