*
Two Jens @ home

Nguyễn Quốc Trụ
Sinh 16 tháng Tám, 1937
tại Kinh Môn, Hải Dương.
Quê Sơn Tây (Bắc Việt).
Vào Nam 1954.
Học Nguyễn Trãi (Hà-nội),
Chu Văn An, Văn Khoa
(Sài-gòn).
Trước 1975 công chức
Bưu Điện (Sài-gòn).
Tái định cư năm 1994 tại Canada.

Tác phẩm đã xuất bản:
Những ngày ở Sài-gòn
Tập Truyện
[1970, Đêm Trắng,
 Huỳnh Phan Anh chủ trương]
Lần cuối, Sài-gòn
Thơ, Truyện, Tạp luận
[Văn Mới, Cali. 1998]
Nơi Người Chết Mỉm Cười
Tạp Ghi
[Văn Mới, 1999]
Nơi dòng sông
chảy về phiá Nam
[Sài Gòn Nhỏ, 2004]
Viết chung
với Thảo Trần
Chân Dung Văn Học
[Văn Mới, 2005]

Bản quyền thuộc
Tin Văn và tác giả.
Trích đăng, vô vụ lợi,
liên lạc
email
Cần ghi rõ xuất xứ
[nguồn] khi sử dụng.







*
Lô cốt trên đê làng
Thanh Trì, Sơn Tây

*
Golden Bridge
August, 2004











 





*
Bạn cùng về nhà

Văn Tế NQT
 Nay ong Gau,
Toi thay cai bai "van te" hay lam ong a !
TT

"Nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên nhấn mạnh rằng việc ra đời công ty Võ Thị với chức năng in sách của chính chủ nhân là một dấu hiệu tốt lành, chứng tỏ Việt Nam đang dần dần bước vào những sinh hoạt bình thường của đời sống văn học. Ông Nguyên nhắc lại trường hợp nhà nghiên cứu Nguyễn Hiến Lê với nhà xuất bản mang tên ông và chuyên in các tác phẩm của ông, hay trường hợp nhà văn Nguyễn Thị Hoàng (tác giả tiểu thuyết Vòng Tay Học Trò gây xôn xao dư luận miền Nam Việt Nam trong thập niên 1960) cũng từng thành lập nhà xuất bản của riêng mình.“
Trích talawas.

Cái vụ nhà xb của mình, in sách của mình, là chuyện thường ngày ở huyện, ở miền nam trước 1975. Đâu chỉ có một ông NHL, một bà NTH. Ai cũng có quyền mở ra một nhà xb cho riêng mình được hết. Nó cũng chẳng khác gì mở một trang net ở trên thế giới hiện nay, ngoại trừ ở Việt Nam.
Ông Võ Phiến chẳng hạn. Nhà xb Thời Mới của ông mở ra, chủ yếu là để in sách của VP, và khi "chưa kịp" sáng tác, in của bạn văn, của "đệ tử", hay nói một cách nhẹ nhàng hơn, của những tác giả tuy cũng có tí tên, nhưng chưa nổi cho lắm. Được VP in, và ngược lại, VP nhận in cho, cả hai bên đều có lợi, thí dụ vậy. VP chẳng đã suýt soa vài lần về cái chuyện "anh hùng đoán giữa trần ai", nghĩa là, đã tiên tri ra được một mầm non chắc chắn sẽ trở thành mầm già, khi in sách của "bạn ta", là NXH!
Ngay Hai Lúa cũng có riêng một nhà xb, nhà xb Đêm Trắng. Nói là do HPA chủ trương, nhưng sự thực, nó được mở ra, là để in tác phẩm đầu tay của Hai Lúa, do chẳng ai thèm in, đành bỏ tiền ra in lấy, cho nó một cái tên nhà xb Đêm Trắng cho nó oai. In xong cuốn đầu tay, đâu còn cuốn nào nữa, vả lại tiền cũng hết, HPA bèn in sách của...  HPA, rồi cũng không kịp viết, không còn tiền, bèn tìm vài ông nhà văn mầm non khác, gạ, mày bỏ tiền ra, tao in cho, thế là thành nhà xb!
Nhưng, vấn đề ở đây, là kiểm duyệt, là viết dưới ánh sáng của Mỹ Nguỵ, hay dưới ánh sáng của Đảng, và, nếu như thế, tại làm sao lại so sánh nhà nước ta, vào thời điểm này, tức là, bao nhiêu năm sau cuộc chiến thắng thần kỳ, với cái thây ma của thằng VNCH?
Còn một vấn đề nữa, là đầu nậu, chính họ, mới quyết định cuộc sống văn học đi vào bình thường hay không bình thường. Và muốn biết rõ về nó, là phải hỏi HPA.
Bạn ta, do trải qua hai thời đại, hai chế độ... đầu nậu, nên rất rành cái vụ này!
Hai Lúa nhớ, lần trở lại Sài Gòn, gặp một ông, đầu nậu xuyên qua hai chế độ, trước 1975 cũng có của ăn của để, nhưng không thể so được với sau này. Hai Lúa cũng nói chuyện, bạn bè nhà văn VC mới quen ở Hà Nội tính vận động in cho Hai Lúa một cuốn...  Anh ta cuời nói, Hà Nội hả, Hà Nội ở trong túi tớ đây này!
Và quả thế thật. Ngay cái anh bạn nhà văn VC, sau đó, cho ra đời, tác phẩm đầu tay, cũng là nhờ "ông bạn" Nguỵ cũ của HL lấy ở trong túi ra.
HL cũng mừng, cho lý tưởng... VNCH.
Như vậy là nó chưa có chết!

Helena Frith Powell's top 10 sexy French books
10 cuốn sách Tây huê tình nhất, theo Helena Frith Powell.
Bà này sống ở Tây, tác giả một cuốn sách tìm hiểu đàn bà Tây ăn ngủ... ra làm sao, từ thời hiện sinh tới tiệm chạp phô chuyên bán đồ sex bi giờ. Bồ tèo, Chéri, của Colette, đứng đầu. Bà văn sĩ sinh tại Việt Nam, Duras, đứng thứ ba, Chào Buồn, của Phan Thị Vàng Anh Tây, tức Sagan, đứng thứ tư. Bà Bô, [Hoàng Hải Thuỷ phóng tác Madame Bovary], của Gustave Flaubert đứng thứ năm.
Ba trăm năm sau có ai khóc Tố Như.
Hai Lúa cứ như nghe thấy Flaubert la lên, tại sao ‘con điếm’ Bovary cứ sống hoài, trong khi ta nằm đây, chết như một con chó ghẻ?
Flaubert cried out against the paradox whereby he lay dying like a dog whereas that ‘whore’ Emma Bovary, his creature… continued alive.
G. Steiner, The Uncommon Reader.
Cái câu hỏi tại sao này, bà Helena Frith Powell cũng đã tự hỏi, và trả lời, một trong những điểm, đầm Anh thua đầm Tây, là, 'đếch' biết gì về văn chương.
"Why are French women so sexy? Ever since 1066, we've been enthralled by the innate superiority of the French female. Never mind Larkin and 1963; the French were at it well before that. French women are beautiful, stylish and chic - but they have something else that many English women lack. One of their tools, every bit as potent as their matching underwear, is their knowledge of literature.....

Bệnh anh hùng
Đinh Từ Thức.
Post lại từ talawas. Hy vọng có dịp sẽ tán phó mát thêm, về cái thú ra ngõ gặp anh hùng của dân Mít ta.
Hair, dit-il. [Hãy thù ghét, hắn ta nói]
Linda Lê hiện giữ mục "Trở về mái nhà xưa" [Trở về với cổ điển, "retour aux classiques"] cho tờ Văn Học Pháp, Le Magazine Littéraire. Số Tháng Chín, là bài viết về William Hazlitt: Thuốc độc và ngòi viết.
Bà viết: Hiếm nhà văn, rành cái việc, thù ghét, cho ra hồn. Anh hãy vì em làm thơ tình ái, thì nhiều lắm, nhưng hãy nói cho em biết, cái thú thù ghét, nó ra làm sao, cái đó coi bộ khó!
Le Plaisir de hair, Thú thù ghét, là tên một tác phẩm của nhà văn người Anh Hazlitt (1778-1830), mới [lại?] được dịch ra tiếng Tây. Người dịch Patrice Oliete Loscos, nhà xb Alllia, 48 trang, 6,10 Euro.
Khi ta chết, hãy nhớ chôn theo cùng với ta một tên phê bình! Nguyễn Tuân đã từng dặn với lại.
Đâu phải ai cũng di chúc một câu hiển hách như vậy!
Nhưng bi giờ, có lẽ một ông phê bình chưa chắc đã dễ ghét, so với ông biên tập!
Linda Lê viết, cái ông nhà văn Anh cổ này không có thói quen ăn mày tình yêu của đồng loại, rất trọng nguyên tắc, không thèm ve vuốt độc giả của mình, và luôn sẵn sàng bảo vệ, và ngợi ca, lòng thù hằn: "Trong tinh thần con người, có cái nhân chi sơ, tính rất dễ để lòng thù hằn rủ rê, quyến rũ, une aspiration  vers lui, và từ đó, là cái thú khốn kiếp, bệnh hoạn, nhưng cũng rất ư là sung sướng: làm một kẻ độc ác, tàn nhẫn, être méchant. Đây là một cái nguồn sảng khoái không bao giờ cạn. Lòng tốt trinh nguyên chẳng mấy chốc trở nên đục ngầu, thiếu nét sáng tạo, và thiếu lửa. Sự đau khổ là một nỗi chua cay dịu dàng, nhưng người ta chẳng bao giờ "lại được đau khổ như những ngày đó đó". Tình yêu, với một tí ti "ẩn dụ", hãy cứ để cho nó đến, rồi đi, chẳng mấy chốc trở thành chán chường. Chỉ có lòng thù hằn là bất tử!"

Tôi nghĩ HL dường như có thành kiến về... cá nhân NMG
Hannah Arendt: Cái Ác Cà Chớn, Tầm Phào, Vô Vị

"Cái nước mình nó thế"
Đèn đuốc ư, dẹp mẹ nó đi! Đêm rồi.
And take away the lanterns. Night.
Akhmatova: Requiem, Kinh Cầu.

Nobel 2005  1 2

Phê Bình Là Gì?
Sau cùng là cơ cấu luận (hay đẩy tới cực điểm của sự giản đơn, và như thế, tất nhiên, có sự lạm dụng, khi gọi bằng cái tên, chủ nghĩa hình thức, formalism]: chúng ta biết sự quan trọng, ngay cả tính thời thượng của chuyển động này, ở Pháp, kể từ khi Levi-Strauss mở ra cho nó, những phương pháp khoa học xã hội, và một phản ảnh có tính triết học nào đó, tuy nhiên, ít có những tác phẩm phê bình thực sự được coi như là những hệ luận, những kết quả, nhờ cơ cấu luận mà có được, nhưng rõ ràng là, chúng đang trên đường sửa soạn, và trong số đó, chúng ta có thể tìm thấy, chẳng nghi ngờ chi, ảnh hưởng của những mẫu mã ngôn ngữ học được xây dựng bởi Saussure, và được mở rộng ra bởi Jakobson, [chính ông này, vào cái thời chập chững bước vào nghề, đã có mặt ở trong một chuyển động phê bình văn học, đó là trường phái phê bình hình thức của Nga): Có vẻ như, thí dụ, người ta có thể phát triển, mở ra cả một nền phê bình văn học, khởi đi chỉ bằng hai phạm trù tu từ được Jakobson thành lập, đó là ẩn dụ và hoán dụ [metaphor and metonymy].
Và chúng ta thấy, cái phê bình của Tây này, ngay lập tức, bèn trở thành "đồ lô" [national, mang tính quốc gia], (nó chẳng nợ nần gì, hoặc nếu có, chỉ tí ti, phê bình Ănglô-Sắc-xông, Spitzer và các đệ tử, những đệ tử của Croce), và mang tính đương thời (người ta có thể gọi, không có niềm tin, "faithless"): hoàn toàn bị cuốn hút vô một hiện tại mang tính ý thức hệ nào đó, và thật ngần ngại, nếu phải xác nhận, có một tí truyền thống, tức là một tí Sainte-Beuve, Taine, hay Lanson, ở trong cái phê bình đương thời, không có niềm tin này.

Đáp lời Vũ Huy Quang 2  3  4
Hồi mới quen VHQ, nghe nói, và anh cũng chẳng giấu, có lần giở bóp, lấy ra cho coi, hình "thần tượng" của anh, Hai Lúa bỗng nhớ những ngày ở trại tị nạn Thái Lan, và chiến dịch vận động làm đơn kiến nghị nhà nước VC tha cho nhà văn DTH.
Nhưng sau đó, Hai Lúa cũng giẫm phải c..., đúng như anh. Nghĩa là cũng chết mê chết mệt, một nữ thi sĩ, rồi còn đèo bồng thêm, một nữ văn sĩ, và làm bạn với cả một lô nhà văn VC, trong hai lần trở về quê hương.
Làm thử một con tính, Hai Luá nhận ra, mình gần như chẳng còn một ông bạn văn nào, thuộc cái gọi là VNCH!
VHQ nói, chơi với mấy thằng ở ngoài này, cứ thấy nhạt nhạt thế nào ấy. Cứ như thiếu muối!
Anh ra hải ngoại mới tập tành viết, tập tành làm nhà văn, mới quen "mấy thằng đó", vậy mà đã than. Hai Lúa chịu cái nhạt nhạt đó, từ hổi nảo hồi nào.
Nhưng đâu chỉ có nhạt!
Trong số những nhà văn VC, có ông còn khoe, tôi đọc ông từ hồi còn... Sài Gòn!
Cái tay này, chơi được lắm, hiện đang làm lớn, thành thử không tiện nêu tên, vì chưa được phép.
Vả chăng hồi này, cũng khó xin phép, khó liên lạc với các "bạn ta". Thằng nào cũng sợ cái trang Tin Văn hết.
Nhưng sợ Tin Văn?
Hay cạch thằng Hai Lúa?
Đếch thèm chơi với nó nữa?
Hồi này, nó "phản động" quá?
Bất giác Hai Lúa lại nhớ đến cái mail cảnh cáo, viết từ một cái account lạ hoắc, khi toan tính làm một cuộc viếng thăm quê hương lần thứ ba:
Hà Nội bi giờ thời tiết không đẹp như hồi anh về đâu!
Còn câu sau, chắc là chưa kịp viết: Này, đừng có dại mà mò về!
Hay: Này, về là bỏ mẹ cả tui lẫn anh đấy!
Hay, Về thì về, nhưng đây đếch dám gặp đằng ấy đâu!
Bất giác lại nhớ ông anh.

[... nhớ lần trò chuyện với nhà thơ TTT, và hỏi về những nhân vật có thực và ở lại Hà Nội, như thi sĩ Đồng, trong Ung Thư, đám bạn bè của nhà thơ, có ông nào ghé thăm ông tại trại tù, ông lắc đầu, sức mấy chúng nó dám!]