*
Two Jens @ home

Nguyễn Quốc Trụ
Sinh 16 tháng Tám, 1937
tại Kinh Môn, Hải Dương.
Quê Sơn Tây (Bắc Việt).
Vào Nam 1954.
Học Nguyễn Trãi (Hà-nội),
Chu Văn An, Văn Khoa
(Sài-gòn).
Trước 1975 công chức
Bưu Điện (Sài-gòn).
Tái định cư năm 1994 tại Canada.

Tác phẩm đã xuất bản:
Những ngày ở Sài-gòn
Tập Truyện
[1970, Đêm Trắng,
 Huỳnh Phan Anh chủ trương]
Lần cuối, Sài-gòn
Thơ, Truyện, Tạp luận
[Văn Mới, Cali. 1998]
Nơi Người Chết Mỉm Cười
Tạp Ghi
[Văn Mới, 1999]
Nơi dòng sông
chảy về phiá Nam
[Sài Gòn Nhỏ, 2004]
Viết chung
với Thảo Trần
Chân Dung Văn Học
[Văn Mới, 2005]

Bản quyền thuộc
Tin Văn và tác giả.
Trích đăng, vô vụ lợi,
liên lạc
email
Cần ghi rõ xuất xứ
[nguồn] khi sử dụng.







*
Lô cốt trên đê làng
Thanh Trì, Sơn Tây

*
Golden Bridge
August, 2004











 





*

Turkish novelist Orhan Pamuk faces trial next month for referring to his country's massacre of Armenians. Saturday October 29, 2005. The Guardian
My hero, Ka, was a Turk and therefore no relation of Kafka's; they are related only in the literary sense. My Ka's real name was Kerim Alaku-o-lu, but he was not very fond of it, preferring the shorter version. He first went to Frankfurt in the 1980s as a political refugee but he was not particularly interested in politics. He was a poet who saw Turkish politics as someone else might see an accident - something he got mixed up in without ever willing it...
Nhà văn Thổ sẽ ra tòa tháng tới vì dám khui vụ "Mậu Thân" ở quê hương ông.
Ông nói về người hùng của mình - không phải bắt đầu bằng vần T - mà là vần K.
Người hùng của tui là một tên Thổ, do đó chẳng mắc mớ gì tới nhân vật của Kafka, nếu có, thì chỉ cũng vần K như nhau. Tên thực của anh ta dài thòng, anh chẳng ưa, bèn chọn cái tên cụt thun lủn, K. Đầu tiên anh ta tới Frankfurt vào những năm 1980, như là một tị nạn chính trị, nhưng chẳng quan tâm tới chính chị chính em. Anh ta là một thi sĩ, và nhìn chính trị Thổ giống như người nhìn một tai nạn...


Thiếu đi tình yêu thương vô bờ bến, vô điều kiện với tha nhân, những truyện ngắn của Đỗ Hoàng Diệu chỉ vật vã trong sự huyễn hoặc ích kỷ về bản thân, một bản thân không có chiều sâu của cả văn hoá lẫn tình cảm.


Bệnh anh hùng
Đinh Từ Thức.
Post lại từ talawas. Hy vọng có dịp sẽ tán phó mát thêm, về cái thú ra ngõ gặp anh hùng của dân Mít ta.
Tôi nghĩ HL dường như có thành kiến về... cá nhân NMG
Hannah Arendt: Cái Ác Cà Chớn, Tầm Phào, Vô Vị

"Cái nước mình nó thế"
Đèn đuốc ư, dẹp mẹ nó đi! Đêm rồi.
And take away the lanterns. Night.
Akhmatova: Requiem, Kinh Cầu.

Nobel 2005  1 2

Phê Bình Là Gì?
Thế giới hiện hữu, và nhà văn nói: đó là văn chương
The world exists and the writer speaks: that is literature.
Roland Barthes.

Mọi phê bình đều là một phê bình về tác phẩm một phê bình về chính nó. Nói một cách khác, phê bình chẳng hề là một bảng những kết quả hay một khối, a body, những phán đoán, nó thiết yếu phải là một hoạt động, an activity, nghĩa là, một chuỗi những hành động trí thức, một lòng một dạ, [dấn thân hết mình, profoundly committed] với con người trình diễn chúng; một con người với một hiện hữu mang tính lịch sử, với một cái tôi của riêng người đó, nghĩa là hoàn toàn chủ quan.
Liệu một hoạt động như thế, có thể "thực"?
Nó trả lời cho những đòi hỏi hoàn toàn khác hẳn.
Mọi tiểu thuyết gia, mọi thi sĩ, múa may quay cuồng với những đường đao thế kiếm dựa trên bất cứ một lý thuyết văn học gì thì gì, tựu chung cũng là để nói về tuồng ảo hóa đã bầy ra đấy [nguyên văn: để nói về những sự vật, và hiện tượng, to speak of the objects and phenomena], cho dù những thứ này là do tưởng tượng, ở bên ngoài hoặc là có trước ngôn ngữ: thế giới hiện hữu và nhà văn nói: đó là văn chương. Sự vật, hay đối vật, the object, của phê bình khác hẳn: Đối vật của phê bình không phải là "thế giới" nhưng mà là một bài viết/nói, a discourse, bài viết nói đó, là của một người nào đó: phê bình là một bài viết/nói về một bài viết/nói; nó là một ngôn ngữ bậc hai, hay, một siêu ngôn ngữ (như những nhà lý luận gọi). Cái ngôn ngữ bậc hai này "thao tác" (operate) trên ngôn ngữ bậc nhất (hay, ngôn ngữ sự vật, language object). Từ đó suy ra, ngôn ngữ phê bình phải đụng (deal) với hai thứ liên hệ: liên hệ giữa ngôn ngữ phê bình với ngôn ngữ của tác giả được tìm hiểu, và liên hệ giữa ngôn ngữ sự vật đó, this language object, với thế giới. Chính sự "đụng độ, tranh chấp", giữa hai ngôn ngữ này làm ra cái nghĩa của phê bình, nghĩa là, định nghĩa nó, và định nghĩa, phê bình gia, mi là ai? Và, có lẽ, chính sự đụng độ này đã đem đến cho phê bình một nét hao hao, thì cứ nói đại, giống hệt như, một hoạt động tâm thần khác, đó là lý luận học, cái món này cũng đặt nền tảng ở trên sự phân biệt, giữa ngôn ngữ sự vật và siêu ngôn ngữ.
Và bởi vì phê bình, như thế, chỉ là một siêu ngôn ngữ, cho nên, nhiệm vụ của nó, chẳng hề là, khám phá ra, "những sự thực", những mà là, "những cái có giá trị" ["the validities"]. Tự thân, ngôn ngữ thì không thực, mà cũng chẳng giả.


Đáp lời Vũ Huy Quang 2  3  4  5

Ông Thầy TTT?

Đọc những bài viết của ông, chắc Thanh Tâm Tuyền có ảnh hưởng rất lớn trong việc viết lách của ông?
Mỗi nhà văn/thơ có phải chịu ảnh hưởng một người như vậy?

Câu hỏi của ông, một cách nào đó, là một trong ba búa Trình Giảo Kim, mà ông anh của Gấu, là nhà thơ TTT đã chỉ bảo thằng em, những ngày chập chững viết.
Ông nói, mày muốn viết văn, là phải kiếm cho ra một ông thầy.
Có điều, ông thầy của Gấu không phải là... TTT.
Nhưng nhờ câu chỉ bảo của ông anh, Gấu đã kiếm ra được "sư phụ" của mình.

Bài học anh T. dạy tôi không xuất phát từ chuyện tôi viết "được", còn có thể "đi xa", điều này chỉ cho tôi thêm an tâm trong việc lựa chọn một cuộc đời "trăm năm rách nát", nhưng từ một kinh nghiệm, chắc là của riêng anh: Hãy đọc thật nhiều, rồi một ngày nào đó, sẽ tìm ra dòng văn chương thích hợp...
Một Người Anh

Cái dòng "văn chương thích hợp" với tôi, đáp ứng được cái tật lảm nhảm nói một mình những khi quá cô đơn, đó là dòng độc thoại nội tâm, dòng ý thức... và ông thầy của tôi, do đọc thật nhiều, rồi tự mình mầy mò, khám phá ra, là William Faulkner. Và cuốn số một của ông này, với tôi, là Asalom, Asalom!
Về già, tôi nhận ra một sự thực, là, lý do mà tôi chọn được W. Faulkner, coi ông ta là Ông Thầy, không đơn giản, theo cái nghĩa, đây là sư phụ dậy viết văn, mà còn một điều gì "thê thảm hơn", có thể nói như vậy, nó liên can đến định mệnh của một đời người: đời của Gấu (1)
Nói một cách ngược ngạo, chính Faulkner tìm Gấu, bắt Gấu phải là đệ tử của ông ta!

Bạn cứ thử tưởng tượng, nếu cái tay Khương Duy, không bị Khổng Minh bắt, hãy lậy ta và gọi ta là sư phụ, cuộc đời của ông đệ tử này chắc là khác hẳn đi, đâu đến nỗi chết thảm?

"Ông số một" quả đúng là ông anh của Hai Lúa. Tuy không phải ruột thịt mà sợ còn quá cả ruột thịt. Trong ba đứa, hai ông con ruột, là nhà thơ, và ông em, me-xừ C. bạn thân của HL, thì, tuy là phận ghẻ, nhưng HL được cụ thương yêu còn quá con ruột. Có những chuyện mà một bà mẹ chỉ thích nói cho thằng con nuôi nghe, ở đời thường vậy. Vì hai thằng con ruột ít chịu ngồi nghe cụ nói, hoặc, ôi dào, mẹ ơi, nói hoài chuyện đó, mệt lắm, đại khái như vậy. Đã có lần, ông số một cằn nhằn, tại sao những chuyện như thế mà mẹ cũng nói cho thằng Trụ nó nghe?

Hai Lúa này hay nhắc ông số một, là vậy, chứ không phải ông là sư phụ, thần tượng trong văn chương của Hai Lúa. Ông là sư phụ, là thần tượng, hay giản đơn hơn, ông anh ở đời. Những gì Hai Lúa hay nhắc tới, nếu có liên quan tới ông, là những kỷ niệm những ngày cả ba anh em sống quây quần dưới gối của bà cụ, chúng có "tính tự thuật" nhiều hơn là "chất văn chương". Nói vậy, để trả lời nhà thơ Viên Linh, đã nhiều lần "cảnh cáo" Hai Lúa, mày, hay Jennifer Tran, mà không nhắc tới ông số một, là bịnh liền tức thì!
Nhưng nhờ ông, mà HL tìm ra ông thầy văn của mình.
Xóm Gà

Cũng xin phép, nhắc một tí về nhân vật Trình Giảo Kim, trong Thuyết Đường.

(1) Gấu là tên một truyện ngắn thần sầu của Faulkner.

Sau Lò Thiêu mà còn làm thơ?

Hai Lúa lẩn thẩn thử đi tìm, trong văn học Tầu, có tay nào, cũng nói ra một tư tưởng tương tự như của ông triết gia Đức Adorno: Sau Lò Thiêu mà còn làm thơ thì thật là dã man.
Cái ý tưởng lẩn thẩn này, là từ Kim Dung mà ra.
Ông để cho nhân vật Tạ Tốn, chỉ vì tức một "sự kiện" trong sử Tầu, về tay Sư Khoáng [?], một nhạc sư đã từng chọc mù mắt, để cho trình độ thẩm âm của cái tai của mình trở thành tuyệt hảo.
Ông này nói, sau ta, bản đàn Quảng Lăng Tán [?] tuyệt tích giang hồ.
Tạ Tốn bực quá, bèn đào mồ những người thuộc đời trước Sư Khoáng, và quả nhiên đã tìm thấy copy, của bản đàn Quảng Lăng Tán.
Hai Lúa, tự hỏi, trước Lò Thiêu, trước Adorno, liệu có tay nào đã "tiên tri ra được" "hai kiệt tác" của nhân loại.
Một là Lò Thiêu.
Và một, là một câu nói về Lò Thiêu.

Quả nhiên Hai Lúa kiếm được một câu tương tự câu của Adorno, trong văn học Tầu.