*
Two Jens @ home

Nguyễn Quốc Trụ
Sinh 16 tháng Tám, 1937
tại Kinh Môn, Hải Dương.
Quê Sơn Tây (Bắc Việt).
Vào Nam 1954.
Học Nguyễn Trãi (Hà-nội),
Chu Văn An, Văn Khoa
(Sài-gòn).
Trước 1975 công chức
Bưu Điện (Sài-gòn).
Tái định cư năm 1994 tại Canada.

Tác phẩm đã xuất bản:
Những ngày ở Sài-gòn
Tập Truyện
[1970, Đêm Trắng,
 Huỳnh Phan Anh chủ trương]
Lần cuối, Sài-gòn
Thơ, Truyện, Tạp luận
[Văn Mới, Cali. 1998]
Nơi Người Chết Mỉm Cười
Tạp Ghi
[Văn Mới, 1999]
Nơi dòng sông
chảy về phiá Nam
[Sài Gòn Nhỏ, 2004]
Viết chung
với Thảo Trần
Chân Dung Văn Học
[Văn Mới, 2005]

Bản quyền thuộc
Tin Văn và tác giả.
Trích đăng, vô vụ lợi,
liên lạc
email
Cần ghi rõ xuất xứ
[nguồn] khi sử dụng.







*
Lô cốt trên đê làng
Thanh Trì, Sơn Tây

*
Golden Bridge
August, 2004











 



ba_chau 

Trân trọng giới thiệu bài Tạp Ghi đầu tiên của Hai Lúa, những ngày tái nhập giang hồ hải ngoại.
Bài viết bị thất lạc nơi Tàng Kinh Các, mới mò ra được.
Nước Cờ Của Hư Trúc
Hiểu theo nghĩa đó, nước cờ của Hư Trúc có thể cắt nghĩa như vầy: Sau khi tiếng hát của những nàng "thương nữ bất tri vong quốc hận" Mỵ Nương đã làm siêu đổ những miếu thiêng, những đền đài, danh tướng, cũng lại tiếng hát đó kết nối mọi hy vọng, đổ nát, vì lần này nó cất lên từ quần đảo ngục tù, từ mồ sâu biển cả, cuối cùng đã giải oan được lời thề "Phanh thây uống máu quân thù".
Người viết xin kể lại một kỷ niệm, những ngày cuối tháng Tư, đầu tháng Năm 1975, trong dịp nói chuyện với một nhà văn-nhà thơ đàn anh, trước khi ông khăn gói quả mướp lên đường đi học tập "10 ngày". Trong lúc ngồi chờ ly cà phê tại quán cóc nơi Xóm Gà Gia Định, ông anh viết mấy chữ và ký lằng ngoằng vào cuốn tiểu thuyết vừa mới ra lò được ít lâu cho thằng em, gật gù tiên đoán, Miền Bắc sẽ bị chấn thương nặng nề vì chiến thắng này.

Bài viết lần đầu đăng trên tạp chí Văn Học,của NMG, khi đó, Hai Lúa chưa phụ trách mục TG của báo này.
Được PN chuyển cho báo VHNT trên lưới của PCL. Gây nên một cuộc tranh luận giữa một số người viết trong ban biên tập VHNT, như sau này Hai Lúa được biết, khi đọc những bài viết cũ trong hồ sơ lưu, archives, của báo này.
VHNT nay đã đình bản. Những bài cũ của nó cũng đã không còn. Kỷ niệm Hai Lúa còn giữ được, từ cuộc tranh luận đó, là, hai ý kiến sau đây.
1. Những nhân vật của KD thì mắc mớ gì tới những đứa trẻ bất hạnh của Dickens?
2. Nước cờ Hư Trúc là nước cờ ăn may, theo kiểu buồn ngủ gặp chiếu manh, "vô chiêu thắng hữu chiêu", "chó ngáp phải ruồi"... Làm gì có cái kiểu cắt nghĩa như của cái tay viết bài này. Hư trúc, tâm hư, tâm rỗng là... cái gì vậy?

"Vụ án" PD
Rất ư là lạ lùng, PD làm tôi nghĩ đến Milosz. Một ông đi, một ông về. 
Tin Văn trong những ngày tới, sẽ gửi tới độc giả, cuốn tiểu thuyết sau cùng của Thanh Tâm Tuyền, viết vào những ngày cuối cùng của cuộc chiến, và của miền nam.

**

1.

Thời tiết đang độ giao mùa. Tháng Tư, mùa xuân rắc mưa bụi. Trời nguyên vẹn sắc xanh trong. Những đám mưa thưa, viển vông thoáng chốc. Nắng mát mẻ, tươi thắm ngay cả khi trời đang mưa.
Những rừng cây biếc lục trên các triền núi cao phía Tây thành phố hiện rõ. Những đỉnh trọc phơi mầu đá. Đêm tỏ ngời.
Cuối tháng tư, gió êm ngát trong ngày thỉnh thoảng nổi cơn lộng vào ban trưa hoặc ban chiều. Nắng reo vang trên đồi, trong các rừng thông, lá rộn rịp và trái khô rụng. Mầu nắng rực rỡ, chất nắng óng quyện như mật no ứ gió và phấn thông.
Kiệt bị ho mất tuần lễ có lẽ vì không khí đầy phấn thông.
Đầu tháng năm, đôi lúc ban ngày mưa rào nặng hạt, ngắn ngủi, báo hiệu mùa hè. Đã có sương mù ban đêm. Những buổi sáng trời quang tạnh, gió hẩy hẩy đón nắng. Từ đây cho đến ngày đổ những trận giông lấp kín trời đất, gió còn ngả ngớn giữa nắng , mưa êm dịu.
Kiệt êm tĩnh lạ.

Anh có thật? Ngày chủ nhật kia có thật? Ngôi chùa gió lộng có thật? Ngôi nhà trong đêm thơ mộng khủng khiếp nhớ đời có thật? Em hỏi em hoài chừng ấy và hoang mang không thể tưởng. Những tiếng nổ ở phi trường buổi sáng em đi thì chắc chắn có thật. Chúng nổ inh trong tai em, gây rung chuyển hết thẩy. Những nụ hôn chia biệt cũng có thật, còn như hằn rát hai bên má em...

Cá Rô Cây và Nước Mắm Lá Chuối
hay là
Cái Giả Sẽ Cứu Chuộc Thế Giới.
Quê tôi, Bắc Kỳ, những ngày tôi còn nhỏ, ở làng, vẫn thường được ăn, một thứ nước mắm, gọi là nước mắm lá chuối. Người lớn lấy nước muối đun sôi, bỏ vào trong đó một ít lá chuối khô, cho nó ra mầu, giả làm nước mắm.
Sau này vào Nam, những lần được ăn một thứ nước mắm thượng hảo hạng nào đó, là tôi lại cảm thấy, mình đang nhâm nhi cái thứ nước mắm lá chuối.
Nhưng phải là thứ hảo hạng cơ. Chính mùi nước mắt thơm lừng, thượng hảo hạng đó đã cho mùi lá chuối khô kia cơ hội sống dậy! Kỳ lạ như thế đấy!

Ông Hồ 'thuộc về' Stanley Karnow, Pulitzer 1990 với Hình ảnh của chúng ta: Đế quốc Mỹ ở Phi Luật Tân. Còn là tác giả Việt Nam: Một Lịch sử. Tác giả nhận định, ông Hồ, kẻ mơ mộng mắt sáng, (a cleared-eye dreamer), đã gả 'cô dâu-chủ nghĩa quốc gia' cho 'chú rể-chủ nghĩa CS'; và hoàn thiện tới mức tuyệt hảo, nghệ thuật giết người: chiến tranh du kích. Cả người Pháp, rồi sau đó, người Mỹ, đã coi thường lời cảnh cáo của ông, về những sinh mạng mà ông ta cần, để thực hiện giấc mộng thống nhất đất nước. Ngay năm 1946, ông 'hăm' người Pháp: Các ông có thể giết mười người của tôi, đổi lấy một người của ông. Cho dù chênh lệch như vậy, các ông sẽ thua, tôi sẽ thắng. Với người Mỹ, là qua lời Võ Nguyên Giáp, vào năm 1990. Khi được hỏi, bao lâu, ông Giáp trả lời: hai chục năm, có thể một trăm năm, khi nào thắng thì thôi, bất kể tổn thất. Con số tổn thất, như người ta được biết, là 3 triệu người Nam và Bắc, binh sĩ và thường dân.


Did you ever have a sister, did you?
(Bạn đã từng có một người chị hoặc em gái?)
Faulkner, The Sound and the Fury.
Đọc NNT
Trang NTT trên Tin Văn
Trang NNT do THD thành lập

He wrote in English but he was one of our own.
Ông ta viết bằng tiếng Anh, nhưng là một của chính chúng tôi.
Mario Vargas Llosa

Faulkner suốt đời giữ cái nhìn tiêu cực của ông, với Sanctuary, câu chuyện một cô gái bị một tên liệt dương phá trinh [deflower] bằng một cái bắp ngô, bởi vì, cả nửa thế kỷ, sau những dòng tự kiểm hồi sách mới ra lò, trong lần nói chuyện tại Đại học Virginia, [Vintage Books, New York, 1965], ông vẫn còn chê đứa con hư hỏng của mình, coi đây là một câu chuyện "yếu" và được viết bởi những tà ý [base intentions].
Nhưng đây là một đại tác phẩm của ông. Hai Lúa cứ liên tưởng tới Giáo Đuờng Của Cái Ác, ở một xứ sở khác, ở đó, có những tên già, liệt dương hay không liệt dương, lôi con nít vào khách sạn hãm hiếp, xong xuôi, đuổi ra, quẳng cho cô bé hình như là một trăm đô thì phải, thí dụ như một tay LQD nào đó.
Bởi vì, chỉ có thiên tài mới có thể kể một câu chuyện như thế, với những sự kiện như thế, với những nhân vật như thế, bằng một cách kể mà người đọc, không chỉ chấp nhận, gật gù, kể được, được đấy, mà còn như bị quỉ sứ trấn lột sạch hồn vía!

Yet any projection of Anne Frank as a contemporary figure is an unholy speculation: it tampers with history, with reality, with deadly truth.
Cynthia Ozick: Who Owns Anne Frank? [Ai sở hữu Anne Frank?]
[Phỏng dịch: Mọi phóng chiếu Anne Frank, như một hình tượng đương thời đều là trò đầu cơ khốn nạn của đám tà ma ác quỉ. Bởi làm thế là đụng chạm tới lịch sử, tới thực tại, tới chân lý chết người].