Số
phận còn thua hạt cát.
John
Banville was tonight (Monday 10
October) named the winner of the £50,000 Man Booker Prize for Fiction
with The Sea, published by Picador.
Giải Man Booker trao cho John Banville, người Ái nhĩ lan,
với cuốn The Sea. Ông và Kazuo Ishiguro, với cuốn Never Let Me Go, đồng
phiếu, cho tới khi ngài chủ tịch bỏ phiếu quyết định. Cũng không
vui gì,
ngài chủ tịch, Professor Sutherland, nói.
Đây là cuốn tiểu thuyết thứ 14 của tay 'cựu văn sĩ' 59 tuổi.
Một văn phong gia, a stylist. Bạn có thể ngửi ra mùi những
cuốn của Joyce, Beckett, và Nabokov trên giá sách của ông. Một tay mê
viết văn hơn
là mê viết tiểu thuyết:
"There's a lot
of lovely language but not much novel."
Tài năng mới xuất
hiện!
Trên website
Đặc Trưng, tình cờ Hai Lúa phát giác một cây viết mới
toanh, lẽ dĩ nhiên với Hai Lúa, nhưng viết thật bảnh! Xin đơn cử một
thí dụ. Trong bài viết về BG, tác giả
nhắc lại câu này của ông: Lòng người như đại dương, sâu thì thăm thẳm
mà rộng thì mênh mông. Nói
lời đau lòng như ném chiếc kim vào chốn không cùng ấy, có muốn lấy lại
thì cũng chả biết đâu mà tìm !
Người nói ra, đã ghê, nhưng nhớ lại, và ngộ ra được, ấy mớl lại
càng ghê!
Nhưng Brodsky, cũng ý đó, khi so sánh phận lưu vong của nhà văn, một kẻ
không làm sao mang theo độc giả, quê hương cùng với mình, và, viết, là
bị mất tích giữa đám đông, giữa tỉ tỉ con người: "Trở thành cây kim
trong đại dương, sâu thì thăm thẳm mà rộng thì mênh mông đó, nhưng mà
là một cây kim mà ai cũng cố tìm cho thấy. Lưu vong chính là như thế
đó. That's what exile is all about."
[The Condition We Call Exile].
Nhà thơ Nga phán: Hãy vứt mẹ ba cái phách lối vào thùng rác. Anh là cái
cứt gì? Chỉ là một hạt cát giữa sa mạc. Hãy đo lường chính mình, không
phải đối với ba thằng cha văn hữu, bạn văn... nhưng mà là với sự vô
cùng của con người. Mà cái vô cùng của con người đó mới bất nhân, mới
giòi bọ làm sao!
Hãy viết, hãy nói, từ cái đó. Chứ đừng nói, từ cái ham muốn, cái tham
vọng cà chớn của anh!
Trong
bảng mẫu tự cảm tính
và tri giác của nhân loại, chữ cái K vĩnh viễn thuộc về, chỉ một người.
Steiner:
K
I cannot
become
modest; too
many things burn in me; the old solutions are falling apart; nothing
has been done yet with the new ones. So I begin, everywhere at once, as
if I had a century ahead of me.
- Canetti, 1943
[Tạm dịch: Tôi thật khó mà không ôm đồm; nhiều điều cháy bỏng ở trong
tôi; những câu trả lời cũ thì rã rời; những câu mới chưa ra ngô ra
khoai.
Vậy là tôi bắt đầu, ở bất cứ đâu đâu, cùng một lúc, liền lập tức, cơ
mầu cả một thế kỷ ở trước tôi].
Câu trên, do Susan Sontag trích dẫn, trong cuốn sách Hai Lúa đang đọc,
"Under the Sign of
Saturn", của bà. Sách, đề tặng Joseph Brodsky. Tên
sách,
"Under..", là tên
bài viết về Walter Benjamin.
Hai Lúa chép câu trên, để tặng một bạn đọc Tin Văn, than phiền,
viết "nham nhở", nhiều bài chỉ có mỗi cái tựa, chẳng bài nào hoàn
tất....
Lẽ dĩ nhiên, đừng nghĩ, Hai Lúa này dám "bác bác tôi tôi" với... nhà
văn Nobel người Đức, Canetti.
Chỉ là liên
tưởng. Đồng vọng. NQT
Gửi
Huế
Email chúc
phúc
1 2
Nói đến chống Cộng điên cuồng, Hai Lúa lại nhớ đến những ngày ở Trại
Cấm Sikiew Thái Lan, chờ kết quả cuộc sổ xố có tên là "thanh lọc".
Và cái vụ liên quan đến một trong những đại sư phụ, - theo nhận định
của VHQ - của trường phái Chống Cộng Điên Cuồng.
Cái “cơ sở” của HHT, là chỉ vì
hàng triệu
“anh em tôi” chết ..
VHQ
Nếu bạn ta có nghiên cứu tiểu sử của HHT, hoặc có đọc ông, thì hiểu ra
một điều: HHT, do lớn tuổi hơn "đám tụi mình", nên vướng cuộc chiến
Đông Dương lần thứ nhất, chứ không phải cuộc chiến "của" VHQ
và những bạn bè của anh, trong có Hai Lúa, em Hai Lúa, [cũng
sĩ quan VNCH như VHQ], và nhiều người khác nữa.
"Hàng triệu" anh em tôi đã chết ở đây, là "anh em tôi" của "chính VHQ"!
Bạn ta lại cắn phải lưỡi của mình, một lần nữa!
Sau này, ra hải ngoại, VHQ gọi những người "anh em tôi may mắn chưa
chết", là lũ Chống Cộng Điên Cuồng cả đấy!