Koestler,
Arthur
Ông này [Wat], giải thích, đám đó nhận tất cả mọi
thứ
tội lỗi
ở trên đời, do Đảng phịa ra, chẳng phải vì lý do ý thức hệ, chẳng phải
do bị
tra tấn ghê gớm, khủng khiếp, mà đơn giản, do quá tởm chính họ. Tởm cái
quá khứ
tội lỗi của họ. Ông nào cũng tội ác ngập đầu, và nếu như vậy, thú tội
thêm một vài lần để được cứu rỗi, thì có mất mát gì đâu? Tra tấn là
không cần thiết, ở đây, là vậy.
[Liệu giải thích của Wat có thể được sử dụng, để giải thích Sổ Ghi của
Trần
Dần? Về những cái độc, cái ác ở trong đó?].
Trầm
Luân vì Niềm Tin
Thi
sĩ và nghi lễ trừ tà của thế kỷ
"Đằng sau sự bệnh hoạn của tôi, là con quỷ Cộng Sản chủ nghĩa",
Aleksander Wak đã từng tuyên bố với Milosz.
Theo ông,[Tomas Venclova], Wat là một trong số ít người đã thực sự đồng
nhất, với những "hoài vọng, những ngây thơ vụng về đến trở thành ngớ
ngẩn, mù loà, và cuối cùng là những ảo tưởng bị tan vỡ", của những thời
kỳ hiện đại.
Liệu có thể áp dụng câu trên cho những Trâm Thạc, nhưng "delete" khúc
chót, "những ảo tưởng bị tan vỡ"?
Tâm
sự người lính VNCH
Nhận xét của bạn Trần Minh ngược hẳn quan niệm của một nhà văn, ở đây,
là Sebald, một nhà văn Đức, "có lẽ là một nhà văn lớn lao nhất trong số
những nhà văn Đức đương thời", [theo một tác giả trên Điểm sách Nữu
Ước, số đề ngày 6 Tháng Mười, 2005, ông đã mất vì tai nạn xe hơi]. Ông
cũng băn khoăn về quá khứ cuộc chiến, và chuyên môn nghiên cứu
những thư từ, nhật ký.... Trong cuốn mới nhất, được xb sau khi chết,
của Sebald,
Campo Canto, một
nhà điểm
sách chỉ ra, "điểm lạ là, những miêu tả mang tính huỷ diệt nhất, về sự
huỷ diệt các thành phố, một kinh nghiệm vượt ra khỏi trí tưởng tượng
của bất cứ ai, được tìm thấy ở trong những báo cáo có tính sự kiện, thí
dụ như những thư từ" (1).
Theo thiển ý, cái gọi là "kinh nghiệm vượt ra khỏi trí tưởng tượng", về
nhận thức, giữa "hai bên bờ chiến tuyến", có thể tìm được ở trong những
"báo cáo có tính sự kiện", là những trang nhật ký, thư nhà.
(1) Charles Simic đọc Sebald,
"Người
Ghi Chú Cô Đơn"
[NYRB August 11, 2005]
Thư
độc giả
BBC v/v Thư Nhà
Nhật ký
Trâm, nhật ký Anne Frank: Một liên tưởng
Ông có thể giải thích thêm về khả năng hấp dẫn độc giả thế
giới của cuốn sách?
- Bởi nó đề cập đến những vấn đề lớn lao, chẳng hạn bản lĩnh
con người bộc lộ ra sao khi đứng trước cái chết. Tôi nghĩ là mình chẳng
vơ vào
chút nào khi làm cái việc từ Đặng Thuỳ Trâm mà liên tưởng tới Anne
Frank (xem
bài giới thiệu đặt ở đầu sách).
Vương Trí Nhàn, trả lời phỏng vấn [eVăn]
Thông điệp của Anne Frank
Anne Frank, một ghi nhận
Mỗi một khi mà cái đẹp mất đi, thì cái phần xấu xa tệ hại của nó
không đi theo, cứ mặt dầy ở lại.
Áp dụng vào Trâm Thạc, cái đẹp nhất, là hai cuộc sống rất đỗi
riêng tư của họ. Cuộc đời mãi mãi tuổi hai mươi của họ.
Đó là cái khốn nạn nhất của hệ thống giáo dục của Đảng: Không dậy cho
trẻ con biết, một điều thật là cơ bản: Đời người, đời của mi, của chính
mi, là cái tốt đẹp nhất.
Đừng có phí phạm nó.
Cứ hết dậy cắm cờ, thì lại dậy đường ra trận mùa này đẹp lắm, thì làm
sao không đẻ ra một lũ ngớ ngẩn, là Trâm là Thạc!
Hiện
tượng Trâm Thạc
Đâu phải tự nhiên mà lớp trẻ miền bắc hậu chiến tranh đã than thở, tại
sao lớp ông via bà via của chúng ta ngu thế!
Đây là một cái ngu chung, cái ngu của thế kỷ, có thể nói như vậy. Những
Trâm những Thạc tất cả đều được gọi bằng "thuật ngữ" "những kẻ ngu đần
có ích", [the useful idiots], những con người ngây thơ mong được làm
điều thiện. Bà Trâm còn may mắn hơn nhiều người, thí dụ, những người đã
tình nguyện tham gia cuộc chiến Tây Ban Nha, như Milosz kể lại: Họ tới
đó chiến đấu hoàn toàn vì lòng yêu chuộng tự do và bị điệp viên Stalin
làm thịt.