Two Jens @ home
Nguyễn
Quốc Trụ
Sinh 16 tháng
Tám, 1937
tại Kinh Môn,
Hải Dương.
Quê Sơn Tây
(Bắc Việt).
Vào Nam
1954.
Học Nguyễn
Trãi
(Hà-nội),
Chu Văn An, Văn Khoa
(Sài-gòn).
Trước 1975
công
chức
Bưu Điện
(Sài-gòn).
Tái định cư
năm
1994 tại Canada.
Tác phẩm đã
xuất bản:
Những
ngày ở Sài-gòn
Tập Truyện
[1970, Đêm
Trắng,
Huỳnh
Phan Anh chủ trương]
Lần
cuối, Sài-gòn
Thơ, Truyện,
Tạp luận
[Văn Mới,
Cali.
1998]
Nơi
Người Chết Mỉm
Cười
Tạp Ghi
[Văn Mới, 1999]
Nơi dòng
sông
chảy về
phiá Nam
[Sài Gòn Nhỏ, 2004]
Viết chung
với Thảo Trần
Chân Dung
Văn Học
[Văn Mới, 2005]
Bản quyền
thuộc
Tin Văn và tác giả.
Trích đăng, vô
vụ lợi,
liên
lạc
email
Cần ghi rõ
xuất
xứ
[nguồn] khi sử dụng.
Lô cốt
trên đê
làng
Thanh Trì, Sơn
Tây
Golden Bridge
August, 2004
|
Chủ nghĩa tư
bản cho người nghèo?
Đây có lẽ là
cái tin mừng mừng nhất, biết đâu đấy, sau khi nhân loại
quá thất vọng về một thiên đường cộng sản.
Tờ Người Kinh
Tế, số đề ngày 5 Tháng Một, làm một khảo sát về tiền ít,
vốn ít, a survey of microfinance, và về một kho tiền giấu kín, a hidden
wealth, của người nghèo.
Những dịch vụ
tài chính sau cùng từ người giầu trải ra tới thế giới
đang phát triển. Và những ngân hàng lớn đang khám phá ra một thị trường
dành cho những khách hàng nghèo khổ.
"Mỗi lần mất
đi một tình yêu thật khủng khiếp. Điều đó
như một vết thương rất sâu và không lành lại được nữa"
Thanh
Lam
Nghe
nói Mùa Thu ở đây đẹp lắm
Tụi mình chạy xe đuổi theo lá đổi mầu
Trên xa lộ
Trong thơ Nguyễn Du
Trong hạnh ngộ.
Đi
trong gió
Nỗi nhớ Sài-gòn buốt trên đầu ngón tay.
Chuyện viết lách của
tôi hơi giống một câu chuyện Tầu, về một họa sĩ, được nhà vua ra lệnh,
hãy vẽ cho ta một con cua. Nhà nghệ sĩ bèn trả lời, Thưa Hoàng Thượng,
hạ thần cần mười niên, một căn nhà tổ bự, và hai mươi nàng hầu. Mười
năm qua đi, "Thưa Hoàng Thượng, hạ thần cần thêm hai niên nữa". Rồi,
thêm một tuần.
Sau cùng, ông
nhặt cây cọ lên, múa một đường, là xong con cua.
Italo Calvino
Ôi chao, vẫn
còn "bảnh" hơn Hai Lúa, cả đời chỉ mong ghi lại, một cái
lá mùa Thu, đậu trên vai một cô bé con ngày nào, nơi vườn Tao Đàn, sắp
hết đời, cô bé thì đi rồi, vậy mà vưỡn chửa xong!
Vĩnh Biệt 4
"Nhớ những
ngày nhà cô bé dời lên đường Gia
Long. Buổi sáng, cô đưa em đi học trường Kiến Thiết gần khu Chợ Đũi,
đưa mắt nhìn người yêu đang chờ đợi trong quán cà phê Tầu ở ngay đầu
đường. Khi về, cô tha thẩn giữa những hàng cây nơi vườn Tao Đàn. Mùa
Thu theo chiếc lá nhẹ nhàng đậu trên vai cô bé đang mơ mộng, đang trở
thành người lớn."
Lần Cuối
Sài Gòn
Trân Trọng
Giới Thiệu
ADAMSTUDIOS
Brutal Burma: Miến Điện tàn bạo
Với du khách, Miến Điện
giống như một vương quốc thần tiên. Những người
dưng [outsiders] làm sao biết số phận chừng 50 triệu dân lo sợ, chán
nản, mất hết tinh thần, khi phải sống một trong những chế độ độc tài
tàn khốc nhất trong thế giới.
G. Orwell đã từng viết về Miến Điện, từ những kinh nghiệm cùng kỷ niệm
của ông, khi là một sĩ quan thuộc lực lượng Cảnh Sát Hoàng Gia Ấn Độ,
vào giữa thập niên 1920. Những ngày
ở Miến Điện, một thứ sách thánh về vuơng quốc thần tiên này.
Nhưng người ta kể rằng, ông viết không phải một, mà một bộ ba, a
trilogy, về Miến Điện.
Hai cuốn kia, là 1984 và Trại Súc Vật. Trong một xứ sở ngày
nào là 1/3 vựa gạo của thế giới, 1/3 trẻ em tại đây bây giờ suy dinh
dưỡng.
[Trích hình, và bài viết của Leslie Scrivener, trên Toronto Star, Chủ
Nhật, Nov, 6, 2005].
*
Khi viết Cái
Đẹp và Con Thú ở Miến Điện (tạp chí Điểm Sách New York, NYRB, số ra
ngày
25 tháng Năm, 2000), Timothy Garton Ash cho biết, ông không thể viết
tên những người mà ông đã gặp, bởi làm như vậy là đưa họ vào tù. Và bởi
vì những nhà lãnh đạo đất nước này có những cái tên như trong tiểu
thuyết của Orwell: Bí thư thứ Nhất, Bí thư thứ Nhì, thứ Ba… cho nên ông
đặt cho những nạn nhân, và những người ông đã từng gặp gỡ bằng những
"bí danh": U-1, U-2, Daw-1, Daw-2…
*
"Tôi là một người ăn chay," U. 5 nói. "Tôi ăn chay
sau khi đi tù về.
Ông biết không – Tôi ân hận phải nói với ông về chuyện này – Chúng tôi
đã ăn chuột."
-Nhưng làm sao nấu?
-Chúng tôi chỉ phơi nắng cho khô, rồi cứ
thế ăn sống.
Ash sững sờ chiêm ngưỡng xứ sở thấm nhuần
Phật giáo này. Ông thú nhận, chưa từng thấy một xứ sở đẹp như thế, và
một chế độ xấu xa như vậy.
Theo ông, liên hệ giữa Cái Đẹp và Con Thú không đơn giản. Thật quá dễ
dàng khi cho rằng, mặc dù thể chế chính trị, xứ sở này vẫn đẹp. Bởi vì
đây là cái đẹp của một thế giới già nua, như là hậu quả của cách biệt,
của suy thoái kinh tế (Miến Điện trước đây được coi là thúng gạo của Ấn
Độ; bây giờ, chén thuốc phiện của thế giới). Của thể chế chính trị tồi
tệ. Đây là một "diễm xưa" (the beauty of backwardness). Vẫn một diễm
xưa xót xa như vậy, khi bạn du lịch vùng Đông Âu, trước đây sống dưới
chế độ Cộng Sản. Ông gọi nó là nghịch lý về bảo thủ cách mạng (the
paradox of revolutionary conservation).
Tuy nhiên, hậu quả trên là một ấn bản hư ruỗng, của cái cũ, thời còn
thực dân. (Chúng ta hiểu tại sao một vài nhà cách mạng cựu trào Việt
Nam năn nỉ Đảng cho được tự do ra báo tư như hồi còn mồ ma thực dân
Pháp). Miến Điện vẫn đẹp một cách lười biếng, uể oải như trong tác phẩm
của Rudyard Kipling. Nhưng thê thảm hơn, còn một thực tại tồi tệ, do
nghèo đói, suy dinh dưỡng, hữu sinh vô dưỡng, cộng thêm trận dịch cuối
thiên niên kỷ: AIDS và ma túy.
Vượt lên trên tất cả là Cái Đẹp viết hoa:
Aung San Suu Kyi.
"Daw Suu", với những người bạn thân. "Phu
nhân" (The Lady), với người dân Miến Điện.
*
Còn Đảng là còn Khổ,
Hết Đảng là có Phở!
Bùi Ngọc Tấn & Hai Lúa
NGUYỄN LƯƠNG VỴ
CÁNH
ĐỒNG BẤT TẬN
Gửi
Nguyễn Ngọc Tư
Xâu
con mắt luồn kim tìm
chiêm bao
Thanh Tâm Tuyền
Một
chỗ trên ô tô buýt
Chuyến xe buýt chạy trong buổi chiều. Trời mưa, mưa ngoài châu thành.
Không tìm thấy bến không đỗ lại.
Thành
Phố
giận lên cho ấm
ngực gầy
mưa giờ giới nghiêm tăm tối
Hànội Hànội
Đăng
Lạc-Du nguyên
Hàng cây trong công viên
bên đường nhớ rừng
Cùng thi nhau vươn cao
như muốn trút hết nỗi buồn lên trời.
Một lần, nhậu cùng một ông bạn trẻ tuổi hơn, cũng nòi thi sĩ, đã từng
có thơ đăng trên Trăm Con. Cũng cùng quê Bắc, và cái ý thơ Đêm Mưa Gửi
Bắc, là cũng cùng ngậm ngùi.
Say thơ, say rượu, đọc tới hai câu trên,
anh gật gù:
-Thơ không cần làm nhiều. Chỉ hai câu này, là có thể chẳng cần làm thơ
nữa, cũng vẫn được, anh ạ!
Đọc lại, bỗng liên tưởng tới cái di chúc của nhà thơ Du Tử Táo:
Khi tôi chết hãy liệng mẹ
cái thây tui xuống biển!
Thì trút lên
trời hay liệng xuống biển thì cũng mêm
xôi, mắm xốt [từ chữ même chose, tiếng Tẩy mà ra]
Thiếu đi
tình yêu thương vô bờ bến, vô điều kiện với tha nhân, những truyện ngắn
của Đỗ Hoàng
Diệu chỉ vật vã trong sự huyễn oặc ích kỷ về bản thân, một bản thân
không có
chiều sâu của cả văn hoá lẫn tình cảm.
Đọc
Bóng Đè
Đè
Tôi nghĩ
HL
dường như
có thành kiến về... cá nhân NMG
Ý
kiến nhỏ
Phê
Bình Là Gì?
Đáp
lời Vũ Huy Quang 1 2 3 4 5
|