*
Two Jens @ home

Nguyễn Quốc Trụ
Sinh 16 tháng Tám, 1937
tại Kinh Môn, Hải Dương.
Quê Sơn Tây (Bắc Việt).
Vào Nam 1954.
Học Nguyễn Trãi (Hà-nội),
Chu Văn An, Văn Khoa
(Sài-gòn).
Trước 1975 công chức
Bưu Điện (Sài-gòn).
Tái định cư năm 1994 tại Canada.

Tác phẩm đã xuất bản:
Những ngày ở Sài-gòn
Tập Truyện
[1970, Đêm Trắng,
 Huỳnh Phan Anh chủ trương]
Lần cuối, Sài-gòn
Thơ, Truyện, Tạp luận
[Văn Mới, Cali. 1998]
Nơi Người Chết Mỉm Cười
Tạp Ghi
[Văn Mới, 1999]
Nơi dòng sông
chảy về phiá Nam
[Sài Gòn Nhỏ, 2004]
Viết chung
với Thảo Trần
Chân Dung Văn Học
[Văn Mới, 2005]

Bản quyền thuộc
Tin Văn và tác giả.
Trích đăng, vô vụ lợi,
liên lạc
email
Cần ghi rõ xuất xứ
[nguồn] khi sử dụng.







*
Lô cốt trên đê làng
Thanh Trì, Sơn Tây

*
Golden Bridge
August, 2004











 


Vì Blues không xanh vì điệu Blues đen
Trên mầu da nức nở
New Orleans Blues. Điệu Ru Nước Mắt.

Tệ hại hơn nhiều, không như bạn tưởng. Ba tháng sau Katrina, thành phố vẫn đau khổ.
 [Time, 28 Tháng Một, 2005]

Tinh Thần Miền Nam
Sáu thế hệ tiếp theo Cuộc Nội Chiến, Miền Nam nước Mỹ vẫn chưa chịu đám hậu duệ da đen; tổ tiên của họ đã bị bán tới đây, làm công nhân đồn điền trồng bông, trồng lúa trong hai thế kỷ 18 và 19.
W.J. Cash [1900-1941], viết cuốn sách độc nhất của đời mình, Linh Hồn Miền Nam, The Mind of The South, và tự sát ba tháng sau đó. Ông chẳng hề biết cuốn sách được hậu thế vồ vập như thế nào. Trong nhiều năm, hàng trăm đại học nghiên cứu nó, kể từ thập niên 1940. Vào những năm 1960, cuốn sách trở thành một thứ Di Chúc Của Miền Nam, nhưng Cash thực sự tin rằng, Miền Nam Không Có Linh Hồn, thay vì Linh Hồn, là Tính Khí. Đây là ý của Henry James: "Strickly, The Southerner had no mind; he had a temperament"....
Robert Fulford:The Spirit of the South, Queen's Quarterly, số Mùa Thu 2005

Đen
Một người da đen một khúc hát đen
Bầu trời đen sâu không cùng

Cá Rô Cây và Nước Mắm Lá Chuối
hay là
Cái Giả Sẽ Cứu Chuộc Thế Giới. 

“Câu chuyện những gia đình nghèo trong những bữa cơm không có cá ăn, đã dùng cá gỗ kho với nước màu để chấm rau luộc khiến tôi cứ mãi thắc mắc rằng họ dùng cá giả ăn cho đỡ thèm hoặc họ dùng cá giả để khoe trương với hàng xóm? Nếu giả vì thèm thì cá thật là điều họ ước muốn. Nếu giả vì mặc cảm nghèo hay vì ý khoe khoang, điều họ muốn là một chút danh hời không phải cá. Người thường vì một chút hư danh mà quên đi thực chất. Có ăn cá thật mới biết cá ngon. Có ăn cá tươi mới biết cá ngọt. Vì bất cứ một lý do gì, ăn cá giả thì chỉ biết cá giả chẳng ích lợi gì cho đời sống”.
Ngu Yên: NGHỆ THUẬT, (THƠ) VÀ SỐNG.
Cá. Độc giả và tác giả.
[Trích Gió-O]

Câu chuyện cá rô cây, cá gỗ, hình như bắt đầu từ xửa từ xưa, và là những giai thoại về mấy cậu học trò nghèo ngoài Bắc, đi thi Đình, ở kinh đô Huế, mỗi lần tới hàng quán, mang cá rô cây ra ăn, nhằm đánh lừa người chung quanh. Tôi còn nhớ một câu hát, ở miền nam, có tính chế riễu, đại khái như sau:
Bắc Kỳ ăn cá rô cây,
Ông Trời quả báo hàm răng đen xì!

Nhưng giả như có chuyện những gia đình nghèo như Ngu Yên kể, thì cũng là chuyện thường thôi. Cái Đẹp sẽ cứu rỗi Thế Giới, mà! Đâu có gì là lạ? Đâu có gì khiến nhà thơ thắc mắc?
Quê tôi, Bắc Kỳ, những ngày tôi còn nhỏ, ở làng, vẫn thường được ăn, một thứ nước mắm, gọi là nước mắm lá chuối. Người lớn lấy nước muối đun sôi, bỏ vào trong đó một ít lá chuối khô, cho nó ra mầu, giả làm nước mắm.
Sau này vào Nam, những lần được ăn một thứ nước mắm thượng hảo hạng nào đó, là tôi lại cảm thấy, mình đang nhâm nhi cái thứ nước mắm lá chuối.
Nhưng phải là thứ hảo hạng cơ. Chính cái mùi vị hảo hạng đó làm cho cái mùi lá chuối khô kia sống dậy! Kỳ lạ như thế đấy. (1)
Và tôi nghiệm ra rằng, Cái Giả cũng cứu rỗi thế giới!
Nếu không, mấy nguời tu hành ăn mấy món chay, giả như món mặn để làm gì cho khổ cái lưỡi?
NQT
(1) Câu chuyện trên làm tôi còn liên tưởng tới một câu chuyện do KDT kể. Ông ca sĩ luật sư này có cả một kho chuyện tuyệt vời, xin hẹn lần tới, sẽ khui ra một trong những câu chuyện này, có vẻ như cũng tương tự với chuyện trên.




Tạ Ơn
Hỡi bạn Lưong Tâm không thể hiểu
Giằng co với bạn để làm người
Bạn cho tôi biết hôm nay lễ
Nên hay không viết Tạ Ơn Đời
"Tại sao bần cố nông trong thời đẫm thơ?"
[What are the destitute (proletarians) for in a poetic time?]
 Quỉ không hẳn nằm ở trong chi tiết của cái tạo thành chủ nghĩa toàn trị, cho bằng nằm trong cái tạo thành chính cái chỉ danh của sự đồng thuận tự do dân chủ. (The devil lies not so much in the detail of what constitutes totalitariarism as in what enables the very designation totalitarian: the liberal-democratic consensus itself).
Nhìn lại chủ nghĩa toàn trị

Đồng Minh Khốn Kiếp
Hannah Arendt đã từng miêu tả, danh sách đáng sợ gồm toàn những tai to mặt lớn trong đám người ủng hộ Nazi, và trong những bạn đường của nó, như là "đồng minh tạm thời giữa mafia và tầng lớp tinh anh". Hai Lúa thật là thèm, được liên tưởng đến cái gọi là đồng minh [tạm thời?] giữa tầng lớp tinh anh miền nam và mafia đỏ, những ngày trước 1975 !
Tại sao những nhà lãnh đạo văn hóa của nước Đức lại gia nhập một phong trào, một hiện tượng rẻ tiền, hung bạo như Nazi? Phải chăng đây là ước mong vào chót đời của những nhà thơ, hay nghệ sĩ bị quyền lực quyến rũ? Hay cái gọi là mỹ học, hay trò thờ phụng nghệ thuật đã đem đến vẻ hào nhoáng siêu hình? Đây là một số câu hỏi mà Anson Rabinbach đặt ra, khi đọc hai cuốn tiểu sử, một của Brigitte Haman viết về Winifred Wagner: Một cuộc đời ở ngay trái tim của Bayreuth của Hitler [A life in the heart of Hitler's Bayreuth], và cuốn tiểu sử Người chơi dương cầm của Hitler, Hitler's Piano Player, của Peter Conradi, trên tờ TLS 11.11.2005.

Nhà văn nhà báo ai thù dai hơn ai?
Tờ báo văn học số một của thế giới, tờ TLS của Anh [Brodsky đã từng cho biết, trong số những người mua dài hạn tờ báo ở Nga - đếm được trên đầu ngón tay - có điệp viên hai mang người Anh, Kim Philby], nhân cái chết của nhà văn thành công nhất của Anh, John Fowles, cho biết, ông này không ưa TLS, và đã từng lọc riêng ra để mà phạng, về những bài điểm sách của nó, trong một cuộc phỏng vấn giữa thập niên 1970. Nhưng, tờ báo viết, như vậy là không diệu nghệ, unjust, đối với những người có trí nhớ dai. Tờ báo kể công, khi cuốn đầu tay của John Fowles, Kẻ Sưu Tập, The Collector, ra mắt năm 1963, TLS đã chào mừng nó bằng một bài viết có dạng, dễ nắm bắt [seizeable review], làm nức lòng nức tim, which ought to have heartened, nhà văn mới khởi nghiệp: Đây là cuốn tiểu thuyết thứ nhất của rất nhiều tài năng và ghê rợn - cuốn tiểu thuyết viết về một anh chàng chuyên sưu tập bướm, và trong khi sưu tập bướm như thế, còn mơ tưởng, và đã thực hiện, việc bắt cóc một cô gái. Hai Lúa do coi phim, những ngày còn trai trẻ ở Sài Gòn, và mò cho ra tác giả, truyện - và như thế, thật rất nhiều hứa hẹn thú vị. Fowles, như nhà điểm sách của báo chúng tôi, Marghanita Laski, viết, có được cái gọi là thiên bẩm, của một tiểu thuyết gia. Sáu năm sau, khi Người Tình Của Viên Trung Uý Tây ra lò, lại những lời thật nồng nhiệt: "Hỡi bất cứ ai, nếu mà mê tiểu thuyết của thế kỷ 19, phải có cho được cuốn này". Tuy nhiên sau đó, TLS quả có chê, cuốn Daniel Martin, dài, 700 trang, dở. Sau cuốn này, danh tiếng của nhà văn John Fowles chẳng còn như xưa, nhưng, TLS phân bua, đây đâu phải là lỗi của chúng tôi!
John Fowles, nhà văn của Một Miền Đất Đã Mất
Hanoi, merde!

Chuyện Tình Thế Kỷ
Ông Hồ 'thuộc về' Stanley Karnow, Pulitzer 1990 với Hình ảnh của chúng ta: Đế quốc Mỹ ở Phi Luật Tân. Còn là tác giả Việt Nam: Một Lịch sử. Tác giả nhận định, ông Hồ, kẻ mơ mộng mắt sáng, (a cleared-eye dreamer), đã gả 'cô dâu-chủ nghĩa quốc gia' cho 'chú rể-chủ nghĩa CS'; và hoàn thiện tới mức tuyệt hảo, nghệ thuật giết người: chiến tranh du kích. Cả người Pháp, rồi sau đó, người Mỹ, đã coi thường lời cảnh cáo của ông, về những sinh mạng mà ông ta cần, để thực hiện giấc mộng thống nhất đất nước. Ngay năm 1946, ông 'hăm' người Pháp: Các ông có thể giết mười người của tôi, đổi lấy một người của ông. Cho dù chênh lệch như vậy, các ông sẽ thua, tôi sẽ thắng. Với người Mỹ, là qua lời Võ Nguyên Giáp, vào năm 1990. Khi được hỏi, bao lâu, ông Giáp trả lời: hai chục năm, có thể một trăm năm, khi nào thắng thì thôi, bất kể tổn thất.
Con số tổn thất, như người ta được biết, là 3 triệu người Nam và Bắc, binh sĩ và thường dân.

Người của thế kỷ
Nhà phê bình Mác-xít, G. Lukacs cho rằng, trong những phát kiến (inventions) của Kafka, có những dấu vết đặc thù, của phê bình xã hội. Viễn ảnh của ông về một hy vọng triệt để, thật u tối: đằng sau bước quân hành của cuộc cách mạng vô sản, ông nhìn thấy lợi lộc của nó là thuộc về bạo chúa, hay kẻ mị dân. Cuốn tiểu thuyết "Vụ Án" là một huyền thoại quỉ ma, về tệ nạn hành chánh mà "Căn Nhà U Tối" của Dickens đã tiên đoán. Kafka là người thừa kế nhà văn người Anh Dickens, không chỉ tài bóp méo các biểu tượng định chế (bộ máy kỹ nghệ như là sức mạnh của cái ác, mang tính huỷ diệt), ông còn thừa hưởng luôn cơn giận dữ của Dickens, trước cảnh tượng người bóc lột người.
Chọn Kafka là tiếng nói chứng nhân đích thực, nhà văn của thế kỷ hung bạo, là chỉ có "một nửa vấn đề". Kafka, theo Hai Lúa tôi, còn là người mở ra thiên niên kỷ mới, qua ẩn dụ "người đàn bà ngoại tình".
Thế nào là "người đàn bà ngoại tình"?
Người viết xin đưa ra một vài thí dụ: một người ở nước ngoài, nói tiếng nước ngoài, nhưng không thể nào quên được tiếng mẹ đẻ. Một người di dân phải viết văn bằng tiếng Anh, nhưng đề tài hoàn toàn là "quốc tịch gốc, quê hương gốc" của mình. Một người đàn bà lấy chồng ngoại quốc, nhưng vẫn không thể quên tiếng Việt, quê hương Việt. Một người Ả Rập muốn "giao lưu văn hóa" với người Do Thái...

Văn chương Việt hải ngoại, hiện cũng đang ở trong cái nhìn "tiên tri" của Kafka: đâu là quê nhà, đâu là lưu đầy? Đi /Về: cùng một nghĩa như nhau?

Disneyland cho những tên độc tài.

Chùm tản mạn
Người Đàn Bà Mù Chữ
Điên Như Hiền Giả

Có con sóc nhỏ chạy trong thành phố
Gió từ thời khuất mặt

Cánh Đồng Bất Tận
Did you ever have a sister, did you?
(Bạn đã từng có một người chị hoặc em gái?)
Faulkner, The Sound and the Fury.
Trang NTT trên Tin Văn
Trang NNT do THD thành lập

Faulkner ở Laberinto
[... Rằng cái gọi là sống lùi thời đại, bên lề cuộc đời, đặc sản đặc siếc, không thuộc dòng chính, chính chúng, cũng chan chứa vẻ đẹp và đức hạnh mà cái gọi là văn minh đem mần thịt.... That backwardness and marginality also contain beauty and virtues that socalled civilisation kills]. He wrote in English but he was one of our own.
Ông ta viết bằng tiếng Anh, nhưng là một của chính chúng tôi.
Mario Vargas Llosa

William Faulkner: The Sanctuary of Evil
Mario Vargas Llosa
Faulkner suốt đời giữ cái nhìn tiêu cực của ông, với Sanctuary, câu chuyện một cô gái bị một tên liệt dương hiếp bằng một cái bắp ngô, bởi vì, cả nửa thế kỷ, sau những dòng tự kiểm hồi sách mới ra lò, trong lần nói chuyện tại Đại học Virginia, [Vintage Books, New York, 1965], ông vẫn còn chê đứa con hư hỏng của mình, coi đây là một câu chuyện "yếu" và được viết bởi những tà ý [base intentions].
Nhưng đây là một đại tác phẩm của ông. Hai Lúa cứ liên tưởng tới Giáo Đuờng Của Cái Ác, ở một xứ sở khác, ở đó, có những tên già, liệt dương hay không liệt dương, lôi con nít vào khách sạn hãm hiếp, xong xuôi, đuổi ra, quẳng cho cô bé hình như là một trăm đô thì phải, thí dụ như một tay LQD nào đó.
Bởi vì, chỉ có thiên tài mới có thể kể một câu chuyện như thế, với những sự kiện như thế, với những nhân vật như thế, bằng một cách kể mà người đọc, không chỉ chấp nhận, gật gù, kể được, được đấy, mà còn như bị quỉ sứ hớp hồn!

Tiếng Việt S.O.S
Nhân bài của Dương Tường, và những ý kiến tiếp theo đó, trên talawas.
Tôi có trích một số câu trong bài của Dương Tường và bàn về nó, đăng trên talawas, hồi diễn đàn vừa mới xuất hiện được ít lâu, Dịch Là Số
và đã hân hạnh được một người Đức hưởng ứng cuộc thảo luận, Đáp lời NQT.
Một kỷ niệm buồn.

"Ðâu phải mưa ô buy vào thành phố"...
Câu thơ trên, tôi chỉ nhớ loáng thoáng, trong tập "Tôi không còn cô độc", đã một thời làm ngơ ngẩn cả đám bạn bè hồi cùng học trung học. Ngớ ngẩn, đúng hơn.
Dịch Là Số
Câu thơ trên, trong bài Liên Những Bài Thơ Tình Thời Chia Cách, trong tập thơ Tôi Không Còn Cô Độc. Nguyên là:
Đâu phải một thứ mưa ô buy vào thành phố
Năm cửa ô hồi sinh trên xác năm cửa tù
Mưa nắng cùng rủ nhau xuống Sinh Từ ngõ Hội Vũ
Bao nhiêu đường tình tự ga Hàng Cỏ
Nụ hôn đầu ôm mái tóc lang thang
Liên còn xuất hiện trong Ung Thư, một truyện dài bỏ dở. (1). Độc giả mê TTT chắc là còn nhớ cảnh Thạch, trước khi bỏ vào Nam, lặn lội trong Hà Nội, kiếm Liên, không thấy, bất giác hú tên Liên, làm rúng động cả một con ngõ, làm bàng hoàng cả một thành phố, làm bùi ngùi cả một thế hệ...
(1) Ung Thư, như trong trả lời phỏng vấn Lê Hữu Khoá, trong Mảng Lưu Vong, La Part d'Exile, tác giả cho biết, [có thể là] đã hoàn tất, nhưng chẳng bao giờ được in ra.
"Cuốn tiểu thuyết thứ nhì của tôi, Ung Thư, có thể coi như kéo dài của Bếp Lửa. Ung Thư, sự hiện diện của nó, là chấp nhận của chúng ta, giữa vô thường và hơi ấm của nỗi chết. Cuốn sách chẳng bao giờ được in."

Trong Đất Trời Nhau
Bài nhớ thi sĩ
Nhị

Để tưởng nhớ mùi hương