gau
Gấu @ Đỉnh Cồn
Thời gian viết
Những Ngày Ở Sài Gòn






*
Một trà, một sữa, một... màn hình.
Ba cái linh tinh nó quấy ta!

Tiếng Huế, một ngoại ngữ
Note: Gửi bạn, Huế. NQT

Simone Weil
Cách đây vài năm, tôi trải qua rất nhiều buổi chiều tại căn phòng của gia đình bà, nhìn ra những khu vườn Luxembourg Gardens, tại cái bàn đầy vết mực từ cây viết của bà, nói chuyện với bà mẹ, một người đàn bà tuyệt vời, ở vào tuổi tám mươi.
Albert Camus, cái ngày được Nobel văn chương, đã trốn đám phóng viên, bằng cách trú ẩn trong căn phòng này.
Milosz: Sự quan trọng của Simone Weil

Hội nghị vì Tự do Văn hóa
Đọc đầu vào [input] Congrès, pour la Liberté de la Culture, trong cuốn Milosz's ABC's làm Hai Lúa nhớ tới vụ MT nhận tiền của Mẽo làm tờ Sáng Tạo.

Về cái vụ Hội nghị này, tớ [Milosz] có thể viết cả một cuốn sách, nhưng viết làm đếch gì. Nói cho cùng, có hàng đống sách viết về cái gọi là "diễn biến, hay [ tiến?] hòa bình" [cập nhật hóa cụm từ "liberal conspiracy": "âm mưu tự do"], như nó được gọi. Một giai đoạn quan trọng trong Chiến Tranh Lạnh.
Vấn đề là như thế này, Nữu Ước thì quá ưa, và quá ư, Mác xịt, trước khi cuộc chiến xẩy ra, và ở trong cái thành phố đó, hai băng đảng Trốt kít và Xì ta lin nít, gặp nhau là ăn tươi nuốt sống lẫn nhau [Milosz: eating each other]. Hai Lúa không hiểu, tình trạng có giống như Sài Gòn hồi trước Cách Mạng không.
Khi cuộc chiến bùng nổ, tình báo Mẽo, OSS [The Office of Strategic Services], bèn muớn một đám tả phái ở Nữu Ước, của cái gọi là NCL, hay Tả nhưng đếch phải CS [Non-Communist Left]. Họ hiểu rất rõ sự quan trọng của ý thức hệ, đặc biệt là ở Âu Châu....

Thơ Nguyễn Lương Vỵ
Một mình
Tĩnh tịch

Thơ Trần Hữu Hoàng
Hai bài mới nhận được.
Chút sương phai trên thềm cũ
Chiều tĩnh vật
Mấy bài bị thất lạc, mới tìm lại được.
Vạt nắng
Tìm bóng
Những linh hồn

Trang ĐLK
Thị phi
Nói nhỏ


Sách Nhiễu Thị Giác
Tản văn không cần Thứ Sáu

"Chủ nghĩa trọng binh, những tà ma ác quỉ gây họa dịch ở Mỹ Châu chúng ta”, nữ tác giả Uva de Aragón Clavijo khẳng định, “có những nguồn gốc của chúng ở trong sự thờ phụng của quí”.

Hiện tượng Trâm Thạc
"Một lần tôi nằm mơ, và cũng như Hebel, tôi có giấc mơ của mình ở trong thành phố Paris, ở đó, tôi bị lột mặt nạ, và trơ ra, là một tên phản bội quê nhà, và một tên lừa đảo. Nhưng, chính vì những nghi hoặc như thế đó, mà việc nhận tôi vô Hàn Lâm Viện thật rất là đáng mừng, nó có vẻ như một nghi thức sửa sai, phục hồi mà tôi chưa từng hy vọng."
 W. G. Sebald [1944-2001]

Lời Cảm Tạ

"Những nhà phê bình ở Hànội đã gọi các nhân vật trong cuốn sách này là bọn tôi mọi nô lệ. Họ hỏi: trong khi họ xây dựng xã hội chủ nghĩa, bọn này đi đâu?
Những người ở Hànội không khi nào tự đặt câu hỏi với mình, những câu họ thường đặt cho kẻ địch."
Thanh Tâm Tuyền: Bếp Lửa, Tựa, lần in thứ hai (1965).

Hai Lúa tự hỏi, có khi nào, "những người ở Hà Nội" tự hỏi, hay là, chính lũ chúng ông mới là... Nguỵ?
Hai Lúa tự hỏi, những Trâm những Thạc đã mất, không nói, nhưng những Trâm, những Thạc, còn sống, có khi nào nằm mơ, như Sebald nằm mơ, thấy mình bị lột mặt nạ, và trơ ra, là những tên phản quốc, và lừa đảo?


Bởi vì đôi khi, thắng trận nhục lắm!
NQT


Dostoevsky, Fyodor


Chuyện Tử Tế
1 2 3 4

"Tôi vẫn còn nhớ cái nhìn của anh sinh viên Luật, người Thái Lan, được Bộ Nội Vụ và Cao Uỷ Tị Nạn mướn làm thẩm tra viên trong buổi thanh lọc. Cái nhìn dừng lại rất lâu trên khuôn mặt tiều tuỵ ở ngoài đời so với trong hình. Có vẻ anh tin. Có vẻ anh thông cảm. Có vẻ anh sợ hãi, không ngờ sự khủng khiếp của một chế độ so với sức chịu đựng của con người. "
"Tôi nói với anh, có những cuốn sách tạo nghiệp. Cuốn trước, trong lời tựa, anh coi đây là vốn liếng một đời cho quê hương, cho bạn bè. Chưa đầy một năm, Cộng Sản thôn tính Miền Nam."