Nổ
Như Tạc Đạn
Nhưng rõ ràng là HHT có sáng tác. Ông có thể không nhớ, nhưng tôi nhớ.
Đó là một truyện ngắn, đăng trên tuần báo Nghệ Thuật, lẽ dĩ nhiên là
tại Sài Gòn.
Liệu ông anh còn nhớ "nó" không?
NQT
...với tựa đề (rất lém lỉnh) của tác giả Hoàng Hải Thủy (HHT): “Oscar
Phét-ti-van phim Congo”.
...Đã không thông
minh, chỉ lém.
VHQ
Qua câu trích trên, câu thứ nhất, tôi sợ rằng bạn dùng lộn từ. Không
hiểu, bạn tính... khen, cái tít bài viết của HHT là... hóm hỉnh?
Bởi vì lém lỉnh, như thường dùng, để chỉ cách nói. Và thường dùng theo
nghĩa bề trên nói với bề dưới. Thằng đó
lém lắm, ông anh nói về thằng em; con lém lắm, bà mẹ mắng yêu cậu con
trai; anh lém lắm, cô gái nói với bạn trai, khi cậu này sai hẹn, và
dùng lý này lẽ nọ để chạy tội, cũng có khi còn dùng để chê anh bạn trai
của mình thuộc loại mồm miệng đỡ chân tay, nói thì giỏi, nhưng khi lâm
trận yếu xìu. Chỉ được cái lém miệng.
Người bắc nói, hóm, người nam, hóm hỉnh. Có nghĩa, ăn nói có duyên, có
chút tếu tếu, tuy cũng chọc quê, nhưng không độc, không ác, chắc hẳn
thế.
[Bất giác lại nhớ cái mail cũ mà lúc nào cũng như vừa mới gửi, vừa mới
nhận được:
Anh có khoẻ không? Có gì vui
không? Anh vẫn thích nghe Kenny G. và
Yanni phải không? Em sẽ gửi cho anh tập thơ đầu tiên... Em gửi cho anh
ba bài thơ mới nhất nhé, anh đọc và chia sẻ với em.
Thỉnh thoảng em vẫn nghĩ đến anh và nhớ là anh rất hóm và gần gũi].
Câu thứ nhì, bạn chê HHT không thông minh, nhưng chỉ lém. Vẫn là cái
giọng bề trên dậy bảo bề dưới. Lém ở đây, theo như tôi hiểu, bạn sử
dụng
thay cho từ láu cá, khôn vặt... Theo tôi, bạn không nên dùng, trong một
bài góp ý, nhất là lại góp ý về những vấn đề lớn lao như chống cộng
điên cuồng.
Về "Congo", vốn hay được sử dụng trong cụm từ "Tết Congo", chỉ chuyện
khó có thể xẩy ra, chứ không có ý miệt thị, bỉ thử.
Vả chăng, đã "bỉ thử", thì làm sao lại còn có thể "lém lỉnh"? Khen ông
già lém lỉnh, liền đó, chửi bỉ thử, đúng là chuyện xẩy ra ở xứ... Congo.
NQT