nqt 
Nguyễn Quốc Trụ
phụ trách

CHUYỂN NGỮ II
Tinvan_Home

Đần độn đã
hình thành như thế nào

Ai điếu Franz Kafka
Ai điếu Samsa
Một giấc mơ
Gọi Người Đã Chết
Kertesz: Diễn văn Nobel
Ngôn Ngữ Lưu Vong
Bom người
Clinton: Diễn văn Hà Nội
Tuồng ảo hóa
Đáp ứng và Hòa giải: Paz
Hình Tượng: Paz
Không Chủ Nghĩa
Havel: Vĩnh biệt chính trường
The Pianist
Quit Job
Những Con Quỉ
Rời nhà tù TQ
Thông báo Nobel_2003
Chỉ những câu hỏi lớn
I am one of Them
Nghĩ về hội họa
Diễn Văn Nobel 2003 (1)
Diễn văn Nobel 2003 (2)
Cựu chính uỷ Boudarel
Đồng Vọng cho
Hồn Thiêng Lò Thiêu

Đọc Tên Găng Tơ Tất Cả Chúng Ta Tìm
của lê thi diem thuý
Bản tiếng Anh
trên TLS
Bản dịch tiếng Việt
Trần Hữu Dũng
đọc
Tên Găng Tơ

Kỹ thuật đương đại Nhân vật đất nước trong Tiểu thuyết.
Tiểu Thuyết Chưa Chết
Ghi Chú Về Brodsky
Nhà Thơ Nổi Loạn
Ảnh Hưởng
Diễn từ Nobel. Faulkner
Bạo lực biến thiện thành ác
Cây vĩ cầm
Thi Sĩ và Thế Giới
Tôi Muốn Tình Tôi Chết
Tiểu sử Nobel 2004
Reason and Roses
Những hình hài Nobel
Duyên Văn
Phật Nhập Thế
I Will Win U Away
Sagan
Jelinek
Sontag: DQ
Diễn Văn
Nobel 2004

Giới Thiệu
Nobel 2004

Lời bạt:
Tưởng niệm Sontag

Trong căn phòng rưỡi
Ai Điếu Nadezhda Mandestam [1899-1980]
Joseph Brodsky
Notes on Brodsky
Những vết thương
cháy bỏng
Thư Gửi Stalin
Invaders
Novel
Sebald:
Phát biểu khi là ông Hàn

Viết về mình














 


 
 Lời cảm tạ khi được vô Hàn Lâm Viện Đức
 W.G. Sebald [1944-2001]

Tôi ra đời vào năm 1944, tại Allgau, thành thử có lúc tôi đã không cảm nhận, hoặc hiểu được thế nào là huỷ diệt, vào lúc bắt đầu cuộc đời của mình. Lúc này, lúc nọ, khi còn là một đứa trẻ, tôi nghe người lớn nói tới một cú, a coup, tôi chẳng có bất cứ một ý nghĩ, cú là cái gì. Lần đầu tiên, như ánh lửa ma trơi, cái quá khứ của chúng tôi đó bất chợt tóm lấy tôi, theo tôi nghĩ, đó là vào một đêm, vào cuối thập niên 1960, khi nhà máy cưa ở Platt cháy rụi, mọi người ở ven thành phố đều túa ra khỏi nhà để nhìn những ngọn lửa sáng rực trên nền trời đêm. Sau đó, khi đi học, phần lớn huỷ diệt mà chúng tôi được biết, là từ những cuộc viễn chinh của Alexander Đại Đế và Nã Phá Luân, chứ chẳng phải từ, vỏn vẹn chỉ, muời lăm năm quá khứ của chúng tôi đó. Ngay cả ở đại học, tôi hầu như chẳng học được gì, về lịch sử vừa mới qua của Đức. Những nghiên cứu Đức vào những năm đó, là một ngành học - mù lòa như dã được dự tính, chỉ đạo từ trước, và, như Hebel sẽ nói - cưỡi một con ngựa nhợt nhạt. Trọn một khoá học mùa đông, chúng tôi trải qua bằng cách mân mê Cái Bô Vàng [The Golden Pot] (1), mà chẳng hề một lần băn khoăn, về sự liên hệ ở trong đó, rằng, tại làm sao mà một câu chuyện lạ thường như vậy lại có thể được viết ra, với tất cả những cấu trúc dàn dựng của nó như thế, liền ngay sau một thời kỳ mà xác chết còn ngập những cánh đồng bên ngoài Dresden, và trong tnành phố ở bên con sông Elbe đó thì đang xẩy ra nạn đói, và bệnh dịch. Chỉ tới khi tới Thụy Sĩ, vào năm 1965, và một năm sau, tới Anh, những ý nghĩa của tôi về quê nhà mới bắt đầu được nhen nhúm, từ một khoảng cách xa, ở trong đầu của tôi, và những ý nghĩ này, trong vòng 30 năm hơn, ngày một lớn rộng, nẩy nở mãi ra. Với tôi trọn một thể chế Cộng Hoà có một điều không thực kỳ cục chi chi về nó, như thể một cái gì biết rồi chẳng hề chấm dứt, a never-ending déjà vu. Chỉ là một người khách ở đất nước Anh Cát Lợi, và ở đó thì cũng vậy, tôi như luôn luôn cảm thấy mình lơ lửng, giữa những ý nghĩ, những tình cảm của sự quen thuộc và dời đổi, bật rễ, không bám trụ được vào đâu. Một lần tôi nằm mơ, và cũng như Hebel, tôi có giấc mơ của mình ở trong thành phố Paris, ở đó, tôi bị lột mặt nạ, và trơ ra, là một tên phản bội quê nhà, và một thứ đồ dởm. Lẽ dĩ nhiên, đối đế mà nói, ba cái thứ lẩm cẩm như thế đó chẳng hề làm phiền tôi, về cái hân hạnh mà tôi đang được hưởng, là được chấp nhận là một thành viên của Hàn Lâm Viện. Đúng là một niềm vui, và còn là một hình thức xác nhận, mà tôi chưa từng dám mong mỏi, hay hy vọng.
W.G. Sebald
Nguyễn Quốc Trụ dịch [từ bản tiếng Anh, của Anthea Bell, trong Campo Santo, do Sven Meyer biên tập, nhà xb Hamish Hamilton, Penguin Books, 2005]
(1) Tác phẩm của E.T.A Hoffmann (1814)