|
"comedy of menace".
"Pinteresque".
... These plays, and other early works such as The
Homecoming (1964), have sometimes been labelled as displaying the
"comedy
of menace". They often take an apparently innocent situation, and turn
it
into a threatening and absurd one by means of characters acting in ways
which
seem inexplicable both to the audience and, sometimes, to other
characters.
This style has inspired the adjective "Pinteresque".
... Những kịch này của ông và những tác phẩm đầu tay, thí dụ
như Về Nhà, đôi khi đã được dán nhãn "hài kịch của sự hăm dọa". Chúng
thường mang vẻ về ngoài vô hại, ngây thơ, và rồi đổi qua vẻ đe dọa, phi
lý bằng
cách để cho nhân vật xử sự không làm sao giải thích được đối với cả
hai, khán
thính giả, và những nhân vật khác. Kiểu chơi kịch như vậy đã đưa đến
tính từ
"Pinteresque"..
[From Wikipedia, the free encyclopedia]
Ai sở hữu Anne Frank?
"Nội dung thực" đã được 'biên tập' [altered:sửa đổi] bởi chính ông bố
[Frank himself], và chuyện này thì thật quá dễ hiểu, nếu chiếu theo
quyền hạn của ông bố, đây là 'tài sản' của tao, và hoàn cảnh, thời kỳ
đó, nó
phải như thế. Nhật ký, đây đó loáng thoáng những dòng, những chữ của
một cô gái tuổi 'teen', rất đỗi riêng tư, như làm sao tránh thụ
thai, hay những miêu tả cơ thể của cô: "Ở phía trên, giữa môi
ngoài, có một nếp da... nó là cái hột le. Rồi tới môi trong..." Tất cả
những dòng như vậy, ông bố Frank gạch tuốt luốt. Ông gạch luôn những
đoạn cô gái tỏ ra hết sức giận dữ bà mẹ, [người đàn bà hư đốn nhất trên
đời]. Cũng dể hiểu thôi. Ông đâu muốn người đọc có một ý niệm xấu về
Anne Frank. Ông bỏ luôn, những chi tiết ghê rợn khi lính Đức bắt người
Do Thái ở Amsterdam. Vào năm 1991,17 năm sau khi Frank mất, một bản
chung
quyết, the definitive, được xb, lấy lại tất cả những gì ông bố đã bỏ
đi, nhưng than ôi, người đọc đã có một hình ảnh không
thể nào biên tập hay sửa đổi gì được nữa, về Anne Frank: một biểu
tượng,
một lý tưởng, một cô gái ngây thơ, trong trắng như.. thiên thần.
Cynthia Ozick
Hai Lúa chưa được đọc nhật ký của cô Trâm, nhưng chắc chắn, đó cũng là
hình ảnh mà nhà nước ta đang tô vẽ, về một nữ bác sĩ ưu tú, thép đã tôi
như thế đấy, từ bỏ cái nôi miền bắc xã hội chủ nghĩa, đi theo tiếng gọi
đường ra trận mùa này đẹp lắm, vào nam chữa lành mọi vết thương do Mỹ
Nguỵ gây nên cho... nhân loại!
Ngông
như... Ngô Đình Diệm!
Trên e_Văn có một bài viết về mấy ông con thi sĩ Tản Đà. Cũng ngông
chẳng thua gì bố. Nhưng, "ngông nhất, lạ nhất" lại là một chi tiết
về... Ngô Đình Diệm:
"Sau hòa
bình, nhà xuất bản Minh Đức mời ông đến ký hợp đồng
tái bản thơ Tản Đà. Khi sách ra, Bộ Văn hóa sẽ long trọng tổ chức kỷ
niệm ngày
sinh Tản Đà. Nhiều nhà văn nhà thơ đã viết bài ca ngợi thơ yêu nước của
Tản Đà.
Nhưng Hà Nội chưa kịp kỷ niệm Tản Đà thì ở Sài Gòn, Ngô Đình Diệm đã tổ
chức kỷ
niệm Tản Đà rất om sòm.!"
Xin post
lại toàn bài, kẻo bản chính bị delete mất, thì thật uổng!
If a poet
has any
obligation toward society, it is to
write well. Being in minority, he has no other choice.
[Hỡi tên thi sĩ kia, hãy làm thơ cho thật hay, nếu như mi có một bổn
phận nào đó đối với đám người đông đảo kia.
Trong thiểu số đếm trên đầu ngón tay, mi đâu có một chọn lựa nào khác?].
Joseph Brodsky: To Please a Shadow: [Hãy] Làm Hài
Lòng một Cái Bóng
Two Jens @ home, Oct 11,
2005
Lửa
và Chữ
Bài
Concerto này là một
trong những
tác phẩm trang nghiêm và
sâu lắng nội tâm, tiêu biểu của dòng nhạc Shostakovich sau này (khi đã
ê chề và
bầm dập)...
Shostakovich
Shostakovich vào Viện Âm
Nhạc Petrograd năm 1919 khi ông 13 tuổi, và là một trong những học trò
xuất sắc nhất về soạn nhạc của trường Petersburg. Ông cũng đam mê không
khí văn chương của thành phố. Vở opera đầu tiên của ông, Cái Mũi, dựa
theo một chuyện kể phi lý của Gogol về cái mũi của một nhân viên, rời
chủ của nó để sống một cuộc sống tự lập, cuối cùng bị cảnh sát bắt. Vở
opera có thể được thưởng thức như là một câu chuyện châm biếm về quyền
lực và nỗi sợ do nó gây nên. Vào năm 1936, Stalin đi dự một buổi trình
diễn vở opera của ông Phu nhân
Macbeth ở Quận Mtsensk, và tỏ vẻ bực
bội, dấu hiệu mở đầu chiến dịch dữ dội của Đảng nhằm chống lại mọi hình
thức nghệ thuật đi ra ngoài dòng hiện thực xã hội chủ nghĩa. Leningrad
trở thành mục tiêu đầu tiên của "Đại Khủng Bố"....
Nơi
người chết mỉm cười
Mù tịt về nhạc cổ điển, tuy nhiên, đọc những "trang nghiêm, sâu
lắng nội tâm, ê chề, bầm dập"... Tin Văn bèn post lại bài viết trên Đặc
Trưng, và hy
vọng, sẽ giới thiệu tiếp một bài, trên tờ Người Nữu Ước,
về người, và thời, của Shostakovich.
Xin mời
độc giả Tin
Văn nghe đọc Biển, Thơ
NQT tại Gió_O
[Tks. NQT]
Tài năng mới xuất
hiện!
Trên website
Đặc Trưng, tình cờ Hai Lúa phát giác một cây viết mới
toanh, lẽ dĩ nhiên với Hai Lúa, nhưng viết thật bảnh! Xin đơn cử một
thí dụ. Trong bài viết về BG, tác giả
nhắc lại câu này của ông: Lòng người như đại dương, sâu thì thăm thẳm
mà rộng thì mênh mông. Nói
lời đau lòng như ném chiếc kim vào chốn không cùng ấy, có muốn lấy lại
thì cũng chả biết đâu mà tìm !
Người nói ra, đã ghê, nhưng nhớ lại, và ngộ ra được, ấy mớl lại
càng ghê!
Nhưng Brodsky, cũng hình ảnh "Tìm em như thể tìm Kim", đã coi đây là
"phận lưu vong" của nhà văn, một kẻ
không làm sao mang theo độc giả, quê hương cùng với mình, và, viết, là
bị mất tích giữa đám đông, giữa tỉ tỉ con người: "Trở thành cây kim
trong đại dương, sâu thì thăm thẳm mà rộng thì mênh mông, nhưng mà
là một cây kim mà ai cũng cố tìm cho thấy. Lưu vong chính là như thế
đó.
That's what exile is all about." [The Condition We Call Exile].
Kafka
Trong
bảng mẫu tự cảm tính
và tri giác của nhân loại, chữ cái K vĩnh viễn thuộc về, chỉ một người.
Steiner: K
Gửi
Huế
Email chúc
phúc
Ngồi xem mùa
phơi khô nắng
Ôi sắc thu rền trong lá khô…
Đè 1 2
Câu
trả lời phỏng vấn của Sebald, chỉ
cần thay đổi đi một chút, là thật hợp với "nàng":
"Chốn [cá] hóa long của tôi,[Thảo Hảo],
là tản văn, chứ không phải truyện ngắn"
Đáp lời Vũ Huy Quang
1 2
Cháo Rắn, đọc
đã lâu, Hai Lúa chỉ nhớ đại khái, nhưng những chi tiết thuộc loại chìa
khóa của câu chuyện thì làm sao quên.
Đây là thứ truyện ngắn, tác giả kể rông rài, đủ thứ "phiếm" trên đời,
chỉ để bất thình lình, ngay lúc độc giả không ngờ nhất, "phạng" ra một
chi tiết, một hình ảnh. Chi tiết này, hình ảnh này, sau này sẽ đọng lại
mãi ở trong trí nhớ bạn đọc. Bảnh hơn nữa, cái chi tiết hình ảnh đó, có
khi không thực sự xẩy ra, không thực sự "có mặt" ỏ trong truyện ngắn,
nhưng với một độc giả "mắt xanh", là bắt buộc phải cảm nhận ra. Đây là
những chi tiết chìa khoá, những câu văn chìa khoá, ngay cả với tác giả,
chứ đừng nói gì độc giả.
Không thực sự xẩy ra, không thực sự có mặt?
Thí dụ, chi tiết anh chàng lỡ độ đường, đứng bên cái lu nước, ôm bọc
quần áo, trong truyện ngắn Dọc
Đường của Thanh Tâm Tuyền. Độc giả, nhất là độc giả miền
nam, để
nhớ hình ảnh đó, "bèn" viện dẫn tới hỏa châu, hay trái sáng bắn
lên trời, trong một
cuộc công đồn đả viện. Kèm luôn hình ảnh anh chủ quán vội vàng nhẩy lên
chuyến xe chót.
Và cái hình ảnh chưa từng có mặt ở trong truyện ngắn, là hình ảnh anh
chàng
lỡ lộ đường, lom khom đứng bên lu nước, cùng với bọc quần áo, hình ảnh
này rực sáng lên, trong trí tưởng người đọc, nhờ hoả châu
chiếu nó sáng lên, đóng chặt mãi nó vào nền trời đêm của cái huyện nhỏ
bé bên
cạnh một con lộ, bên cạnh một cánh rừng cao su....
Tác giả đâu có viết gì, về
một hình ảnh được găm vào nền trời đêm, vào
hồi ức "đêm đen giữa đêm đen" [mô phỏng Darkness at Noon của
Koestler],
của độc giả, nhất là những độc giả miền nam, nhất là những độc giả
không thể nào lìa bỏ cuộc chiến đó, kể từ khi nó "có mặt", cũng như bi
giờ, "vắng mặt"?
Hay là hình ảnh này.
Đọc Đêm hay
Ngày, ngay những ngày đầu vô Nam, Gấu chỉ còn giữ được một hình
ảnh của nó. Đó là khi Rubachov bị đồng chí tống vô tù, trong phòng
giam, nghĩ tới những cú tra tấn sắp sửa, anh "VC", "nhiều tuổi Đảng hơn
cả Đảng" bèn dí cái đầu điếu thuốc đang cháy bỏng vô lòng bàn tay. Đang
say sưa lịm người với thú đau thương, giật mình ngó lên, chàng thấy tên
lính gác đang đăm đăm nhìn bằng con mắt cú vọ, qua lỗ hổng ở
cửa phòng giam. Tên gác "bèn" nhếch mép cười khinh bỉ, đóng sập lỗ hổng
lại, và bỏ đi.
Koestler
Có thể, bạn sẽ hỏi, tại làm sao mà mi nhớ hình ảnh
đó, hơn là những
hình ảnh khác? Có phải, chính mi, cũng thích thú ba cái ["trò thú"] đau
thương? và chính vì thế, mà mi... viết văn?
Đúng như thế, Hai Lúa đã đòi phen tự hỏi mình những
câu hỏi như vậy?
*
-Mầy không thấy trực thăng quần nãy giờ sao
mầy. Bộ
mày muốn tao chết…
-Còn tôi dễ không chết hả. Cứ đi hoài tiền đâu chịu cho thấu.
-Tao là đàn ông mầy nghe chưa? Ở nhà để lỡ như lần trước chúng vô bắt
kéo thây về rừng cho chúng. Một mình tao phải kéo bốn cái thây mầy nhớ
không, cả đêm cả ngày tới chừng về phát đau còn bị người ta kêu lên kêu
xuống hỏi hoài… Mầy chịu vậy không? Tao ở nhà… Đ. m. thứ đàn bà ngu!
Người vợ kéo quần lên tới bắp vế, gãi....
Thanh Tâm Tuyền, Dọc Đường.
|