*
Two Jens @ home

Nguyễn Quốc Trụ
Sinh 16 tháng Tám, 1937
tại Kinh Môn, Hải Dương.
Quê Sơn Tây (Bắc Việt).
Vào Nam 1954.
Học Nguyễn Trãi (Hà-nội),
Chu Văn An, Văn Khoa
(Sài-gòn).
Trước 1975 công chức
Bưu Điện (Sài-gòn).
Tái định cư năm 1994 tại Canada.

Tác phẩm đã xuất bản:
Những ngày ở Sài-gòn
Tập Truyện
[1970, Đêm Trắng,
 Huỳnh Phan Anh chủ trương]
Lần cuối, Sài-gòn
Thơ, Truyện, Tạp luận
[Văn Mới, Cali. 1998]
Nơi Người Chết Mỉm Cười
Tạp Ghi
[Văn Mới, 1999]
Nơi dòng sông
chảy về phiá Nam
[Sài Gòn Nhỏ, 2004]
Viết chung
với Thảo Trần
Chân Dung Văn Học
[Văn Mới, 2005]

Bản quyền thuộc
Tin Văn và tác giả.
Trích đăng, vô vụ lợi,
liên lạc
email
Cần ghi rõ xuất xứ
[nguồn] khi sử dụng.







*
Lô cốt trên đê làng
Thanh Trì, Sơn Tây

*
Golden Bridge
August, 2004











 



*

'I stand by my words. And even more, I stand by my right to say them...'
When the acclaimed Turkish writer Orhan Pamuk recalled his country's mass killing of Armenians, he was forced to flee abroad. As he prepares to accept a peace award in Frankfurt, he tells Maureen Freely why he had to break his nation's biggest taboo.
"Tôi giữ vững những lời nói của tôi. Tôi giữ vững quyền của tôi, được nói những lời đó ra trước bàn dân thiên hạ."
Nhưng ông ta nói gì vậy?
Pamuk said that 'a million Armenians and 30,000 Kurds were killed in this country and I'm the only one who dares to talk about it'.
Ông nói, "một triệu người Armenians, và 30 ngàn người  Kurds đã bị làm cỏ, trong xứ sở này, và tôi là người độc nhất dám nói ra chuyện làm cỏ này"
Sunday October 23, 2005
The Observer [Guardian online]
Ông là nhà văn Thổ Nhĩ Kỳ, và đã xì ra vụ trên, với một tờ báo ở Thuỵ Sĩ, vì vụ này mà phải chạy trốn quê hương. Ông nhà nước nói, có vài trăm người bị chết thôi mà, thằng cha đó nói hoảng, tố ẩu!
Hai Lúa bỗng nghĩ đến vụ Mậu Thân. Vụ này, cũng chưa từng xẩy ra! Mà nếu có xẩy ra, thì cũng chỉ vài thằng Nguỵ có nợ máu với nhân dân, bị trừng trị, và nếu như có hàng ngàn người dân Huế bị giết, thì đúng là thằng Nguỵ nó giết, rồi đổ tội cho Cách Mạng!
Cách Mạng làm sao lại giết người, nhất là những thường dân vô tội?
Nhưng giá mà có một ông nhà văn 'Cách Mạng nào đó', thí dụ như me-xừ gì gì đó, bỗng hùng hồn tuyên bố như ông nhà văn Thổ kia, thì thú biết mấy!
 Ông nhà văn Thổ này theo như tin báo chí, có tên trong danh sách chót, những nhà văn được đề nghị Nobel năm nay, và có thể đây là một trong những lý do khiến một ông Hàn quit job.
Biết đâu đấy, với ông nhà văn Cách Mạng, mọi chuyện sẽ khác đi, và chúng ta có được một nhà văn Nobel!

City of ghosts
Thành phố của những hồn ma
Orhan Pamuk has never needed to travel to extend his imagination. The melancholy splendours and religious complexities of his birthplace, Istanbul, enriched his
childhood and continue to inspire him
Saturday March 12, 2005
The Guardian
Flaubert, who visited Istanbul 102 years before my birth, was struck by the variety of life in its teeming streets; in one of his letters he predicted that in a century's time it would be the capital of the world. The reverse came true: after the Ottoman empire collapsed, the world almost forgot that Istanbul existed. The city into which I was born was poorer, shabbier, and more isolated than it had ever been its 2,000-year history. For me it has always been a city of ruins and of end-of-empire melancholy.
Orhan Pamuk, tác giả Istanbul, chẳng cần đi ra khỏi thành phố quê hương để tìm tưởng tượng.... 102 năm trước khi ông ra đời, nhà văn Pháp Flaubert viếng thăm Istanbul, sững sờ, và tiên đoán, một thế kỷ qua đi, thành phố sẽ là thủ đô của thế giới.
Điều ngược lại xẩy ra.
Với Orhan Pamuk. nó là thành phố của điêu tàn và của nỗi buồn tận cùng đế quốc Ottoman.
[Trích Nhật Ký Tin Văn]

Bệnh anh hùng
Đinh Từ Thức.
Post lại từ talawas. Hy vọng có dịp sẽ tán phó mát thêm, về cái thú ra ngõ gặp anh hùng của dân Mít ta.

Văn Hóa Hán Nôm chảy máu
Di sản còn gì?
Hai nguồn trên, trích theo talawas.
Tuy nhiên, tứ này, là của Kundera.
Ông kể chuyện, một du khách tới Liên Xô. Về, một bà bạn rất mê thiên đàng XHCN hỏi, có đi thăm Lăng Lênin? Ông du khách lắc đầu nói, đi làm gì, cho tụi nó mười đô là nó mang tới tận khách sạn, tha hồ mà tham quan!

Hair, dit-il. [Hãy thù ghét, hắn ta nói]
Linda Lê hiện giữ mục "Trở về mái nhà xưa" [Trở về với cổ điển, "retour aux classiques"] cho tờ Văn Học Pháp, Le Magazine Littéraire. Số Tháng Chín, là bài viết về William Hazlitt: Thuốc độc và ngòi viết.
Bà viết: Hiếm nhà văn, rành cái việc, thù ghét, cho ra hồn. Anh hãy vì em làm thơ tình ái, thì nhiều lắm, nhưng hãy nói cho em biết, cái thú thù ghét, nó ra làm sao, cái đó coi bộ khó!
Le Plaisir de hair, Thú thù ghét, là tên một tác phẩm của nhà văn người Anh Hazlitt (1778-1830), mới [lại?] được dịch ra tiếng Tây. Người dịch Patrice Oliete Loscos, nhà xb Alllia, 48 trang, 6,10 Euro.
Khi ta chết, hãy nhớ chôn theo cùng với ta một tên phê bình! Nguyễn Tuân đã từng dặn với lại.
Đâu phải ai cũng di chúc một câu hiển hách như vậy!
Nhưng bi giờ, có lẽ một ông phê bình chưa chắc đã dễ ghét, so với ông biên tập!
Linda Lê viết, cái ông nhà văn Anh cổ này không có thói quen ăn mày tình yêu của đồng loại, rất trọng nguyên tắc, không thèm ve vuốt độc giả của mình, và luôn sẵn sàng bảo vệ, và ngợi ca, lòng thù hằn: "Trong tinh thần con người, có cái nhân chi sơ, tính rất dễ để lòng thù hằn rủ rê, quyến rũ, une aspiration  vers lui, và từ đó, là cái thú khốn kiếp, bệnh hoạn, nhưng cũng rất ư là sung sướng: làm một kẻ độc ác, tàn nhẫn, être méchant. Đây là một cái nguồn sảng khoái không bao giờ cạn. Lòng tốt trinh nguyên chẳng mấy chốc trở nên đục ngầu, thiếu nét sáng tạo, và thiếu lửa. Sự đau khổ là một nỗi chua cay dịu dàng, nhưng người ta chẳng bao giờ "lại được đau khổ như những ngày đó đó". Tình yêu, với một tí ti "ẩn dụ", hãy cứ để cho nó đến, rồi đi, chẳng mấy chốc trở thành chán chường. Chỉ có lòng thù hằn là bất tử!"

Trang Thiếu Nhi
Can Đảm

Nhật Ký Thời Chiến
Tôi sợ rằng, có cái sự phản bội, là do Thép đã tôi như thế đấy!
Chính cái lý tưởng cao ngất trời kia, ngồn ngộn trong những trang nhật ký của Trâm Thạc, trong thơ văn Bùi Minh Quốc, cái men say chết người toát ra từ những câu thơ tẩm đầy thuốc độc, thí dụ, «Đường ra trận mùa này đẹp lắm»… đã đưa đến nỗi cay đắng đoạn trường hiện nay.

Thế kỷ 20 có thể coi là đỉnh cao của Cái Ác, nhập thân vào ý thức hệ, theo nghĩa mà Solzhenytsin đã chỉ ra: Thành quả của Cái Ác, qua sức mạnh và trí tưởng tượng của những Đại Ác Nhân của Shakespeare cùng lắm thì cũng chỉ đếm được trên chục xác chết. Bởi vì đám khốn kiếp này không có ý thức hệ, như là một "nghĩa cả" để mà phục vụ... Nhờ có "ý thức hệ", thế kỷ 20 đã có được cái số phận khốn nạn của nó: kinh qua Cái Ác ở mức độ hàng triệu triệu tử thi."
["The imagination and inner strength of Shakespeare’s vilains stopped short at a dozen cadavers. Because they had no idology... Thanks to "ideology" the 20th century was fated to experience evil calculated on a scale of millions."].
Solzhenitsyn.
2 Nhật Ký Sebastian
Nhật ký của Sebastian cho thấy, đây là một trong những chứng liệu quan trọng nhất về thảm kịch Do Thái trong giai đoạn trên, có thể so sánh với "Sống sót tại Auschwitz" của Primo Levi, hay Nhật ký của Anne Frank. Không như Levi và Frank, là những người viết từ bên ngoài Địa Ngục, miêu tả cuộc sống ở những trại tập trung hay trong khi ẩn trốn, Sebastian viết, với một sự chân thành và một cái nhìn sắc bén, từ lò luyện ngục, là chính căn phòng riêng của mình ở Bucharest, nơi ông "sống với nỗi chết không rời", trong sợ hãi có thể bị gõ cửa mời đi bất cứ lúc nào, tới một nơi là trại tập trung, hay tử thần. Trong những lúc tạm cho mình thoải mái, ông tra hỏi đời mình, qua những lạc thú: nghe nhạc, những cuộc tình, đọc, viết, hay học tiếng Anh.

1936. Ngày 3 tháng Năm: Đại Hội của Hội Nhà Văn. Làm sao họ có thể tỏ ra trịnh trọng, với những trò hề lố bịch như vậy, nhỉ?…

Một cách nào đó, chúng tôi đã không "ôm lấy" cuộc chiến đó, cả trong ý nghĩa, "chống lại" nó.
Chúng tôi "tởm" nó, trong khi chúng tôi chỉ có nó, như là phần đời đáng thương nhất, và cũng đáng yêu nhất, của chúng tôi.
Thử tính lại đi, bao nhiêu bạn thân, người thân, đã nằm xuống, vì nó?
Thư Gửi Bạn Ta

Hồ Sơ Đệ Tứ, phần điểm cuốn Giọt Nước Mắt Trong Biển Cả, của Hoàng Văn Hoan, có vài chi tiết thú vị về Hồ Chí Minh.Thí dụ như, [Hoàng Văn Hoan] được giao trách nhiệm thảo một bức thư gửi nhà cầm quyền Trung Quốc... HVH đưa bản nháp cho Hồ Chí Minh duyệt. "Bác Hồ" bôi xóa vài chữ và thêm vào vài chữ khác. HVH lấy làm lạ, vì như vậy, nội dung thư không thay đổi, nhưng văn pháp thì sai. "Bác Hồ" mới trả lời ông rằng:
"Chú chỉ biết viết thư là viết thư, chứ chưa biết chính trị... Người Việt Nam ở những nơi xa xôi hẻo lánh viết chữ Trung Quốc làm sao đúng văn phạm được? Viết như vậy, họ mới tin là do anh em viết.."HVH kết luận: "Việc tuy nhỏ nhưng đối với tôi, là một bài học rất sâu sắc về công tác quần chúng và công tác thực tế."
Chi tiết Bác Hồ bị cướp, đọc trên talawas, trích HVH.
Chi tiết Lênin bị cướp thì đọc ở đây.
Cười Vỡ Đêm Đen


Ông nói, " Đạo đức là cấu trúc. Tôi chỉ có một sự tò mò lớn lao là hiểu biết những con người, một ao ước lớn lao là khai phá". Ông tính đem đến cho cái từ "đạo đức" này một ý nghĩa chi?
Naipaul: Một nhà văn mất mẹ nó ý thức đạo đức ở trong tác phẩm chẳng là gì dưới mắt tôi, tôi chẳng thèm quan tâm tới thứ nhà văn này. Evelyn Waugh? Tay này có một tham vọng đạo đức? Làm gì có. Nếu có, thì đó là cơ hội. Proust? Bạn đặt trọng tâm đạo đức tác phẩm của ông ta vào chỗ nào? Một thứ kịch xã hội?
Ông thực quá khắt khe với Proust.
Bà vợ, Nadira Naipaul, [tố thêm]: Còn Gabriel Garcia Marquez? Một thằng cha bất lương, bạn của lũ bạo chúa. Salman Rushdie hả? Một gã thủ dâm trí thức.
Vào năm 1967, trong cuốn Lần Viếng Thăm Thứ Nhì, một thứ phóng sự về Ấn Độ, ông đã từng nói: "Tất cả những tự thuật Ấn Độ đều được viết bởi, vẫn chỉ có một người: dở dang". Phải chăng, đây là định nghĩa Willie? [nhân vật chính trong Nửa Đời Nửa Đoạn, La Moitié d'une vie, tác phẩm của Naipaul].
Vâng, đúng như vậy. Cám ơn đã để ý tới điều này.
[Tạp Chí Văn Học Pháp, số Tháng Chín 2005. Naipaul trả lời phỏng vấn]
*

Tôi nghĩ HL dường như có thành kiến về... cá nhân NMG
Ý kiến nhỏ
Hai Lúa xin trích lại một đoạn đã viết về NMG, và sau đó, xin hầu chuyện thêm.

Nguyễn Mộng Giác, ở ngoài đời, là một người rất chí tình với bè bạn. Tôi sở dĩ viết lại được, và lại có được tí tên tuổi, là nhờ “bạn ta”, qua tờ Văn Học của ông.

Thời gian giữ mục Tạp Ghi, tình trạng của tôi rất khó khăn về nhiều mặt, vật chất, tinh thần, và sức khoẻ. Khi đó, tôi ở Vancouver, sau một thời gian làm công nhân cho một hãng chế biến đồ biển, do suốt ngày ngâm hai chân trong nước lạnh, tôi bị bịnh tim, phải nghỉ việc, ăn trợ cấp xã hội, và...  viết tạp ghi cho VH. Căn hộ tôi mướn, thuộc một building đa số là dân nghiền, hở một chút là mất cắp, hộp thư chung của building, không hiểu làm sao, bọn đó mở được, và chôm hết thư từ, ngân phiếu..
Ngân phiếu, money order, của ông Giác gửi cho tôi, một lần lọt vào tay chúng, cho dù tôi thường xuyên ở nhà, mỗi ngày mỗi đợi nhân viên bưu điện ghé building, ông ta vừa đi là bèn mở hòm thư riêng trước khi kẻ cắp họp chợ.
Lần đó, NMG đã phải gửi một ngân phiếu thứ nhì.
Tức là trả tiền bài viết tới hai lần.
Thư Gửi Bạn Ta


Nguyễn Lương Vỵ
Ru em lem luốc một đời
Thi Sĩ
Gửi Phạm Phú Hải

Theo bước chân Hannah Arendt
Hannah Arendt: Cái Ác Cà Chớn, Tầm Phào, Vô Vị

"Cái nước mình nó thế"
Đèn đuốc ư, dẹp mẹ nó đi! Đêm rồi.
And take away the lanterns. Night.
Akhmatova: Requiem, Kinh Cầu.

Nobel 2005  1 2

Phê Bình Là Gì?

Đáp lời Vũ Huy Quang 2  3  4