Two Jens @ home
Nguyễn
Quốc Trụ
Sinh 16 tháng
Tám, 1937
tại Kinh Môn,
Hải Dương.
Quê Sơn Tây
(Bắc Việt).
Vào Nam
1954.
Học Nguyễn
Trãi
(Hà-nội),
Chu Văn An, Văn Khoa
(Sài-gòn).
Trước 1975
công
chức
Bưu Điện
(Sài-gòn).
Tái định cư
năm
1994 tại Canada.
Tác phẩm đã
xuất bản:
Những
ngày ở Sài-gòn
Tập Truyện
[1970, Đêm
Trắng,
Huỳnh
Phan Anh chủ trương]
Lần
cuối, Sài-gòn
Thơ, Truyện,
Tạp luận
[Văn Mới,
Cali.
1998]
Nơi
Người Chết Mỉm
Cười
Tạp Ghi
[Văn Mới, 1999]
Nơi dòng
sông
chảy về
phiá Nam
[Sài Gòn Nhỏ, 2004]
Viết chung
với Thảo Trần
Chân Dung
Văn Học
[Văn Mới, 2005]
Bản quyền
thuộc
Tin Văn và tác giả.
Trích đăng, vô
vụ lợi,
liên
lạc
email
Cần ghi rõ
xuất
xứ
[nguồn] khi sử dụng.
Lô cốt
trên đê
làng
Thanh Trì, Sơn
Tây
Golden Bridge
August, 2004
|
@ home 18.11.05
Tin Văn vừa
nhắc tới ông
này, nhân đọc một tin trên Guardian Journal7/31, NYRB số đề ngày 1
Tháng Chạp có bài Melville Người Vĩ Đại, điểm cuốn Melville: Thế giới
và Tác Phẩm của Người. Sẽ có bài tóm tắt.
Cũng số báo, còn bài về Malaparte, Những điều ghê rợn về chiến tranh,
điểm cuốn Kaputt, nhân mới được NYRB dịch từ tiếng Ý.
Ông này Hai Lúa quá rành, vì đã từng dịch cuốn La Peau của ông, từ bản
tiếng Tây, với cái nhan đề thật là ấn tượng, Thượng Đế Đã Chết Trong
Thành Phố. Cuốn Kaputt chưa kịp ra lò, thì đứt phim.
Nhà
Văn Nguyễn Sỹ Tế Từ
Trần, Thọ 83 Tuổi
QUẬN CAM, California (VB) -- Nhà văn Nguyễn Sỹ Tế đã ra đi
tại Quận Cam, hưởng thọ 83 tuổi. [Việt Báo online]
'I
didn't know who Mandela
was'
Rachel Zadok's Whitbread-nominated novel wrestles with the
iniquities of apartheid. But, she tells Aida Edemariam, without Richard
and
Judy it may never have been published
Friday November 18, 2005
The Guardian
Tôi không biết Mandela là ai, Rachel Zadok, lớn lên tại Nam Phi, cho
biết. Tác phẩm của cô cũng là về nạn phân biệt chủng tộc tại xứ sở này.
Như tất cả những đứa bé da trắng, cô cũng có một nanny, một bà mẹ thứ
nhì, người da đen. Khi gia đình dọn đi nơi khác, bà mẹ đen này, lẽ dĩ
nhiên là bị bỏ lại. Và cô quyết định, sẽ xây dựng riêng cho cô một
nanny, vuợt ra khỏi luật đời đó, with her mother's new helper,
Margaret, she made sure that she built her own, separate relationship.
Và cuộc chiến đấu này đưa đến kết quả, tác phẩm đầu tay, tiểu
thuyết Gem Squash Tokoloshe, tuần này lọt vô chung kết giải Whitbread
First
Book Award. Cuốn sách đã được Macmillan nhận in, và đưa trước £20,000.
"Tôi để nó đấy, và vẫn đi làm bồi bàn như thường, cố trang trải mọi nhu
cầu, như thể đó không phải là tiền thật. Kỳ thật!"
When the Macmillan
publicist called with the news,
Zadok
says, "I just didn't believe her". Photo: Macmillan.
["Khi nhà xb gọi điện thoại báo tin, tôi không tin."]
Gió
từ thời khuất
mặt
[toàn truyện]
Lê Minh Hà
Cánh
Đồng Bất Tận
[toàn truyện]
Nguyễn Ngọc Tư
Câu của Coetzee sau đây,
về
Faulkner, như thể đã "tiên tri", sự xuất hiện của Cánh Đồng Bất Tận! NQT
Đọc NNT
Coi Nguyễn
Ngọc Tư là đặc
sản miền nam, là chỉ nói được một... nửa sự
thực về nhà văn này. Mà một nửa sự thực thì còn khốn nạn hơn cả một lời
dối trá.
Có lẽ phải
muợn một câu của Coetzee
viết về Faulkner, áp dụng cho NNT: the epic, told and retold endlessly,
of the South, a story of cruelty and injustice and hope and
disappointment and victimization and resistance.
[Một sử
thi, kể
đi kể lại không bao giờ hết, về Miền Nam, một câu chuyện về độc ác, về
bất
công, về hy vọng, về thất vọng, về nông nỗi hoá thành nạn nhân, về đề
kháng]. Và, có thể
mượn ngay câu của Faulkner
nói về ông, để nói về NNT: "Bây giờ, lần đầu tôi nhận ra," Faulkner
viết thư cho một bà bạn, khi
nhìn ngoái lại, từ lợi điểm, là khoảng giữa những năm năm mươi của ông,
"tôi có một của báu thật là lạ: vô học trong bất kỳ ý nghĩa chính qui
nào, chẳng có bạn hay chữ, nói chi bạn giỏi văn, thế mà lại làm được
những điều tôi đã làm. Tôi không biết nó từ đâu tới. Tôi không biết tại
sao Ông Trời, hay các thần linh, hay chẳng rõ vị nào, chọn tôi làm con
thuyền."
Chúng ta
thấy, "tiền thân" của NNT, không phải một ông SN, 30 Tháng Tư
lộ nguyên hình VC, mà là một Đồ Chiểu, với lời tự trào hiển hách về
mình:
Chở bao nhiêu đạo, thuyền
không khẳm
Đâm mấy thằng gian, bút
chẳng tà.
Ngay chính NNT nhận xét về mình "cũng không giống"
[ông VC] Sơn Nam!
* Chị nghĩ như thế nào khi có người
cho rằng chị bị ảnh
hưởng của nhà văn Sơn Nam
và Cánh đồng bất tận mang hơi hướng của Mùa len trâu, tuy được khoác vẻ
hiện
đại và thời sự hơn?
- Tôi muốn hỏi là Mùa len trâu nào, văn học hay điện ảnh?
* Chúng ta đang bàn đến lĩnh vực văn
học...
Tôi chỉ được đọc tác phẩm văn học, và
thấy mình kém xa (và
cũng không giống) nhà văn Sơn Nam, nhất là sự hiểu biết thấm đẫm về Nam
Bộ. Tôi
cũng tham khảo tác phẩm của ông rất nhiều, nhất là mỗi khi "bí" về
phong tục, về lịch sử, văn hóa của vùng đất này...
Nguyễn Ngọc Tư: "Tôi viết trong nỗi im
lặng"
Vừa mới ra mắt, truyện dài Cánh đồng
bất tận của nhà văn trẻ
Nguyễn Ngọc Tư đã thu hút được sự quan tâm của độc giả. Ngay lập tức
Hãng phim
Việt cũng đã tìm về Cà Mau để mua bản quyền tác phẩm này để làm phim
với số
tiền là 15 triệu. Dưới đây là cuộc trò chuyện với nhà văn Nguyễn Ngọc
Tư
Trang
NTT trên Tin Văn
Trang NNT
do THD thành lập
Cánh
Đồng Bất Tận
Thơ NLV
Gửi NNT
Xâu con mắt
luồn
kim tìm chiêm bao.
Người xưa
thường nói,
nếu vẽ rồng chớ có "điểm nhãn". Vẽ mắt rồng, bữa nào hứng lên, rồng
vàng, hạc vàng... bay mất, để trơ lại một thành Thăng Long mất cả Gươm
Thiêng lẫn Rùa Thần, một Hoàng Hạc Lâu biến thành tiệm chả cá Lã
Vọng...
Tôi nghĩ, Sơn
Nam đã quên lời dặn đó của cổ nhân, khi viết Hình Bóng
Cũ.
Khi còn ở Trại
Cấm, nhân có một cán bộ Cộng Sản thất sủng, bị anh em
đồng chí tính cho đi mò tôm, nên đành phải vượt biển, và được đậu thanh
lọc, rồi sau đó xẩy ra một cuộc tranh luận gay gắt giữa một số người.
Người cán bộ đã nói thẳng ra một điều: tại sao các anh không giải phóng
chúng tôi, tại sao các anh tạo ra tình cảnh cả nước phải đi ăn mày tình
thương của toàn thể nhân loại... Khi lấy được Miền Nam, có thể giấc mơ
muôn đời của Miền Bắc đã được thực hiện: Giải phóng cho chính mình, rồi
sau đó, cho cả nước. Đối với lịch sử, Miền Nam chỉ có công: Thất trận.
Hình Bóng
Cũ
Trong
Đất Trời Nhau
Bài
nhớ thi sĩ
Nhị
Ông là một thi
sĩ, tuy tự trào, bỡn cợt, nhưng "cũng đành" (résigné), với thời gian,
số mệnh, lẽ tử sinh, nhất là với bệnh tật, và cùng với nó, nỗi cô đơn.
Thơ ngày một lạnh thêm. Mai Thảo, trước khi để cho người ta nhìn thấy
ông, như ông là (một nhà thơ), nghĩa là một vị khách nhẫn nhục, và hóm
hỉnh, của Địa Ngục; đã chịu đựng rủi ro, làm một nhà văn thời thượng,
vô sắc, một cách thật đặc biệt. Đọc (ông, thấy) nhàm chán, hàm hồ,
những chi tiết vô hại (vô tác dụng) làm phiền chúng ta. Sau vài trang,
người ta nhận ra, sự hời hợt, cẩu thả, là cố ý, cốt cho đầy cuốn sách.
(Mô phỏng Borges, khi ông viết về Henry James: "James, avant de laisser
voir ce qu'il est, c'est à dire un hôte résigné et ironique de l'Enfer,
court le risque de passer pour un romancier mondain...", Jean- Yves
Pouilloux trích dẫn, trong Borges, Fictions.)
Ai cũng
biết,
điều này: Trước 1975, hầu hết truyện của Mai Thảo, là tiểu thuyết đăng
báo.
Để
Viết Cho Sướng Tay!
Đọc đoạn hai
người làm quen
nhau, thân thiết nhau ngay từ buổi gặp gỡ
ấy, thật khó mà tưởng tượng sau này, khi Mai Thảo ra hải ngoại, viết
Chân Dung một số nhà văn, lại có đoạn nói về lần gặp gỡ Thanh Tâm Tuyền
tại nhà in hồi làm báo của Vũ Ngọc Các, và ông lầm nhà thơ bạn mình,
với một
anh thợ sắp chữ!
Hai Lúa thành thực nghĩ rằng, khi MT viết như vậy, ông không hề tin
rằng sẽ
có ngày bạn mình ra khỏi nhà tù, ra được hải ngoại và viết những lời
tưởng niệm, khi MT nằm xuống.
Cũng như những dòng của VP trong Văn Học Miền Nam, về nhóm ST.
Người ta thường cho rằng, bộ sách khổng lồ của VP là để cứu tử văn học
miền nam, khi nó bị VC bức tử.
Hai Lúa nghĩ ngược lại.
Đây là cú "cho anh phát súng tim anh... nát" [capstan], tức phát
súng ân huệ, "coup de grâce", tiếp theo đòn tù cải tạo của VC.
Hay "coup secondaire". Đòn thứ nhì này, theo Trường Sơn Lê Xuân Nhị,
người phóng tác Al Capone, mới thật là ép phê!!!
Cho anh phát súng
tim anh nát: CAPSTAN
Phòng anh
lạnh lẽo,
mời anh lên lầu: PALL MALL
Hai Lúa
nghiền thuốc lá từ
hồi còn tuổi teen, về già, ông bác sĩ gia đình, sau khi nghe kể những
ngày tháng giang hồ lang thang nơi cầu Calmette, (1) lắc đầu nói, tao
chưa thấy thằng nào lucky như mày, nhưng, hăm he, mày muốn sống thêm
vài năm mà vui với con bé Jen này, thì phải bỏ thuốc lá.
Hai Lúa bỏ, nhưng, đọc đến hai câu trên bỗng thấy thèm một điếu
Oakland, đến nhỏ nước miếng!
Cái điếu Oakland đó, cũng lại có một lịch sử thê lương của nó, (2)
những ngày đứng nơi cổng trường Thánh Mẫu Hoà Hưng.
(1) Em đi
dạy
học- anh làm công chức.
Sáng anh
ngồi quán Cái Chùa.
Cà phê sữa
croissant.
Trưa lang
thang đại lộ Hàm Nghi - Cầu Calmette.
Tối thì Văn
Cảnh- Đêm Mầu Hồng.
Không ai
kèn cựa với người đã chết.
Văn
tế
(2) Sau bức
thư, một buổi sáng tôi cuốc bộ đến trường Thánh Mẫu ở khu Hoà Hưng chờ
đón cô tan học
về. Ngày trọng đại, hút đâu cỡ chừng cũng cả gói thuốc lá. Khi tan
trường
ra, trông thấy tôi, chắc cô cũng có chút bối rối, nhưng thản nhiên kêu
xích
lô đi một mách, ra ý, ngay cả một bức thư tỏ tình mà anh cũng không
viết
nổi, nói chi đến chuyện yêu thương, khoan nói chuyện ăn đời ở kiếp.
Một người anh
Để
tưởng nhớ mùi hương
31 Tháng
Chạp 1953, Sàigòn.
Một trong
những cái thú của một nơi chốn xa xôi lạ hoắc, đó là, cái thú
"bạn của bạn", theo nghĩa, một cái nét đẹp của nó, đã từng quyến rũ một
người bạn của bạn, đột nhiên, nó cũng tóm lấy bạn!
Tôi đã gặp
đúng một tình trạng như vậy, một buổi chiều, một người bạn
như trên, tới gặp tôi, sau một vài hơi whisky, đèo tôi đi trên chiếc xe
gắn máy của anh ta, một bác sĩ hải quân, dạo chơi Sàigòn. Chúng tôi tới
thăm mấy tiệm hút.
Tiệm đầu tiên
ghé, thuộc loại rẻ tiền, ở trên một tầng lầu, bên dưới là
một trường học, nơi đám học trò đang lo thi kỳ thi "tiểu học và trung
học đệ nhất cấp". Ông chủ tiệm cũng dân trong nghề, một bệnh tưởng, a malade
imaginaire, người
khô quắt,
như bị vắt sạch nước, hậu quả của sáu chục bi một ngày. Một bé gái ngủ
gật, và một cậu trai. Thuốc phiện không nên để cho người còn trẻ vướng
vào, như ngưòi Tầu tin tưởng, mà chỉ để dành riêng cho những ngưòi đứng
tuổi, hoặc già cả. Một bi ở đây tốn mười đồng. Sau đó, chúng tôi tới
một tiệm sang hơn, Chez Pola.
Ở đây, bạn có phòng dành riêng, và có thể mang theo bạn. Một cái dù Tầu
thật lớn che trên một cái giường tròn lớn. Một quầy đầy những sách ở
ngay kế bên giường. Lạ làm sao, và cũng tuyệt vời làm sao, tôi thấy hai
cuốn của tôi, trên quầy sách: Le
Ministère de la peur
và Rocher
de Brighton. Tôi
bèn lôi xuống, viết mấy lời đề tặng.
Một bi ở đây
tốn ba chục đồng.
Kinh nghiệm
hít tô phe của tôi bắt đầu vào Tháng Mười năm 1951, khi tôi
ở Hải Phòng trên đường ra Vịnh Hạ Long...
Graham Greene.
Tam Thập Lục Kế, Tẩu Vi Thượng sách: Ways of Escape
|