Two Jens @ home
Nguyễn
Quốc Trụ
Sinh 16 tháng
Tám, 1937
tại Kinh Môn,
Hải Dương.
Quê Sơn Tây
(Bắc Việt).
Vào Nam
1954.
Học Nguyễn
Trãi
(Hà-nội),
Chu Văn An, Văn Khoa
(Sài-gòn).
Trước 1975
công
chức
Bưu Điện
(Sài-gòn).
Tái định cư
năm
1994 tại Canada.
Tác phẩm đã
xuất bản:
Những
ngày ở Sài-gòn
Tập Truyện
[1970, Đêm
Trắng,
Huỳnh
Phan Anh chủ trương]
Lần
cuối, Sài-gòn
Thơ, Truyện,
Tạp luận
[Văn Mới,
Cali.
1998]
Nơi
Người Chết Mỉm
Cười
Tạp Ghi
[Văn Mới, 1999]
Nơi dòng
sông
chảy về
phiá Nam
[Sài Gòn Nhỏ, 2004]
Viết chung
với Thảo Trần
Chân Dung
Văn Học
[Văn Mới, 2005]
Bản quyền
thuộc
Tin Văn và tác giả.
Trích đăng, vô
vụ lợi,
liên
lạc
email
Cần ghi rõ
xuất
xứ
[nguồn] khi sử dụng.
Lô cốt
trên đê
làng
Thanh Trì, Sơn
Tây
Golden Bridge
August, 2004
|
Jen's New
Gallery @ New School
Album
Lan Nguyen
's Thu
Album
Jen's
Thu
Trong
Đất Trời Nhau...
Thanh Tâm Tuyền
Trong đất trời nhau mình
vẫn gần.
Mai Thảo
Khu lều bạt
Thăng Long, nơi tạm trú sinh viên Hà Nội di cư, nằm ngay trung tâm
thành phố trên đất Khám Lớn Sài Gòn cũ, tháo dẹp. Sinh viên chuyển vào
Đại Học Xá Minh Mạng, dù công trình xấy cất chưa hoàn tất. Đặc san Lửa
Việt của Hội Sinh Viên Đại Học Hà Nội, do anh Trần Thanh Hiệp làm chủ
nhiệm, anh Nguyễn Sỹ Tế làm chủ bút, sau số Xuân Chuyển Hướng, cũng
ngưng xuất bản.
Bấy giờ là năm 1955. Di cư đã đến hồi vãn cuộc. Hà Nội khuất biệt từ
tháng Mười năm trước. Sài Gòn vẫn còn xô bồ những mới mẻ, những hứa hẹn
trong con mắt người di cư.
Chúng tôi - các anh Trần Thanh Hiệp, Nguyễn Sỹ Tế, Doãn Quốc Sỹ, và tôi
- gặp nhau, cùng làm việc, quen dần nhau qua mấy số Lửa Việt - nơi đã
in vở kịch Trắng Chiều của anh Tế viết khi còn ở Hà Nội, các truyện
ngắn Chàng Nhạc Sỹ, Gìn Vàng Giữ Ngọc của anh Sỹ và một vài bài thơ của
tôi - , đồng ý cần có tờ báo của mình để viết cho sướng tay, để may ra
đóng góp được cái gì cho công cuộc chung.
Trong khi chờ anh Hiệp tìm kiếm nguồn tài trợ, chúng tôi nhận hợp tác
với nhật báo Hòa Bình của anh Vũ Ngọc Các, làm trang Văn Nghệ hàng tuần
cho tờ báo. Tôi được giao phó công việc đầu bếp lo việc sắp xếp bài vở
cho trang báo vì rành thì giờ nhất và được nết chịu khó đọc.
Nhờ trang báo chúng tôi gặp thêm bạn: Giao Thanh và Mai Thảo.
*
Giao Thanh, một nhà giáo bị gọi vào khoá 2 Thủ Đức, chết năm 79 hoặc 80
tại K5, trại Tân Lập, Vĩnh Phú. Những năm còn ở Sài Gòn. Anh và Chị
thỉnh thoảng cùng nhau thả bộ từ nhà ở chung cư Sĩ Quan trên đường Trần
Hưng
Đạo gần Đồng Khánh sang nhà tôi chơi ở Bà Chiểu; năm 70, khi tôi lên
Trường Võ Bị Đà Lạt, chúng tôi gần nhau hơn: anh chỉ ao ước làm sao in
được tập truyện viết từ nhiều năm của anh mà không được.
Nhớ một truyện ngắn của anh gửi đến chúng tôi kể về một đôi vợ chồng
trẻ di cư ở trên một nhà-thuyền, đêm thao thức, cùng nhau nỉ non tâm
sự, cùng mơ ngày có căn nhà trên đất liền cho con cái ở; để tả cảnh
sông nước Hậu Giang, anh cho nhân vật ra đứng trên mũi thuyền tiểu tiện
xuống sông. Nhớ, sau khi đăng truyện, gặp anh Vũ Khắc Khoan đã bị
trách: "mấy cậu avant-gardiste này nhảm quá..."
*
Mai Thảo gửi tới chúng tôi Đêm Giã Từ Hà Nội.
Để
Viết Cho Sướng Tay!
Tôi được giao phó công việc
đầu bếp lo việc sắp xếp bài vở
cho trang báo vì rành thì giờ nhất và được nết chịu khó đọc...
TTT
Câu này, thực sự có nghĩa, với Hai Lúa, TTT là người rất ham đọc những
tác phẩm đầu tay, của những nhà văn còn ở trong bóng tối! Những mầm non
văn nghệ!
Huỳnh Phan Anh có lần kể lại thời gian làm tờ đặc san Chiều Hướng Mới
cho lớp học triết của anh tại Đà Lạt, trong số ra mắt, và cũng là số
độc nhất, có đăng truyện ngắn đầu tay của Hai Lúa [trong hộp thư còn
nhắn tin, Những Con Dã Tràng đã bò lên tới Đà Lạt!], một bài điểm cuốn
tiểu thuyết lúc đó đang nổi như cồn, cuốn Yêu của Chu Tử, anh nhận được
thư của TTT nhờ chuyển cho tác giả bài điểm sách, khen bài viết, đồng
thời nhắn, khi nào ra báo, yêu cầu cộng tác.
Trường hợp Hai Lúa, gần như cũng tương tự....
Viết đến đây, Hai Lúa bỗng nhớ đến KT, chủ báo Hợp
Lưu.
"Nếu buộc phải chọn lựa một bài viết tệ của một tên tuổi lớn và một bài
viết giá trị của một ngòi bút vô danh, chúng tôi chọn người thứ hai."
Thư độc giả HL: Hiếp dâm tiếng Việt?
Chỉ tiếc, ông bạn KT không cho biết, đã từng vứt vô thùng rác những tên
tuổi lớn nào, và đã từng lôi từ thùng rác của nhân loại ra được những
ngòi bút vô danh nào, và dựa vào những 'tiêu chí" nào?
[Hỏi cho vui, thôi, vì ông bạn bị chôm mất tờ báo rồi, làm
sao trả lời?]
Tôi không chắc, vào
thời gian đó, tôi đã đọc Faulkner hay là chưa, nhưng bây giờ, tôi hiểu
rõ điều này: kỹ thuật độc nhất để mà sử dụng vào nơi chốn, con người,
hồi ức như vậy, chính là kỹ thuật của Faulkner, chỉ có nó mới có thể
giúp tôi viết ra những gì đang nhìn thấy. Không khí, vẻ tàn tạ, cái
nóng tại ngôi làng thật chẳng khác gì mấy, so với những gì tôi cảm nhận
ở Faulkner. Đó là một đồn điền trồng chuối, và cũng là nơi cư ngụ của
cả lố người Mỹ thuộc công ty trái cây: đâu có khác gì khung cảnh một
Miền Nam Sâu Thẳm của Faulkner. Những nhà phê bình đã chỉ ra ảnh hưởng
của Faulkner ở nơi tôi, nhưng đây là một sự trùng hợp thì đúng hơn: Tôi
tìm ra chất liệu văn chương để mà đánh vật với nó, cũng cùng một cách
mà Faulkner đã tìm ra và xử sự, với chất liệu tương tự.
Chuyện nghề
Ông nói, mày muốn viết văn, là phải kiếm cho ra một ông thầy.
Có điều, ông thầy của Gấu không phải là... TTT.
Nhưng nhờ câu chỉ bảo của ông anh, Gấu đã kiếm ra được "sư phụ" của
mình.
Cái dòng "văn
chương thích hợp" với tôi, đáp ứng được cái tật lảm nhảm
nói một mình những khi quá cô đơn, đó là dòng độc thoại nội tâm, dòng ý
thức... và ông thầy của tôi, do đọc thật nhiều, rồi tự mình mầy mò,
khám phá ra, là William Faulkner. Và cuốn số một của ông này, với tôi,
là Asalom, Asalom!
Về già, tôi nhận ra một sự thực, là, lý do mà tôi chọn được W.
Faulkner, coi ông ta là Ông Thầy, không đơn giản, theo cái nghĩa, đây
là sư phụ dậy viết văn, mà còn một điều gì "thê thảm hơn", có thể nói
như vậy, nó liên can đến định mệnh của một đời người: đời của Gấu (1)
Nói một cách ngược ngạo, chính Faulkner tìm Gấu, bắt Gấu phải là đệ tử
của ông ta!
Bạn cứ thử tưởng tượng, nếu cái tay Khương Duy, không
bị Khổng Minh bắt, hãy lậy ta và gọi ta là sư phụ, cuộc đời của ông đệ
tử này chắc là khác hẳn đi, đâu đến nỗi chết thảm?
Có
thể đi đến tận cùng của lưu vong?
Người đàn bà này bịnh,
Người đàn bà này cô đơn,
Chồng ở trong mồ, con, trong tù,
Hãy cầu nguyện cho tôi, một lời.
Anna Akhmatova
Salvation or Ruin?
Cứu rỗi hay Điêu tàn?
Trong một xã
hội tan rã, một khi thế hệ trẻ mù lòa đi theo chân lý muôn đời, hết cắm
cờ, thì lại ngồi lên đầu nhân dân, tai ương thảm họa là điều không thể
tránh khỏi, và được báo trước. Nhưng chính cứu rỗi, chứ không phải điêu
tàn mới là điều "tới mà chẳng ai biết trước, chẳng ai trông chờ, chẳng
làm sao tiên đoán...", bởi vì cứu rỗi, chính nó, chứ không phải điêu
tàn, tuỳ thuộc vào tự do và ý chí của con người.
[Mô phỏng
Hannah Arendt, trong Franz
Kafka: A Revaluation,
trong Essays in
Understanding 1930-1954, nhà xb Schocken Books, New
York: In a dissolving society which blindly follows the natural course
of ruin, catastrophe can be foreseen. Only salvation not ruin, comes
unexpectedly, for salvation and not ruin depends upon the liberty and
the will of men].
Chỉ một khi
thế hệ trẻ, tốt nghiệp Harvard, trở về nước, bằng tự do và ý chí của
chính họ, từ chối không chịu ngồi lên đầu nhân dân, thì mới mong có cứu
chuộc được.
Nội Cỏ Của Thiên Đường
Hiện tượng Bóng Đè, theo Hai Lúa, cũng chỉ là báo hiệu một điêu tàn.
*
Nếu
phải trầm luân đến mức như thế, thì đành phải làm thịt cái gọi là ẩn
dụ, hay niềm bí ẩn đầy dâm tính có tên là Bóng Đè, và làm thịt
luôn cả nhà tiên tri dởm, nhà văn, hay là kẻ bán Bóng Đè.
[Mô phỏng đề từ cuốn tiểu thuyết "Sách
Đen", Le Livre Noir, dịch từ
tiếng Thổ Nhĩ Kỳ, một tác phẩm của nhà văn hiện đang có nguy cơ bị tù
vì
tội tố cáo vụ giết người tập thể có tên "Việt nam hóa" là Mậu Thân, ở
xứ sở của ông, Ohran Pamuk.
S'il
doit périr
ainsi, tu n'as qu'à tuer le secret et aussi le faux
prophète qui vend le secret. Bahti
For myth is the beginning of
literature and also its end. Borges
Bởi vì huyền thoại là khởi đầu của văn chương, và cũng là chấm dứt của
nó.
Khởi đầu bằng Thuỷ Thần [NHT]? Chấm dứt bằng Dâm Thần [ĐHD]?
Đè
1 2
Miền Đã
Mất
Viết, nếu bạn phải, bởi vì bạn cảm thấy thích viết; chớ khi nào, bởi vì
bạn cảm thấy phải viết [never because you feel you ought to write].
Đừng bao giờ viết vì bị bản năng nóng, hot instinct, cắn vào đít, vào
tay, vào chỗ ấy..., gây ngứa, bắt phải viết. Bạn chỉ có thể viết do
kinh nghiệm lạnh, by cold experience. Đó là lý do nhiều tiểu thuyết gia
phải đợi qua bốn bó, [after the age of forty], mới gãi bật ra được tất
cả những tác phẩm bảnh của họ [do all their best work].
John Fowles: Ghi chú về một
cuốn tiểu thuyết dở dang.
Phương Nghi lúc nào cũng
vội vội, vàng vàng
Mùa Thu không đâu xa mà ở
trong đôi mắt
Hồ Thu và đôi mắt của cô
cùng một mầu
Sinh
nhật
Mấy câu trên, lấy ý từ Đằng Vương Các Tự, của Vương Bột, một trong tứ
trụ, thời Sơ Đường.
Lạc dà dữ cô vụ tề phi, thu thuỷ cộng trường thiên nhất sắc.
Vào thời buổi nầy, thuốc
phiện không
bị cấm như ngày hôm nay, thuốc phiện là lối "giải trí" của dân khá
giả thời đó, đi hút thuốc phiện thời đó giống như đi uống cà-phê ngày
nay.
Nguồn
Mê
Thảo và Gấu
Để
tưởng nhớ mùi hương
Ông
trưởng môn trường phái Sáng Tạo, hô hào làm cách mạng trong văn chương,
cũng không phải là
một người chẳng hề biết đến mùi hương!
As my body continues on its journey, my thoughts keep turning back and
bury themselves in days past. [Thân này cứ đi, nhưng những ý nghĩ này
cứ ngoái lại, thèm chôn vùi
trong những ngày tháng cũ].
Gustave Flaubert, to his mother, 23 Nov. 1849. Greene trích dẫn, làm đề
từ Tẩu Vi Thượng Sách, Ways of
Escape.
Đọc Tam Thập Lục Kế Tẩu Vi Thượng Sách
[Jen chụp]
Bản đồ Sài Gòn 1947
Nguồn
|