*
Two Jens @ home

Nguyễn Quốc Trụ
Sinh 16 tháng Tám, 1937
tại Kinh Môn, Hải Dương.
Quê Sơn Tây (Bắc Việt).
Vào Nam 1954.
Học Nguyễn Trãi (Hà-nội),
Chu Văn An, Văn Khoa
(Sài-gòn).
Trước 1975 công chức
Bưu Điện (Sài-gòn).
Tái định cư năm 1994 tại Canada.

Tác phẩm đã xuất bản:
Những ngày ở Sài-gòn
Tập Truyện
[1970, Đêm Trắng,
 Huỳnh Phan Anh chủ trương]
Lần cuối, Sài-gòn
Thơ, Truyện, Tạp luận
[Văn Mới, Cali. 1998]
Nơi Người Chết Mỉm Cười
Tạp Ghi
[Văn Mới, 1999]
Nơi dòng sông
chảy về phiá Nam
[Sài Gòn Nhỏ, 2004]
Viết chung
với Thảo Trần
Chân Dung Văn Học
[Văn Mới, 2005]

Bản quyền thuộc
Tin Văn và tác giả.
Trích đăng, vô vụ lợi,
liên lạc
email
Cần ghi rõ xuất xứ
[nguồn] khi sử dụng.







*
Lô cốt trên đê làng
Thanh Trì, Sơn Tây

*
Golden Bridge
August, 2004











 


Jen's New Gallery @ New School

NGUYỄN LƯƠNG VỴ
NGƯỢC GIÓ
Gửi Lê Thu Huệ
Ngược gió thấy sông bay như bướm

Gabriel García Márquez
Sự hấp dẫn bắt đọc là ở lời, giọng kể, ở ma lực của tiếng nói bắt lắng nghe – theo bước di chuyển của nhân vật giữa thành phố bỏ ngỏ ban đêm, sự vật ẩn hiện nổi chìm trong giấc kín bưng triền miên của chúng - , ở sự dồn đẩy khôn ngưôi của chữ nghĩa tưởng chừng không sao dứt tạo thành những vận tiết mê mải tới chốn nhòa tắt mọi tiếng.
Phượng nhìn xuống vực thẳm: Hànội ở dưới ấy.
Mai Thảo: Đêm Giã Từ Hànội.
Như đã có lần Hai Lúa đã tường trình, câu văn trên, không hiểu sao, sau khi đọc, từ đời thuở nào, nó ở lì lại trong đầu Hai Lúa, và biến dạng thành:
Phượng nhìn xuống Hànội: Địa ngục ở dưới đó.
Hay có khi:
Phượng nhìn xuống địa ngục: Hànội ở dưới đó.


Miền Đã Mất
Why have I not turned to poetry? What keeps me in exile?
Tại sao mình không quay qua làm thơ, nhỉ? Cái gì khiến mình lưu vong?

Tôi ớn nhất cái ngày gửi bản thảo cho nhà xuất bản, bởi vì đó là ngày mà những con người mà tôi yêu thương, chết; họ biến thành, thảm thưong thay, những bộ phận, những xương cốt cho loài người nghiên cứu, tìm tòi, nhặt nhạnh. Nhân loại còn làm phiền tới mức tra hỏi tôi, khúc xương này nghĩa là gì, cái sọ kia của ai. Nhưng cái gì mà tôi viết ra, nó là thế nào thì nó là thế ấy. Nếu nó không rõ ràng ở trong sách, nếu như thế, nó cũng chẳng nên rõ ràng, vào lúc này.
John Fowles: Ghi chú về một cuốn tiểu thuyết dở dang.

Pasternak đã từng gọi điện thoại cho bồ, khóc nức nở.
- Chuyện gì vậy, cưng?
- Ông ta chết rồi, chết rồi!
- Ai chết?
- Zhivago!
*
Nhóm Tiểu Thuyết Mới làm tôi xẩu hổ, vì cũng bầy đặt ti toe tí tiếng Tây. Cả đám không làm được điều mà Sartre đã làm, qua vài đoạn trong Buồn Nôn. Theo tôi, sau-1918, có bốn cuốn tiểu thuyết Tây nổi cộm, đó là Đi Tận Đêm Đen, Voyage au bout de la nuit, của Céline, Phận Người của Malraux, Buồn Nôn, và Dịch Hạch của Camus. Chúng đều là những cuốn tiểu thuyết trực diện với cuộc đời, mỗi cuốn theo một cách nào đó, cho dù theo kiểu của Voyage: Tẩn cho cuộc đời một trận!

Đăng Lạc-Du nguyên
1 2 3

Đọc những bài viết của ông, chắc Thanh Tâm Tuyền có ảnh hưởng rất lớn trong việc viết lách của ông?
Mỗi nhà văn/thơ có phải chịu ảnh hưởng một người như vậy?
Ông Thầy

Bạn không thể nào viết văn, nếu không kiếm ra được ông thầy của bạn.
Đây tạm coi là phần thuận. Phần đảo, suy từ một bài viết của Borges, Những Tiền Thân Của Kafka: Trò khám phá ra thầy, không phải thầy khám phá ra trò.

Như đã từng viết, TTT không phải là ông thầy dạy văn của Hai Lúa. Nhưng Hai Lúa, vì là bạn của ông em, nên may mắn được quen biết gia đình nhà thơ, vào lúc vừa mới lớn, nhiều mơ mộng, và toàn là những mơ mộng đẹp, cuộc sống lúc đó còn tương đối thanh bình, những điều kiện tốt đẹp như thế đã ảnh hưởng nhiều tới Hai Lúa. Cái ảnh hưởng của nhà thơ đối với Hai Lúa, là của một người anh đối với người em trong gia đình, chứ không phải ở ngoài xã hội.
Nhưng nếu không gặp TTT, có lẽ cuộc đời của Hai Lúa sẽ khác đi rất nhiều. Sẽ mất đi một... mặc khải về mình!

Hai Lúa đã từng viết về cái cảnh đứng ngay trên vỉa hè Sài Gòn, đọc ngấu nghiến cuốn Bếp Lửa, khi cuốn sách được ông Nguyễn Đình Vượng, là nhà xb, đem bán son. Đó không phải là một mặc khải, mà là một dịp may, được đọc cuốn sách đúng lúc, đúng nơi, theo cái kiểu miếng khi đói bằng gói khi no. Bởi vì, nếu cuốn sách không được đem bán son, Hai Lúa đã chẳng có cơ hội được đọc, vì lúc đó nghèo lắm, lấy đâu ra tiền mà mua sách! Nếu có tiền cũng chẳng hề nghĩ đến chuyện mua sách!
Đọc Bếp Lửa

Nhớ, một lần ngồi Quán Chùa, với ông anh, và một người nữa, cũng nhà văn nổi tiếng. Khi TTT ra về, ông nhà văn này lắc đầu, tưởng TTT thế nào, không ngờ cũng chỉ "khoe" mới đọc cuốn này, cuốn nọ. Nhà văn phải như "tao", viết ra để cho nhân loại đọc, chứ làm sao lại có chuyện tao phải đọc bất cứ thằng nào con nào?
Bữa đó, tuy đã quá lâu, quá xa, quá xưa, nhưng Hai Lúa vẫn còn nhớ, chính Hai Lúa là người "khoe" với ông anh, mới đọc cuốn Những Người Mộng Du, bản tiếng Tây, của Koestler. Ông anh nói, đời thằng chả này quá sướng, lúc xế chiều sa vào một thư viện khổng lồ, nhờ đó viết được một bộ ba cuốn, trong có cuốn Những Người Mộng Du, [THE SLEEPWALKERS, 1959].

Nhận xét của nhà văn lớn kia, một cách nào đó, cũng tương tự như của một hai người, về trang Tin Văn. Tại sao lại cứ phải lôi hết ông Tây này đến ông Tây khác, hết ông da trắng này tới ông da trắng nọ? Hết trắng tới đen, mà chẳng thấy da vàng mũi tẹt?

Có một nhà văn đã trả lời giùm cho Hai Lúa, khi bị hỏi, sao truyện của bà có mùi... Kafka: Bởi là vì Kafka là người Việt Nam!

Hai Lúa cũng cố tìm cách "hoàn tất, hoàn thiện" câu trả lời trên, khi cố gắng dịch ra tiếng Việt, tất cả những câu nói của bất cứ một nhà văn Kafka nào, cho dù ông ta nói bằng tiếng Đức, hay bằng tiếng Tây, bởi vì, viết bằng bất cứ tiếng gì, thì cũng chỉ là một cách ở trọ, ở nhờ, đối với ông, một nhà văn "Việt Nam" gốc Do Thái!

Bảnh hơn nữa, mượn câu trả lời của nhà văn trên, có thể nói, tất cả những nhà văn nhà thơ được nhắc tới trên Tin Văn, đều là người Việt Nam.