*
Two Jens @ home

Nguyễn Quốc Trụ
Sinh 16 tháng Tám, 1937
tại Kinh Môn, Hải Dương.
Quê Sơn Tây (Bắc Việt).
Vào Nam 1954.
Học Nguyễn Trãi (Hà-nội),
Chu Văn An, Văn Khoa
(Sài-gòn).
Trước 1975 công chức
Bưu Điện (Sài-gòn).
Tái định cư năm 1994 tại Canada.

Tác phẩm đã xuất bản:
Những ngày ở Sài-gòn
Tập Truyện
[1970, Đêm Trắng,
 Huỳnh Phan Anh chủ trương]
Lần cuối, Sài-gòn
Thơ, Truyện, Tạp luận
[Văn Mới, Cali. 1998]
Nơi Người Chết Mỉm Cười
Tạp Ghi
[Văn Mới, 1999]
Nơi dòng sông
chảy về phiá Nam
[Sài Gòn Nhỏ, 2004]
Viết chung
với Thảo Trần
Chân Dung Văn Học
[Văn Mới, 2005]

Bản quyền thuộc
Tin Văn và tác giả.
Trích đăng, vô vụ lợi,
liên lạc
email
Cần ghi rõ xuất xứ
[nguồn] khi sử dụng.







*
Lô cốt trên đê làng
Thanh Trì, Sơn Tây

*
Golden Bridge
August, 2004











 




*
@ Mc's 21.10.05
on the way to school

Nhật Ký Thời Chiến
Tôi sợ rằng, có cái sự phản bội, là do Thép đã tôi như thế đấy!
Chính cái lý tưởng cao ngất trời kia, ngồn ngộn trong những trang nhật ký của Trâm Thạc, trong thơ văn Bùi Minh Quốc, cái men say chết người toát ra từ những câu thơ tẩm đầy thuốc độc, thí dụ, «Đường ra trận mùa này đẹp lắm»… đã đưa đến nỗi cay đắng đoạn trường hiện nay.

Thế kỷ 20 có thể coi là đỉnh cao của Cái Ác, nhập thân vào ý thức hệ, theo nghĩa mà Solzhenytsin đã chỉ ra: Thành quả của Cái Ác, qua sức mạnh và trí tưởng tượng của những Đại Ác Nhân của Shakespeare cùng lắm thì cũng chỉ đếm được trên chục xác chết. Bởi vì đám khốn kiếp này không có ý thức hệ, như là một "nghĩa cả" để mà phục vụ... Nhờ có "ý thức hệ", thế kỷ 20 đã có được cái số phận khốn nạn của nó: kinh qua Cái Ác ở mức độ hàng triệu triệu tử thi."
["The imagination and inner strength of Shakespeare’s vilains stopped short at a dozen cadavers. Because they had no idology... Thanks to "ideology" the 20th century was fated to experience evil calculated on a scale of millions."].
Solzhenitsyn.

2 Nhật Ký Sebastian

Nhật ký của Sebastian cho thấy, đây là một trong những chứng liệu quan trọng nhất về thảm kịch Do Thái trong giai đoạn trên, có thể so sánh với "Sống sót tại Auschwitz" của Primo Levi, hay Nhật ký của Anne Frank. Không như Levi và Frank, là những người viết từ bên ngoài Địa Ngục, miêu tả cuộc sống ở những trại tập trung hay trong khi ẩn trốn, Sebastian viết, với một sự chân thành và một cái nhìn sắc bén, từ lò luyện ngục, là chính căn phòng riêng của mình ở Bucharest, nơi ông "sống với nỗi chết không rời", trong sợ hãi có thể bị gõ cửa mời đi bất cứ lúc nào, tới một nơi là trại tập trung, hay tử thần. Trong những lúc tạm cho mình thoải mái, ông tra hỏi đời mình, qua những lạc thú: nghe nhạc, những cuộc tình, đọc, viết, hay học tiếng Anh.
1936
Ngày 3 tháng Năm: Đại Hội của Hội Nhà Văn. Làm sao họ có thể tỏ ra trịnh trọng, với những trò hề lố bịch như vậy, nhỉ?…

Hồ Sơ Đệ Tứ, phần điểm cuốn Giọt Nước Mắt Trong Biển Cả, của Hoàng Văn Hoan, có vài chi tiết thú vị về Hồ Chí Minh.Thí dụ như, [Hoàng Văn Hoan] được giao trách nhiệm thảo một bức thư gửi nhà cầm quyền Trung Quốc... HVH đưa bản nháp cho Hồ Chí Minh duyệt. "Bác Hồ" bôi xóa vài chữ và thêm vào vài chữ khác. HVH lấy làm lạ, vì như vậy, nội dung thư không thay đổi, nhưng văn pháp thì sai. "Bác Hồ" mới trả lời ông rằng:
"Chú chỉ biết viết thư là viết thư, chứ chưa biết chính trị... Người Việt Nam ở những nơi xa xôi hẻo lánh viết chữ Trung Quốc làm sao đúng văn phạm được? Viết như vậy, họ mới tin là do anh em viết.."HVH kết luận: "Việc tuy nhỏ nhưng đối với tôi, là một bài học rất sâu sắc về công tác quần chúng và công tác thực tế."
Chi tiết Bác Hồ bị cướp, đọc trên talawas, trích HVH.
Chi tiết Lênin bị cướp thì đọc ở đây.
Cười Vỡ Đêm Đen

Ở vào một vài giai đoạn của lịch sử, chỉ có thơ mới có thể chơi ngang ngửa với thực tại, bằng cách nhét chặt nó vào một cái gì mà nhân loại có thể nâng niu, hoặc giấu diếm, ở trong lòng bàn tay, một khi cái đầu chịu thua không thể nắm bắt được."
"Theo nghĩa đó, cả thế giới nâng niu bút hiệu Anna Akhmatova."
Joseph Brodsky
*
Anna Akhmatova qua nét vẽ của
David Levine, NYRB.
Được chụp hình, được họa nhiều nhất, trong các thi sĩ.
Nhìn nghiêng, chỉ cần nhìn cái mũi, là nhận ngay ra Bà.
The word that causes death's defeat.
Cái Từ Khiến Thần Chết Cũng Phải Bỏ Chạy
 "Tôi mang cái chết đến cho những người thân của tôi
Hết người này tới người kia gục xuống.
Ôi đau đớn làm sao! Những nấm mồ
Đã được tôi báo trước bằng lời."
"I brought on death to my dear ones
And they died one after another.
O my grief! Those graves
Were foretold by my word."
Anna Akhmatova

Nguyễn Lương Vỵ
Ru em lem luốc một đời
Thi Sĩ
Gửi Phạm Phú Hải


*
-Bà quan niệm ra sao, về xứ sở, đất đai của bà, tiếng nói của bà...?
Linda Lê: Tất cả đã bị cắt đứt. Và nhà văn Conrad, tên phản phúc đã phản bội tiếng nói của nó, gia đình của nó, xứ sở của nó, đã là một khuôn mẫu đối với tôi... Tôi cảm thấy tôi là một kiều dân (metèque) viết văn bằng tiếng Pháp. Tôi nói kiều dân với rất nhiều kiêu ngạo...

"Cái nước mình nó thế"
Đèn đuốc ư, dẹp mẹ nó đi! Đêm rồi.
And take away the lanterns. Night.
Akhmatova: Requiem, Kinh Cầu.

Đè 1 2
Đây là cái thứ văn chương mà trong nước đang cần:
I have often heard it said that cowardice is the mother of cruelty.
Montaigne.
Tôi thường nghe người ta nói, hèn nhát là mẹ độc ác.
Paz trích dẫn, trong bài viết: Hãy coi trường hợp Solzhenitsyn: Bụi Sau Bùn, in trong "Về những thi sĩ và những người khác".
"Lukacs coi Tầng Đầu Địa Ngục như đỉnh cao của chủ nghĩa hiện thực xã hội, theo nghĩa, về mặt xã hội cũng như về mặt ý thức hệ, nó đem đến cho con người cơ may khám phá tất cả những sắc thái tức thời và cụ thể của xã hội, và trình bầy chúng, theo những lề thói thẩm định của chính chúng".
Về cuối đời Lukacs nhận ra, Solzhenitsyn mới là một tay "hiện thực xã hội chủ nghĩa" đích thực.
Trong bài diễn văn Nobel, Solzhenitsyn có nói vài lời tóm tắt điều mà Lukacs muốn nói đó, chủ nghĩa hiện thực xã hội đích thực, nó là một cái gì khác hẳn những bản văn tuyên truyền, vốn đã chẳng hiện thực, mà chẳng có một tí gì là xã hội ở trong đó:
"Văn chương là hồi ức của những con người; nó truyền đi từ thế hệ này qua thế hệ kế tiếp, những kinh nghiệm không thể nào bẻ bác được về con người. Nó gìn giữ và thắp sáng, ngọn lửa lịch sử, vốn miễn nhiễm trước mọi bóp mép, và lại càng cách xa, mọi dối trá."
Paz: Bụi Sau Bùn

Thơ phải được đọc lên, phải được nghe, như đây là định mệnh cuối cùng của nó. Định mệnh của một tiếng nói và cũng là định mệnh của hồi nhớ, của biết bao nhiêu con người.
Thanh Tâm Tuyền: Thơ giữa Chiến Tranh và Trại Tù

Nobel 2005  1 2

Phê Bình Là Gì?
... nhưng cũng giống như trong trường hợp Mác xít, chính là ở biên cương của phân tâm học mà chúng ta có được những nghiên cứu, phân tích phê bình xum xuê nhất; khởi từ một phân tích những chất, những phần, an analysis of subtances, [thay vì những tác phẩm], tiếp theo đó là những nhào nặn, những vặn vẹo, thật năng động, thật xăng xái, hình ảnh của một số đông những thi sĩ, Bachelard đã tạo dựng một điều có thể được coi như là nền móng cho một trường phái phê bình, rất có ảnh hưởng, đến nỗi người ta có thể gọi nó là nền phê bình Pháp hiện nay, ở trong một hình thức phát triển nhất của nó, một nền phê bình Pháp lấy hứng từ Bachelard, [a criticism of Bachelardian inspiration], với những phê bình gia như Poulet, Starobinski, Richard.
Sau cùng là cơ cấu luận.

Đáp lời Vũ Huy Quang 2  3  4

Tới San Jose, 3 Tháng Tám 2004. Thử vừa đi vừa viết.
Lần đầu tới đây. Phone NXH, tao bận lắm, bữa nay báo ra. Mai hoặc cuối tuần mới có thì giờ. Mày phone cho thằng VHQ coi nó có bận không?
VHQ ghé, 10 giờ đêm, đem cho cuốn của mấy ông Trốt Kít. Đọc. Nghe TCS.

8 August: Đi cắt tóc. Ăn phở. Mua băng nhạc. Mua một cuốn sách dịch Chase. Lại Chase. Nhớ BHĐ. (1)
Hồ Sơ Đệ Tứ Tập 3, do nhóm Đệ Tứ Việt Nam ở Pháp xuất bản đề giá US $ 20. 00
[Nhật ký Tin Văn]

(1)  Gấu tui học tiếng Tây bằng cách đọc tiểu thuyết đen, trinh thám, điệp viên. Một trong những tác giả Gấu mê, là  James Hadley Chase. Tay này hiện cũng được dịch ra tiếng Việt, và thuộc loại ăn khách số một, ở trong nước.
Gấu có một kỷ niệm, phải nói là rất  "ngu si", về tay này.
Số là, lần bị thương vì vụ mìn Mỹ Cảnh, nằm trong Grall, được Bông Hồng Đen tới thăm, đưa cho một cuốn của Chase, và hỏi, "Đọc chưa?"
Nói, đọc rồi.
Mặt em xịu xuống, nói, em biết trước như vậy, mà sao em ngu quá, vẫn cứ mua!
Gấu tui mới là thằng ngu, vì không biết giả đò, mắt sáng rỡ, vồ ngay lấy, cả tay lẫn sách, miệng thì cứ leo lẻo, "Anh đang thèm đọc cuốn này!"
Cuốn đó, tới giờ chết, Gấu vẫn còn nhớ tên: Một buổi sáng đẹp trời mùa hạ.
Cuốn này sau được làm phim. Anh Tây mặt ngựa, Jean-Paul Belmondo, đóng vai chính.
Có lần, anh Tây này trả lời phỏng vấn. Hỏi:
-Thích con vật gì?
-Ngựa. Lẽ dĩ nhiên!
Gấu, nếu được hỏi, sẽ trả lời:
-Gấu. Lẽ dĩ nhiên!
Bởi vì Gấu là "nickname" Bông Hồng Đen ban cho.
Ôi chao, về già mới ngộ ra một điều là: Không phải hỗn, mà là ngu.
Ngu như Gấu!

Chẳng có hạnh phúc trên thế gian này
Nhưng, có bình an
Và tự do....
Pushkin

Liệu có thể để mấy dòng trên, trên tấm bia tưởng niệm thuyền nhân Việt?
Còn câu này, thì dán ở cổng, mỗi làng Việt Nam, như để tưởng niệm,những người ở lại:
"Nếu Không Có Người Ngay, Chẳng Làng Nào Còn".
[Châm ngôn Nga]
D.M. Thomas trích dẫn, trong Solzhenitsyn, thế kỷ ở trong ta

Nhưng "cội nguồn" của Mê Thảo, là ở đâu?
Ở cổng vườn Địa Đàng.
Ý trên, là từ bài ai điếu Leo Sternbach, người phát minh ra viên thuốc có tên là Mê Thảo-Valium [để phân biệt với Mê Thảo-Thời Vang Bóng], trên tờ Người Kinh Tế, khi ông mất, vào ngày 28 Tháng Chín, 2005.
Tờ báo viết, ngay từ thoạt kỳ thuỷ, vừa mới tới Địa Cầu, hay ít ra, ngay từ lúc bị đá văng ra khỏi vuờn Địa Đàng, là, con người tìm đủ mọi cách để làm dịu nỗi bồn chồn, và cơn đau của cuộc đời. Người Hy Lạp cổ đại, khi cảm thấy nền dân chủ mới ra lò có vẻ như quá sức chịu đựng, bèn nhâm nhi một bông sen hay chiêu một ngụm nepenthe. Những cuộc cách mạng kỹ nghệ, và cách mạng Pháp sản xuất nỗi bồn chồn theo kiểu đại trà, và, đồng thời sản xuất ra những tay ăn mê thảo trứ danh, như De Quincey, hay Coleridge.
Theo nghĩa đó, trận giặc Mê Thảo mà đồng bào chúng ta đang đụng phải ở quê nhà, đúng là để làm dịu nỗi đau chiến thắng!