gau
Gấu @ Đỉnh Cồn
Thời gian viết
Những Ngày Ở Sài Gòn









*


Tưởng niệm Simon Wiesenthal 1908 - 2005
"The bad conscience of Nazis", (1) như ông tự nhận.
Săn lùng Nazi, không phải là để trả thù, mà là vì công lý, và đây là cả cuộc đời của ông. Tuyệt hơn nữa, phần thưởng quí giá mà ông nhận được, là khám phá ra, và nhờ đó, nhân loại được hưởng ké, đời văn, literary life, của Anne Frank.
Và đây cũng là cuộc đời độc nhất mà Anne Frank, nhờ ông mà có được.
Ngày hôm qua, Wiesenthal mất trong khi ngủ, tại Vienna, thọ 96 tuổi. Anne Frank mất vào tháng Ba, năm 1945, vì bịnh chấy rận, tại Trại Tập Trung, Lò Thiêu Nazi Bergen-Belsen, hưởng dương 15 tuổi.
[Toronto Star, Sept 21, 2005].
"To young people here, I am the last," he told an interviewer in Vienna in 1993. "I'm the one who can still speak. After me, it's history." 
"Với lớp trẻ ở đây, tôi là kẻ sau cùng," ông trả lời phỏng vấn. "Tôi là kẻ còn đang nói. Sau tôi, là lịch sử"
[NY Times, Sept 21, 2005]
(1) Lương tâm tự vấn của những Nazis.
Thông Điệp Của Anne Frank
Tôi muốn nhân dịp này để làm sáng tỏ một điều vẫn thường được hiểu sai. Người ta thường nói Anne biểu tượng sáu triệu nạn nhân Lò Thiêu (Anne symbolizes the six millions victims of the Holocaust). Tôi nghĩ một phát biểu như vậy là không đúng. Cuộc đời và cái chết của Anne, là của riêng cô: một số mệnh cá nhân; một số phận cá nhân đã xẩy ra sáu triệu lần. Anne không thể, và không nên để cho cô đứng đại diện cho biết bao nhiêu cá nhân con người mà đám Nazi đã lấy đi mạng sống của họ. Mỗi nạn nhân có một chỗ đứng độc nhất của riêng họ ở trên thế giới, và trong trái tim của thân quyến và bạn bè của người đó.
Anne Frank: Một ghi nhận

Chủ nghĩa xã hội tự nó huỷ diệt nó, bởi vì nó huỷ diệt tự do, và vì thất bại kinh tế. Những nhà tiên tri Mác xít đã lầm khi tiên đoán chủ nghĩa tư bản sẽ được thay thế bằng chủ nghĩa cộng sản-chủ nghĩa xã hội, socialism-communism; tuy nhiên, một khi mất kẻ thù, xã hội tư bản cần phải xét lại chính nó, tra hỏi chính nó, về những thành tụu cũng như những thất bại của riêng nó.
Chỉ bằng cách đó, mà những lời sau đây, của Havel mới trở thành sự thực được: "Sự cứu rỗi thế gian này của con người không nằm đâu, mà ngay trái tim con người, trong quyền năng của con người khi chiêm nghiệm, suy tưởng, và trong sự khiêm cung, và trong trách nhiệm của con người."
Norman Manea: Nhà độc tài và người nghệ sĩ, tiểu luận.

Matute ?
“Một chút Matute (Tây Ban Nha”) thì tôi mù tịt hai chăm phần chăm; không những tôi chỉ không biết Matute là ai, là ông hay bà, tôi còn chưa bao giờ nghe nói đến cái tên Matute. Chuyện nhân vật Matute là ông hay bà chắc tôi phải kính hỏi ông Nhà Văn kiêm Nhà Biên Khảo Nguyễn Quốc Trụ, hỏi cho chắc ăn, bất sỉ thượng vấn, lỡ ra Matute là bà mà tôi không biết tôi gọi là ông, để rồi bị ông Nguyễn Quốc Trụ lâu lâu ông ý buồn, ông ý móc ra, bị ổng ghét thì ổng chửi là ngu, được ổng thương thì bị ổng riễu, ổng chọc quê! Dại gì!
CTHĐ: VỢ…, TUYẾT và TRƯƠNG PHI…
[Đặc Trưng online]

Kính ông anh CTHĐ,
NQT này cũng chẳng biết Matute là ai, nhưng vào thời đại net, cứ vô Google, hay Britannica, là có ngay:
Ana María Matute
born July 26, 1926, Barcelona, Spain
Spanish novelist known for her sympathetic treatment of the lives of children and adolescents, their feelings of betrayal and isolation, and their rites of passage.
Như thế, Matute là nữ văn sĩ TBN
Chú thích: CTHĐ là bạn với ông anh của NQT, là ký giả Hiếu Chân, hay nhà văn Nguyễn Hoạt.
Kính Ông HHT
Tôi đã đọc những thư độc giả của ông, gửi cho ông, trên tờ Sài Gòn Nhỏ. Lạ một điều, không một ai còn nhớ, hoặc nhắc tới Hoàng Hải Thuỷ nhà văn, mà chỉ khen Hoàng Hải Thuỷ, nhà phóng tác.
Ngay chính ông, ông cũng không bao giờ nhắc tới tác phẩm đó. Tại sao vậy?
Không lẽ ông đã quên tác phẩm tuyệt vời đó?
Đó là một tác phẩm tuyệt vời. Thật là tuyệt vời, không phải ngày xưa khi tôi đọc nó, mà ngay cả bây giờ, vào lúc này, khi về già, và tưởng tượng ra nó.
Hi NQT
Ông nói đến quyển nào thế, cho tôi biết với. HHT
*
Cái tác phẩm đầu tiên mà tôi đọc, và mê liền, rồi cứ phải tưởng tượng ra nó, của Hoàng Hải Thuỷ, như tôi còn nhớ được, là một cuốn tiểu thuyết đăng báo hàng ngày, tờ Ngôn Luận thì phải.
Tên của nó là Nổ Như Tạc Đạn.
Cái cảnh tượng tuyệt vời nhất, mà tôi còn nhớ, là nhân vật chính, một thứ James Dean của La Fureur De Vivre, hay một Salinger của Bắt Trẻ Đồng Xanh, anh chàng này vào một tiệm sách, không phải để mua, mà là để chôm...
Tớ thích làm thế, chẳng để làm gì cả, chẳng để chứng minh, chứng tỏ gì gì cả...
Hình như thế, nếu phải giải thích một hành động...  như thế.
Một thứ "acte gratuit" chăng?
Một thứ tự khẳng định mình, của tuổi trẻ chăng?
Nào ai biết được!
Nổ Như Tạc Đạn. Nội cái tít thôi, "cũng đủ lãng quên đời" rồi, phải chăng ông anh HHT?
NQT

Tiếng Huế, một ngoại ngữ
Note: Gửi bạn, Huế. NQT

Gấu, SOS!
[Nguồn: Thư Viện Hoa Sen]

Simone Weil
Cách đây vài năm, tôi trải qua rất nhiều buổi chiều tại căn phòng của gia đình bà, nhìn ra những khu vườn Luxembourg Gardens, tại cái bàn đầy vết mực từ cây viết của bà, nói chuyện với bà mẹ, một người đàn bà tuyệt vời, ở vào tuổi tám mươi.
Albert Camus, ngày được Nobel văn chương, đã trốn đám phóng viên, bằng cách trú ẩn trong căn phòng này.
Milosz: Sự quan trọng của Simone Weil

Camus, Albert
Tôi nhớ một lần trò chuyện với Camus. Ông hỏi, theo quan niệm của bạn, một tên vô thần như tớ [Camus] có nên cho con đi làm lễ thông công. Cuộc trò chuyện xẩy ra, chỉ ít lâu sau khi tôi ghé thăm Karl Jasper ở Basel, và tôi hỏi ông, về chuyện có nên dậy dỗ con cái như những tín đồ Ca Tô. Jasper trả lời, là một người theo Protestant, ông ta không khoái lắm cái đạo Ca Tô, nhưng trẻ con, theo ông, là phải được dậy dỗ theo đúng như niềm tin của chúng, và nếu như vậy, cứ để chúng tiếp cận truyền thống thánh kinh, và sau đó, chúng sẽ tự chọn cho chúng một tín ngưỡng.
Thế là tôi bèn trả lời Camus, đại khái như trên.
Milosz

Hội nghị vì Tự do Văn hóa
Đó cũng là nhận định của một số người về chuyện MT lấy tiền Mẽo làm tờ Sáng Tạo. Có trách ông, là ông làm báo thì ít, mà đi vũ trường, bao gái, thì nhiều!

Hiện tượng Trâm Thạc
Nhưng ví mấy ông bà Trâm Thạc may mắn sống sót cuộc chiến, với một Sebald, suốt đời băn khoăn về những nỗi nhục trong gia đình, chẳng là quá vinh danh họ sao!




Chuyện Tử Tế
1 2 3 4